K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2020

Hình như câu hỏi này thiên về văn hơn. Nhưng thôi tham khảo nhé!

Khu di tích Bạch Đằng Giang thuộc địa phận thôn Tràng Kênh, thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, cách trung tâm thành phố Hải Phòng chừng 25 Km về phía Bắc. Khu di tích được bao bọc bởi dãy núi đá Tràng Kênh hùng vĩ, phía trước là con sông Bạch Đằng huyền thoại, sườn phía Nam là dòng sông Giá hiền hòa. Đây vốn là khu di tích được nhân dân phục dựng, trở thành một quần thể các công trình kiến trúc, nghệ thuật tín ngưỡng, tâm linh, với kiến trúc quy mô bề thế, khang trang được xây dựng từ năm 2008 đến năm 2011 trên khu đất đắc địa. Khu di tích cũng đang được nhân dân Hải Phòng lập đề án xây dựng thành công viên Chiến thắng Bạch Đằng - tương lai sẽ trở thành địa điểm tổ chức lễ hội truyền thống kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng lịch sử.

Từ cổng chính, du khách có thể đi xe khoảng 500m vào tới nhà tiếp đón. Ở đây du khách gửi lại xe để đi bộ vào tham quan, hành lễ, có bộ phận trông giữ xe miễn phí cho khách. Mọi người cũng có thể vào nhà đón tiếp nghỉ ngơi, uống nước trước và sau khi tham quan. Trong nhà đón tiếp kê rất nhiều những bộ bàn ghế đóng kiểu tràng kỷ bằng gỗ. Quanh hiên nhà, cách đoạn lại bố trí bình nước lọc để khách tự phục vụ, với lời mời lịch sự viết trên các biển để bên.

Từ nhà đón tiếp đi bộ vào tham quan hết hệ thống di tích với đoạn đường chừng 2Km. Dọc đường đi, chúng tôi được chiêm bái một hệ thống đền thờ, miếu viện, tượng đài thờ tự và vinh danh các bậc tiền nhân, anh hùng dân tộc. Qua nhà trưng bày hiện vật là đền thờ Hoàng đế Lê Đại Hành, người đã đánh thắng quân Tống xâm lược năm 981. Tiếp đó là Trúc Lâm thiền tự, nơi thờ Phật Hoàng Trần Nhân Tông, rồi đền thờ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, người đã chỉ huy đánh thắng quân Nguyên Mông lần thứ 3 năm 1288, cũng bằng thế trận cọc nhọn ngay trên khúc sông này. Tiếp đến là đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Phía cuối gần tiếp giáp bờ sông Bạch Đằng là đền thờ Đức Vương Ngô Quyền, vị Tổ trung hưng, người đã làm nên chiến thắng lịch sử, đánh tan mấy vạn quân Nam Hán năm 938 ngay tại chính nơi đây, đem lại nền độc lập, mở ra kỷ nguyên tự chủ cho đất nước.

Đền thờ Ngô Vương Quyền được khởi công xây dựng ngày 1/6/2011, hoàn thành ngày 11/11/2011, tọa lạc uy nghi, bề thế trên một khuôn viên rộng rãi, thoáng đãng. Bước chân đến trước cổng, chiêm bái ngôi đền, chúng tôi vào đền dâng lễ, thắp hương, lòng trào dâng tâm trạng tự hào và một cảm xúc khó tả. Con cháu họ Ngô hiện luôn trăn trở bởi lý do: từ trước đến nay, thăm viếng các di tích thờ tự Ngô Vương Quyền, trên khắp đất nước chưa thấy chỗ nào có một công trình tầm cỡ, tương xứng với công lao, sự nghiệp của Đức Vua. Thì đây chính là công trình đáp ứng được yêu cầu đó. Chúng tôi cứ thầm hỏi: không biết bao giờ Thủ đô Hà Nội mới xây dựng được một công trình tưởng niệm Đức Vua Ngô Quyền xứng tầm như thế này.

Suốt dọc đường đi từ nhà trưng bày đến đây, tiếng nhạc thiền ru dương, êm dịu phát ra từ những chiếc loa bên đường tạo nên không khí thanh bình, cộng với những làn gió mát dịu mang theo hơi nước từ dười mặt sông, khiến tâm hồn nhẹ nhàng, thư thái.

Phía bờ, nơi nhô lấn ra ngoài sông là tượng đài 3 vị anh hùng dân tộc đã làm nên những chiến thắng lịch sử trên khúc sông này: Đức Vương Ngô Quyền, Đức Hoàng đế Lê Đại Hành và Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Nhìn những bức tượng uy nghi, mắt dõi nhìn thẳng xuống dòng sông như đang chi huy trận đánh. Tượng mang dáng vẻ uy phong, hùng dũng nhưng sắc thái cũng toát lên vẻ độ lượng, khoan hòa. Chúng tôi đã được chiêm ngưỡng tượng đài Ngô Vương Quyền ở một số nơi, nhưng chưa bức tượng nào có thần thái sống động như tượng Ngô Vương ở đây. Cám ơn họa sỹ thiết kế và những người thợ đúc với bàn tay khéo léo đã tạo dựng được những tác phẩm nghệ thuật đẹp, có giá trị cao.

Tham quan bãi cọc giả định dưới chân khu tượng đài, tự nhiên dấy lên cảm xúc tự hào, nhưng lại sực nhớ hôm nay là ngày 17/2. Ngày này cách đây 38 năm, quân xâm lược phương Bắc đã ồ ạt tràn vào nước ta suốt dọc tuyến biên giới, giết hại dân lành, cướp phá tài sản, biết bao chiến sỹ, đồng bào đã ngã xuống trước họng súng tàn ác, man rợ của quân thú, bỗng trong tim lại thấy nhói đau. Điều này nhắc nhở dân ta phải không ngừng nâng cao canh giác.

Vào thăm khu di tích Bạch Đằng Giang, thêm một điều chúng tôi tâm đắc nữa là: công tác quản lý an ninh trật tự, vệ sinh cũng như ý thức của khách đến thăm rất tốt. Có thể chủ quan mà nói rằng, công tác quản lý và phục vụ nơi đây là một trong những hình mẫu để các nơi khác học tập, rút kinh nghiệm. Suốt hành trình tham quan, vãn cảnh, chúng tôi không hề thấy hiện tượng ăn xin, ăn mày, không có cảnh quán hàng, chèo kéo; không thấy ai xả rác, vứt bừa, không hề thấy hiện tượng bạc lẻ cài tay Phật Thánh... Đội ngũ nhân viên vệ sinh làm việc luôn tay, đồ vật, sàn nhà lúc nào cũng được lau chùi sạch sẽ.

Riêng có một điều làm cho mọi người thấy không hài lòng là: nhà máy xi măng ngay sát di tích, thậm chí cả trong khu di tích vẫn đang hoạt động. Nhìn một số ngọn núi xung quanh đang bị khai thác nham nhở làm phá vỡ cảnh quan, môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng không nhỏ đến khu di tích.

Hy vọng Thành phố Hải Phòng, lãnh đạo Công ty xi măng Tràng Kênh và Ban Quản lý Di tích Bạch Đằng Giang nhanh chóng có phương án, sớm di dời nhà máy xi măng đi nơi khác, đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan tổng thể cho khu di tích, nhằm phục vụ tốt nhất nhân dân đến tham quan, chiêm bái.

26 tháng 2 2020

Khu di tích Cổ Loa nằm trên địa phận 3 xã Cổ Loa, Dục Tú và Việt Hùng thuộc huyện Đông Anh (Hà Nội), cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 17km về phía bắc, Khác với các di tích lịch sử khác, Cổ Loa là một quần thể di tích có diện tích trải rộng trên một địa bản rộng lớn, có diện tích bảo tồn gần 500ha. Khu Di tích này được coi là địa chỉ văn hóa đặc biệt của thủ đô và cả nước.

Cổ Loa từng là kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời kỳ An Dương Vương (thế kỷ III TCN) và của nước Đại Việt thời Ngô Quyền (thế kỷ X) mà thành Cổ Loa là một di tích minh chứng còn lại cho đến ngày nay. Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là “tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ”.

Cổ Loa có hàng loạt di chỉ khảo cổ học đã được phát hiện, phản ánh quá trình phát triển liên tục của dân tộc Việt Nam từ sơ khai qua các thời kỳ đồ đồng, đồ đá và đồ sắt mà đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn, vẫn được coi là nền văn minh sông Hồng thời kỳ tiền sử của dân tộc Việt Nam.

Thành Cổ Loa được xây dựng kiểu vòng ốc (nên gọi là Loa thành). Tương truyền có tới 9 vòng, dưới thành ngoài là hào sâu ngập nước thuyền bè đi lại được. Ngày nay ở Cổ Loa còn lại 3 vòng thành đất, dài tổng cộng 16 km: Vòng ngoài (Thành ngoại) chu vi 8km, vòng giữa (Thành trung) hình đa giác có chu vi 6,5km và vòng trong cùng (Thành nội, hình chữ nhật, chu vi 1,6km).

Tương truyền, thành đắp đến đâu, xây luỹ đến đó, cả ba vòng thành đều được bao quanh bằng những con hào. Phía đông thành Trung là Đầm Cả, có năm con ngòi đưa nước vào thành Trung và thành Nội, tạo vòng khép kín, rất thuận lợi cho việc lập căn cứ bộ binh, thuỷ binh linh hoạt. Thân thành ngày nay có chiều cao trung bình 4-5m, có chỗ còn cao tới 12m, chân thành rộng hai, ba chục mét. Vào thời đó, vũ khí chỉ là gươm, giáo và cung tên, quy mô thành Cổ Loa tỏ ra rất kiên cố.

Thành Cổ Loa gắn liền với những truyền thuyết kỳ thú của dân tộc Việt, về việc vua An Dương Vương định đô, xây thành; Về chiếc nỏ thần Kim Quy bắn một phát hạ hàng trăm tên giặc; Về mối tình bi thương và cảm động của Mỵ Châu – Trọng Thủy… Từ bao đời nay, ngôi thành cổ này cùng với những nhân vật lịch sử được huyền thoại hóa đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam.

Khu vực thành Nội có nhiều di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật như khu đền Thượng thờ An Dương Vương, đình Ngự Triều, am thờ Mỵ Châu và chùa Bảo Sơn.

Trong quần thể khu di tích lịch sử Cổ Loa, đền Thượng (đền Thục Phán An Dương Vương) là điểm tham quan đáng chú ý nhất. Đền được xây dựng năm 1687 đời vua Lê Hi Tông, đứng trên một quả đồi xưa có cung thất của vua. Trước cửa đền có đôi rồng đá uốn khúc, tay vuốt râu, được chạm trổ tinh xảo, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê.

Cổ Loa ngày nay không chỉ đã trở thành một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm,mà nó còn là một điểm đến lý tưởng cho các du khách thập phương muốn khám phá những giá trị văn hóa,những hình ảnh quen thuộc của một làng quê Bắc Bộ thanh bình.

Hằng năm vào ngày 6 tháng giêng âm lịch, cư dân Cổ Loa tổ chức một lễ hội trang trọng để tưởng nhớ những người đã có công xây thành, nhất là để ghi ơn An Dương Vương, người khai sinh ra nhà nước phong kiến Âu Lạc.

Chúc bạn học tốt!

24 tháng 11 2021

giúp mình với ạ,mik bí ý tưởng và cần tham khảo. Mình cảm ơn

 

25 tháng 10 2023

Tràng An Ninh Bình là một trong những khu du lịch đẹp nhất của Bắc bộ. Mọi thứ đẹp nhất ở đây được thiên nhiên ban tặng. Từ những dãy núi uốn lượn hùng vỹ, bao quanh là dòng nước trong vắt, ngồi trên thuyền mộc bạn sẽ được khám phá các hang động kỳ bí đến những cánh đồng lúa bên suối đẹp bình dị. Tất cả tạo nên một khung ảnh ảo mộng, đẹp như trong tranh cứ dần dần mở ra trước mắt. 

17 tháng 3 2022

vâng có kiến thức mạng nhưng mình vẫn tự làm nha:

Thưa các bạn đây là Sông Đà của Việt Nam Sông Đà (còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang) là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng. Sông dài 927 km (có tài liệu ghi 983 km), diện tích lưu vực là 52.900 km². Dòng chính bắt nguồn từ núi Vô Lượng, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng tây bắc - đông nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ Đứng bên cạnh dòng Sông Đà ta có thể thấy quang cảnh nơi đây thật đẹp,không khí của trời đất được gắn liền với con sông này.Khi đến nơi đây ta có thể cảm nhận được sự yên bình mà mỗi người tìm kiếm,rất mong các bạn hãy xem đây là nơi du lịch lí tưởng để ghé thăm Sông Đà thường xuyên (thuyết trình trực tiếp)

18 tháng 3 2022

Bạn có thể viết đầy đủ được không

23 tháng 10 2023

Chợ quê luôn là một nét đẹp trong văn hóa của làng quê Việt và nó được hình thành từ lâu đời. Chợ quê thường nằm ở đầu mỗi làng, xã hoặc là nơi giao nhau của các làng, xã. Sở dĩ như vậy bởi là nơi trao đổi hàng hóa của những người trong làng, hoặc trong xã. Cùng với đó, mỗi chợ sẽ có những tên gọi riêng, có thể dựa vào đặc điểm của chợ hay của làng xã mà đặt tên cho nó. Đồng thời, mỗi chợ sẽ có phiên chợ vào một số này nhất định ở trong tháng và những ngày này luôn cố định, không thay đổi theo thời gian.

Chợ quê thường có kết cấu, quang cảnh rất đơn giản, thường là những lều bằng lá tranh, lá cọ và cột làm bằng tre. Ngày nay, có nhiều nơi đã được xây bằng gạch, thành những gian hàng khang trang hơn. Những phiên chợ quê thường bắt đầu từ lúc sáng sớm tinh mơ và kết thúc khi buổi xế chiều. Từ sáng sớm, những người buôn bán đã mang rất nhiều hàng hóa đến chợ và bày biện, mỗi người, mỗi gian hàng có những món hàng hóa khác nhau. Ngay từ cổng chợ, người ta đã nghe thấy âm thanh náo nhiệt, ồn ào, tấp nập kẻ mua người bán, người mời hàng, người trả giá và còn có cả tiếng trò chuyện vui vẻ của những cô những bác đi chợ. Thêm vào đó còn có những em bé theo mẹ đi chợ, vừa đi vừa ngắm nhìn khung cảnh xung quanh. Những phiên chợ quê luôn bày bán rất nhiều những món hàng. Từ đầu chợ đã nghe thấy mùi thơm của những gánh phở, mùi hương của những loại bánh như bánh gạo tẻ, bánh bao, bánh chưng,... Không dừng lại ở đó, chợ còn là nơi bày bán những nhu yếu phẩm thiết yếu hằng ngày cho mọi người như rau củ, thịt, cá, các loại hoa quả, các loại gạo,... Có lẽ những gian hàng này luôn là nơi được nhiều người quan tâm nhất vì vậy lúc nào cũng đông đúc, nhộn nhịp. Thêm vào đó, ở chợ, người ta còn bày bán các loại áo quần, giày dép, mũ nón,... để mọi người có thể ghé lựa chọn và mua. Những phiên chợ quê bao giờ cũng vậy, luôn đầy đủ mọi món đồ và là niềm mong ước của những đứa trẻ.

Những phiên chợ quê đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của con người Việt Nam nói chung và ở những làng quê nói riêng. Nó không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà hơn thế phiên chợ quê là nét đặc trưng, là nét đẹp riêng của làng quê Việt từ ngàn đời nay.

12 tháng 10 2023

(*) Giới thiệu Thánh địa Mỹ Sơn

- Thánh địa Mỹ Sơn tọa lạc trong một thung lũng có đường kính khoảng 2 km, ở làng Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về phía Tây Nam.

- Các đền tháp tại Mỹ Sơn được xây dựng và tu bổ liên tục từ thế kỉ IV – XIII, để thờ thần Shiva (một trong ba vị thần quan trọng nhất của Ấn Độ giáo) và các vị thần - vua của người Chăm-pa. Ban đầu, các ngôi đền ở Mỹ Sơn được làm từ gỗ. Tuy nhiên, do hỏa hoạn nên các ngôi đền bị thiêu trụi. Từ khoảng thế kỉ VII trở đi, các ngôi đền ở Mỹ Sơn được xây dựng bằng vật liệu bền vững như: gạch, đá…

- Từ cuối thế kỉ XIII, do nhiều nguyên nhân, thánh địa Mỹ Sơn bị bỏ hoang. Tới năm 1885, một toán lính Pháp đã tình cờ phát hiện ra sự tồn tại của khu di tích Mỹ Sơn. Từ đó, nhiều đoàn chuyên gia đã tới Mỹ Sơn để khai quật, nghiên cứu. Ở thời điểm đầu thế kỷ XX, tại Mỹ Sơn có hơn 70 đền tháp, tuy nhiên, do thời gian và chiến tranh tàn phá nên hiện nay ở Mỹ Sơn chỉ còn khoảng 20 công trình cùng những mảng tường hoặc các dấu tích của nền móng cũ.

- Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt 9 thế kỷ, các đền tháp nơi đây có nhiều kiểu thức kiến trúc phong phú, song nhìn chung các đền tháp có tư thế vút lên cao biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết của ngọn núi Mêru (ngọn núi thiêng trong Ấn Độ giáo).

- Cấu trúc mỗi ngôi đền tháp ở Mỹ Sơn có 3 bộ phận chính:

+ Đế tháp: tháp tượng trưng cho thế giới trần tục, thường được xây trên nền hình vuông hoặc hình chữ nhật. Xung quanh đế được trang trí các hoa văn: con thú, hình người cầu nguyện…

+ Thân tháp: tượng trưng cho thế giới tâm linh, nơi con người gột rửa bụi trần được thoát tục để có thể tiếp xúc với tổ tiên và hoà nhập với thần linh.

+ Mái tháp: mái tháp tượng trưng cho thần linh, thường có ba tầng càng lên cao càng thu hẹp. Ðỉnh tháp là khối đá nhọn có bốn cạnh, phần dưới trang trí những cánh sen – tượng trưng cho núi Kailasa - nơi cư ngụ của thần Shiva.

- Những công trình kiến trúc ở Mỹ Sơn đã thể hiện đôi bàn tay tài hoa, khối óc tinh tế của cư dân Chăm-pa. Năm 1999, khu di tích Mỹ Sơn được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.

15 tháng 9 2021

Tham khảo:

Chùa Một Cột nằm trong khu di tích chùa Diên Hựu, Thôn Thanh Bảo, Quảng Đức vào thời lý. Đến nay được gọi là Chùa Một Cột thuộc Ba Đình gần Lăng Bác, Hà Nội.

Được khởi công và xây dựng vào 10/1049 âm lịch. Trước kia chùa có rất nhiều tên khác nhau như chùa Mật (tiếng Hán-Nôm) và "Diên Hựu tự", "Liên Hoa Đài". Theo tìm hiểu Ngôi chùa được xây dựng theo một giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028 - 1054). Có một lần vua Lý Thái Tông đã mơ thấy phật quan âm ngồi trên đài sen và dắt mình lên đài. Khi tỉnh dậy, Nhà Vua kể cho bề tôi nghe và được nhà sư Thiền Tuệ gợi ý nên xây dựng ngôi chùa và nhà vua đã dựa theo ý tưởng thiết kế của Thiền Tuệ để xây dựng ngôi chùa.

Ngôi chùa được thiết kế bằng gỗ ở phần dưới là cột đá tượng trưng cho thân sen, còn phía trên là đài sen. Bên trong có tượng phật bà Quan Âm để thờ. Cho đến năm 1105, Vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc của chùa và xây dựng thêm hồ Linh Chiểu. Về sau, chùa chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ như ngày nay. Gồm có đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh chùa là 3m, mái cong cong, dựng trên cột đá cao 4m, đường kính 1,2m có cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tiếp đến là hệ thống đòn bẩy để giữ thăng bằng cho ngôi chùa phía trên. Ngôi chùa được xây dựng vươn lên khỏi mặt nước là một kiến trúc độc đáo. Phía dưới là hồ hình vương bao quanh bởi gạch tráng men màu xanh.

Đến năm 1840 - 1850, ngôi chùa một cột được trùng tu và tôn tạo, lần tiếp theo là vào năm 1920. Vào năm 1955, Đài Liên Hoa được sửa chữa bởi kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng. Năm 1995, ngôi Tam bảo được trùng tu với tổng số tiền lên tới 500 triệu đồng và tiếp theo là trùng tu nhà mẫu năm 1997 hết 200 triệu đồng.

Chùa Một Cột là một trong những danh lam thắng cảnh được bộ văn hóa nước ta xếp hạng di tích lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc vào năm 4/1962. Chùa Một Cột có một ý nghĩa lịch sử và văn hóa vô cùng to lớn. Đây cũng là biểu tượng của người Hà Nội ngàn năm văn hiến. Có một điều mà có thể bạn không để ý đến đó là Chùa Một Cột còn được in đằng sau đồng tiền xu 5000 của Việt Nam.

Nếu bạn có cơ hội du lịch 1 ngày ở Hà Nội thì chắc chắn các bạn không thể bỏ qua 1 địa điểm đó chính là Chùa Một Cột. Ngôi chùa tuy nhỏ bé nhưng nó là nét văn hóa của dân tộc với nét kiến trúc riêng không đâu có được. Chính sự đặc biệt này mà hàng năm, khách du lịch đến đây rất đông và là nơi yêu thích của khách du lịch trong và ngoài nước.