K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 4 2020

1.Giá trị nội dung văn bản.

– Qua đoạn trích, nhà văn Đoàn Giỏi đã dựng lên bức tranh thiên nhiên nơi sông nước Cà Mau với vẻ đẹp phóng khoáng, hùng vĩ, hoang sơ, rộng lớn của vùng đất lắm sông nhiều kênh rạch, tên gọi những địa danh gắn liền với đặc trưng độc đáo của vùng đó vô cùng giản dị, tự nhiên, độc đáo.
– Hình ảnh chợ Năm Căn hiện lên với vẻ trù phú, đông vui, tấp nập kẻ mua người bán với những nét đặc trưng tiêu biểu chỉ có ở vùng cực Nam của Tổ quốc.
– Qua đây, ta hiểu hơn về tác giả Đoàn Giỏi là người vô cùng am hiểu mảnh đất Cà Mau, có tình yêu sâu sắc với thiên nhiên và con người nơi đây.

2. Đặc sắc nghệ thuật tác phẩm.

– Ngôi kể chuyện: Ngôi thứ nhất xưng “tôi” giúp cho lời kể tự nhiên, chân thực.
– Tác giả sử dụng mọi giác quan để cảm nhận vẻ đẹp của vùng sông nước Cà Mau.
– Vận dụng đa dạng, linh hoạt các biện pháp nghệ thuật như liệt kê, so sánh… nhằm làm tăng giá trị biểu đạt, biểu cảm.

10 tháng 4 2020
Sông nước Cà MauI. Đôi nét về tác giả: Đoàn Giỏi 

- Đoàn Giỏi (1925-1989), quê ở tỉnh Tiền Giang

- Ông viết văn từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)

- Tác phẩm của ông thường viết về thiên nhiên, cuộc sống và con người Nam Bộ

II. Đôi nét về tác phẩm: Sông nước Cà Mau

1. Xuất xứ

- Bài văn “Sông nước Cà Mau” (tên bài do người biên soạn đặt) trích từ chương XVIII truyện “Đất rừng phương Nam”

- “Đất rừng phương Nam” sáng tác nawm1957 là truyện dài nổi tiếng nhất của Đoàn Giỏi

2. Tóm tắt

Bài văn miêu tả cảnh quan thiên nhiên, sông nước vùng Cà Mau, mảnh đất tận cùng phía nam của Tổ quốc. Cảnh thiên nhiên ở đây thật rộng lớn, hoang dã và hùng vĩ, đặt biệt là những dòng sông và rừng đước. Cảnh chợ Năm Căn là hình ảnh trù phú, độc đáo, tấp nập về sinh hoạt của con người ở vùng đất ấy.

3. Bố cục (3 phần)

 

- Phần 1 (từ đầu đến “màu xanh đơn điệu”): Cảm nhận chung về sông nước Cà Mau

- Phần 2 (tiếp đó đến “khói sóng ban mai”): Cảnh kênh rạch và con sông Năm Căn

- Phần 3 (còn lại): Vẻ đẹp chợ Năm Căn

4. Giá trị nội dung

Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc.

5. Giá trị nghệ thuật

- Ngôi kể thứ nhất, tự nhiên, chân thực

- Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp từ,…

- Vốn hiểu biết phong phú của tác giả

- Cảm nhận bằng nhiều giác quan…

 III. Phân tích văn bản Sông nước Cà Mau

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Đoàn Giỏi (tiểu sử, đặc điểm sáng tác…)

- Giới thiệu về văn bản “Sông nước Cà Mau” (xuất xứ, tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Cảm nhận chung về sông nước Cà Mau

- Không gian rộng lớn

- Kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện

- Tất cả đều màu xanh

- Âm thanh rì rào bất tận

- Lặng lẽ một màu xanh đơn điệu

→ Cảm nhận bằng mọi giác quan, đặc biệt là cảm giác đơn điệu về màu xanh, về sự bất tận của rừng qua những câu kể và tả.

→ Sự choáng ngợp, thích thú của tác giả trước cảnh tượng thiên nhiên “lặng lẽ một màu xanh” của Cà Mau.

2. Cảnh kênh, rạch và sông Năm Căn

- Tên gọi các con sông, địa danh: không mĩ lệ mà dựa theo đặc điểm riêng của sông nước Cà Mau, ví dụ như: rạch Mái Giầm (vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm), kênh Bọ Mắt (vì ở đó tụ tập hông biết cơ man nào là bọ mắt),…

→ Tự nhiên, hoang dã, gần với thiên nhiên, giản dị, chất phác

- Con sông Năm Căn:

   + Nước đổ ra biển đêm ngày như thác

   + Con sông rộng hơn ngàn thước

   + Cây đước dựng cao ngất như hai dãi trường thành

   + Cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống

→ Con sông rộng lớn và hùng vĩ

3. Vẻ đẹp của chợ Năm Căn

- Quang cảnh : Túp lều lá thô sơ, ngôi nhà gạch hai tầng, đống gỗ cao, cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn, cây cối trù phú, nhà bè ban đêm,...

- Sinh hoạt : họp chợ trên sông, mỗi con thuyền một nét riêng biệt, ...

- Con người : những cô gái Hoa kiều, người Chà Châu Giang, bà cụ người Miên,...

→ Vẻ đẹp trù phú, độc đáo của chợ Năm Căn

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài văn

   + Nội dung: Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc

   + Nghệ thuật: ngôi kể thứ nhất, cảm nhận bằng nhiều giác quan, sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật…

- Cảm nhận của bản thân về sông nước Cà Mau: đẹp hoang sơ, hấp dẫn…

8 tháng 4 2018

1. Nội dung:
- Thiên nhiên phong phú hoang sơ mà tươi đẹp; Sinh hoạt độc đáo mà hấp dẫn.
- Tình yêu đất nước sâu sắc và vốn hiểu biết rất phong phú đã giúp tác giả miêu tả, giới thiệu sông nước Cà Mau tường tận, hấp dẫn đến như vậy.
2. Nghệ thuật:
- Ngôi kể thứ nhất( tôi), trực tiếp quan sát, miêu tả cảnh từ trên thuyền
-Sử dụng nhiều phương thức và thủ pháp miêu tả( quan sát, so sánh, tưởng tượng), nhất là việc huy động nhiều giác quan để cảm nhận và tô đậm ấn tượng .

4 tháng 4 2021

 + Nghệ thuật: ngôi kể thứ nhất, cảm nhận bằng nhiều giác quan, sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật…

31 tháng 3 2021

 Vui nhất là những hôm có chợ phiên ở quê em. Khung cảnh vô cùng nhộn nhịp, sôi động. Từ sáng sớm, người từ các xóm, thôn đã nối đuôi nhau đổ về chợ. Trên các con đường lát bê tông hoặc rải nhựa, người già và trẻ em, đàn bà và thanh nữ, xe đạp, xe máy, gồng gánh... ùn ùn kéo đi. Âm thanh và tiếng cười nói vang lên khắp mọi nơi. Khu chợ bày hàng nông sản thật ồn ào: tiếng mua bán, nói cười, tiếng các anh chị gà vịt kêu, tiếng những chú lợn éc... Gạo thóc, hoa trái và nhiều thứ nông sản khác bày bán la liệt. Bốn dãy nhà lợp tôn kẽm màu đỏ au đã thay thế cho những lều chợ xiêu vẹo, lụp xụp ngày xưa. Gian nào cũng đầy ắp hàng hóa công nghệ phẩm, người ra vào mua bán tấp nập từ sáng sớm đến xế chiều. Cảnh no ấm thịnh vượng, sự yên vui thanh bình hiện rõ trên từng khuôn mặt rạng rỡ.

Câu in đậm và in nghiêng là câu ghép
Nghệ thuật nhân hóa ở :  Anh chị gà vịt, những chú lợn éc

8 tháng 10

i

 

 

Đoạn văn trên được trích trong văn bản"Sông nước Cà Mau" của Đoàn Giỏi. Trong đoạn văn đó, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ so sánh. Đến với câu đầu tiên, ta đã bắt gặp phép so sánh, nước của dòng sông Năm Căn được tác giả sử dụng khéo léo "đổ ngày đêm ra biển" giống như "thác". Phải chăng, nước nơi đây thật nhiều, chảy thật mạnh như thác. Bên cạnh đó, "đàn cá" cũng được ông đưa ra so sánh với hình ảnh"người bơi ếch", những hàng cá đó lượn lên lượn xuống, lại đen trũi, nhìn từ xa, chúng ta ngỡ như đang nhìn những người bơi ếch chuyên nghiệp. "Con sông rộng hơn ngàn thước", ngàn thước cũng không thể sánh bằng độ dài rộng của con sông Năm Căn này. Không chỉ có vậy, ngay cả hai bên bờ rừng, chúng đẹp đến nỗi tác giả lại sử dụng hiệu quả một lần nữa biện pháp so sánh cao ngất như "hai dãy Trường Sơn". Tất cả đã hiện lên trước mắt chúng ta một khung cảnh dòng sông Năm Căn thật tuyệt, thật đẹp và bắt mắt, khiến ai chưa đến cũng muốn một lần được đặt chân thưởng thức cảnh đẹp từ thiên nhiên trao tặng. Tác giả Đoàn Giỏi thật am hiểu về các cảnh đẹp trên đất nước, có một tầm nhìn quan sát tinh tế, cho ra đời một bài văn hay!

* Cảnh thiên nhiên :

+ Vượt thác : Vừa rất êm đềm thơ mộng: “ thuyền rẽ sóng lướt bon bon, bãi dâu trải bạt ngàn đến tận làng xa tít.

Vừa rất hùng vĩ dữ dội lắm thác dữ: Núi cao đột ngột hiện ra, nước ở trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng, nhiều cây cổ thụ.

+ Sông nước Cà Mau : 

Rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã.

Kênh rạch chằng chịt.

Chợ liền sông, chợ ngay trên sông.

Rừng đước tầng tầng, lớp lớp.

* Nghệ thuật miêu tả :

+ Vượt thác : Lời kể theo ngôi thứ nhất, lối kể chuyện tự nhiên.

Điểm nhìn từ trên thuyền, một vị trí rất thích hợp.

Cách miêu tả tinh tế sử dụng nhiều phương pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, bằng lối chấm phá.

+ Sông nước Cà Mau : Lời kể theo ngôi thứ nhất.

Vị trí của người kể ngồi ở trên thuyền.