thuyết minh về thác Dray sap Đăk Nông
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
Ở giữa sông có nhiều đảo nổi giữa dòng trông như một “Vịnh Hạ Long thu nhỏ” giữa núi rừng Tây Nguyên. Phía bên kia sông là rừng đại ngàn Yok Đôn đầy kỳ bí và hoang sơ. Buôn Ðôn có nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác cả hai loại du lịch: du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Nơi đây có Vườn quốc gia Yok Ðôn rộng hơn 100 ngàn ha là bảo tàng phong phú về động thực vật tự nhiên. Buôn Đôn là nơi chung sống của rất nhiều sắc tộc: Ê Ðê, M’nông, Gia rai, Lào, Thái…Đây cũng chính là nơi có nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Buôn Đôn hiện nay đã trở thành một trong những địa điểm du lịch Đăk Lăk nổi tiếng trong nước và quốc tế.
Tham khảo
Đắk Nông không chỉ có “tiếng cồng chiêng rộn rã ngân xa”, bạt ngàn cao nguyên, rừng già mà còn nổi tiếng với những thác nước hùng vĩ, mê hoặc lòng người. Khi mùa mưa vừa kết thúc, sông hồ đầy ắp nước trời, những dòng thác tràn đầy nguồn sống, tuôn chảy mạnh mẽ suốt ngày đêm. Nằm giữa núi rừng, với vẻ đẹp hoang sơ bí ẩn, gần như không có dấu chân của khách du lịch, đấy là những cảm nhận đầu tiên mà bạn khi đặt chân đến thác Lung Niêng, Gia Nghĩa – Đắk Nông.
Nằm giữa núi rừng, với vẻ đẹp hoang sơ bí ẩn, gần như không có dấu chân của khách du lịch, đấy là những cảm nhận đầu tiên của chúng tôi khi đặt chân đến thác Liêng Nung, Gia Nghĩa, Đắk Nông.
Phố thị hoa vàng Gia Nghĩa mang trong mình một tương lai trở thành thành phố du lịch của tỉnh Đắk Nông. Xưa kia chỉ là nơi dừng chân nghỉ giữa đường của những chuyến xe Sài Gòn đi Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum… nhưng nay thị xã Gia Nghĩa, với khí hậu lý tưởng, lượng mưa ít, nhiệt độ trung bình ổn định, vị thế đẹp hứa hẹn trở thành Đà Lạt thứ 2, nhưng sẽ mang dấu ấn của người Việt, thay vì người Pháp.
Khi tới thị xã Gia Nghĩa, nơi nổi tiếng với nhiều con thác hung vỹ, chúng tôi chọn Liêng Nung là điểm đến cho mình. Thác Liêng Nung (hay còn gọi là thác Diệu Thanh) thuộc buôn N’Jriêng, nằm ngay bên QL28 hướng đi Lâm Đồng, chỉ cách thị xã Gia Nghĩa 8km. Rời xa những con đường uốn lượn, khu phố đông đúc trong thị xã chúng tôi đến với buôn N’Jriêng, buôn làng với hầu hết là đồng bào M’Nông sinh sống.
Thác Liêng Nung có cấu tạo rất đặc biệt, vách đá cao 30 m trên một cái hang lớn, nhô ra nơi dòng nước đổ xuống suối Đăk Nia bên dưới. Trần hang là những khối đá lục giác xếp liền kề nhau như một tổ ong đặc khổng lồ. Trong hang thảm thực vật sống động, bắt mắt nhưng rất khó tiếp cận những ngày này do đá rất trơn.
Tiến gần hơn về phía chân thác, nơi dòng nước mạnh mẽ đang đổ xuống, thậm chí không thể nhìn rõ vì bụi nước làm mờ mắt, nhưng chúng ta vẫn cảm nhận được sự kỳ diệu của thiên nhiên.
Càng đi qua con đường nhựa, rồi đến những bậc thang càng dẫn ra xa phía thác bạn sẽ hiểu rằng con đường đang dẫn mình xuống thấp hơn. Và rồi ở khúc quanh cuối con đường nhựa, băng qua đoạn đường đất, bạn sẽ nghe tiếng thác đổ, âm thanh ấy lớn dần, dữ dội làm cho niềm phấn khích như được dâng trào cao hơn, bước nhanh hơn để đến được với ngọn thác tuyệt đẹp này.
Tuyệt cảnh Liêng Nung hiện ra sau những lùm cây, đầy choáng ngợp. Những hạt bụi nước li ti theo luồng không khí mà dòng thác tạo ra bay xa cả vài chục mét, cao tít lên ngang ngọn của những cây cao, ,át rượi. Những tia nắng rọi lên đám bụi nước ấy và cầu vồng xuất hiện. Một không gian đầy bụi nước, ướt nhẹp, những cây cỏ nhỏ cạnh chân thác bị hơi nước thổi dạt xuống. Cả núi rừng dường như nghiêng mình trước Liêng Nung, không còn một âm thanh nào khác, chỉ còn một màn độc tấu đầy kiêu hãnh, mạnh mẽ vọng vang.
Xung quanh khu vực nơi đây còn có các buôn làng dân tộc M’nông và Mạ sinh sống với truyền thống văn hóa, phong tục tập quán đa dạng và phong phú, phù hợp cho việc tổ chức thực hiện các tour du lịch sinh thái, tìm hiểu bản sắc văn hóa cộng đồng, đồng bào thiểu số bản địa.
Tham quan thác Liêng Nung vào ngày lễ hội, du khách sẽ được mời tham gia cùng với dân làng và nghe già làng kể câu chuyện cổ thú vị của người M’Nông về nguồn gốc của thác Liêng Nung…
Liêng Nung vẫn còn rất hoang sơ, ít người lui tới. Có lẽ nơi này sẽ giữ được vẻ hoang sơ ấy cho tới ngày thị xã Gia Nghĩa vươn dậy trong hình hài thành phố du lịch. Và đồng bào M’Nông ở buôn N’Jriêng vẫn giữ cho mình một Liêng Nung hoang sơ, vắng vẻ, đầy tự hào. Còn du khách như chúng tôi khi lui tới đây vẫn vô tình bắt gặp phía xa xa, giữa rừng núi kia có một dải lụa trắng ai đó bỏ quên, chứ không phải những tấm biển chỉ dẫn du lịch, những hàng quán xôn xao…
Thác Đray Sáp hay còn gọi là Thác Draysap là một thác nước trên dòng sông Serepôk. Thác Đray Sáp còn có tên gọi nữa là thác Chồng; cách đó không xa là thác Đray Nur (hay thác Vợ) thuộc địa phận tỉnh Đăk Lăk. Thác Đray Sáp thuộc xã Nam Hà, huyện Krông K'Nô, tỉnh Đăk Nông, và cách thành phố Buôn Ma Thuột chừng 30 km về hướng Nam.
Theo tiếng Êđê, Dray Sap có nghĩa là "thác khói" (dray: thác, sap: Khói), bởi lẽ dòng nước từ trên cao đổ xuống thung lũng tạo thành một khối lớn bụi nước bay là như màu sương khói.
Truyền thuyết kể rằng, xưa kia ở Đăk Lăk, dòng sông Sê-rê-pôk chỉ mới là một dòng nước bình thường, chảy quanh thôn làng. Và rồi, ở nơi hai bên bờ sông, một đôi nam nữ đã đem lòng yêu thương nhau, nhưng tình yêu của họ không chỉ bị ngăn cách bởi dòng sông, mà còn bị cấm đoán bởi hai gia đình. Quá đau khổ, trong một đêm tĩnh lặng, đôi tình nhân cùng nhau gieo mình xuống dòng nước để mãi mãi bên nhau. Thời khắc ấy, từ đâu gió to sóng lớn nổi lên cơn thịnh nộ, chia tách sông Sê-rê-pôk thành hai nhánh, mà sau này người dân hay gọi là nhánh sông đực và nhánh sông cái. Dòng chảy của nhánh sông đực đã tạo ra thác Dray Sap và dòng chảy của nhánh sông cái chính là hiện thân của thác Dray Nur
Đray Sáp là một hệ thống gồm ba thác ngoạn mục. Dòng sông Sê-rê-pốk từ thượng nguồn đổ xuống tới đây lại chia làm ba tầng. Trước đây du khách thường chỉ đến thác đầu tiên sau khi xuống được các bậc cấp đá. Vào mùa mưa nước đổ dữ dội, bụi nước bắn tung lên lan rộng cả một vùng đến ngàn mét vuông. Ngoài Đray Sáp, còn có hai thác nữa nằm bên kia dòng đổ của thác chính. Khi qua khỏi cầu treo du khách sẽ đến một vùng đất cao thoáng đãng. Đây là một đảo nằm giữa hai dòng thác của hệ thống Đray Sáp. Đó là thác Đray Nu (thác Hầm), cao chừng 12 m, gồm hai dòng nước đổ giữa cảnh quan hùng vĩ và thơ mộng giữa chốn đại ngàn.
Cách thác Đray Nu chừng 100 m là thác lớn, cũng thuộc hệ thống Đrayp Sáp. Thác này cũng có độ cao 12 m nhưng rộng đến 140 m luôn tung bụi nước mịn như sương khói.
Ngày nay, Đray Sáp trở thành điểm tham quan du lịch ở Tây Nguyên. Tất cả các khách du lịch đều thích về Đăk Lăk - Buôn Ma Thuột đều ghé lại đây nghỉ ngơi
Thác Đray Nur hay còn viết là Thác Dray Nur nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột 25 km đi theo quốc lộ 14, qua thủy điện Buôn Kuốp gần 3 km và đây là một ngọn thác hùng vĩ mà thiên nhiên đã ban tặng cho Đăk Lăk. Thác Đray Nur là thác trung nguồn nằm trong hệ thống 3 thác: Gia Long - Đray Nur - Dray Sáp của sông Serepôk, tỉnh Đăk Nông. Đray Nur nghĩa là thác cái. Vì thế thác còn có tên thông tục là thác Vợ, thác này cũng được gọi Đray Nur thượng như thác Gia Long phần Đray Nur hạ nằm ở tỉnh Đắk Nông. Thác có chiều dài trên 250m, chiều cao trên 30m, trải rộng khoảng 150m, nối liền địa bàn hai tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông. Bọt tung trắng xóa, hơi nước ngập tràn khiến quang cảnh xung quanh thác nên thơ. Ngoài ra thác còn đặc biệt bởi vì phía sau làn nước đổ xuống có một hang động lớn vì thế người ta có thể đi vào phía trong của dòng nước đổ xuống từ bên này sang bên kia mà không bị ướt áo. Nhưng hấp dẫn nhất không phải là việc chiêm ngưỡng thác mà là khám phá, tìm kiếm cảm giác mạnh trong hang động gần 3.000m2 phía sau thác.Nhìn màn nước mạnh mẽ, ào ạt đỗ từ trên cao xuống, không ít người rùng mình. Nhưng đối với những người yêu cảm giác mạnh, có thể trải qua cảm giác phiêu lưu khi lao thẳng người qua màn nước, cảm nhận cái rát của nước khi dội vào đầu, vào vai. Cảm giác từ một nơi tràn ngập ánh sáng, chìm trong bóng tối của hang động. Độ an toàn của việc lao vào màn nước được đảm bảo khá cao với những chiếc áo phao cho du khách mặc vào người và những tay bơi chuyên nghiệp được bố trí gần đó. Chuyện kể rằng, ngày xưa có một đôi trai gái của hai bản khác nhau yêu nhau tha thiết nhưng do hai bản có xung đột với nhau nên tìm đủ mọi cách ngăn cấm. Không nhận được sự cảm thông của dân làng, không thể hòa giải xung đột giữa hai bản, vào một đêm trăng, cả hai đã nhảy xuống sông để trọn đời bên nhau. Tức giận vì sự ích kỷ của dân làng dẫn đến quyết định sai lầm của đôi trẻ, trời nổi cơn giông bão, nước cuồn cuộn dâng cao, chia sông thành hai nhánh, ngăn cách đường đi của 2 dòng tộc. Và tạo thành hai ngọn thác kì vĩ là Đray Nur và Dray Sáp. Trong lòng hang là điểm tham quan thú vị nhất ở thác Dray Nur. Hệ thống hang động ở đây rộng hơn 3.000 m2, từ trong lòng thác nhìn ra cả một màn nước trắng xoá. Trong hang còn có những tảng đá đủ mọi hình thù lấp loáng sau ánh sáng mờ ảo, làm cho cảnh nước non thêm lung linh. Một lần tới Tây Nguyên, đến thác Dray Nur không chỉ để biết mảnh đất này nổi tiếng có hương vị cà phê nồng say, mà ẩn dấu sau tên gọi của mỗi dòng thác, cánh rừng còn là những huyền thoại về tình yêu, về mảnh đất, con người Tây Nguyên mến khách và giàu truyền thống văn hoá.
t khuyên bạn nên lên google tìm kiếm, vào mấy bài giới thiệu nhà ngục này do mấy công ti du lịch viết ra mà kiếm ý. Chứ bây giờ bạn có lên đây hỏi thì chỉ có 0,1 % người chịu tự nghĩ ý với làm văn cho bạn à :>
khuyên chân thành đấy :>>
Từ Buôn Đôn có ý nghĩa là làng Đảo theo vì nó được lập bên cạnh con sông Sêrêpốk. Ở giữa sông có nhiều đảo nổi giữa dòng trông như một “Vịnh Hạ Long thu nhỏ” giữa núi rừng Tây Nguyên. Phía bên kia sông là rừng đại ngàn Yok Đôn đầy kỳ bí và hoang sơ. Buôn Ðôn có nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác cả hai loại du lịch: du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Nơi đây có Vườn quốc gia Yok Ðôn rộng hơn 100 ngàn ha là bảo tàng phong phú về động thực vật tự nhiên. Buôn Đôn là nơi chung sống của rất nhiều sắc tộc: Ê Ðê, M’nông, Gia rai, Lào, Thái…Đây cũng chính là nơi có nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Buôn Đôn hiện nay đã trở thành một trong những địa điểm du lịch Đăk Lăk nổi tiếng trong nước và quốc tế.
Thác Thủy Tiên (hay còn gọi là Thác Ba Tầng) là một thác nước ở Đắk Lắk, thác nằm ở xã Ea Puk, huyện Krông Năng.
Đây là một thắng cảnh đẹp, hoang sơ giữa núi rừng với vô vàn những tảng đá nằm gối chồng lên nhau và những rễ cây rừng đan kín trông rất lạ mắt. Do có 3 tầng nước đổ nên còn gọi là thác Ba Tầng. Tầng thứ nhất hẹp, có độ dốc nhỏ với những bậc lên xuống dễ dàng. Tầng thứ hai trải rộng với nhiều bậc đá, và có những mặt hồ nước cạn có thể tắm được. Tầng thứ ba nước từ trên cao đổ xuống một mặt hồ rộng và sâu, tung bọt trắng xóa rồi trở về lại với dòng chảy hiền hòa, uốn lượn giữa đại ngàn xanh thẳm.
Thác Thủy Tiên không chỉ đẹp về hình thể mà còn đẹp với huyền thoại về nàng H’Năng.
Chuyện xưa kể rằng, có một lần ở vùng đất này, tai họa đã ập đến với buôn làng. Không hiểu vì sao Giàng giận dữ làm nắng mãi khiến sông hồ cạn kiệt. Chồng nàng H'Năng đã cùng các trai tráng trong buôn phải đi thật xa để tìm vùng đất mới nhưng đã qua mấy mùa trăng mà chẳng thấy trở về. Nàng H' Năng chờ mãi, chờ mãi mỏi mòn trong nỗi nhớ thương chồng và cả sự xót xa vì cảnh lũ làng chết dần, chết mòn vì đói khát, bệnh tật. Nàng quyết định lên đường tìm chồng, tìm vùng đất mới. Nàng đi mãi, tìm mãi, cuối cùng quỵ ngã xuống giữa một lòng suối cạn. Giàng thương xót, cho làm mưa xối xả, các con sông, dòng suối chẳng mấy chốc lại đầy nước, sự sống lại lan tràn nhưng nàng H' Năng thì không sống lại được nữa, tóc nàng trải dài theo con suối nhỏ và trở thành ngọn thác đẹp và duyên dáng như tấm lòng người con gái Ê Đê dịu hiền, chung thuỷ, nàng đã chết để dân làng được sống. Tưởng nhớ nàng, lũ làng đã lấy tên nàng đặt cho tên của dòng sông chảy qua vùng đất này và còn nhắc mãi về huyền thoại một người con gái...
So với các thác nước khác của Đắk Lắk như thác Gia Long, thác Krông Kmar... thác Thủy Tiên ít được mọi người biết đến do không thuận tiện về đường đi lại, tuy nhiên với vẻ đẹp của mình và sau khi quốc lộ đi Phú Yên ngang qua đây được nâng cấp, thác sẽ được nhiều người biết đến hơn và tìm đến để chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng mà hữu tình của mình. Công nhận thác Thủy Tiên là di tích cấp quốc gia
Khu vực này còn lưu truyền nhiều truyền thuyết của người Ê Đê, như truyền thuyết nàng H’Năng, truyền thuyết chàng Dăm Ji...
Đây là di tích quốc gia thứ 11 của tỉnh Đắc Lắc.
Thác Thủy Tiên hiện là một trong những danh thắng đẹp nhất của tỉnh Đắc Lắc, ngoài ra nơi đây còn chứa đựng những giá trị to lớn về mặt tài nguyên sinh thái, bởi xung quanh thác là khu rừng nguyên sinh Ea Púk nằm kề với khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô.
Đáp án là :
Quãng đường từ Đắk Lắk đến Đắk Nông dài :
150 km .