K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2020

Trong bài thơ" Lượm" của Tô Hoài, chú bé Lượm là người để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất.

Lượm là một chú bé liên lạc nhỏ tuổi, cũng chạc bằng tuổi tôi. Cậu có một dáng người nhỏ nhắn nên rất nhanh nhẹn. Cái chân của cậu khỏe, chạy qua mặt trận như bay. Trên cổ cậu đeo một cái xắc nhỏ, xinh xinh. Cậu mặc bộ đồng phục của những người đi liên lạc trong kháng chiến. Cái đầu đội chiếc mũ ca lô và chú đội lệch. Chú bé luôn yêu đời, huýt sáo nhảy trên đường vàng. Thật thú vị! Lượm cũng luôn tỏ ra mình là một người đáng yêu và tinh nghịch. Lời nói của chú giản dị, mộc mạc mà cũng chất phác. Trên môi chú luôn nở một nụ cười tươi tắn của tuổi thơ. Lượm đã hi sinh trên đường đi liên lạc. Nhưng hình ảnh của chú bé vẫn luôn đậm sâu trong lòng tôi: một chú bé hồn nhiên, nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, yêu đời. Hình ảnh của chú cũng còn mãi với quê hương, đất nước.

22 tháng 3 2020

bạn ơi bạn có thể trả lời vỏn vẹn trong một câu văn đc hông(làm ơn đó)!

12 tháng 2 2018

â)Bài thơ tả Lượm thể ở ngôi thứ 3                                                                                                                                                    b)hình ảnh Lượm trong bài thơ là một cậu bé dũng cảm,hồn nhiên,ngây thơ                                                                                         c)tác giả đã giành tình cảm...gì đó,ai biết thì giúp em(bạn hoặc anh) ấy nhé!!

15 tháng 3 2021

Lượm là một chú bé liên lạc nhỏ tuổi, cũng chạc bằng tuổi tôi. Cậu có một dáng người nhỏ nhắn nên rất nhanh nhẹn. Cái chân của cậu khỏe, chạy qua mặt trận như bay. ... Lượm cũng luôn tỏ ra mình là một người đáng yêu và tinh nghịch.

12 tháng 3 2022

ND chính: Cậu bé tức giận đóng những chiếc đinh lên hàng rào, dần dần sau đó cậu đã kiềm chế được cơn tức giận của mình.

13 tháng 3 2022

trả lời kiểu j thế cụt ngủn vl

 

21 tháng 3 2018

Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.

Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.

21 tháng 3 2018

Sau khi kể về cuộc gặp gỡ tình cờ với chú bé liên lạc viên, nhà thơ Tố Hữu đã đi đến khắc họa vóc dáng cũng như thần thái hồn nhiên, vô tư của một cậu bé:

“Chú bé loắt choắt

Cái sắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh”

Đó là một chú bé liên lạc ở độ tuổi khá nhỏ, nhà thơ tuy không trực tiếp khắc họa về độ tuổi cũng như dự đoán về độ tuổi của cậu bé này nhưng qua dáng vẻ mà nhà thơ đã khắc họa ta có thể thấy được đây là một cậu bé còn rất vô tư, hồn nhiên, thể hiện ở ngay cái dáng vẻ “loắt choắt”, đôi chân nhanh nhẹn “thoăn thoắt” trên đường. Và cái vẻ hồn nhiên của cậu bé còn thể hiện ở sự vô tư, yêu đời của cậu bé “Cái đầu nghênh nghênh”, câu thơ vừa thể hiện được vẻ hồn nhiên vừa thể hiện được sự tò mò của cậu bé về thế giới xung quanh, cũng thể hiện sự vô tư, không hề có sự lo sợ hay mảy may lo lắng gì về cuộc sống chiến trường xung quanh mình:

“Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng”

Vẻ nghịch ngợm của cậu bé Lượm này còn thể hiện ngay trong cái dáng đội mũ của mình, chiếc mũ ca lô không được đội một cách nghiêm chỉnh mà bị làm cho lệch đi, có thể đây là do cậu bé cố tình đội như vậy hoặc do mải mê vui đùa trên đường làm nhiệm vụ mà chiếc mũ vô tình bị gió làm cho lệch. Trái hẳn với tính chất công việc, cậu bé Lượm lúc nào cũng yêu đời, cậu hút sáo, chân chạy nhảy như con “chim chích” trên đường. Trong không khí dữ dội của chiến tranh vào thời điểm mà bài thơ được ra đời, hình ảnh yêu đời vô tư, ngây thơ của cậu bé thật gần gũi, chân thực gợi cho người đọc cảm giác đây là một đứa trẻ đang vui chơi chứ không phải làm nhiệm vụ.

Chú bé Lượm cũng có cái vẻ lém lỉnh, hài hước đúng với tính chất lứa tuổi của mình, khi gặp tác giả cậu bé đã cười híp mắt, đôi má thì đỏ “bồ quân” và chào nhà thơ bằng lời chào của những người đồng chí thực thụ, nhưng ta vẫn cảm nhận được sự trẻ con trong câu chào ấy: “Thôi, chào đồng chí”. Dù nghịch ngợm ấy, lém lỉnh đấy nhưng chú bé này không bao giờ quên nhiệm vụ mà mình đã được giao, không vì mải mê vui chơi mà quên mất việc đưa tin của mình “Cháu đi đường cháu”.

7 tháng 5 2018

cánh cửa thứ ba sư tử nhịn ăn nhiều ngày đã chết

Đáp án : 

- Cậu bé nên bước vào cánh cửa có ghế điện bởi trong căn nhà gỗ không có điện, do đó cậu sẽ không gặp nguy hiểm. 

* Chúc bạn học tốt 

3 tháng 10 2023

Em nghe câu chuyện của thầy cô và trả lời câu hỏi

2 tháng 10 2019

TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

1. Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không? Tác dụng của hình thức này?

Trả lời:

Dùng câu đố để thử tài nhân vật là chi tiết rất phổ biến trong truyện dân gian nói chung, truyện cổ tích nói riêng. Hình thức này có tác dụng sau:

-  Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất.

-  Tạo tình huống cho cốt truyện phát triển

-   Gây hứng thú hồi hộp cho người nghe.

2. Sự mưu trí thông minh của em bé trong truyện Em bé thông minh được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao?

Trả lời:

*  Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần:

-    Lần 1: Đáp lại câu đố của viên quan - "Trâu cày một ngày được mây đường?".

-    Lần 2: Đáp lại thử thách của vua đối với dân làng - nuôi ba con trâu đực sao cho chúng đẻ thành chín con trong một năm để nộp cho vua.

-    Lần 3: Cũng là thử thách của vua - từ một con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ thức ăn.

-   Lần 4: Câu đố thử thách của sứ thần nước ngoài - xâu một sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn rất dài.

*  Sự thử thách lần sau khó khăn hơn lần trước, vì:

-   Xét về người đố: lần đầu là viên quan, hai lần tiếp sau là vua và lần cuối cùng cậu bé phải "đốì đáp" với sứ thần nước ngoài.

-  Tính chất oái oăm của câu đố cũng tăng lên.

3. Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái oăm? Theo em, những cách ấy lí thú ở chỗ nào?

Trả lời:

*   Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách rất thông minh để giải đố:

-   Lần 1: Đố lại viên quan.

-  Lần 2: Để vua tự nói ra sự vô lí, phi lí của điều mà vua đã đố.

-   Lần 3: Cũng bằng cách đố lại.

-  Lần 4: Dùng kinh nghiệm đời sống dân gian.

*  Những cách giải đố của cậu bé thông minh, lí thú ở chỗ:

-  Đẩy thế bí về phía người ra câu đố, lấy "gậy ông đập lưng ông".

-  Làm cho những người ra câu đố tự thấy cái vô lí, phi lí của điều mà họ nói.

-  Những lời giải đố đều không dựa vào sách vở, mà dựa vào kiến thức đời sống.

-   Làm cho người ra câu đố, người chứng kiến và người nghe ngạc nhiên vì sự bất ngờ, giản dị và rất hồn nhiên của những lời giải.

4. Hãy nêu ý nghĩa của truyện Em bé thông minh.

Trả lời:

Truyện Em bé thông minh có các ý nghĩa sau:

-  Ý nghĩa đề cao trí thông minh.

- Ý nghĩa mua vui, hài hước.

Câu chuyện cổ tích Em bé thông minh đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú. Những người nông dân khi xưa tuy không mấy ai được cắp sách đến trường nhưng những kinh nghiệm, những kiến thức họ có được là nhờ có cuộc đời, trường học của họ là trường đời.



 

2 tháng 10 2019

Lời giải chi tiết

I. TÓM TẮT TRUYỆN EM BÉ THÔNG MINH

Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài.

Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.

Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

1. Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không? Tác dụng của hình thức này?

Trả lời:

Dùng câu đố để thử tài nhân vật là chi tiết rất phổ biến trong truyện dân gian nói chung, truyện cổ tích nói riêng. Hình thức này có tác dụng sau:

-  Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất.

-  Tạo tình huống cho cốt truyện phát triển

-   Gây hứng thú hồi hộp cho người nghe.

2. Sự mưu trí thông minh của em bé trong truyện Em bé thông minh được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao?

Trả lời:

*  Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần:

-    Lần 1: Đáp lại câu đố của viên quan - "Trâu cày một ngày được mây đường?".

-    Lần 2: Đáp lại thử thách của vua đối với dân làng - nuôi ba con trâu đực sao cho chúng đẻ thành chín con trong một năm để nộp cho vua.

-    Lần 3: Cũng là thử thách của vua - từ một con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ thức ăn.

-   Lần 4: Câu đố thử thách của sứ thần nước ngoài - xâu một sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn rất dài.

*  Sự thử thách lần sau khó khăn hơn lần trước, vì:

-   Xét về người đố: lần đầu là viên quan, hai lần tiếp sau là vua và lần cuối cùng cậu bé phải "đốì đáp" với sứ thần nước ngoài.

-  Tính chất oái oăm của câu đố cũng tăng lên.

3. Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái oăm? Theo em, những cách ấy lí thú ở chỗ nào?

Trả lời:

*   Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách rất thông minh để giải đố:

-   Lần 1: Đố lại viên quan.

-  Lần 2: Để vua tự nói ra sự vô lí, phi lí của điều mà vua đã đố.

-   Lần 3: Cũng bằng cách đố lại.

-  Lần 4: Dùng kinh nghiệm đời sống dân gian.

*  Những cách giải đố của cậu bé thông minh, lí thú ở chỗ:

-  Đẩy thế bí về phía người ra câu đố, lấy "gậy ông đập lưng ông".

-  Làm cho những người ra câu đố tự thấy cái vô lí, phi lí của điều mà họ nói.

-  Những lời giải đố đều không dựa vào sách vở, mà dựa vào kiến thức đời sống.

-   Làm cho người ra câu đố, người chứng kiến và người nghe ngạc nhiên vì sự bất ngờ, giản dị và rất hồn nhiên của những lời giải.

4. Hãy nêu ý nghĩa của truyện Em bé thông minh.

Trả lời:

Truyện Em bé thông minh có các ý nghĩa sau:

-  Ý nghĩa đề cao trí thông minh.

- Ý nghĩa mua vui, hài hước.

Câu chuyện cổ tích Em bé thông minh đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú. Những người nông dân khi xưa tuy không mấy ai được cắp sách đến trường nhưng những kinh nghiệm, những kiến thức họ có được là nhờ có cuộc đời, trường học của họ là trường đời.

17 tháng 1 2018

không vì lúc nào số mảnh bìa cũng là số chia 3 dư 2

15 tháng 1 2018

Khi cắt 2 mảnh giấy ra làm 4 thì mảnh giấy tăng lên 6 mảnh tức là chia 3 dư 2
Tương tự những lần tiếp theo cũng tăng lên một số chia hết cho 3 nên luôn chia 3 dư 2
Mà một số chia 3 dư 2 thì không bao giờ là số chính phương
→dpcm