Thế mạnh về Kinh tế Cộng Hoà Nam Phi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo ý 2:
Phía tây, nam, đông giáp Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, với đường bờ biển kéo dài thuận lợi cho xây dựng cảng biển và hoạt động kinh tế biển. là nơi kết nối Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, giáp với các quốc gia của khu vực Nam Phi, thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa với các nước láng giềng.
Tham khảo ý 1:
+ Nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam, là vùng đất cuối cùng ở phía nam châu Phi; Diện tích khoảng 1.2 triệu km2 (chiếm 4,0% diện tích châu Phi).
+ Lãnh thổ phần đất liền trải dài theo chiều vĩ tuyến từ khoảng vĩ độ 22°08′N đến gần vĩ độ 34°50′N và theo chiều kinh tuyến từ khoảng kinh độ 17°Đ đến kinh độ 33°Đ.
+ Phía tây, nam, đông của Cộng hòa Nam Phi giáp với Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương; Phía bắc lãnh thổ giáp với 5 quốc gia của khu vực Nam Phi. Riêng quốc gia Lê-xô-thô nằm hoàn toàn bên trong lãnh thổ Cộng hòa Nam Phi.
+ Cực Nam của Cộng hòa Nam Phi nằm trên tuyến hàng hải quan trọng kết nối Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
Tham khảo!
- Tình hình phát triển kinh tế:
+ Từ khi bãi bỏ lệnh cấm vận năm 1996, kinh tế của Cộng hoà Nam Phi phát triển nhanh chóng trong suốt hơn một thập niên.
+ Từ 2012 đến nay, tăng trưởng kinh tế chậm lại do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng của dịch bệnh… Tuy nhiên, cộng hòa Nam Phi vẫn là một trong những nền kinh tế lớn ở châu phi. Và là quốc gia duy nhất ở châu phi nằm trong nhóm các nước có nền kinh tế lớn trên thế giới (G20).
- Cơ cấu ngành kinh tế của cộng hòa Nam Phi có sự chuyển dịch đáng kể, trong đó ngành dịch vụ và công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có tỷ trọng thấp.
THAM KHẢO!!!
- Đặc điểm nổi bật nền kinh tế Cộng hòa Nam Phi:
+ Là một trong ba nền kinh tế lớn nhất châu Phi, là quốc gia duy nhất của châu Phi thuộc thành viên của G20.
+ Có trình độ khoa học - công nghệ phát triển nhất châu Phi, có cơ sở hạn tầng hiện đại hỗ trợ cho các ngành kinh tế.
+ Thu hút được nhiều vốn đầu tư, tổng FDI đầu tư vào Cộng hòa Nam Phi đạt 3 tỉ USD năm 2020, lớn thứ 3 châu Phi.
- Sự phát triển các ngành kinh tế:
+ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 1,5% GDP và sử dụng 10,4% lực lượng lao động (năm 2020)
+ Công nghiệp chiếm 23,4% GDP và khoảng 25% lực lượng lao động của đất nước (năm 2020); tạo nên nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
+ Dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng nhất của Nam Phi, chiếm 64,6% GDP và sử dụng 72,4% lực lượng lao động (năm 2020).
Tham khảo!
a) Địa hình và đất đai
- Địa hình
+ Đại bộ phận lãnh thổ Cộng hòa Nam Phi nằm trên cao nguyên rộng lớn, có cấu tạo nhiều bậc, độ cao trung bình khoảng 2000 m. Các cao nguyên nằm ở trung tâm và phía bắc lãnh thổ, là điều kiện để phát triển chăn nuôi gia súc. Dãy núi Đrê-ken-bec chạy song song với đường bờ biển, bao bọc lấy các cao nguyên phía đông và nam lãnh thổ với nhiều đỉnh núi cao trên 3000 m, có địa hình hiểm trở nhưng là địa điểm thu hút khách du lịch.
+ Đồng bằng nhỏ, hẹp phân bố ở khu vực ven biển ở phía đông và nam, thuận lợi cho cư trú và phát triển nông nghiệp.
+ Tuy nhiên, sự chia cắt địa hình giữa vùng ven biển và nội địa gây trở ngại lớn cho việc xây dựng các tuyến đường giao thông kết nối đất nước.
- Đất đai:
+ Đất đai ở Cộng hòa Nam Phi khá đa dạng nhưng chủ yếu là đất nâu đỏ, ít màu mỡ, nhưng có thể phát triển đồng cỏ chăn nuôi.
- Đất đỏ feralit màu mỡ chiếm khoảng 12% diện tích, tập trung ở tỉnh Kwa-du-lu Nây-tô và Đông Kếp, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả.
b) Khí hậu
- Cộng hòa Nam Phi nằm chủ yếu trong đới khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới, đồng thời có sự phân hóa theo lãnh thổ.
+ Vùng ven biển phía đông có khí hậu nóng, ẩm và mưa tương đối nhiều do ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió đông nam thổi từ biển vào, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
+ Càng đi sâu vào nội địa về phía tây, do bức chắn địa hình và dòng biển lạnh nên khí hậu trở nên khô hạn, vì vậy, cần nhiều công trình thuỷ lợi để cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
+ Phía nam lãnh thổ có kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải, thích hợp cho phát triển các loại cây trồng cận nhiệt.
=> Khí hậu phân hóa đa dạng, tạo điều kiện đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi, phát triển nông nghiệp.
c) Sông, hồ
- Sông:
+ Cộng hòa Nam Phi có nhiều sông nhưng chủ yếu là sông ngắn và dốc. Phần lớn các sông bắt nguồn từ các cao nguyên nội địa và dãy núi Đrê-ken-bec rồi chảy ra biển. Nguồn cung cấp nước cho sông ngòi ở Cộng hòa Nam Phi chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước sông phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa. Hai sông lớn nhất Cộng hòa Nam Phi là sông O-ran-giơ và sông Lim-pô-pô.
+ Nhìn chung, sông ngòi ở Cộng hòa Nam Phi ít có giá trị giao thông, chủ yếu phục vụ cho tưới tiêu và thuỷ điện.
- Hồ: Cộng hòa Nam Phi có ít hồ, chủ yếu là hồ thuỷ lợi. Một số hồ thủy lợi có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất như: hồ Blô-em-hôp, Von,...
d) Sinh vật
- Rừng ở Nam Phi chiếm khoảng 7,6% diện tích lãnh thổ, chủ yếu là rừng thưa và xavan, rừng lá cứng. Mặc dù tài nguyên rừng ít đa dạng nhưng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước.
- Một số khu rừng nguyên sinh đã được bảo tồn nhằm duy trì sự đa dạng sinh học và là địa điểm quan trọng thu hút khách du lịch như vườn quốc gia Ca-ru, Ma-bun-bu-ê,...
e) Khoáng sản
- Cộng hòa Nam Phi là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản. Quốc gia này chiếm khoảng 88% trữ lượng bạch kim, 80% trữ lượng man-gan, 72% trữ lượng crôm, 13% trữ lượng vàng, 10% trữ lượng kim cương,... của thế giới.
- Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp và đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nước.
=> Tài nguyên khoáng sản dồi dào, phong phú, tạo điều kiện cho Cộng hoà nam Phi phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp khai khoáng và là nguyên liệu quan trọng cho xuất khẩu.
g) Biển
- Cộng hòa Nam Phi có vùng biển rộng lớn thuộc Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
- Vùng biển Nam Phi có nhiều bãi cá, tôm thuận lợi cho phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.
- Đường bờ biển dài, có một số vịnh nước sâu ở Kếp-tao, Po Ê-li-da-bét, Đuốc-ban,... phù hợp để xây dựng và phát triển hệ thống cảng biển.
- Ngoài ra, Nam Phi cũng có nhiều bãi biển đẹp thu hút khách du lịch.
Tham khảo
- Tình hình phát triển kinh tế:
+ Là một trong các nền kinh tế lớn ở châu Phi, GDP đạt 336,4 tỉ USD (2020). Tốc độ tăng trưởng GDP khá cao ở giai đoạn 2000 - 2005 sau đó có xu hướng giảm.
+ Tiến hành công nghiệp hóa sớm (từ những năm 60 của thế kỉ XX) và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
+ Trong nhiều thập niên, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉ trọng khu vực dịch vụ khá cao và tăng nhanh.
- Đặc điểm các ngành kinh tế:
+ Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, chiếm 23,4% GDP và sử dụng gần 25 % lao động cả nước (năm 2020). Cơ cấu công nghiệp khá đa dạng.
+ Nông nghiệp: xuất khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp. Hình thức sản xuất chủ yếu là trang trại.
+ Dịch vụ: Là ngành kinh tế quan trọng, chiếm 64,6 % GDP (năm 2020). Cơ cấu ngành đa dạng.
Tham khảo
(*) Lựa chọn trình bày: Ngành nông nghiệp của Cộng hòa Nam Phi:
- Nông nghiệp phát triển mạnh, là nước xuất khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là: ngô, lạc, thuốc lá, hoa quả. Hình thức sản xuất chủ yếu là trang trại.
+ Trồng trọt: chiếm hơn 60% diện tích, đóng góp hơn 30% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Ngô là cây trồng quan trọng hàng đầu, cung cấp lương thực, thức ăn chăn nuôi và xuất khẩu. Hoạt động trồng trọt tập trung ở các đồng bằng ven biển và vùng đồi thấp.
+ Chăn nuôi: có vai trò quan trọng trong cung cấp thịt, sữa cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Sử dụng trên 21% lao động trong nông nghiệp. Vật nuôi chính là cừu, bò sữa, lợn và gia cầm. Quốc gia này nổi tiếng về nuôi cừu (đứng trong top 10 nước xuất khẩu len lớn nhất thế giới). Hoạt động chăn nuôi phân bố rộng khắp, tập trung chủ yếu ở cao nguyên trung tâm.
- Lâm nghiệp:
+ Là ngành có ý nghĩa quan trọng trong tạo việc làm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và nguồn hàng xuất khẩu.
+ Hàng năm xuất khẩu trên 10 triệu tấn bột gỗ, trên 5 triệu m3 gỗ tròn hoặc gỗ xể, trên 500 ngàn tấn gỗ hầm mỏ.
- Thủy sản:
+ Ngành đánh bắt hải sản được chú trọng phát triển, sản lượng hàng năm đạt từ 500 - 700 nghìn tấn, nhiều loài có giá trị cao như: cá he, cá thu, cá ngừ, cá tuyết, cá hồi, mực, tôm hùm,… 80% sản lượng đánh bắt dùng để xuất khẩu.
+ Sản lượng nuôi trồng còn nhỏ nhưng đang có xu hướng tăng lên.
- Vẽ biểu đồ
- Nhận xét: Nhìn chung, trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Cộng hòa Nam Phi giai đoạn 2000 - 2020 có sự biến động và xu hướng giảm, cán cân xuất nhập khẩu thay đổi liên tục, cụ thể:
+ Xuất khẩu: năm 2000 đạt 37 tỉ USD, tăng đều qua giai đoạn 2005 đến 2010 đạt 107,6 tỉ USD, sau giai đoạn tăng đều là suy giảm. Năm 2015 giá trị xuất khẩu chỉ đạt 96,1 tỉ USD và giảm xuống chỉ còn 93,2 tỉ USD năm 2020. Các năm xuất siêu là năm 2000, 2010 và 2020.
+ Nhập khẩu: năm 2000 đạt 33,1 tỉ USD, tăng đều qua giai đoạn 2005 đến 2010 đạt 102,8 tỉ USD, sau giai đoạn này đến năm 2015 giá trị nhập khẩu giảm xuống còn 100,6 tỉ USD và giảm mạnh xuống 78,3 tỉ USD năm 2020. Các năm nhập siêu là năm 2005, 2015.
Tham khảo!
Nhận xét quy mô GDP và và tốc độ tăng trưởng kinh tế
- Từ năm 2000 – 2021, quy mô GDP của Cộng hòa Nam Phi có sự biến động:
+ Từ 2000 – 2010, quy mô GDP tăng: 265,6 tỉ USD.
+ Từ 2010 – 2015, quy mô GDP giảm: 70,7 tỉ USD.
+ Từ 2015 – 2020, quy mô GDP tăng: 73,2 tỉ USD.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Cộng hòa Nam Phi trong giai đoạn 2000 – 2021 cũng có sự biến động
+ Từ 2000 – 2005, tăng: 1.1%
+ Từ 2005 - 2018, giảm: 3,8 %.
+ Từ 2018 – 2020, tăng: 3,4%
Nam Phi có thế mạnh về sản xuất hàng công nghiệp (ngành công nghiệp Nam Phi chiếm tới 40% tổng sản lượng công nghiệp của châu Phi), điện năng, khai khoáng, dịch vụ và thương mại. ... Tỷ trọng hàng xuất và nhập khẩu của Nam Phi chiếm 60% và 50% hàng xuất, nhập khẩu của tất cả các nước miền Nam châu Phi cộng