K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đọan văn và trả lời các câu hỏi từ 13 – 15: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thể có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư...
Đọc tiếp

Đọc đọan văn và trả lời các câu hỏi từ 13 – 15:

“Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thể có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.”

(Đặng Thai Mai; Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc)

Nội dung của đoạn văn trên là gì?

A. Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay

B. Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng

C. Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt thanh điệu

D. Tiếng Việt là một thứ tiếng uyển chuyển trong cách đặt câu

1
15 tháng 2 2017

Chọn đáp án: A

In đậm : Trạng ngữ

 

Dân tộc Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn tự hào bởi vốn tiếng Việt giàu và đẹp. Đó là tiếng nói, điệu hồn dân tộc được kết tinh từ lịch sử bao đời. Ngày nay, chúng ta cũng chưa bao giờ thôi yêu quý và tự hào bởi thứ tiếng mẹ đẻ ấy. Với những đặc trưng của mình, Tiếng Việt có khả năng thể hiện tình cảm dạt dào, sinh động. Hệ thống ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp phong phú cho phép ta được biến đổi, sử dụng linh hoạt. Càng yêu tiếng Việt, chúng ta càng cần phải giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của nó, xem nó như một tài sản quý giá của dân tộc để nâng niu, trân trọng.

Dân tộc Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn tự hào bởi vốn tiếng Việt giàu và đẹp. Đó là tiếng nói, điệu hồn dân tộc được kết tinh từ lịch sử bao đờiNgày nay, chúng ta cũng chưa bao giờ thôi yêu quý và tự hào bởi thứ tiếng mẹ đẻ ấy. Với những đặc trưng của mình, Tiếng Việt có khả năng thể hiện tình cảm dạt dào, sinh động. Hệ thống ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp phong phú cho phép ta được biến đổi, sử dụng linh hoạt. Càng yêu tiếng Việt, chúng ta càng cần phải giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của nó, xem nó như một tài sản quý giá của dân tộc để nâng niu, trân trọng.

22 tháng 9 2017

Đáp án

1- d; 2 – c; 3 – b; 4 – a

Tiếng Việt của chủng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điểu rất khó nói. Chúng ta không thể nóitiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chủng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời...
Đọc tiếp

Tiếng Việt của chủng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điểu rất khó nói. Chúng ta không thể nóitiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chủng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hỏn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quỷ, là vĩ đại,nghĩa là rất đẹp.
                                       (Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)


Câu 1: Tìm các vấn đề chính được đề cập trong đoạn trích trên.
Câu 2: Chỉ ra các phép liên kết trong đoạn trích trên.
Câu 3: Tiếng Việt giàu và đẹp được Phạm Văn Đồng chỉ ra trên những ví dụ cụ thể nào? Anh (chị) hãy chỉ ra tác dụng của những ví dụ cụ thể đó.

0
Câu 1: Bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh có khổ thơ: Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ. Cho biết biện pháp nào được sử dụng trong khổ thơ ? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong việc diễn tả những tình cảm của tác giả ? Câu 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu: Tiếng Việt của chúng ta...
Đọc tiếp

Câu 1: Bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh có khổ thơ:

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Cho biết biện pháp nào được sử dụng trong khổ thơ ? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong việc diễn tả những tình cảm của tác giả ?

Câu 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

Tiếng Việt của chúng ta giàu: tiếng việt ta giàu bở đời sống muôn màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta; bởi kinh nghiệm đấu tranh lâu đời và phong phú, kinh nghiệm đấu tranh giai cấp, đấu tranh xã hội, đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh với giặc ngoại xâm: bởi những kinh nghiệm sống của bốn nghìn năm lịch sử dựng nước Việt Nam và cản dân tộc Việt Nã, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.

( Phạm Văn Đồng, Tiếng Việt giàu và đẹp )

a, Đoạn văn trình bày luận điểm nào ?

b, Hãy ghi lại các luận cứ trong đoạn văn ?

1
3 tháng 4 2020

1)

- Điệp từ " Vì"

- Nhấn mạnh tình cảm của người cháu đối với người bà. Đồng thời điệp từ ''vì'' được lặp lại, dường như cảm xúc lại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất.

22 tháng 8 2018

Đáp án

1 – d; 2 – a; 3 – c; 4 - b

Tìm trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của các trạng ngữ đó (nơi chốn, thời gian,...):           Tôi là một con dân của dân tộc Việt Nam, và tôi yêu đất nước của mình, cũng như là yêu tiếng Việt – ngôn ngữ đẹp của một dân tộc anh hùng. Từ khi học những chứ cái a, b, c, ..., tôi đã thấy tiếng Việt thật là hay và kì diệu. Tới lúc học lớp 3, cũng là lúc tôi bắt đầu với ngôn ngữ tiếng...
Đọc tiếp

Tìm trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của các trạng ngữ đó (nơi chốn, thời gian,...):

           Tôi là một con dân của dân tộc Việt Nam, và tôi yêu đất nước của mình, cũng như là yêu tiếng Việt – ngôn ngữ đẹp của một dân tộc anh hùng. Từ khi học những chứ cái a, b, c, ..., tôi đã thấy tiếng Việt thật là hay và kì diệu. Tới lúc học lớp 3, cũng là lúc tôi bắt đầu với ngôn ngữ tiếng Anh, trong tiếng Anh, chỉ có tôi và bạn, dù là anh em, cha con, ...thì cũng đều có nghĩa là tôi và bạn. Nhưng tiếng Việt không như vậy, tiếng Việt có phân biệt tôi, bạn; tao, mày; anh, em; chị, em; ông, cháu;....tất cả đều có thể nói lên cái vai vế, sự tôn trọng lẫn nhau, để khi gọi nhau, người khác vẫn sẽ biết chúng ta là bạn bè, máu mủ, vợ chồng,.... Và nó cũng mang rất nhiều ý nghĩa như là thể hiện tình cảm,... Ngôn từ của chúng ta cũng khác nhau, thanh điện cũng khác ở các vùng miền Bắc, Trung, Nam. Bất kì ở đâu trên đất Việt, khi ta nói tiếng miền Bắc thì ngườu khác sẽ hiểu dù khác vùng miền. Nhưng dù như thế nào thì cái ngôn ngữ, thanh điệu của từng miền vẫn không thể lẫn vào đâu được. Dù vậy, tiếng Việt vẫn là thứ tiếng đẹp, giàu hình ảnh, ý nghĩa của một dân tộc hào hùng đấu tranh vì đất nước, vì thứ tiếng quý báu này và để giành lại độc lập dân tộc và tiếng Việt giàu đẹp.

        

1
17 tháng 5 2020

_Từ khi học nghững chữ cái a,b,c,d,..=> Trạng ngữ xđịnh thời gian. 

  • _Tới lúc học lp => Trạng ngữ xđịnh thời gian.                                                                                                                              _Bất kì ở đâu trên đất nc Việt => Trạng ngữ xđịnh nơi chốn.

_Ở các vùng miền Bắc,Trung,Nam => Trạng ngữ xđịnh nơi chốn. 

Câu 1:Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý...
Đọc tiếp

Câu 1:

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!”
(SGK Ngữ văn lớp 7, tập 2)
a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Thái độ, tình cảm của tác giả được gửi gắm trong đoạn văn?
b. Trình bày nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản chứa đoạn văn trên?

Câu 2:

Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt? Tìm câu đặc biệt trong các đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của chúng? Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia? (Phạm Hổ)
Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động chúng tôi đóng lại, tránh cái gió lào… (Nguyễn Tuân)

1
30 tháng 3 2022

1. 

a, Đoạn văn được trích trong văn bản ''Đức tính giản dị của Bác Hồ'' của Phạm Văn Đồng. 

PTBĐ: Nghị luận

Tác giả bày tỏ tình cảm yêu quý, trân trọng và yêu mến Bác qua việc nói về sự giản dị của Bác trong đời sống. 

b, Nghệ thuật: 
Dùng biện pháp liệt kê 

Lời lẽ trang trọng, tôn kính

Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động, cụ thể...

Ý nghĩa:

Bày tỏ sự yêu mến, kính trọng về đức tính của Bác

2. 

Khái niệm:

Câu đặc biệt là câu không theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ.

Tác dụng: 

Bộc lộ cảm xúc

Thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng

Gọi đáp

Xác định thời gian, nơi chốn xảy ra SV, sự việc.

Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia? (Phạm Hổ)

=> Dùng để bộc lộ cảm xúc

Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động chúng tôi đóng lại, tránh cái gió lào… (Nguyễn Tuân)

=>Xác định thời gian, nơi chốn xảy ra SV, sự việc.