Bài 1 : Nhỏ từng giọt dung dịch axit clohidric vào mẫu đá vôi nhỏ (có thành phần chính là canxi cacbonat), ta thấy có hiện tượng sủi bọt khí
a) Em hãy cho biết dấu hiệu gì chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra.
b) Viết PT chữ của phản ứng biết rắng sản phẩm gồm canxi clorua, khí cacbon dioxit và nước.
Bài 2 : Khi đưa ngọn lửa đến đèn cồn dùng để làm thí nghiệm thì đèn cồn cháy, biết rằng cồn cháy được là nhờ có sự tham gia của khí oxi có trong không khí. Sau phản ứng sẽ tạo thành khí ccabon dioxit và hơi nước
a) Em hãy cho biết điều kiện để cồn phản ứng là gì?
b) Viết PT chữ của phản ứng.
Bài 3 : Thực vật tạo ra một phản ứng hóa học gọi là quang hợp nhằm chuyển cacbon dioxit và nước thành chất dinh dưỡng (glucozơ) và oxi. Đây là một trong những phản ứng hóa học phổ biến nhất thường ngày và đồng thời cũng là phản ứng quan trọng nhất, vì đó là cách thực vật tạo ra dinh dưỡng cho chính chúng và các loài động vật, cũng như chuyển hóa cacbonic thành oxi.
a) Em hãy cho biết điều kiện để có phản ứng quang hợp là gì?
b) Viết PT chữ của phản ứng.
Bài 4 : Viết phương trình chữ cho các phản ứng hóa học sau:
1) Đốt đây magie cháy trong oxi của không khí tạo thành magie oxit.
2) Cho viên kẽm vào ống nghiệm đựng dung dịch axit clohidric thấy sủi bọt khí hidro và sinh ra muối kẽm clorua.
3) Nhỏ dung dịch bari clorua vào axit sunfuric thấy có kết tủa trắng là muối bari sunfat và axit mới tạo thành là axit clohidric.
4) Đốt cháy xăng (chứa octan) tạo thành khí cacbonic và hơi nước.
5) Hidro cháy trong oxi tạo thành hơi nước.
6) Sắt bị gỉ là do để sắt ngoài không khí bị khí oxi phản ứng tạo thành gỉ chứa oxit sắt từ.
7) Đốt cháy khí metan trong không khí thu được khí cacbonic và hơi nước
8) Nhôm tác dụng axit sunfuric đặc, nóng thu được muối nhôm sunfat, khí sunfurơ và nước
9) Đun nóng mạnh thuốc tím (Kali pemaganat) bị phân hủy thành Kali manganat,
magan dioxit và khí oxi
10) Cho mẩu đá vôi (Canxi cacbonat) vào axit clohidric tạo ra muối Canxi Clorua,
khí cacbonic và hơi nước
11) Dùng ống hút thổi hơi vào lọ đựng dung dịch canxi hidroxit (trong suốt) thấy tạo chất đục màu trắng là canxi cacbonat và nước
12) Thả đinh sắt vào dung dịch axit sunfuric loãng thấy có khí hidro thoát ra, chất còn lại trong dung dịch là muối sắt (II) sunfa
Bài 6: Lấy ví dụ 3 hiện tượng vật lý, 3 hiện tượng hóa học?
Vật lí:
+ Làm chảy lỏng thủy tinh để tạo thành hình lọ hoa
+ Hòa tan đường vào nước được dung dịch nước đường
+ Khi đun nước, nước sôi và bay hơi
Hóa học:
+ Khi nung đá vôi chuyển thành vôi sống và khí cacbon
+ Sắt để lâu trong không khí bị dỉ
+ Cho Zn vào dung dịch HCl thu được muối kẽm clorua và khí hidro thoát ra.
Bài 7: Cho đinh sắt vào dung dịch axit clohiđric ta thấy có bọt khí sủi lên, đinh sắt tan dần
a. Cho biết dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra?
------> có bọt khí sủi lên và đinh sắt tan
b. Viết phương trính bằng chữ của phản ứng, biết sản phẩm tạo thành là: Sắt(II) clorua và
hiđro
Sắt + Axit clohidric ----> Sắt (II) clorua+hidro
Bài 8: Khi đốt than cháy, có xảy ra phản ứng hóa học: C + O 2 ---> CO2
a. Cho biết khối lượng than bằng 9 kg, khối lượng oxi tác dụng là 24 kg. Hãy tính khối
lượng khí cacbonic tạo thành.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
\(m_C+m_{O_2}=m_{CO_2}\)
\(\Rightarrow m_{CO_2}=9+24=33g\)
b. Nếu khối lượng của cacbon tác dụng bằng 6kg, khối lượng khí cacbonic thu được là 22
kg thì khối lượng khí oxi cần cho phản ứng là bao nhiêu?
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
\(m_C+m_{O_2}=m_{CO_2}\)
\(\Rightarrow m_{O_2}=22-6=16g\)
Góp ý: Nếu bổ sung thì cmt dưới câu tl nha chứ đừng có tl tiếp :v