K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Ở Sài Gòn, mấy chục năm nay, người ta quen với hàng trăm, hàng ngàn bình trà miễn phí trên khắp nẻo đường của thành phố. Bạn tưởng tượng, giữa những con đường hun hút, nắng rát mặt, người xe ôm hay chị ve chai bắt gặp một bình trà miễn phí, chỉ một ngụm đủ tiếp sức cho đoạn đường tiếp theo trong hành trình mưu sinh. Nếu sống chừng...
Đọc tiếp
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Ở Sài Gòn, mấy chục năm nay, người ta quen với hàng trăm, hàng ngàn bình trà miễn phí trên khắp nẻo đường của thành phố. Bạn tưởng tượng, giữa những con đường hun hút, nắng rát mặt, người xe ôm hay chị ve chai bắt gặp một bình trà miễn phí, chỉ một ngụm đủ tiếp sức cho đoạn đường tiếp theo trong hành trình mưu sinh. Nếu sống chừng vài năm ở thành phố này, bạn sẽ cảm thấy những bĩnh bình trà miễn phí trên các nẻo đường là rất bình thường, nó như là một điều mặc nhiên mà người dân làm cho nhau. Thậm chí, một số cơ quan công quyền cũng tham gia đóng góp các máy uống nước, các bình trà miễn phí, coi đó như là nét đẹp tự nhiên của người dân Sài Gòn. Mấy năm gần đây, những quán cơm 2000 đồng phát triển rộng khắp, là tín hiệu tốt lành cho truyền thống lá lành đùm lá rách. Cơm 2000 đồng và trà đá miễn phí không làm người nghèo khá hơn, nhưng giúp họ đi qua giai đoạn khó khăn của cuộc đời, cho họ thấy tình người vẫn còn quanh họ. Không chỉ người dân ý thức được việc làm thiện nguyện mà ngay cả lãnh đạo thành phố cũng là những ngưởi tiên phong trong việc xây dựng thương hiệu Thành phố Hồ Chí Minh – thành phố nghĩa tình, là nơi đầu tiên khởi phát phong trào xây nhà tình nghĩa, tình thương mà sau này lam rộng ra cả nước.
(Tuệ Hoan) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn in đậm. Câu 3. Theo tác giả bài viết, “Thành phố Hồ Chí Minh – thành phố nghĩa tình” được tạo nên từ những việc làm gì? Câu 4. Nêu ý kiến của em về tác dụng của những nghĩa cử đã được đề cập trong văn bản trên.
0
Ở Sài Gòn, mấy chục năm nay, người ta quen với hàng trăm, hàng ngàn bình trà miễn phí trên khắp nẻo đường của thành phố. Bạn tưởng tượng, giữa những con đường hun hút, nắng rát mặt, người xe ôm hay chị ve chai bắt gặp một bình trà miễn phí, chỉ một ngụm đủ tiếp sức cho đoạn đường tiếp theo trong hành trình mưu sinh. Nếu sống chừng vài năm ở thành phố này, bạn sẽ cảm thấy...
Đọc tiếp

Ở Sài Gòn, mấy chục năm nay, người ta quen với hàng trăm, hàng ngàn bình trà miễn phí trên khắp nẻo đường của thành phố. Bạn tưởng tượng, giữa những con đường hun hút, nắng rát mặt, người xe ôm hay chị ve chai bắt gặp một bình trà miễn phí, chỉ một ngụm đủ tiếp sức cho đoạn đường tiếp theo trong hành trình mưu sinh. Nếu sống chừng vài năm ở thành phố này, bạn sẽ cảm thấy những bình trà miễn phí trên các nẻo đường là rất bình thường, nó như một điều mặc nhiên mà người dân làm cho nhau. Thậm chí, một số cơ quan công quyền cũng tham gia đóng các máy uống nước, các bình trà miễn phí, coi đó như là nét đẹp tự nhiên của người dân Sài Gòn. Mấy năm gần đây, những quán cơm 2000 đồng phát triển rộng khắp, là tín hiệu tốt lành cho truyền thống lá lành đùm lá rách. Cơm 2000 đồng và trà đá miễn phí không làm người nghèo khá hơn, nhưng giúp họ đi qua giai đoạn khó khan của đời người, cho họ thấy tình người vẫn còn quanh. Không chỉ người dân ý thức được việc làm thiện nguyện, mà ngay cả lãnh đạo thành phố cũng là những người tiên phong trong việc xây dựng thương hiệu Thành phố Hồ Chí Minh- thành phố nghĩa tình, là nơi đầu tiên khởi phát phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương mà sau này lan rộng ra cả nước. ​​​​​​​​​​(Tuệ Hoa) a. Nêu nội dung của đoạn trích trên. b. Theo tác giả bài viết, thương hiệu “Thành phố Hồ Chí Minh- thành phố nghĩa tình” được tạo nên từ những việc làm gì? c. Xác định biện pháp tu từ và phân tích tác dụng/ d. Nêu ý kiến của bản thân về tác dụng của những nghĩa cử đã đề cập trong văn bản trên. (viết đoạn văn 3-5 dòng)

0
“Ở Sài Gòn mấy chục năm nay, người ta quen với hàng trăm, hàng nghìn bình trà miễn phí trên khắp nẻo đường của thành phố. Bạn tưởng tượng, giữa những con đường hun hút, nắng rát mặt, người xe ôm hay chị ve chai, bắt gặp một bình trà đá miễn phí, chỉ một ngụm đủ tiếp sức cho đoạn đường tiếp theo trong hành trình mưu sinh. Nếu sống chừng vài năm ở thành phố này, bạn sẽ cảm...
Đọc tiếp

“Ở Sài Gòn mấy chục năm nay, người ta quen với hàng trăm, hàng nghìn bình trà miễn phí trên khắp nẻo đường của thành phố. Bạn tưởng tượng, giữa những con đường hun hút, nắng rát mặt, người xe ôm hay chị ve chai, bắt gặp một bình trà đá miễn phí, chỉ một ngụm đủ tiếp sức cho đoạn đường tiếp theo trong hành trình mưu sinh. Nếu sống chừng vài năm ở thành phố này, bạn sẽ cảm thấy những bình trà đá miễn phí trên các nẻo đường là rất bình thường, nó như là một điều mặc nhiên mà người dân làm cho nhau. Thậm chí một số cơ quan công quyền cũng tham gia đóng góp các máy uống nước, các bình trà đá miễn phí, coi đó như là nét đẹp tự nhiên của người Sài Gòn. Mấy năm gần đây, những quán cơm 2000 đồng phát triển rộng khắp, là tín đồ tốt lành cho truyền thống lá lành đùm lá rách. Cơm 2000 đồng và trà đá miễn phí không làm người nghèo khá hơn nhưng giúp họ đi qua giai đoạn khó khăn của đời người, cho họ thấy tình người vẫn còn quanh”. (Theo Tuệ Hoan) a. Cho biết nội dung của đoạn văn trên? (0.5 điểm) b. Tìm 4 từ thuộc trường từ vựng “thành phố”? (1.0 điểm) c. Em có nhận xét gì về những nghĩa cử đã được đề cập trong đoạn trích trên? Trình bày ý kiến đó bằng một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu). (1.5 điểm)

2
1 tháng 12 2021

giúp em với ạ

 

1 tháng 12 2021

a, Đoạn văn nói về những bình trà miễn phí và những bữa cơm 2000 đồng

b, TTV thành phố: nẻo đường, cơ quan, người dân, người nghèo

c, 

Em tham khảo:

Ông cha ta đã có những tục ngữ gửi gắm bài học giá trị sâu sắc, một trong số đó là “Lá lành đùm lá rách”. Mượn hình ảnh tả thực từ những chiếc lá được dùng trong cuộc sống để gói bánh hoặc gói đồ ăn… Chúng rất dễ rách nên cần dùng nhiều lớp lá bọc lại. Lớp lá lành bọc ngoài lớp lá rách để không giữ cho đồ ở bên trong nguyên vẹn. Qua đó, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người cần phải biết chia sẻ, giúp đỡ nhau. Một lời khuyên đúng đắn. Và sự giúp đỡ này không hề có tính toán thiệt hơn hay vụ lợi cho bản thân. Mà điều đó xuất phát từ chính tấm lòng thương người như thể thương thân sâu thẳm bên trong của con người. Câu tục ngữ trên đã đem đến cho mỗi người một lời khuyên thật sâu sắc.

Câu 1: (4.0 điểm)Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi nêu ở bên dưới:“Ở Sài Gòn mấy chục năm nay, người ta quen với hàng trăm, hàng nghìn bình tràmiễn phí trên khắp nẻo đường của thành phố. Bạn tưởng tượng, giữa những con đườnghun hút, nắng rát mặt, người xe ôm hay chị ve chai, bắt gặp một bình trà đá miễn phí, chỉmột ngụm đủ tiếp sức cho đoạn đường tiếp theo trong hành trình mưu sinh....
Đọc tiếp

Câu 1: (4.0 điểm)Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi nêu ở bên dưới:
“Ở Sài Gòn mấy chục năm nay, người ta quen với hàng trăm, hàng nghìn bình trà
miễn phí trên khắp nẻo đường của thành phố. Bạn tưởng tượng, giữa những con đường
hun hút, nắng rát mặt, người xe ôm hay chị ve chai, bắt gặp một bình trà đá miễn phí, chỉ
một ngụm đủ tiếp sức cho đoạn đường tiếp theo trong hành trình mưu sinh. Nếu sống
chừng vài năm ở thành phố này, bạn sẽ cảm thấy những bình trà đá miễn phí trên các nẻo
đường là rất bình thường, nó như là một điều mặc nhiên mà người dân làm cho nhau.
Thậm chí một số cơ quan công quyền cũng tham gia đóng góp các máy uống nước, các
bình trà đá miễn phí, coi đó như là nét đẹp tự nhiên của người Sài Gòn. Mấy năm gần
đây, những quán cơm 2000 đồng phát triển rộng khắp, là tín đồ tốt lành cho truyền thống
lá lành đùm lá rách. Cơm 2000 đồng và trà đá miễn phí không làm người nghèo khá hơn
nhưng giúp họ đi qua giai đoạn khó khăn của đời người, cho họ thấy tình người vẫn còn
quanh”.
(Theo Tuệ Hoan)
a. Cho biết nội dung của đoạn văn trên? (1.0 điểm)
b. Tìm 4 từ thuộc trường từ vựng “thành phố”? (1.0 điểm)
c. Em có nhận xét gì về những nghĩa cử đã được đề cập trong đoạn trích trên? Trình
bày ý kiến đó bằng một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu). (2 điểm

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: "Sài Gòn vẫn trẻ, Tôi thì đương giả, Ba trăm năm so với năm ngàn năm tuổi của Đất nước thì cái đô thị này còn xuân chán. Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trân trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này..."Câu 1: a. Em hãy cho biết nội dung chính của đoạn trích...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 
"Sài Gòn vẫn trẻ, Tôi thì đương giả, Ba trăm năm so với năm ngàn năm tuổi của Đất nước thì cái đô thị này còn xuân chán. Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trân trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này..."

Câu 1: 

a. Em hãy cho biết nội dung chính của đoạn trích trên?

b. Là 1 học sinh em sẽ làm gì để cho thành phố nơi em đang sống ngày càng văn minh, hiện đại.

Câu 2:

a. Xác định các quan hệ từ trong câu văn: "Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trân trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này."

b. Đặt câu với 1 trong số các quan hệ từ em vừa tìm được.

 

0
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: “Ở các nước Âu – Mỹ, lấy ví dụ ở Pháp hiện nay, trung bình một người dân Pháp đọc tới 20 cuốn sách/năm, đối với người dân sống ở thành phố, tầng lớp tri thức, con số đó lên tới 30-50 cuốn/ năm (Nguyễn Hương, bài “Người Việt ít đọc sách: Cần những chính sách để thay đổi toàn diện”). Ở Nhật, như đã nói ở trên, ngay từ thời Cải cách...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

 

“Ở các nước Âu – Mỹ, lấy ví dụ ở Pháp hiện nay, trung bình một người dân Pháp đọc tới 20 cuốn sách/năm, đối với người dân sống ở thành phố, tầng lớp tri thức, con số đó lên tới 30-50 cuốn/ năm (Nguyễn Hương, bài “Người Việt ít đọc sách: Cần những chính sách để thay đổi toàn diện”). Ở Nhật, như đã nói ở trên, ngay từ thời Cải cách Minh Trị, chỉ với 30 triệu dân mà tiêu thụ tới hàng trăm ngàn cuốn sách dạng tinh hoa, “khó nhằn”. Ở một quốc gia gần hơn trong cộng đồng ASEAN, đó là Malaysia, số lượng sách được đọc trên đầu người là 10-20 cuốn/người/năm (2012, số liệu từ ông Trần Trọng Thành, công ty sách điện tử Aleeza). Và ở Việt Nam, theo con số do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công bố ngày 12/04/2013 ngay trước thềm sự kiện “Ngày hội Sách và Văn hóa Đọc”, số lượng sách một người Việt đọc trong một năm là… 0,8 cuốn, nghĩa là người Việt Nam đọc chưa đầy một cuốn sách trong một năm.

 

Có sự tương quan rõ ràng giữa văn hóa đọc và sự phát triển của một quốc gia. Với những con số ở trên, dễ hiểu vì sao nước Pháp lại có một nền kinh tế, văn hóa và nghệ thuật rạng rỡ như vậy. Và nước Nhật có thể đứng dậy thần kỳ sau Thế chiến 2 cũng như vươn lên quật khởi sau bao thiên tai liên miên, hiện đang là nền kinh tế đứng thứ hai thế giới với nền khoa học-công nghệ tiên tiến bậc nhất. Malaysia đang là ngôi sao mới ở khu vực ASEAN với những chính sách đổi mới và mở cửa đột phá gần đây. Và người Do Thái với câu chuyện ở đầu bài, “Một dân tộc 13 triệu dân nhưng sinh ra gần 40% chủ nhân của các giải Nobel; 1/3 trên tống số các nhà triệu phú đang sống và làm việc tại Mỹ là người Do Thái; 20% giáo sư tại các trường đại học hàng đầu hiện nay; 3 nhân vật sau Công nguyên cho đến hiện tại có tác động lớn nhất đến lịch sử nhân loại là Chúa Jesus, Karl Marx và Alber Einstein…là người Do Thái.

 

Mỗi người Việt chưa đọc nổi một cuốn sách/năm, ai có thể khẳng định không liên quan đến tình trạng suy thoái toàn diện từ kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội cũng như nhân cách con người hiện nay ở Việt Nam?

 

( Ngẫm về “ tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái theo Báo mới)

 

a, Văn bản trên thuộc phong cách chức năng ngôn ngữ nào?

 

b, Nêu các ý chính của văn bản? Nhận xét về cách lập luận của tác giả?

 

c, Những số liệu mà tác giả đưa ra trong văn bản cho anh/chị hiểu thêm điều gì về hiện trạng mà văn bản đề cập tới?

 

d, Văn bản trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa văn hóa đọc với lối sống và nhận thức của giới trẻ hiện nay?

1
11 tháng 3 2022

a,

Phong cách chức năng ngôn ngữ báo chí.

b, 

Các ý chính của văn bản: 

- Tỉ lệ đọc sách trên một năm của người dân các nước Âu - Mỹ và một số nước khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

- Mối tương quan giữa văn hóa đọc và sự phát triển của một quốc gia.

- Suy ngẫm về thực trạng đọc sách của người Việt Nam trong tương quan với sự phát triển về mọi mặt của đất nước.

c, 

Nhận xét về cách lập luận của tác giả:

- Hệ thống lập luận chặt chẽ, xác đáng, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng chân thực, cụ thể. 

- Tác giả sử dụng thao tác lập luận so sánh để người đọc thấy rõ sự khác biệt về văn hóa đọc giữa các nước trên thế giới: Trong khi các nước đều có thể sử dụng những thành tựu công nghệ cao để tích lũy kiến thức thì ở các nước phát triển, người dân vẫn giữ gìn văn hóa đọc, đọc thường xuyên và hiệu quả; ngược lại người Việt Nam ta rất lười đọc sách.

d, 

Việc sử dụng số liệu giúp:

- Có cái nhìn chính xác, chân thực về thực trạng văn hóa đọc giữa các quốc gia. Việc "người Việt chưa đọc nổi một cuốn sách/ năm" cho thấy văn hóa đọc của nước ta ở mức rất thấp. Đó là một điều đáng buồn, đáng suy ngẫm bởi văn hóa đọc có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển đất nước. Điều đó đi ngược với xu thế phát triển của đất nước.

- Từ đó, tác giả muốn thức tỉnh mỗi con người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước về việc hình thành thói quen đọc sách. 

e, em tham khảo những ý này nha:

Những suy nghĩ được gợi lên từ mối quan hệ giữa văn hóa đọc và lối sống nhận thức, thái độ của giới trẻ là:

- Văn hóa đọc được hiểu là đọc sách một cách có văn hóa. Nghĩa là phải biết chọn lựa sách để đọc, đọc đúng cách để có hiệu quả, từ đó vận dụng vào cuộc sống. Để việc đọc sách trở thành một nét đẹp văn hóa cần hình thành thói quen đọc sách, sở thích và kĩ năng đọc sách ở mỗi cá nhân và trong cả cộng đồng. 

- Hiện nay, văn hóa nghe - nhìn ngày càng thu hút giới trẻ, trong khi đó văn hóa đọc ở họ lại ngày càng trở nên yếu kém. Giới trẻ thường ít đọc sách, phần lớn đọc do đòi hỏi bắt buộc của công việc, học tập chứ không tự nguyện, ham thích.

- Sách và việc đọc sách có vai trò to lớn trong việc mở mang kiến thức, kĩ năng và bồi dưỡng tâm hồn, hoàn thiện nhân cách con người. Tuy nhiên, đa số bạn trẻ hiện nay không nhận thức được điều đó hoặc có nhưng cố tình phớt lờ, trong khi họ - những chủ nhân tương lai của đất nước rất cần học hỏi, trau dồi cả đức và tài. Hậu quả là họ rỗng nhiều kiến thức, kĩ  năng thiếu và yếu, nhận thức sai lệch, không làm được việc,... Đó là một thực trạng đáng buồn, đáng báo động.

-  Tuy nhiên, vẫn có không ít bạn trẻ yêu thích đọc sách và đang nỗ lực tuyên truyền, cho văn hóa đọc. Đặc biệt, từ năm 2013, ngày 21/4 hằng năm đã trở thành ngày hội Sách và văn hóa đọc. Đó là một nỗ lực to lớn để xây dựng văn hóa đọc trong cộng đồng.

- Bài học:

+ Cần nâng niu, trân trọng sách, hình thành thói quen đọc sách, sở thích đọc sách, tránh sa vào các hình thức giải trí vô bổ, độc hại khác.+ Thông minh khi lựa chọn sách, lựa chọn cách đọc và vấn dụng vào thực tế cuộc sống. 

4 tháng 4 2020

Mình cần gấp lắm ạ 😓😓😓

4 tháng 4 2020

" trên đất này, không có người Bắc, không có người Trung, người Nam, người Hoa, người Khơ-me... chỉ toàn là người Sài Gòn cả. Sống lâu, sống quen một thời gian dài Sài Gòn, rồi cứ ngỡ là mình đã sinh ra ở đây vô hình trung đã thừa nhận nơi đây là quê quán của mình. Sài Gòn bao giờ cũng dang hai cánh tay mở rộngđón nhiều người từ trăm nẻo đất nước kéo đến. Nếu siêng năng, chịu khó thì bạn sẽ được đãi ngộ thân tình như hàng triệu người khác."

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :Một nhà hiền triết đưa học trò đi ngao du khắp thế gian. Họ tìm gặp, trò chuyện, học hỏi hầu hết những bậc thầy nổi tiếng ở nhiều đất nước. Sau 10 năm, nhà hiền triết cùng học trò trở về quê hương. Trước khỉ vào thành, nhà hiền triết nói với học trò của mình: “Mười năm ngao du, các con đều đã trở thành kẻ sĩ học rộng hiểu...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :

Một nhà hiền triết đưa học trò đi ngao du khắp thế gian. Họ tìm gặp, trò chuyện, học hỏi hầu hết những bậc thầy nổi tiếng ở nhiều đất nước. Sau 10 năm, nhà hiền triết cùng học trò trở về quê hương. Trước khỉ vào thành, nhà hiền triết nói với học trò của mình: “Mười năm ngao du, các con đều đã trở thành kẻ sĩ học rộng hiểu nhiều. Giờ đây, ta sẽ giảng cho các con một bài học cuối cùng”.

Các học trò kéo đến ngồi quanh nhà hiền triết. Ông hỏi: “Hiện chúng ta đang ngồi ở đâu?”. Họ đồng thanh trả lời rằng đang ngồi trên bãi cỏ hoang ở bên nạoài thành. Nhà hiền triết lại hỏi: “Trên bãi cỏ hoang này có những cây gì?”. Học trò đồng thanh đáp: “Trên bãi hoang mọc toàn cỏ dại ạ!”.

Nhà hiền triết nói: “Đúng! Trên bãi cỏ hoang này mọc toàn cỏ dại. Bây giờ ta muốn biết bằng cách gì để trừ hết thứ cỏ dại này?”. Các học trò nhìn nhau hết sức  ngạc nhiên, vì không ngờ nhà hiền triết xưa nay vốn chỉ đi sâu nghiên cứu những điều huyền bí của cuộc sống, mà trong bài học sau cùng này lại hỏi họ một vấn đề giản đơn như thế.

Một người lên tiếng trước: “Dạ thưa thầy, chỉ cần có một cái cuốc là xong hết ạ!”.

Nhà hiền triết khe khẽ gật đầu.

Một người học trò khác như phát hiện ra điều gì mới, nói tiếp: “Dạ thưa thầy, đốt lửa để diệt cỏ cũng là một cách rất hay ạ!”.

Nhà hiền triết im lặng mỉm cười, ra hiệu gọi một người khác.

Người học trò thứ ba nói: “Thưa thầy, rắc vôi lên cũng có thể diệt được hết tất cả các giống cỏ đấy ạ!”.

Tiếp ngay sau đó là người học trò thứ tư: “Diệt cỏ phải trừ tận qốc, chỉ cẩn nhổ được rễ lớn là xong  hết!”.

Nghe xong, nhà hiền triết đứng dậy, nói: “Bài học hôm nay đến đây là hết, các con hãy về đi, một năm nữa quay lại đây ta sẽ nói chuyện sau”.

Một năm sau, mọi người quay trở lại thì thấy bãi cỏ dại năm trước đã biến mất, thay vào đó là cánh đồng ngô lúa xanh tươi. Họ lại ngồi quây quần gần ruộng lúa, chờ nhà hiền triết nhưng mãi vẫn không thấy ông tới.

                                                                                                (Sưu tầm)

 viết 1 bài luận trình bày suy nghĩ về vấn đề gợi ra từ câu: "Một năm sau mọi người quay trở lại thì thấy bãi cỏ dại năm trước đã biến mất, thay vào đó là cánh đồng ngô lúa xanh tươi. "

0
15 tháng 3 2022

1, Cậu / la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong.

CN                                               VN

2, La cà : có nghĩa là đi hết chỗ này rồi đến chỗ khác, đi không có mục đích rõ ràng.

       Sài gòn vẫn trẻ . Tôi thì đương già . Ba trăm năm so với 5 ngàn năm tuổi của đất nước thì cái đô thị này còn xuân chán . Sài gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đường bộ nõn nà , trên đà thay da , đổi thịt , miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu , chăm bón , trân trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này .        Tôi yêu Sài Gòn da diết .... Tôi yêu trong nắng sớm , một thứ nắng ngọt ngào, vào...
Đọc tiếp

       Sài gòn vẫn trẻ . Tôi thì đương già . Ba trăm năm so với 5 ngàn năm tuổi của đất nước thì cái đô thị này còn xuân chán . Sài gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đường bộ nõn nà , trên đà thay da , đổi thịt , miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu , chăm bón , trân trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này .
        Tôi yêu Sài Gòn da diết .... Tôi yêu trong nắng sớm , một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương , dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ . Yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã , bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh .a,xác định phương thức biểu đạt chính. Từ xuân mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển, phương thức chuyển nghĩa?
b,Thành phần biệt lập, câu rút gọn
c,chỉ ra liên kết đoạn và liên kết câu
d,chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong đoạn văn

0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“ Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó […]. . Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“ Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó […]. . Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn cha biết được rằng con vô cùng kính yêu cha cũng như khâm phục biết bao nhiêu cái công việc cha đã làm cho hàng vạn con người […] . Khi con nghĩ về hàng ngàn cây số cha đã đạp xe qua, đem theo một túi nặng đầy thư, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, dù trời nắng hay mưa, lòng con tràn ngập niềm tự hào khi tưởng tượng ra niềm vui mà cha đem lại cho những ai đợi chờ tin tức từ những người yêu dấu. Cha đã gắn kết những trái tim lại với nhau như một nhịp cầu vồng.”

( Trích Cha thân yêu nhất của con, theo Những bức thư đoạt giải UPU, Ngữ văn 10 , tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012 tr28 )

Từ văn bản trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 1/2 trang giấy thi ) về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống hôm nay

1
24 tháng 6 2019

- Ở câu này, giam khảo chấm điểm linh hoạt. Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Học sinh trình bày suy nghĩ của mình với thái độ chân thành, nghiêm túc, hợp lí, thuyết phục. Có thể theo định hướng sau :

+ Hiểu và chỉ sau được những biểu hiện của người có tinh thần trách nhiệm ( Tinh thần trách nhiệm là ý thức và nỗ lực hoàn thành tốt chức trách và phận sự của mình với gia đình và xã hội..)

+ Khẳng định tầm quan trọng của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống : là tiêu chí để đánh giá con người, quyết định đến sự thành – bại của cá nhân và sự phát triển bền vững của xã hội...; có thể chỉ ra những hậu quả nghiêm trọng của cuộc sống do một số người làm việc vô trách nhiệm gây ra.

+ Rút ra bài học nhận thức và hành động : nêu cao tinh thần trách nhiệm trong mọi hoàn cảnh, ở mọi nghành nghề, mọi cương vị...