Khái quát sự hình thành và phát triển của giai cấp tư sản, tiểu tư sản Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Nêu những hoạt động nổi bật của các giai cấp này trong phong trào dân tộc, dân chủ công khai ( 1919 - 1925 ).
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án B
- Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có các giai cấp: công nhân, nông dân và địa chủ phong kiến. Tư sản và tiểu tư sản mới chỉ hình thành các bộ phận, nhỏ về số lượng.
- Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, hai bộ phận tư sản và tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng và thế lực, hình thành hai giai cấp mới
B. Giai cấp vô sản từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng.
Trong và sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước đế quốc tăng cường đầu tư khai thác thuộc địa. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập đã thúc đẩy nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở khu vực Đông Nam Á phát triển. Đây chính là cơ sở để dẫn tới sự phân hóa giai cấp và sự phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất
Đáp án cần chọn là: B
* Khái quát phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam trước và trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam
+ Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Nguồn gốc chủ yếu của giai cấp công nhân là từ nông dân bị phá sản. Số lượng công nhân không ngừng tăng lên.
+ Trước chiến tranh có khoảng 10 vạn người (1914) với khoảng 5 vạn công nhân chuyên nghiệp. Trong những năm chiến tranh công nhân Việt Nam không ngừng phát triển thêm về số lượng.
- Quá trình đấu tranh của công nhân:
+ Trước chiến tranh: Cả nước có 61 cuộc đấu tranh công nhân với các hình thức bỏ việc, phá giao kèo, đánh bại bọn cai lí, đưa đơn yêu cầu, tham gia khởi nghĩa, bãi công, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của toàn bộ công nhân viên chức của hãng Liên hiệp thương mại Đông Dương ở Hà Nội (1905); cuộc bãi công của xưởng sửa chứ tàu Ba Son (1912); công nhân mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng – 7-1914).
+ Trong chiến tranh: Các cuộc đấu tranh của công nhân tiếp tục diễn ra, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của nữ công nhân nhà máy sàng Kế Bào (2-1916); cuộc khởi nghĩa của công nhân mỏ than Phấn Mễ - Na Lương (1917) do Đội Cấn lãnh đạo; cuộc khởi nghĩa của 700 công nhân mỏ than Hà Tu (1918).
- Ý nghĩa:
+ Phong trào công nhân Việt Nam trước và trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất là sự tiếp nối của phong trào công nhân từ đầu thế kỉ XX.
+ Tuy còn mang tính tự phát song đây là phong trào đấu tranh của một lực lượng xã hội mới, đang trưởng thành nhanh chóng ở Việt nam.
* Ngay từ khi ra đời, giai cấp công nhân Việt Nam đã đấu tranh chống lại tư bản Pháp, vỉ:
- Giai cấp công nhân Việt Nam được tiếp thu truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc ta.
- Công nhân Việt Nam phải sống và làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, bị tư bản Pháp áp bức, bóc lột nặng nề, giá lao động rẻ mạt, đời sống khó khăn.
- Thời kì trước và trong chiến tranh phong trào đấu tranh của công nhân còn mang tính tự phát, sau chiến tranh công nhân bắt đầu tiếp nhận chủ nghĩa Mác –Leenin và chuyển dần sang đấu tranh tự giác.
+ Giai cấp tư sản: ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đi vào con đường phát triển kinh tế tư bản dân tộc, nhưng không có vị trí trong xã hội. Tư sản dân tộc có khuynh hướng dân tộc và dân chủ. Họ là lực lượng đóng vai trò đáng kể, một thành phần trong mặt trận đoàn kết dân tộc.
+ Giai cấp tiểu tư sản thành thị (những người buôn bán nhỏ, chủ xưởng nhỏ, học sinh, sinh viên…) có sự phát triển nhảy vọt về số lượng. Có tinh thần dân tộc, chống thực dân Pháp và tay sai, đặc biệt là sinh viên, trí thức hăng hái tham gia các cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.
Hoạt động của tư sản dân tộc, tiểu tư sản trong phong trào dân chủ* Tư sản dân tộc
- Sau chiến tranh tư sản Việt Nam mở cuộc vận động tẩy chay hàng ngoại dùng hàng nội.
- Năm 1923, địa chủ, tư sản đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất khẩu gạo ở Nam Kì của tư bản Pháp.
- Năm 1923, tư sản và địa chủ Nam Kì còn thành lập Đảng Lập hiến (1923), đưa ra khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ. Khi Pháp nhượng bộ, họ ngừng đấu tranh.
* Tiểu tư sản, Trí thức:
- Do cuộc sống bị chèn ép và bị thực dân Pháp khinh rẻ nên tiểu tư sản, trí thức Việt Nam tham gia đấu tranh rất sôi nổi. Họ thành lập tổ chức chính trị như: Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên… Hoạt động với nhiều hình thức phong phú, sôi nổi: mít tinh, biểu tình, bãi khóa … lập nhà xuất bản, ra sách báo tiến bộ.
- Tiêu biểu nhất có cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925) và để tang Phan Châu Trinh (1926).
Chúc em học tốt!