1- trong chiến tranh thế giới thứ hai, mặt trận xô -đức đã diễn ra như thế nào từ tháng 6-1941 đến 1943?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cuộc chiến tranh xâm lược Liên Xô là bộ phận quan trọng nhất trong kế hoạch chinh phục toàn cầu của đế quốc Đức, đã được Hítle và giai cấp tư sản Đức chuẩn bị kĩ lưỡng từ lâu. Sau khi thôn tính xong 11 nước châu Âu với diện tích gần 2 triệu km2, dân số 142 triệu người, phát xít Đức đã chiếm được những vị trí có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng về kinh tế, quân sự và lực lượng trở nên rất hùng mạnh. Đánh chiếm hầu như toàn bộ châu Âu tư bản chủ nghĩa (trừ Thụy Sĩ, Thụy Điển, Bồ Đào Nha và Anh), phát xít Đức không vấp phải trở ngại hoặc tổn thất gì đáng kể, cho nên binh lính Đức rất kiêu căng ngạo mạn, tự cho mình là ''đạo quân bách chiến, bách thắng''. Chính trong bối cảnh thuận lợi này, phát xít Đức đã tiến đánh Liên Xô với mục tiêu nhằm độc chiếm kho tài nguyên vô tận của Liên Xô và tiêu diệt chế độ xã hội chủ nghĩa, kẻ thù số l của chủ nghĩa phát xít.
* Những sự kiện tiêu biểu của chiến tranh thế giới thứ hai ở mặt trận Châu Á - Thái Bình Dương:
- Tháng 9-1940, Nhật tiến vào Đông Dương, quan hệ Mĩ - Nhật căng thẳng.
- Ngày 7-12-1941, Nhật tấn công Trân Châu Cảng (Mĩ), Mĩ tuyên chiến, chiến tranh lan rộng khắp thế giới.
- Từ tháng 12-1941, Nhật Bản mở hàng loạt các cuộc tấn công vào các nước Đông Nam Á, bành trướng khu vực Thái Bình Dương; Nhật chiếm Mã lai, Thái Lan, Singapo, Philippin, Miến Điện, Inđônêxia nhiều đảo ở Thái Bình Dương...
- Từ tháng 4-1942, Nhật đánh chiếm hầu hết các đảo Tân Ghi-nê, uy hiếp Ô-xtray-li-a.... Tháng 8-1942, quân Mĩ đánh bại quân Nhật ở Gu-a-đa-ca-nan tạo ra bước ngoặt ở mặt trận này, Mĩ chuyển sang phản công lần lượt đánh chiếm các đảo ở Thái Bình Dương. Từ 1944, liên quân Anh - Ấn, Mĩ - Hoa, tấn công đánh chiếm Miến Điện, Philippin, uy hiếp các thành phố lớn của Nhật bằng không quân.
- ngày 6-8-1945, Mĩ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hirosima (Nhật Bản) làm 140 nghìn người chết.
- Ngày 8-8-1945 Liên Xô tuyên chiến và tiêu diệt đạo quân Quan Đông (gồm 70 vạn quân Nhật ở Mãn Châu).
- Ngyaf 9-8-1945. Mĩ ném bom nguyên tử thứ hai xuống thành bố Nagaxaki (Nhật) giết chết 70 nghìn người.
- Ngày 15-8-1945, Nhật bản tuyên bố đầu hàng, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
* Sự kiện tác động mạnh mẽ đến tình hình chiến tranh
- Ngày 7-12-1941 Nhật Bản tấn công Mĩ tại Trân Châu Cảng (Ha-oai)
- Nhật bản tấn công mĩ tại Trân Châu cảng đã buộc Mĩ phải tham chiến. Việc Mĩ tham chiến cùng với Liên Xô từ tháng 6-1941 đã chính thức làm cho cuộc chiến tranh lan rộng khắp thế giới.
- Chính phủ Mĩ phải thay đổi thái độ, bắt tay với Liên Xô trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít. Ngày 1-1-1942 tại Oa sinh tơn, 26 quốc gia (đứng đầu là Liên Xô, Mĩ, Anh) đã kí tuyên ngôn Liên hợp quốc, tuyên ngôn cam kết cùng nhau tiến hành cuộc chiến chống phát xít với toàn bộ lực lượng của mình, từ đó khối đồng minh chống phát xít thành lập.
- Sự ra đời của khối đồng minh chống phát xít đã thúc đẩy nhanh quá trình sụp đổ của chủ nghĩa phát xít, kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình thế giới.
Chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra ngày 1-9-1939 khi phát xít Đức tấn công Ba Lan. Sau khi chiếm hầu hết châu Âu, rạng sáng ngày 22-6-1941 phát xít Đức bất ngờ tấn công Liên Xô. Cuộc chiến tranh Vệ quốc của nhân dân Liên Xô bắt đầu. Theo kế hoạch “Bacbarôt”, phát xít Đức hy vọng nhanh chóng đánh chiếm Liên Xô và “bắt thế giới đầu hàng”.
Ý thức được điều đó, Đảng Cộng sản, Chính phủ và nhân dân, Hồng quân Liên Xô sẵn sàng đương đầu với chủ nghĩa phát xít, không những vì nghĩa vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc mà còn vì sự sống còn của toàn nhân loại. Sự thật lịch sử đã chứng minh: quân đội và nhân dân Liên Xô là người đóng vai trò quyết định trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít.
1)Hồng quân Liên Xôđã chịu đựng gánh nặng lớn nhất của chiến tranh và tiêu diệt đại bộ phận lực lượng phát xít trên mặt trận Xô - Đức
2) Chiến thắng của quân đội Liên Xô làm thay đổi cục diện chiến tranh góp phần giành thắng lợi cho các lực lượng chống phát xít