K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3 2020

Niềm uất hận (khổ 4)

- Chính vì chán chường, xót xa do “sa cơ” nên “bị nhục nhằn tù hãm”, con hổ có cái nhìn không chỉ chán ghét mà còn khinh bỉ, tỏ ra uất hận với những sự vật tầm thường xung quanh mình.

- “Niềm uất hận ngàn thâu”: uất hận triền miên, không tài nào giải tỏa được.

- Vì: Khung cảnh nơi con hổ bị nhốt tầm thường, giả dối.

+ Đơn điệu, buồn tẻ. (“Không đời nào thay đổi”)

+ Tỉa tót, giả tạo (hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng)

+ Học đòi, bắt chước, đểu giả (“dải nước đen”, “mô gò thấp kém”, “vừng lá hiền lành không bí hiểm”,…)

=> Cảnh đủ đầy, có xuất hiện tất cả nhưng nhạt nhẽo, không có linh hồn.

=> Cách nói giễu nhại, thủ pháp liệt kê liên tiếp, cách ngắt nhịp ngắn, nhanh, dồn dập ở hai câu đầu và những câu thơ tiếp theo đọc liền như kéo dài ra thể hiện thái độ coi thường, khinh miệt, chán chường của con hổ. Đặc biệt, nhịp thơ được ngắt linh hoạt: 2/2/2/2 (Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng), 5/3 (Dải nước đen giả suối/ chẳng thông dòng), 3/5 (Len dưới nách/ những mô gò thấp kém). Cách ngắt nhịp có sự phóng túng này đã diễn tả tâm trạng bức bối, bị bó buộc và như bày tỏ niềm khát vọng được tháo cũi sổ lồng, được phá tung mọi xiềng xích kìm kẹp của con hổ.

=> Cảnh vườn bách thú tầm thường giả dối và tù túng dưới con mắt của chúa sơn lâm thực chất là một cách nói ẩn dụ về thực tại xã hội đương thời qua sự cảm nhận của một hồn thơ lãng mạn. Họ chán ghét, khinh miệt cái xã hội tầm thường, giả dối, tù túng. Tâm trạng của Thế Lữ cũng là tâm trạng chung của nhiều cây bút, nhiều trí thức đương thời.

=> Tóm lại, những đoạn thơ trên đã khắc họa một cách chân thực và sinh động nỗi đau vì bị mất tự do của con hổ. Qua đó, ta cảm nhận được thái độ sống ngao ngán, chán ghét cao độ của con người đối với xã hội nô lệ.

10 tháng 3 2020

Em cảm ơn cô nhiều ạ!

giúp mk ik mk hứa trả 

mk cần gấp lắm 

trc 7h  mk phải nộp cho cô r

giúp mk với ai đúng và nhanh mk k ạ

10 tháng 12 2021

bài văn gì 

Vẻ đẹp của bức tranh thứ nhất: 

"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?"

- Hai câu thơ dựng lên cảnh sắc trong đêm giữa ánh trăng vàng bên bờ suối. Cả không gian trong chốn rừng sâu tràn ngập một sắc vàng từ vầng trăng trên cao rọi tỏ. Tiếng suối chảy lại khiến cho khu rừng thêm phần sinh động hơn, tươi mát hơn, có sinh khí hơn. Còn chúa sơn lâm đứng lặng bên suối "say mồi" ngắm nhìn khung cảnh lung linh, đẹp đẽ vô ngần. Dường như chúa sơn lâm hoà cùng với thiên nhiên thơ mộng.

Vẻ đẹp của bức tranh thứ hai:

"Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?"

- Hình ảnh con hổ là trung tâm trên khung cảnh ngày mưa.

Những cơn mưa trong rừng sâu như bất tận, "xoay chuyển" cả "bốn phương ngàn". Thiên nhiên trở nên hung dữ, mịt mù nhưng chúa sơn lâm vẫn không hề nao núng. Hổ giữ tư thế của một bậc đế vương, đứng trên vạn vật. Thiên nhiên có dữ dội bao nhiêu, vạn vật của xoay chuyển thế nào cũng chỉ để "đổi mới" "giang sơn" của nó, điều đó chứng tỏ nó đang đứng trên tư thế làm chủ vạn vật một cách oai hùng nhất.

Vẻ đẹp của bức tranh thứ ba:

"Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?"

Sau những ngày mưa, khu rừng trở nên trong mát, tươi tắn trong ánh nắng của ban mai. Cả khu rừng sau cơn mưa tắm mát, nó trở mình trở nên tươi mát hơn, tươi tắn hơn, đầy sức sống hơn. Những chú chim ca hót rộn rã. Hổ lại trở về trong giấc ngủ của mình. Những âm thanh vui nhộn và không khí trong lành đã ru nó vào giấc ngủ hiền hoà. Có thể thấy, hổ được sống trong tự do, được chế ngự và chi phối những kẻ khác.

Vẻ đẹp của bức tranh thứ tư:

"Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt"

Khung cảnh buổi chiều tà khi mà hoàng hôn buông xuống. Gam màu chủ đạo là đỏ, làm khung cảnh thêm phần rực rỡ, chói lọi. Vạn vật dần đi vào giấc ngủ và chúa sơn lâm cũng dần đợi khoảnh khắc ngày tàn ấy "Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt".  Đợi mặt trời đi khỏi nhân gian để "chiếm lấy riêng phần bí mật". Phải chăng điều bí mật ở đây là quyền lực của vũ trụ, của thế giới muôn loài mà hổ ta muốn chiếm đoạt.

29 tháng 3 2020

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ

Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa

Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn

hét núi

.......

Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

Nằm dài trong cùi sắt chật hẹp, con hổ nhớ về những ngày tháng xưa.Khổ thơ 2 đã cho ta thấy được tâm trạng nhớ về rừng thiêng của con hổ, nó được thể hiện qua các từ ngữ như:"sơn lâm", "bóng cả", "cây già"...iTác giả đã sử dụng những động từ mạnh nhằm gợi lên dáng vẻ oai phong của con hổ khi còn là chúa tể. Và hơn thế nữa, ở khổ thơ này tác giả đã sử dụng kết hợp biện pháp liệt kê và nhan hóa đã tái hiện lại trước mắt con hổ vừa bí ẩn vừa hoang vu, lâu đời và thiên nhiên rất hùng vĩ. Mạch thơ như khơi nguồn cảm xúc dạt dào đang âm vang, thổn thức tâm hồn.Hình ảnh chúa sơn lâm xuất hiện qua tiếng thét, tiếng bước chân nghe thật hào hùng. Nhưng đây không phải tiếng thét bình thường, nó âm vang cả rừng xanh,như 1 khúic trường ca dữ dội, tiếng bước chân nhịp nhàng theo âm điệu của thơ, Thế Lữ đã sử dụng hình ảnh so sánh:" Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng", dù không miêu tả 1 cácxh cụ thể nhưng đã khiến cho mọi vật đều im hơi, xứng đáng làm chúa sơn lâm.Hai câu cuối 1 lần nữa khẳng định lại vị thế của con hổ, oai linh, hùng dũng trước rừng thẳm. Có thể nới, khổ 2 đã khắc họa về hình ảnh rất uy nghi, dũng mãnh song cũng rất uyển chuyển, nhịp nhàng của chúa tể rừng xanh, ngang tàn và mãnh liệt.

Câu 4: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ thứ tư bài “Nhớ rừng" của Thế Lữ (khoảng 24 dòng) - Dàn ý : *Trích dẫn khổ thơ và nêu xuất xứ của khổ thơ. * Phân tích nội dung và nghệ thuật của khổ thơ. Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của con hổ chỉ là hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, giải nước đen giả... mô gò thấp kém,... học đòi bắt chước...
Đọc tiếp

Câu 4: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ thứ tư bài “Nhớ rừng" của Thế Lữ (khoảng 24 dòng)

- Dàn ý :

*Trích dẫn khổ thơ và nêu xuất xứ của khổ thơ.

* Phân tích nội dung và nghệ thuật của khổ thơ.

Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của con hổ chỉ là hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, giải nước đen giả... mô gò thấp kém,... học đòi bắt chước cảnh đáng chán, đáng khinh, đáng ghét. Tất cả chỉ là người tạo, do bàn tay con người sửa sang, tỉa tót nên nó rất đơn điệu, nhàm tẻ, giả dối, tầm thường chứ không phải thế giới của tự nhiên, mạnh mẽ, bí hiểm.

+ Giọng thơ giễu nhại, sử dụng một loạt từ ngữ liệt kê liên tiếp, ngắt nhịp ngắn, dồn dập → thể hiện sự chán chường, khinh miệt, đáng ghét..., tất cả chỉ đơn điệu, nhàn tẻ không thay đổi, giả dối, nhỏ bé, vô hồn.

+ Cảnh vườn bách thú tù túng đó chính là thực tại xã hội đương thời được cảm nhận bởi những tâm hồn lãng mạn. Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ cũng chính là thái độ của họ đối với xã hội. Tâm trạng chán chường của hổ cũng là tâm trạng của nhà thơ lãng mạn và của người dân Việt Nam mất nước trong hoàn cảnh nô lệ nhớ lại thời oanh liệt chống ngoại xâm của dân tộc.

GIÚP MIK VS, MIK ĐANG CẦN GẤP

0
7 tháng 12 2021

xin đừng chép mạng ạ 

7 tháng 12 2021

muốn nói nhìu lắm, mà k chép mạng thì tự lm đi =))

26 tháng 8 2016

Liên kết trong văn bản hả bạn

26 tháng 8 2016

I. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học

1. Tính liên kết.

a. Nếu bố En-ri-cô chỉ viết một đoạn văn như ví dụ (a) trong sách giáo khoa thì En-ri-cô không thể hiểu được điều bố muốn nói.

b. Lí do mà En-ri-cô không hiểu ý bố là vì: Câu văn có nội dung chưa thật rõ ràng; thứ hai vì giữa các câu chưa có sự liên kết; muốn cho đoạn văn hiểu được thì phải có tính liên kết.

2. Phương tiện liên kết trong văn bản

a. Đoạn văn (a) vì chưa thể hiện thái độ của người bố, cho nên En-ri-cô chưa hiểu được ý bố.

b. Đoạn văn (b) thiếu sự kết nối giữa các ý, thiếu sự gắn bó chặt chẽ.

II. Luyện tập

Câu 1.

  - Nhận xét: các câu trong đoạn văn sắp xếp không hợp lí, vì vậy các ý không liên kết với nhau được - > không có sự liên kết về mặt nội dung.

- Để đoạn văn có tính liên kết chúng ta nên sắp xếp theo trình tự như sau:

Câu 1 - > câu 4 - > câu 2 - > câu 5 - > câu 3 Câu 2. - Chưa có tính liên kết. - Vì phi logic về mặt nội dung :

+ Ở câu một, tác giả viết về thời quá khứ “Lúc người còn sống tôi lên mười”. Có nghĩa là hiện tại người mẹ của nhân vật tôi đã mất. Thế nhưng ở câu hai, ba bốn chuyển qua thời hiện tại người mẹ đó vẫn còn sống.

+ Thứ nữa, nội dung của các câu không ăn nhập gì với nhau theo kiểu “Ông Chẫu bà Chuộc”.

Câu 3. Điền từ thích hợp.

Bà ơi! Cháu trường về đây, ra vườn, đứng dưới gốc na, gốc ơi mong tìm lại được hình bóng của “bà”, và nhớ lại ngày nào “bà” trồng cây, “cháu” chạy lon ton bên bà. Bà bảo khi nào cây co quả “bà” sẽ dành quả to nhất, ngon nhất cho “cháu”, nhưng cháu lại bảo quả to nhất, ngon ngất phải để phần bà. “Thế là” bà ôm cháu vào lòng, hôn cháu một cái thật kêu.

Câu 4.

  - Về mặt nội dung và hình thức hai câu này có vẻ rời rạc không có sự liên kết, câu một nói về mẹ, câu hai nói về con.

- Nhưng ở câu thứ ba, “Mẹ sẽ đưa con đến trường”, cả hai từ mẹ và con đã liên kết hai câu trên thành một câu thống nhất, vì vậy chúng vẫn được đặt cạnh nhau trong văn bản.

Câu 5.

- Có đủ trăm đốt tre rất đẹp nhưng chưa thể làm nên được cây tre, nhờ có phép thần của Bụt các đốt tre mới nối kết được với nhau làm thành cây tre kì lạ.

- Văn bản cũng vậy, có đủ các câu, các đoạn văn nhưng nếu giữa chúng không có sự liên kết về nội dung và hình thức thì không thể nào thành văn bản. Đó là một sự liên tưởng rất lí thú.

12 tháng 7 2021

Tham Khảo !

Trong văn bản "Tôi đi học", Thanh Tịnh có viết:"Một con chim liệng đến đứng trên bờ cửa sổ hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao" . Câu văn chứa hình ảnh gợi liên tưởng đến những em học sinh mới vào lớp 1. Tác giả sử dụng hình ảnh này để so sánh các em học sinh lớp 1 cũng giống như những chú chim tập bay. Lúc đầu các em sẽ e sợ, rụt rè khi bắt đầu bước vào ngưỡng cửa lớp 1 giống như chú chim non đứng trên cây sợ bay, sợ những nguy hiểm ngoài kia. Tuy nhiên, các em cũng giống như những chú chim non muốn bay muốn khám phá thế giới mới lạ kì diệu nhưng còn nhiều điều bỡ ngỡ rụt rè. Câu văn này là hình ảnh miêu tả đặc sắc về những em học sinh mới vào lớp 1, vừa muốn khám phá thế giới mới nhưng còn bỡ ngỡ và nhiều điều rụt rè, e sợ. Chao ôi, và rồi những chú chim ấy sẽ sải cánh bay xa đến những chân trời mơ ước nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh và nghị lực của chính các em! Những ước mơ của em sẽ thành công và các em sẽ đến được những chân trời mà mình khao khát. Tóm lại, đây là một hình ảnh đẹp gợi liên tưởng đến những em học mới bước vào ngưỡng cửa lớp 1, vừa muốn đi nhưng cũng còn nhiều e sợ, rụt rè.

 

Tôi đi học như là một bức tranh tuổi thơ nhiều màu sắc mà mảng màu nào cũng rộn ràng,cũng đẹp đẽ.Song có thể nói tất cả những màu sắc đều gắn với “màu nền” là dòng cảm xúc của cậu học trò.Những biến thái liên tiếp ấy trong dòng cảm xúc của nhân vật “tôi “ thực giống như những đốm lửa hồng thắp dần lên những kỷ niệm tuổi học trò.

Có thể nói,những cảm xúc “ngây thơ và non nớt” của cậu học trò trong truyện ngắn của Thanh Tịnh cũng là cảm xúc của tôi,của bạn và của tất cả chúng ta,những ai đã từng một lần chập chững cấp sách tới trường.Dòng cảm xúc của nhân vật tôi “tôi” đã khái quát cảm giác chung của mọi người.

 



Tôi nghĩ,nếu như truyện không phải là dòng hoài niệm thì hẳn những ấn tượng về mặt thời gian ở đầu truyện chỉ là một sự tình cờ.Cái đầu tiên được cảm nhận bằng ấn tượng chứ không phải theo kiểu một thói quen.Người đọc hình dung khá dẽ cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn này.Dó là dòng cảm xúc được kết nối từ ba mạch ngắn độc lập mà thống nhất.

Phần đầu truyện,ta bắt đầu xúc động và dường như cũng giống nhân vật,ta “mơn man” với những kỷ niệm ngày xưa.Oâi,kỷ niệm đó dù đã rất xa nhưng sao vẫn ngọt ngào biết mấy.Nhớ lúc đó vào quá nửa mùa thu,mùa của ngày hội khai trường.Ta ngại ngùng theo chân mẹ bước từng bước trên con đường quen thuộc mà lòng đầy băng khoăn thắc mắc.Con đường với ta đã quá quen nay sao có cái gì xa lạ.Phải chăng vì ta đã lớn khôn,ta đã bắt đầu cắp sách tới trường.Cmar xúc ấy hẳn chúng ta đều đã từng trải qua.Trong cái ngày khó quên ấy có một thứ hiện diện quen thuộc với tất cả nhưng cô cậu học trò:đồ dùng học tập.Nhân vật tôi cảm nhận về nó mới độc đáo làm sao “hai quyển vơ mới ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng”.Tôi “ghì chặt” mà “một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất”.Thế là từ nay ta bắt đầu gắn với cái nợ bút nghiên,đèn sách.

Cổng trường mở ra,cũng mở luôn tiếp phần tiếp theo của dòng cảm xúc.Bây giờ không phải lạ lẫm với con đường,cảnh vật mà là lạ lẫm với ngôi trường tiểu học.Ngôi trường trông “xinh xắn và oai nghiêm”.Cái liên tưởng của nhân vật “tôi” thật là thú vị.Tất cả đều lạ,nhưng đang dần thân thiện và hòa hợp. “Tôi” xúc động và xao xuyến nhất là khi nghe tiếng trống giục tiết học đầu tiên.Nhưng rồi “tôi sợ”, “tôi” ngập ngừng nghe theo lời ông đốc.Cảm giác lúc ấy đúng là sung sướng nhưng quả thật sao ta lại thấy xa mẹ ta đến thế.Ta nhớ mẹ vô cùng,muốn sà ngay vào lòng mẹ và chẳng còn muốn đi đâu nữa.

Rồi buổi học đầu tiên cũng bắt đầu.Nhân vật “tôi” miễn cưỡng bước vào trong lớp sau những lời dỗ ngọt ngào của mẹ.Phòng học mới có bao điều lạ,lạ thầy,lạ bạn và cả chổ ngồi của mình đây nữa.Nhưng sao rồi ta lại thấy quen thân nhanh thế:chỗ ngồi ngày sẽ là của ta,nhưng cậu bạn kia chưa biết tên,chưa dám hỏi tên nhưng sao vẫn thấy quen quen.Cái cảm giác đầu tiền vào lớp ấy đúng như cái cảm giác vừa quen vừa lạ.

Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” là dòng biến thái giản dị mà tinh tế.Những cảm xúc đầy ấn tượng chắc chắn không chỉ khơi lại trong tôi mà còn là ở tất cả mọi người những kỉ niệm về cái ngày đầu tiên chạy lon ton theo mẹ đến trường.cái ngày ấy đầy ý nghĩa.Nó khởi đầu cho con đường chinh phục tri thức của mỗi người chúng ta.

 

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

Tôi đi học như là một bức tranh tuổi thơ nhiều màu sắc mà mảng màu nào cũng rộn ràng,cũng đẹp đẽ.Song có thể nói tất cả những màu sắc đều gắn với “màu nền” là dòng cảm xúc của cậu học trò.Những biến thái liên tiếp ấy trong dòng cảm xúc của nhân vật “tôi “ thực giống như những đốm lửa hồng thắp dần lên những kỷ niệm tuổi học trò.

Có thể nói,những cảm xúc “ngây thơ và non nớt” của cậu học trò trong truyện ngắn của Thanh Tịnh cũng là cảm xúc của tôi,của bạn và của tất cả chúng ta,những ai đã từng một lần chập chững cấp sách tới trường.Dòng cảm xúc của nhân vật tôi “tôi” đã khái quát cảm giác chung của mọi người.

 



Tôi nghĩ,nếu như truyện không phải là dòng hoài niệm thì hẳn những ấn tượng về mặt thời gian ở đầu truyện chỉ là một sự tình cờ.Cái đầu tiên được cảm nhận bằng ấn tượng chứ không phải theo kiểu một thói quen.Người đọc hình dung khá dẽ cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn này.Dó là dòng cảm xúc được kết nối từ ba mạch ngắn độc lập mà thống nhất.

Phần đầu truyện,ta bắt đầu xúc động và dường như cũng giống nhân vật,ta “mơn man” với những kỷ niệm ngày xưa.Oâi,kỷ niệm đó dù đã rất xa nhưng sao vẫn ngọt ngào biết mấy.Nhớ lúc đó vào quá nửa mùa thu,mùa của ngày hội khai trường.Ta ngại ngùng theo chân mẹ bước từng bước trên con đường quen thuộc mà lòng đầy băng khoăn thắc mắc.Con đường với ta đã quá quen nay sao có cái gì xa lạ.Phải chăng vì ta đã lớn khôn,ta đã bắt đầu cắp sách tới trường.Cmar xúc ấy hẳn chúng ta đều đã từng trải qua.Trong cái ngày khó quên ấy có một thứ hiện diện quen thuộc với tất cả nhưng cô cậu học trò:đồ dùng học tập.Nhân vật tôi cảm nhận về nó mới độc đáo làm sao “hai quyển vơ mới ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng”.Tôi “ghì chặt” mà “một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất”.Thế là từ nay ta bắt đầu gắn với cái nợ bút nghiên,đèn sách.

Cổng trường mở ra,cũng mở luôn tiếp phần tiếp theo của dòng cảm xúc.Bây giờ không phải lạ lẫm với con đường,cảnh vật mà là lạ lẫm với ngôi trường tiểu học.Ngôi trường trông “xinh xắn và oai nghiêm”.Cái liên tưởng của nhân vật “tôi” thật là thú vị.Tất cả đều lạ,nhưng đang dần thân thiện và hòa hợp. “Tôi” xúc động và xao xuyến nhất là khi nghe tiếng trống giục tiết học đầu tiên.Nhưng rồi “tôi sợ”, “tôi” ngập ngừng nghe theo lời ông đốc.Cảm giác lúc ấy đúng là sung sướng nhưng quả thật sao ta lại thấy xa mẹ ta đến thế.Ta nhớ mẹ vô cùng,muốn sà ngay vào lòng mẹ và chẳng còn muốn đi đâu nữa.

Rồi buổi học đầu tiên cũng bắt đầu.Nhân vật “tôi” miễn cưỡng bước vào trong lớp sau những lời dỗ ngọt ngào của mẹ.Phòng học mới có bao điều lạ,lạ thầy,lạ bạn và cả chổ ngồi của mình đây nữa.Nhưng sao rồi ta lại thấy quen thân nhanh thế:chỗ ngồi ngày sẽ là của ta,nhưng cậu bạn kia chưa biết tên,chưa dám hỏi tên nhưng sao vẫn thấy quen quen.Cái cảm giác đầu tiền vào lớp ấy đúng như cái cảm giác vừa quen vừa lạ.

Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” là dòng biến thái giản dị mà tinh tế.Những cảm xúc đầy ấn tượng chắc chắn không chỉ khơi lại trong tôi mà còn là ở tất cả mọi người những kỉ niệm về cái ngày đầu tiên chạy lon ton theo mẹ đến trường.cái ngày ấy đầy ý nghĩa.Nó khởi đầu cho con đường chinh phục tri thức của mỗi người chúng ta.

 

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!