cho mình hỏi cách chuyển số thập phân vô hạn tuần hoàn thành phân số dc ko lấy ví dụ luôn nha
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
\(1,\left(6\right)=1+0,\left(6\right)=1+\frac{6}{9}=\frac{5}{3}\)
\(3,\left(24\right)=\frac{107}{33}\) nha ^_^
Để chuyển từ số thập phân vô hạn tuần hoàn sang p/s có một số công thức cơ bản sau:
(1)
\(0,\left(a\right)=\frac{a}{9}\) ; \(0,\left(ab\right)=\frac{ab}{99}\) ; \(0,\left(abc\right)=\frac{abc}{999}\)
(2) \(0,a\left(bc\right)=\frac{abc-a}{990}\)
.....
0,(8)=8/9
3,(5)=32/9
-17,(23)=-1706/99
-0,(45)=-45/99
0,3(8)=(38-1)/90=37/90
\(0,1\left(73\right)=10.1,\left(73\right)=\frac{1}{10}.\left(1+0,\left(01\right).73\right)=\)\(\frac{1}{10}.\left(1+\frac{1}{99}.73\right)=\frac{1}{10}.\left(1+\frac{73}{99}\right)=\)\(\frac{1}{10}.\left(\frac{99}{99}+\frac{73}{99}\right)=\frac{1}{10}.\frac{172}{99}=\frac{172}{990}=\)\(\frac{86}{495}\)
\(1,\left(3\right)=1+0,\left(1\right).3=1+\frac{1}{9}.3=1+\frac{1}{3}=\frac{3}{3}+\frac{1}{3}=\frac{4}{3}\)
Dấu ''.'' là dấu nhân nhé bạn
cách chuyển hỗn số sang số thập phân:
Lấy phần nguyên nhân với mẫu số cộng tử số và giữ nguyên mẫu số:\(A\frac{B}{C}=\frac{AxC+B}{C}\)
Ví dụ:\(3\frac{1}{5}=\frac{3x5+1}{5}=\frac{16}{5}\)
đầu tiên ta tách phần nguyên và phần phân số của hỗn số ra như hỗn số \(2\frac{3}{4}\)thành 2 + \(\frac{3}{4}\)= \(\frac{8}{4}\)+ \(\frac{3}{4}\)= \(\frac{8+3}{4}\)= \(\frac{11}{4}\)
từ phân số đó ta nhân cho 25 ta được \(\frac{275}{100}\) là phân số thập phân
từ đó suy ra cách chuyển hỗn số thành phân số thập phân là
1. tách hỗn số ra và cộng lại
2.nhân cả tử cả mẫu cho một số bất kì nào đó để mẫu số của phân số vừa quy đồng có mẫu là 10;100;1000;...
/HT\
Bạn cần phân biệt thế nào là "số thập phân vô hạn tuần hoàn đơn"; "số thập phân vô hạn tuần hoàn tạp".
Cụ thể: Số thập phân vô hạn tuần hoàn đơn có chu kỳ bắt đầu ngay sau dấu phẩy, ví dụ 0,(21); 5,(123); 12,(106); ....
Số thập phân vô hạn tuần hoàn tạp thì chu kỳ không bắt đầu ngay sau dấu phẩy, ví dụ 1,5(31); 0,01(123); 302,124(106); .... (phần đứng sau dấu phẩy nhưng đứng trước chu kì gọi là phần bất thường).
Cách chuyển số thập phân vô hạn tuần hoàn sang phân số:
1. Số thập phân vô hạn tuần hoàn đơn:
+) Lấy chu lì làm tử.
+) Mẫu là một số gồm các chữ số 9, số chữ số 9 bằng số chữ số của chu kỳ.
Ví dụ: Chuyển 0,(3) sang phân số. Ta có: 0,(3)=3/9=1/3.
Chuyển 0,(21) sang phân số. Ta có: 0,(21)=21/99=7/33.
2. Số thập phân vô hạn tuần hoàn tạp:
+) Lấy số tạo bởi phần bất thường và chu kì trừ đi phần bất thường làm tử.
+) Mẫu số là số gồm các chữ số 9 và kèm theo là các chữ số 0; số chữ số 9 bằng số chữ số trong chu kỳ, số chữ số 0 bằng số chữ số của phần bất thường.
Ví dụ: Chuyển 0,1(6) sang phân số. Ta có: 0,1(6)=(16-1)/90=15/90=1/6.
Nếu một số có cả phần nguyên lần phần thập phân thì ta nên chuyển phần thập phân trước rồi cộng với phân nguyên.
Ví dụ: Chuyển 5,3(18) sang phân số. Ta có: 0,3(18)=(318-3)/990=315/990=7/22.
Do đó 5,3(18) =5+0,3(18)=5+7/22=117/22.
Tick mình nha Đàm Minh