K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bt1: Xác định và nêu ý nghĩa của các trạng ngữ trong các câu sau đây: 1/Một ngày chủ nhật,mẹ đưa Minh đi thăm làng hoa Ngọc Hà. (Dương Thu Hương) 2.Bữa trưa ấy,mèo con lại lún diêm mắt sưởi ấm trên thềm nhà. (Nguyễn Đình Thi) 3.Chiến sĩ Việt Nam(...)hi sinh giọt máu cuối cùng để giữ vững nền tự do độc lập. (Hồ Chí Minh) 4.Hồ Chủ Tịch,bằng thiên tài trí tuệ và sự hoạt động cách mạng của...
Đọc tiếp

Bt1: Xác định và nêu ý nghĩa của các trạng ngữ trong các câu sau đây:

1/Một ngày chủ nhật,mẹ đưa Minh đi thăm làng hoa Ngọc Hà.

(Dương Thu Hương)

2.Bữa trưa ấy,mèo con lại lún diêm mắt sưởi ấm trên thềm nhà.

(Nguyễn Đình Thi)

3.Chiến sĩ Việt Nam(...)hi sinh giọt máu cuối cùng để giữ vững nền tự do độc lập.

(Hồ Chí Minh)

4.Hồ Chủ Tịch,bằng thiên tài trí tuệ và sự hoạt động cách mạng của mình, đã kịp thời đáp ứng nhu cầu bức thiết của lịch sử

(Võ Nguyên Giáp)

5.Dọc theo bờ Vịnh Hạ Long,trên bến Đoan,bến tàu hay cảng Mới,những đoàn đánh cá rẽ màng sương bạc nối đuôi nhau cập bến(...)

(Thi Sảnh)

6. Trên trời mây trắng như bông,

Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây.

(Ngô Văn Phú)

7. Bỗng cuối mùa chiêm,quân giặc tới Ngõ Chùa cháy đỏ những thân cau.

8. Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi,cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ(...)

(Xuân Quỳnh)

Các bạn ơi giúp mình với Xin Cảm ơn

0
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (6,0 điểm)Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:       …Bữa trưa ấy, Mèo Con lại nằm lim dim mắt sưởi nắng trên thềm nhà. Mẹ Bống đang xay cối thóc ù ù, rào rào. Mấy chú gà con kêu chiêm chiếp, xúm xít đến nhặt những hạt thóc vãi.Bỗng trong chuồng gà nghe quác một tiếng thật to. Quác quác, Gà Mẹ từ trong chuồng kêu thất thanh, xòa cánh nhảy tót ra ngoài, kêu te tái. Mèo Con vút một...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (6,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

       …Bữa trưa ấy, Mèo Con lại nằm lim dim mắt sưởi nắng trên thềm nhà. Mẹ Bống đang xay cối thóc ù ù, rào rào. Mấy chú gà con kêu chiêm chiếp, xúm xít đến nhặt những hạt thóc vãi.

Bỗng trong chuồng gà nghe quác một tiếng thật to. Quác quác, Gà Mẹ từ trong chuồng kêu thất thanh, xòa cánh nhảy tót ra ngoài, kêu te tái. Mèo Con vút một cái đã băng mình đến.

“Quác quác, chết chết”. Gà Mẹ mắt long lên, đuôi và cánh xù to, cuống quýt. Mèo Con bỗng lạnh người. Một con rắn đang bạnh to cổ, lắc lư cất cao cái đầu, trườn mình lên ổ trứng gà đang ấp.

“Quác quác! Cậu Miu ơi! Cậu Miu cứu lấy ổ trứng của tôi!”

Miu không kịp suy nghĩ gì, nhảy chồm lên giữa mình Hổ Mang. Phịch, cả hai con rơi xuống đất.

Hổ Mang cổ càng bạnh to, mắt như hai hòn lửa, lưỡi thè ra hằn học: “Thằng ranh, mày muốn chết sẽ được chết”.

Vút, cái đầu rắn lao thẳng tới.

Mèo Con quật đuôi, nhảy sang bên tránh được: “Phì, tao sẽ bẻ gãy xương sống mày”. Mèo Con thấy phun dữ tợn, lông dựng đứng lên, răng nanh nhe ra, vuốt nhọn thủ sẵn ở cả bốn chân. Vút, rắn lại lao cái nữa, Mèo Con lại vừa vặn tránh được.

“Quác quác, cậu phải nhảy vòng tròn thì nó mới không mổ kịp”. Gà Mẹ ở ngoài, kêu to lên. Mèo Con được mách nước, cứ chồm chồm nhảy tròn xung quanh. Hổ Mang cố xoay theo, cái đầu lắc lư, nhưng nó không mổ được cái nào nữa.

Bỗng chát một tiếng, Hổ Mang gục đầu xuống, quằn quại định chuồn đi. Chát một tiếng nữa, Hổ Mang đã gãy sống lưng nằm thẳng đờ. Mẹ Bống tay cầm cái đòn gánh nện cho cái nữa giập đầu con rắn độc. Hổ Mang hết ngọ ngoạy.

                                                 (Nguyễn Đình Thi, Cái tết của mèo con - Cuộc chiến với rắn hổ mang)

Câu 1. (2.0 điểm) (Hướng dẫn: Nếu câu 1 chọn đáp án A -> ghi: 1A)

1. Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất.              B. Ngôi thứ hai.

C. Ngôi thứ ba.             D. Cả A và C.

2. Người kể chuyện trong đoạn trích là ai?

A. Tác giả.                        B. Mèo Con.                           C. Gà Mẹ.                     D. Hổ Mang.

3. Các nhân vật trong đoạn trích là

A. Mèo Con, Gà Mẹ.                                                        C. Mèo Con, Gà Mẹ, Hổ Mang.                    

B. Gà Mẹ, Hổ Mang.                                                        D. Mèo Con, Gà Mẹ, Hổ Mang, Mẹ Bống.

4. Trong đoạn trích, nhân vật Mèo Con không được nhà văn khắc họa thông qua yếu tố nào?

A. Suy nghĩ.                     B. Hành động.                          C. Lời nói.                   D. Trang phục.                                    

Câu 2. (1.0 điểm) Đoạn trích trên được viết theo thể loại nào? Chỉ ra những đặc điểm giúp em nhận biết thể loại đó.

Câu 3. (1.0 điểm) Đoạn trích kể về nội dung gì? Tóm tắt nội dung đó trong khoảng 3 dòng.

Câu 4. (1.0 điểm) Tìm chủ ngữ trong câu sau và cho biết chủ ngữ đó có cấu tạo như thế nào?

Mấy chú gà con kêu chiêm chiếp, xúm xít đến nhặt những hạt thóc vãi.

Câu 5. (1.0 điểm) Hành động đánh nhau với Hổ Mang của Mèo Con trong đoạn trích giúp em rút ra bài học cuộc sống nào? Hãy viết bài học đó trong khoảng 3 – 5 dòng.

 

PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)

Em đã từng trải qua những trải nghiệm vui, buồn, nó khiến em thay đổi và trưởng thành hơn. Hãy viết bài văn ngắn khoảng một trang giấy thi kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em

1
19 tháng 3 2022

Bạn ơi bài ktr thì bạn phải tự suy nghĩ, ko ai lm hộ bạn đc 

Câu 3. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất. Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ...
Đọc tiếp

Câu 3. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất. Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được những làn hương ấy. Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm. Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà… hai tay mình như cũng biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi. Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió… Hương làng ơi cứ thơm mãi nhé! (Theo Băng Sơn)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính và nêu ý nghĩa của văn bản trên.

b. Đặt nhan đề cho văn bản trên.

c. Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập 2 (kèm tên tác giả) có liên quan đến chủ đề của văn bản trên.

d. Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói của các câu in đậm trong văn bản.

0
11 tháng 3 2021

Các trạng ngữ: Trong đình, Trên sập, mới kê ở gian giữa, Bên cạnh ngài, để trong khay khảm

Tất cả các trạng ngữ trên đều chỉ nơi chốn

11 tháng 3 2021

bạn ơi cho mình hỏi ý nghĩa của trạng ngữ ấy với

 

18 tháng 3 2020

Câu 1

Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy.”
Hãy chuyển hai câu trên thành một câu ghép?

Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy.

Câu 2

Năm nay, chị em tôi lớn cả, chúng tôi họp để bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà.”Hãy xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu trên?

Năm nay, chị em tôi   lớn cả, chúng tôi   họp để bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà.

 TN             CN1          VN1      CN2                    VN2

~ HOK TỐT ~

21 tháng 3 2022

a. TN: chiều chiều => TN chỉ thời gian

b. TN: Ở trong làng => TN chỉ nơi chốn

Bài 1:Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của từng câu sau đó phân các câu dưới đây thành 2 loại: câu đơn và câu ghép, rồi ghi kết quả vào chỗ trống thích hợpa)   Nuôi ý chí khôi phục non sông, Lương Ngọc Quyến tìm đường sang Nhật Bản học quân sự,rồi qua Trung Quốc tập hợp lực lượng chống thực dân Pháp.b)  Lương Ngọc Quyến hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi.c)   Trên các trảng...
Đọc tiếp

Bài 1:Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của từng câu sau đó phân các câu dưới đây thành 2 loại: câu đơn và câu ghép, rồi ghi kết quả vào chỗ trống thích hợp

a)   Nuôi ý chí khôi phục non sông, Lương Ngọc Quyến tìm đường sang Nhật Bản học quân sự,rồi qua Trung Quốc tập hợp lực lượng chống thực dân Pháp.

b)  Lương Ngọc Quyến hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi.

c)   Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm cây thấp mọc theo các lạch nước, ta có thể nghe thấy tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh.

d)  Mưa rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa.

Các câu: …………………….là câu đơn. Các câu.......................... là câu ghép.

0
29 tháng 4 2018

â-,Ánh trăng tròn là chủ ngữ

 - chảy khắp nhánh cây khe lá la VN1

 -Tràn ngập con đường trắng xóa là VN2

b,-Cái hình ảnh trong tôi về cô ấy là CN

  -Đến bây giờ vẫn còn rõ nét là VN

c-,Buổi mai hôm ấy là TN

 -Một buổi mai là CN

 -Đầy sương thu và gió lạnh là VN

- Mẹ tôi là CN

- Âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp là VN

a,chủ ngữ : Ánh trăng ,Vị ngữ : trong chảy khắp nhánh cây khẽ lá ,tràn ngập con đường trắng xóa .

b,chủ ngữ : Cái hình ảnh trong tôi ,Vị ngữ : về cô ấy, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét .

* Bài tập 2:Xác định câu đặc biệt trong câu sau và cho biết câu đó dùng để làm gì ?a. Ngoài kia là ánh đèn sáng rực cả một con tàu. Một hồi còi.b. Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về.* Bài tập 3:a. Xác định trạng ngữ và cho biết tác dụng của trạng ngữ đó trong đoạn trích dưới đây.a. Vào đêm trước ngày khai giảng của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết...
Đọc tiếp

* Bài tập 2:

Xác định câu đặc biệt trong câu sau và cho biết câu đó dùng để làm gì ?

a. Ngoài kia là ánh đèn sáng rực cả một con tàu. Một hồi còi.

b. Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về.

* Bài tập 3:

a. Xác định trạng ngữ và cho biết tác dụng của trạng ngữ đó trong đoạn trích dưới đây.

a. Vào đêm trước ngày khai giảng của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo…Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được

b. Xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ của các câu sau:

+ Nhà bên, cây cối trong vườn trĩu quả.

+ Con chim bị chết bởi bị nhốt trong lồng.

+ Tôi tiến bộ nhờ sự giúp đỡ của anh

+ Nhưng như một chuyến đi xa, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ.

1
23 tháng 4 2020

* Bài tập 2:

Xác định câu đặc biệt trong câu sau và cho biết câu đó dùng để làm gì ?

a. Ngoài kia là ánh đèn sáng rực cả một con tàu. Một hồi còi.

=> TD:   Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật,hiện tượng
b. Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về.

=>TD:  Gọi đáp

* Bài tập 3:

a. Xác định trạng ngữ và cho biết tác dụng của trạng ngữ đó trong đoạn trích dưới đây.

a. Vào đêm trước ngày khai giảng của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo…Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được.

Ý nghĩa : chỉ thời gian ; nơi chốn

b. Xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ của các câu sau:

+ Nhà bên, cây cối trong vườn trĩu quả.

Ý nghĩa : chỉ nơi chốn

+ Con chim bị chết bởi bị nhốt trong lồng.

Ý nghĩa : chỉ nguyên nhân

+ Tôi tiến bộ nhờ sự giúp đỡ của anh

Ý nghĩa : chỉ nguyên nhân

+ Nhưng như một chuyến đi xa, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ.

Ý nghĩa : chỉ nơi chốn

3 tháng 4 2022

a)Trạng ngữ:Lúc ở nhà,khi đến trường

-Ý nghĩa của trạng ngữ:Bổ sung về mặt thời gian

b)Trạng ngữ:Để vui lòng cha mẹ

-Ý nghĩa của trạng ngữ:Bổ sung về mục đích

c)Trạng ngữ:Trên con đường làng quen thuộc,mỗi khi đi học về

-Ý nghĩa của trạng ngữ:Bổ sung về không gian,thời gian

30 tháng 5 2018

1. CN : Hà Nội   ;   VN : tưng bừng màu đỏ

2.CN : một vùng trời  ;    VN : Bát ngát cờ , đèn và hoa

3. CN : chương trình " Bông hoa nhỏ "   ;     VN : chiếu một bộ phim hoạt hình em yêu thích

+ còn câu : Trên màn ảnh truyền hình là : Trạng ngự

4. CN : xuồng       ;              VN : Đưa cán bộ qua sông

    CN : xuồng       ;                VN : Đưa giải phóng quân đi chiến đấu 

    CN : xuồng          ;              VN : Chở đạn dược ra chiến trường

30 tháng 5 2018

1.Hà Nội / tưng bừng màu đỏ

     CN            VN

2.Một vùng trời / bát ngát cờ,đèn và hoa

      CN                    VN

3.Trên màn ảnh truyền hình / chương trình " Bông hoa nhỏ " / chiếu một phim hoạt hình em rất thích.

          TN                                                         CN                            VN

4.Xuồng / đưa cán bộ sang sông,xuồng / đưa giải phóng quân đi chiến đấu,xuồng / chở đạn dược ra chiến trường.

      CN       VN                            CN                    VN                              CN                       VN