Bài 1 Cho tam giác ABC đường trung tuyến AM Gọi I là trung điểm của AC .K là điểm đối xứng với M qua i a) tứ giác amck là hình gì .B) tìm hiểu điều kiện của tam giác ABC để tứ giác amck là hình chữ nhật hình vuông
Bài 2 Cho tam giác ABC vuông tại A .(AB bé hơn AC)có đường cao AH, đường trung tuyến AM. Gọi D ,E theo thứ tự là hình chiếu của H trên AB và AC
a) tứ giác IH là hình gì? Vì sao?
b) chứng minh góc C + góc B EC = 180 độ .
c) Chứng minh AM vuông góc với DE
Bài 1:
a) Xét tứ giác AMCK có
I là trung điểm của đường chéo AC(gt)
I là trung điểm của đường chéo MK(M và K đối xứng với nhau qua I)
Do đó: AMCK là hình bình hành(dấu hiệu nhận biết hình bình hành)
b)
*Tìm điều kiện của ΔABC để tứ giác AMCK trở thành hình chữ nhật
Để hình bình hành AMCK trở thành hình chữ nhật thì \(\widehat{AMC}=90^0\)
hay AM⊥BC
Xét ΔABC có
AM là đường trung tuyến ứng với cạnh BC(gt)
AM là đường cao ứng với cạnh BC(cmt)
Do đó: ΔABC cân tại A(định lí tam giác cân)
⇒AB=AC
Vậy: Khi ΔABC có thêm điều kiện AB=AC thì hình bình hành AMCK trở thành hình chữ nhật
*Tìm điều kiện của ΔABC để tứ giác AMCK trở thành hình vuông
Để tứ giác AMCK trở thành hình vuông thì \(\widehat{AMC}=90^0\) và AM=MC
hay \(\left\{{}\begin{matrix}AM\perp BC\\AM=\frac{BC}{2}\end{matrix}\right.\)
Xét ΔABC có
AM là đường trung tuyến ứng với cạnh BC(gt)
AM là đường cao ứng với cạnh BC(cmt)
Do đó: ΔABC cân tại A(định lí tam giác cân)
Xét ΔABC có
AM là đường trung tuyến ứng với cạnh BC(gt)
\(AM=\frac{BC}{2}\)(cmt)
Do đó: ΔABC vuông tại A(định lí 2 về áp dụng hình chữ nhật vào tam giác vuông)
Vậy: Khi ΔABC có thêm điều kiện vuông cân tại A thì hình bình hành AMCK trở thành hình vuông