K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phần I: Đọc hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “…Mai sau dù có bao giờ Đốt lò hương ấy, so tơ phím này. Trông ra ngọn cỏ lá cây Thấy hiu hiu gió thì hay chị về. Hồn còn mang nặng lời thề Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai. Dạ đài cách mặt, khuất lời Rưới xin giọt nước cho người thác oan. Bây giờ trâm gãy, gương tan, Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân! Trăm nghìn gửi lại tình quân, Tơ duyên ngắn ngủ...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc hiểu
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“…Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt, khuất lời
Rưới xin giọt nước cho người thác oan.
Bây giờ trâm gãy, gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lại tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủ có ngần ấy thôi!
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Câu 1. Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào ? Giới thiệu vài nét về nguồn gốc của tác phẩm đó ?
Câu 2. Nêu chủ đề của văn bản.
Câu 3. Các chi tiết lò hương ấy, phím này gợi nhắc đến kỉ niệm nào nữa Thúy Kiều và Kim Trọng ? Điều đó cho thấy mặc dù đã trao duyên cho em nhưng tình cảm Kiều dành cho Kim như thế nào ?
Câu 4. Những từ ngữ hồn, dạ đài, thác oan cho thấy ý nghĩ nào trong Kiều ?
Câu 5. Đoạn thơ in đậm là lời Thúy Kiều nói với ai ? Điều đó có phù hợp với diễn biến tâm trạng nhân vật hay không ?
Câu 6. Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các thành ngữ trong đoạn thơ in đậm.
Câu 7. Xét theo mục đích nói, các câu thơ trong phần in đậm chủ yếu thuộc kiểu câu gì ? Mục đích nói của Thúy Kiều khi thốt ra những lời đó là gì ?
Câu 8. Kiều gọi Kim trọng bằng các từ ngữ gì ? Những từ ngữ đó khẳng định điều gì trong tâm tưởng của nàng ?
Câu 9. Do phải bán mình chuộc cha nên Thúy Kiều mới phải trao duyên cho Thúy Vân. Nhưng tại sao nàng lại khóc và tự nhân lỗi về mình: “Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!” Tiếng khóc ấy thể hiện vẻ đẹp nào trong tâm hồn người con gái họ Vương.
Câu 10. Viết đoạn văn ngắn (10-12 câu) nêu cảm nhận của anh/chị về nỗi đau đớn trong lòng Thúy Kiều sau khi trao duyên cho Thúy Vân.
Phần II: Làm văn.
Từ tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng trong đoạn trích Trao duyên (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du), hãy viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của anh/chị về tình yêu thời hiện đại

0
17 tháng 2 2017

Chọn đáp án: D

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 1,2,3,4 bên dưới:Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 1,2,3,4 bên dưới:

Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:

- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin khắp mọi người phỉ nhổ.

(Theo Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2010)

Câu 1:(1.0 điểm) Đoạn trích trên là lời của ai, nói trong hoàn cảnh nào?

Câu 2: (0.5 điểm) Tại sao nhân vật trong đoạn trích trên mượn dòng Hoàng Giang để giải tỏ tấm lòng của mình?

Câu 3: (0.5 điểm) Xác định phép tu từ được sử dụng trong câu văn sau:

Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám.

Câu 4: (1.0 điểm) Sau khi nói lời trên nhân vật đã gieo mình xuống sông. Hành động đó có ý nghĩa gì?

II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm):

Câu 5: (7.0 điểm) Từ đoạn ngữ liệu em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) bàn về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

0
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi.“… Tấm gương là người bạn chân thành suốt một đời mình không bao giờ biết xu nịnh ai, dù đó là kẻ uy quyền hay giàu sang hãnh tiến. Dù gương có tan xương nát thịt  thì vẫn cứ nguyên một tấm lòng ngay thẳng trong sạch như từ lúc mẹ cha sinh ra nó…Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)

Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi.

“… Tấm gương là người bạn chân thành suốt một đời mình không bao giờ biết xu nịnh ai, dù đó là kẻ uy quyền hay giàu sang hãnh tiến. Dù gương có tan xương nát thịt  thì vẫn cứ nguyên một tấm lòng ngay thẳng trong sạch như từ lúc mẹ cha sinh ra nó…

Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn…”

                                 (Theo Băng Sơn, U tôi, Ngữ văn 9, tập hai, NXBGDVN, 2018)

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên.

Câu 2. (0,5 điểm) Câu văn sau thuộc kiểu câu gì xét về cấu tạo:

     Tấm gương là người bạn chân thành suốt một đời mình không bao giờ biết xu nịnh ai, dù đó là kẻ uy quyền hay giàu sang hãnh tiến.

Câu 3. (1,0 điểm) Tấm gương trong đoạn văn trên có những đặc điểm gì?

Câu 4. (1.0 điểm) Xác định một biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đó.

Câu 5.(1,0 điểm) Theo nhà văn Băng Sơn, con người cảm thấy hạnh phúc khi nào? Em có đồng ý với ý kiến đó của nhà văn không? Vì sao?

0
I. Đọc hiểu. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Ngọn nến ” Bất ngờ mất điện, một ngọn nến được đem ra thắp lên và lung linh tỏa ánh sáng. Nến hân hoan khi thấy mọi người trầm trồ: “May quá, nếu không có cây nến này chúng ta sẽ không thấy gì mất!”. Thế nhưng, khi  sáp nóng bắt đầu chảy ra, nến thấy mình càng ngày càng ngắn lại. Đến khi còn một nửa, nến chợt nghĩ: “Chết thật, ta mà cứ cháy...
Đọc tiếp
I. Đọc hiểu. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Ngọn nến ” Bất ngờ mất điện, một ngọn nến được đem ra thắp lên và lung linh tỏa ánh sáng. Nến hân hoan khi thấy mọi người trầm trồ: “May quá, nếu không có cây nến này chúng ta sẽ không thấy gì mất!”. Thế nhưng, khi  sáp nóng bắt đầu chảy ra, nến thấy mình càng ngày càng ngắn lại. Đến khi còn một nửa, nến chợt nghĩ: “Chết thật, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy nhỉ?”. Nghĩ rồi nến nương theo một ngọn gió thoảng qua để tắt phụt đi. Mọi người trong phòng xôn xao: “Nến tắt rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Cây nến mỉm cười tự mãn vì  sự quan trọng của mình. Bỗng có người nói: “Nến dễ tắt, để tôi đi tìm cái đèn dầu”. Mò mẫm trong bóng tối …, người ta tìm được cây đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên, còn cây nến cháy dở thì  người ta bỏ vào ngăn kéo. Thế là từ hôm đó, nến bị bỏ quên trong ngăn kéo, rồi cũng không còn ai nhớ đến nó nữa. Nến hiểu ra rằng, hạnh phúc của nó là được cháy sáng, dù có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù  sau đó  nó có  tan chảy đi. Bởi vì, đơn giản, nó là ngọn nến. Câu 1. PTBĐ chính. Câu 2. Ngọn nến đã suy nghĩ như thế nào để rồi nó quyết định nương theo ngọn gió và tắt phụt đi. Câu 3. Phép liên kết hình thức nào được thể hiện trong 2 câu sau? Tìm từ ngữ thực hiện phép liên kết ấy? Nến hiểu ra rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng, dù có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù  sau đó  nó có  tan chảy đi. Bởi vì, đơn giản, nó là ngọn nến. Câu 4.  Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau. Hãy cho biết đó là câu gì xét theo cấu tạo ngữ pháp? Cây nến mỉm cười tự mãn vì  sự quan trọng của mình. Câu 5. Ghi lại lời dẫn trực tiếp trong câu văn sau rồi viết lại câu văn dùng lời dẫn gián tiếp. Bỗng có người nói: “Nến dễ tắt, để tôi đi tìm cái đèn dầu”. Câu 6. Từ câu chuyện này em rút ra được bài học gì về thái độ sống?
0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)        Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:        Hôm nay mưa rét. Mỗi khi trời mưa rét Ninh lại nhớ đến bu. Hồi bu còn sống, những ngày mưa rét, không ra vườn hái trầu, bóc mía hay làm cỏ được, bu hay mang cái bị giẻ và một ôm quần áo rách vào ổ rơm ngồi vá. Bu Ninh khéo vá lắm. Những miếng vá đặt rất phẳng phiu, không răn rúm. Những mũi kim nhỏ, đều đặn và thẳng tắp....
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)

        Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

        Hôm nay mưa rét. Mỗi khi trời mưa rét Ninh lại nhớ đến bu. Hồi bu còn sống, những ngày mưa rét, không ra vườn hái trầu, bóc mía hay làm cỏ được, bu hay mang cái bị giẻ và một ôm quần áo rách vào ổ rơm ngồi vá. Bu Ninh khéo vá lắm. Những miếng vá đặt rất phẳng phiu, không răn rúm. Những mũi kim nhỏ, đều đặn và thẳng tắp. Người vô ý trông không biết là áo vá. Mà bu Ninh vá thật không biết gì là sốt ruột. Ai đâu mà ngồi đến tê cả mông, mờ cả mắt cũng không thôi. Những lúc đau lưng quá, bu Ninh chỉ ngừng kim một lát, vươn vai hoặc bẻ lưng vào cái cạnh giường kêu răng rắc, rồi lại cúi đầu xuống vá, vá hết cái này sang cái khác. Bao nhiêu là quần áo rách! Những cái quần trắng, áo cánh trắng của thầy, đầy nhựa chuối. Những cái váy bạc phếch của bu.[….] Còn gì mà chẳng mục? Không mục có họa là bằng gỗ lim! Nhưng nhiều nhất là những quần áo của Ninh, của Đật. Cái nhuộm son, cái giãi nâu, cái để trắng. Nhưng chẳng cái nào còn giữ trọn vẹn được cái mầu của nó. Bởi vì cái thì mốc xanh, cái thì mốc vàng, cái thì lấm tấm hoa bèo, cái thì trạt những nhựa chuối, những tương, những mắm, mũi dãi cùng đất cát. […] Bu Ninh tay vá, miệng chửi cho không còn tai nào mà nghe... Đật và Ninh chiếm mỗi đứa một bên cạnh mẹ. Chúng nó nằm phục vị, đều chúi vào đít mẹ, Ninh kêu bên Ninh ấm, Đật cãi bên Đật ấm, hai đứa cãi nhau chí chóe. Mẹ đùa con, bảo:

- Có im, không thì tao đánh cho một cái... tha hồ ấm.

Chị em cười khành khạch rồi cãi nhau bô bô. Ninh mồm mép quá, Đật không nói kịp. Đật òa khóc. Mẹ ngừng kim, cốc vào đầu con gái. Ninh rụt cổ lại, ôm đầu cười hí hí. Mẹ Ninh bật cười. Ấy thế là Ninh sằng sặc cười thật to, khiến Đật đang khóc cũng khanh khách cười... Chao ôi! những ngày mưa rét hồi ấy vui quá nhỉ?

(Trích “Từ ngày mẹ chết”- Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao, NXB Văn Học)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2. Tìm 01 từ tượng thanh trong câu “Ninh rụt cổ lại, ôm đầu cười hí hí”.  

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong câu “Bởi vì cái thì mốc xanh, cái thì mốc vàng, cái thì lấm tấm hoa bèo, cái thì trạt những nhựa chuối, những tương, những mắm, mũi dãi cùng đất cát”.

Câu 4. Câu chuyện đã gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?
 

0
Ngữ văn - Lớp 8 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi : Tam đại con gà Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “Xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt. Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ. Một hôm, dạy sách Tam thiên tự, sau chữ “tước” là chim...
Đọc tiếp

Ngữ văn - Lớp 8 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi : Tam đại con gà Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “Xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt. Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ. Một hôm, dạy sách Tam thiên tự, sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm. Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba. Thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào: – Dủ dỉ là con dù dì! Dủ dỉ là con dù dì… Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy: – Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”? Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ: – Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê” mà “kê” nghĩa là “gà” nhưng tôi dạy cháu thế là dạy cho cháu nó biết tận tam đại con gà kia. Chủ nhà càng không hiểu, hỏi: – Tam đại con gà là nghĩa ra làm sao? – Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà! ( SGK Ngữ văn 10, Trang 78-79, Tập I, NXBGD 2006) Câu 1.Truyện “Tam đại con gà” thuộc thể loại nào? A. Truyện cười. B. Truyện đồng thoại. C. Truyện cổ tích D. Truyện ngụ ngôn. Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3. Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba Câu 4. Nội dung được đề cập trong câu chuyện trên nhằm mục đích gì? A. Mua vui, giải trí. B. Phê phán sự coi thường của người cha đối với thầy đồ. C. Phê phán thói hư, tật xấu của thầy đồ xưa. D. Phê phán thói dốt nát và sĩ diện hão của ông thầy đồ xưa. Câu 5. Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “thổ công”? A. Vị thần trông coi về sự sống. B. Vị thần trông coi việc bếp núc trong gia đình. C. Vị thần trông coi nhà cửa, đất cát gia đình. D. Vị thần se duyên đôi lứa. Câu 6. Em có nhận xét gì về những điều ông thầy đã làm trong truyện “Tam đại con gà”? A. Đây là những hành động thể hiện sự khôn lỏi. B. Đây là những hành động phổ biến trong xã hội lúc bấy giờ. C. Đây là những hành động thể hiện sự liều lĩnh của thầy đồ. D. Đây là những hành động trái với tự nhiên, không thể có trong công việc dạy học của một người thầy đích thực. Câu 7. Chi tiết thầy đồ bảo học trò đọc khẽ câu “Dủ dỉ là con dù dì” có ý nghĩa gì? A. Có ý che giấu, không để người khác học lỏm. B. Thể hiện sự ngụy biện, chống chế cho sai lầm của mình. C. Thể hiện sự dốt nát, mê tín của thầy đồ. D. Đây là biểu hiện cho sự thận trọng muốn che giấu cái dốt của mình. Câu 8.Thầy đồ trong câu chuyện là người như thế nào? A. Là một học trò dốt nhưng hay nói chữ, mê tín dị đoan. B. Là một người học rộng, tài cao. C. Là người yêu quý trẻ con. D. Là người rất ham học hỏi. Câu 9. Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với em rút ra từ văn bản trên. Câu 10. Qua câu chuyện, tác giả dân gian đã phê phán kiểu người nào trong xã hội bấy giờ?

0
[Ngữ Văn 10]Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu :      Cửa ngoài vội rủ rèm the,   Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.      Nhặt thưa gương giọi đầu cành,   Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu      (Trích “Thề nguyền”, Ngữ văn 10 – tập 2)Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản? Phong cách ngôn ngữ của văn bản là gì?Câu 2: Các từ vội, xăm xăm, băng được bố trí như...
Đọc tiếp

[Ngữ Văn 10]

Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu :

      Cửa ngoài vội rủ rèm the,

   Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.

      Nhặt thưa gương giọi đầu cành,

   Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu

      (Trích “Thề nguyền”, Ngữ văn 10 – tập 2)

Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản? Phong cách ngôn ngữ của văn bản là gì?

Câu 2: Các từ vội, xăm xăm, băng được bố trí như thế nào và có hàm nghĩa gì ?

Câu 3: Không gian và thời gian của cảnh chuẩn bị Thề nguyền của Kiều và Kim Trọng được thể hiện như thế nào?

Câu 4: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ quan niệm về tình yêu của Nguyễn Du qua văn bản.

Phần II. Làm văn (5 điểm)

Dân tộc ta có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Theo anh (chị), truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay?

34

Phần I: Đọc-Hiểu

Câu 1:

Nội dung chính của văn bản: Thuý Kiều chủ động qua nhà Kim Trọng để thề nguyền chuyện trăm năm.

Phong cách ngôn ngữ của văn bản là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 2

– Các từ vội, xăm xăm, băng  xuất hiện trong hai câu lục và bát. Đặc biệt, từ “vội” xuất hiện hai lần trong văn bản ; hai từ “xăm xăm”, “băng” được đặt liền kề nhau.

– Điều đó cho thấy sự khẩn trương, gấp gáp của cuộc thề nguyền. Kiều như đang chạy đua với thời gian để bày tỏ và đón nhận tình yêu, một tình yêu mãnh liệt, tha thiết… Mặt khác, các từ này cũng dự báo sự không bền vững, sự bất bình thường của cuộc tình Kim – Kiều.

Câu 3

Không gian và thời gian của cảnh chuẩn bị Thề nguyền của Kiều và Kim Trọng được thể hiện:

- Thời gian: đêm khuya yên tĩnh

- Không gian: hình ảnh ánh trăng chiếu qua vòm lá in những mảng sáng tối mờ tỏ không đều trên mặt đất: Nhặt thưa gương giọi đầu cành. Ánh đèn từ phòng học của Kim Trọng lọt ra dịu dịu, hắt hiu.

23 tháng 4 2021

Câu 2: Các từ vội, xăm xăm, băng xuất hiện trong hai câu lục và bát. Đặc biệt, từ “vội” xuất hiện hai lần trong văn bản ; hai từ “xăm xăm”, “băng” được đặt liền kề nhau.

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm ) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:                            MỘT SÀi GÒn bao dung nghĨa tÌnhĐến lúc này, tôi cảm nhận Sài Gòn như một “bà mẹ” nhân hậu, cưu mang tất cả những đứa con dù mình không hề sinh ra nó. Mảnh đất này đã dung nạp và bao dung, nghĩa tình với tất cả những người con khắp mọi miền đất nước hội tụ về đây. Họ đến với Sài Gòn, ban đầu vì cái ăn...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm )

 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

                           

MỘT SÀi GÒn bao dung nghĨa tÌnh

Đến lúc này, tôi cảm nhận Sài Gòn như một “bà mẹ” nhân hậu, cưu mang tất cả những đứa con dù mình không hề sinh ra nó. Mảnh đất này đã dung nạp và bao dung, nghĩa tình với tất cả những người con khắp mọi miền đất nước hội tụ về đây. Họ đến với Sài Gòn, ban đầu vì cái ăn cái mặc, vì học hành, vì lập nghiệp… rồi phải lòng Sài Gòn mà ở lại bởi những điều giản dị như thế. Bây giờ Sài Gòn bị “bệnh”, ai nấy đều thương và cầu mong cho Sài Gòn bình an sớm vượt qua địa dịch.

Đúng là mảnh đất làm nên con người, mảnh đất Sài Gòn-Gia Định và nay là TP.HCM đã tạo nên một Sài Gòn bao dung nghĩa tình. Giữa cuộc sống xô bồ, hối hả, bon chen, ta vẫn bắt gặp ngay ở những con người bình dị nhất, những góc tâm hồn, tình người ấm áp, những nét văn hóa đặc sắc của người Sài Gòn, của đất Sài thành.

Mỗi người đến với mảnh đất này với những tâm trạng khác nhau nhưng riêng tôi, tôi yêu Sài Gòn mộc mạc hiền từ, thân thiết, bình yên từ những điều bình dị ấy. Chính tình yêu Sài Gòn đã giúp tôi suy ngẫm và nghiệm ra nhiều điều của cuộc sống muôn màu đầy thi vị, đó là ẩn sau đô thị phồn hoa là một thành phố lặng lẽ, bao dung, nghĩa tình. Sài Gòn tình người ấm áp đến lạ!

Mong bão Covid-19 nhanh đi qua để Sài Gòn trở về với điểm đến du lịch, đầu tàu kinh tế của cả nước, để người dân Sài Gòn trở về với cuộc sống thường nhật, hoạt động thương mại - dịch vụ - du lịch lại nhộn nhịp sôi động như trước.

(Lê Thị Thu Thanh, theo báo Thanh niên ngày 02/11/2021, cuộc thi viết“Có một Sài Gòn tình người ấm áp đến lạ”)

Câu 1. (0.5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 3. (1.0 điểm) Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cái đẹp của Sài Gòn? Qua đó thể hiện những tình cảm gì của người viết?

Câu 4. (1.0 điểm) Xác định mục đích nói và kiểu hành động nói trong câu sau: “Mảnh đất này đã dung nạp và bao dung, nghĩa tình với tất cả những người con khắp mọi miền đất nước hội tụ về đây”.

Câu 5. (1.5 điểm) Qua văn bản, tác giả đã gửi gắm những mong muốn gì? Em làm gì để góp phần thực hiện những lời gửi gắm đó?

1
29 tháng 4 2023

1. biểu cảm

2. Nội dung chính: bày tỏ tình cảm, suy nghĩ, cảm nhận của tác giả về con người Sài Gòn và mảnh đất Sài Gòn cùng những ước mong Sài Gòn nhanh hết "bệnh Covid".

3. Từ ngữ: nhân hậu, mộc mạc hiền từ, thân thiết, bình yên, ấm áp, lặng lẽ, bao dung, nghĩa tình.

Hình ảnh: bà mẹ, tình người.

4. Mục đích nói: trần thuật.

Hành động nói: trình bày.

5. Gửi gắm những mong muốn: Sài Gòn mau hết dịch covid, trở về với điểm đến du lịch, đầu tàu kinh tế của cả nước, để người dân Sài Gòn trở về với cuộc sống thường nhật, hoạt động thương mại - dịch vụ - du lịch lại nhộn nhịp sôi động như trước.

Em sẽ làm: thực hiện chuẩn 5k, luôn cách xa người khác ít nhất 2m, luôn vệ sinh nhà cửa, luôn rửa tay, đeo khẩu trang thường xuyên và giúp đỡ quyên góp theo điều kiện gia đình.