Thuyết minh về bài thơ quê hương
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quê hương là nguồn cảm hứng lớn suốt đời thơ của Tế Hanh. Dưới ngòi bút của ông, nguồn cảm hứng này đã tạo thành một dòng chảy tâm tình với nhiều bài thơ nổi tiếng. Bài thơ "Quê hương" được sáng tác năm 1939, in trong tập thơ "Hoa Niên", là tác phẩm mở đầu cho mạch cảm hứng viết về đề tài này của ông. Gói ghém trong bài thơ là lời yêu, nỗi nhớ và niềm tự hào tha thiết chân thành của Tế Hanh về sông nước quê hương mình. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh quê hương hiện lên trong nỗi nhớ của người con xa quê. Nổi bật trong bức tranh quê hương là làng chài ven biển tươi sáng, đẹp đẽ, sống động, cùng với hình ảnh những người ngư dân lao động khỏe khoắn tươi vui trong công việc của chính mình.
Trước hết, hai câu thơ mở đầu là lời giới thiệu về quê hương của nhà thơ:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.
Lời thơ ngắn gọn, tự nhiên như một câu văn xuôi thông thường nhưng đã giới thiệu một cách đầy đủ từ công việc thường làm đến vị trí của "làng tôi". Đó là một làng nghề chài lưới ven biển xinh xắn với con sông Trà Bồng thơ mộng uốn khúc, bao quanh. Người đọc nhận ra trong lời kể hàm chứa một nỗi xúc động nghẹn ngào và nỗi nhớ nhung da diết của một người con xa xứ. Và từ đó, hình ảnh làng chài quê hương cứ lần lượt hiện lên như một thước phim quay chậm trong tâm trí, chiếm lĩnh tâm hồn của nhà thơ.
Nhớ về quê hương, ấn tượng đẹp và in sâu đậm nhất trong lòng Tế Hanh đó là hình ảnh về những con người lao động đang dong thuyền ra khơi đánh bắt cá:
Khi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Khung cảnh của biển cả thiên nhiên hiện lên thật nhẹ nhàng, thơ mộng. Ánh mặt trời mới nhu lên khỏi mặt biển, ánh nắng hồng dịu nhẹ trải khắp muôn nơi. Và khi ấy, những người ngư dân lại bắt đầu cuộc hành trình lao động của chính mình. Họ bắt đầu nhổ neo, đẩy thuyền tiến ra khơi xa. Nghệ thuật so sánh, kết hợp với những động từ mạnh như "hăng", "phăng", "vượt" không chỉ cho thấy sức mạnh khỏe khoắn, đầy tự tin của chiếc thuyền khi ra khơi mà còn thể hiện khí thế hăng hái, căng tràn sinh lực và cả sự hăng say trong lao động của những con người làm chủ vũ trụ, làm chủ biển lớn đại dương mênh mông. Khi ấy, con thuyền hiện lên thật chứa chan sức sống, tâm hồn của làng chài ven sông:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
Cánh buồm được gió trời thổi căng như chứa đựng cả hồn thiêng quê hương, ẩn chứa trong đó biết bao nhiêu là niềm tin, sự hi vọng của những người ngư dân về một cuộc thủy trình đánh bắt cá bình yên và thu được những mẻ lưới bội thu. Động từ "rướn" vừa cho thấy sự khéo léo, uyển chuyển linh hoạt; lại vừa cho thấy sức mạnh vươn lên, rướn cao lên cùng mây gió của con thuyền khi ra khơi. Vì thế, con thuyền như càng trở nên kì vĩ hơn, lớn lao hơn và hùng tráng hơn trước vụ trụ thiên nhiên. Chắc hẳn phải có một tâm hồn lãng mạn, sức liên tưởng dồi dào cùng với tình yêu quê hương sâu sắc thì Tế Hanh mới có được những cảm nhận độc đáo về "mảnh hồn làng" trên "cánh buồm giương to" đến như vậy.
Đến khổ ba, cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong niềm náo nức, phấn khởi, tấp nập, đông vui:
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhớ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dưới ngòi bút tài hoa của Tế Hanh, bức tranh lao động hiện lên thật chân thực, khỏe khoắn, náo nhiệt, đầy ắp tiếng cười nói của con người. Và người ngư dân hiện lên thật hồn hậu, chất phác khi gửi lời biết ơn chân thành tới người mẹ biển khơi đã che chắn, bảo vệ và cho họ một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lời thơ như thể hiện niềm vui tràn đầy, ngây ngất của Tế Hanh như đang cùng với ngư dân quê mình hát lên bài ca lao động. Trong niềm phấn khởi, say mê và niềm tự hào về người lao động, nhà thơ đã viết lên hai câu thơ thật đẹp về người ngư dân:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Vẻ đẹp ngoại hình với làn da ngăm đen rám nắng với những bắp thịt cuồn cuộn, rắn rỏi, mạnh mẽ đã tạo nên một thần thái phong trần, dẻo dai, kiên cường khi làm chủ biển khơi của họ. Chính cái vị mặn mòi của muối biển, nồng đượm đã thấm sâu trong từng thớ thịt, từng hơi thở của người dân chài làng chài. Cụm từ "vị xa xăm" còn gợi lên hơi thở của đại dương mênh mông, của lòng biển sâu, của những chân trời tít tắp, của phong ba dữ dội. Cho nên, người ngư dân hiện lên như những chiến binh, những người anh hùng phi thường, kì diệu.
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Nghệ thuật nhân hóa đã thổi hồn cho con thuyền vô tri, vô giác. Những động từ chỉ trạng thái: "im, mỏi, trở về, nằm, nghe" khiến cho con thuyền hiện lên như con người, biết nghỉ ngơi, thư giãn sau một hành trình ra khơi vất vả. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua động từ "nghe" đã làm cho con thuyền có tâm hồn, có suy nghĩ như đang tự cảm nhận "chất muối" – hương vị biển cả quê hương đang dần thấm vào cơ thể. Phải chăng sự cảm nhận đó của con thuyền cũng chính là sự cảm nhận con người ngư dân nơi đây, đó là vẻ đẹp tâm hồn mặn mà, nồng hậu, chan chứa tình yêu thương luôn tồn tại trong họ. Chắc hẳn Tế Hanh phải là một người con đằm cả hồn mình vào quê hương với tình yêu quê da diết thì mới có thể có được những cảm nhận sâu sắc đến như thế.
Khép lại bài thơ là lời bộc bạch chân thành về nỗi nhớ làng da diết, khôn nguôi:
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Lúc viết bài thơ này, Tế Hanh khi ấy mới 18 tuổi, còn rất trẻ và đang phải xa quê hương – nơi gắn bó với biết bao nhiêu kỉ niệm của tuổi thơ. Có lẽ vì thế mà nỗi nhớ quê luôn trở đi trở lại trong tâm hồn nhạy cảm của ông. Điệp khúc "luôn tưởng nhớ" , "tôi thấy nhớ" đã diễn tả tấm lòng tha thiết, thành thực về làng quê với cả hình ảnh, màu sắc và hương vị của Tế Hanh. Tất cả đều khắc sâu, in đậm mà không bao giờ có thể quên đi được đối với người con xa xứ này.
Về mặt nghệ thuật, bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa miêu tả và biểu cảm. Nếu như miêu tả được thể hiện ở hệ thống hình ảnh, từ ngữ phong phú, gợi hình, với một loạt các nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ... đã góp phần tái hiện một bức tranh rộng lớn về làng chài ven sông: rộn rã, náo nức, khỏe khoắn, lãng mạn thì phương thức biểu cảm lại điễn tả thật cảm động nỗi nhớ, tình yêu và niềm tự hào sâu sắc của nhà thơ đối với quê hương, xứ xở. Đặt bài thơ vào trong dòng chảy của phong trào thơ Mới, chúng ta mới thấy hết được cái độc đáo, cái khác biệt và giá trị của bài thơ. Nếu như các nhà thơ mới cùng thời đang say sưa trong tháp ngà cá nhân, bi lụy, trốn tránh thực tại thì Tế Hanh lại hướng hồn thơ của mình đến quê hương, với một tình yêu tha thiết, chân thành. Đó là trái tim thổn thức của một người con xa quê, luôn một lòng thủy chung, như nhất tới quê hương xứ xở.
Tóm lại, với vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
Tình yêu quê hương tha thiết, nồng mặn của Tế Hanh trong bài thơ Quê hương.
Chủ Nhật - 22/04/2017
Quê hương trong xa cách là cả một dòng cảm xúc dạt dào, lấp lánh suốt đời thơ Tế Hanh. Cái làng chài nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng nước bao vây cách biển nửa ngày sông đã nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tế Hanh, đã trở thành nỗi nhớ da diết để ông viết nên những vần thơ thiết tha, lại láng. Trong dòng cảm xúc ấy Quê hương là thành công khởi đầu rực rỡ.
Nhà thơ đã viết Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng cua mình. Nổi bật lên trong bài thơ là cảnh ra khơi đánh cá của trai làng trong một sớm mai đẹp như mơ:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Tâm hồn nhà thơ náo nức những hình ảnh đầy sức mạnh:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mè vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
Giữa trời nước bao la nổi bật hình ảnh con thuyền hiên ngang, hăng hái, đầy sinh lực dưới bàn tay điều khiển thành thạo của dân trai tráng đang nhẹ lướt trên sóng qua hình ảnh so sánh như con tuấn mã. Bằng các từ ngữ sinh động, nhà thơ đã khắc họa tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài. Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm! Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó nên mới liên tưởng: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.
Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người lao động được gửi gắm ở đấy.
Cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập cũng được miêu tả với một tình yêu tha thiết;
Ngày hôm sau, ôn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
"Nhờ ơn trời biển động cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng"
Ở đoạn trước, khi tả cảnh ra đi mạnh mẽ vượt trường giang của đoàn thuyền, hơi thở băng băng, phơi phới. Đến đoạn này, âm điệu thơ thư thái và dần lắng lại theo niềm vui no ấm, bình yên của dân làng. Chính từ đấy, xuất hiện những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của Quê hương:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Ca thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nam
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Chỉ ai là người con của một vạn chài mới viết được những câu thơ như thế. Tế Hanh như khác tạc bức tượng dài người dân chài giữa đất trơi lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị không thể lẫn: bức tượng đài nồng thở vị xa xăm - vị muối mặn mòi của biển khơi, của những chân trời tít tắp mà họ thường chinh phục, Chất muối mặn mòi ấy ngấm vào thân hình người dân chài quê hương, thấm dần trong thớ vỏ chiếc thuyền hay đã ngấm sâu vào làn da thớ thịt, vào tâm hồn Tế Hanh để thành niềm cảm xúc bâng khuâng, kì diệu?
Một tâm hồn như thế khi nhớ nhung tất chẳng thể nhàn nhạt, bình thường. Nỗi nhớ quê hương trong đoạn kết đã đọng thành những kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi. Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá " câu thơ cuối cùng cho ta rõ thêm tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh"
Quê hương của Tế Hanh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn, thơ mộng về cái làng vạn chài lung ôm ấp, ru về tuổi thơ mình. Bài thơ đã góp phần bồi đắp cho mỗi người đọc chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết.
Tế Hanh là người con của xứ sở núi Ấn sông Trà. Đề tài quê hương trở đi trở lại trong thơ ông từ lúc tóc còn xanh cho tới khi đầu bạc! Ông viết về quê hương bằng cảm xúc đậm đà, chân chất và dành cho mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình một tình yêu thiết tha, sâu nặng.
Nước bao vấy, cách biển nửa ngày sông.
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Hình ảnh so sánh đẹp đẽ và một loạt tính từ, động từ chọn lọc: hăng, phăng, mạnh mẽ, vượt… đã diễn tả đầy ấn tượng khí thế của những con thuyền nối nhau ra khơi, toát lên sức sống khỏe khoắn và một vẻ đẹp hào hùng.
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
Nhờ ơn trời! biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Nhà thơ đã phát hiện ra chất thơ trong đời sống vất vả, cực nhọc của dân quê, đó là điều đáng quý. Cũng vì vậy mà hình ảnh quê hương trong bài thơ tươi sáng, mang hơi thở nồng ấm của cuộc đời cần lao.
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Cái làng quê nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng đã nuôi dưỡng tâm hồn Tế Hanh, đã trở thành nguồn cảm xúc vô tận để ông viết nên những vần thơ tha thiết, lai láng như : “Nhớ con sông quê hương”, “Quê hương”, “Trở lại con sông quê hương”. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung - Quãng Ngãi, một vùng đất cằn cỗi, quanh năm chỉ có gió và cát, một vùng quê nghèo. Do hoàn cảnh bắt buộc, ông rời xa quê hương từ thuở thiếu thời. Trong thời gian xa quê ông viết rất nhiều tác phẩm, chủ yếu là về quê hương, bằng tất cả những tình yêu, nỗi nhớ của mình. Một vùng đất đầy thơ mộng và rất đẹp trong thơ Tế Hanh. Trong đó có nói con sông quê mà ông gắn bó :
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Xa quê, xa cả con sông. Có thể nói đó là nỗi đau của ông.
Qua những kỉ niệm, hồi tưởng về con sông trong “nỗi nhớ con sông quê hương”, Tế Hanh đã thể hiện một tình yêu quê hương tha thiết, mãnh liệt, một hình ảnh quê hương thân thiết, ruột rà.
- Làng tôi ở vốn nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
- Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Thế đấy, quê hương trong thơ Tế Hanh hiện lên đẹp và mát dịu như vậy. Còn người dân quê thì mạnh mẽ, tinh tế, sống động :
Dân chài lưới làn da ngăm dám nắng
Có thân hình nồng thở vị xa xăm
Chỉ có ai là con người của sông nước, vạn chài mới có thể tạo được hình ảnh người dân chài giữa đất trời lồng lộng gió với đủ hình khối, màu sắc và hương vị. Chất muối mặn nồng ngấm vào thân hình người dân quê hương cũng như ngấm sâu vào làn da, thớ thịt vào tận tâm hồn thơ Tế Hanh. Bằng giọng thơ giãi bày, phơi trải, ông đã kể về kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp :
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi tụm năm tụm bẩy...
Tôi đưa tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ
Cao hơn, trong xa cách, nhưng với sức mạnh của tình quê, không chỉ có hình ảnh đặc trưng của quê hương "Màu nước xanh, cá bạc cánh buồm vôi / Thoảng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi" hiện ra mà nhà thơ còn cảm nhận được cả mùi vị quê :
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá
Quê hương Tế Hanh là một làng chài nghèo, người dân sống cần cù, khó nhọc, thế nhưng khi nhớ về quê, ông lại chỉ thấy vẻ đẹp tươi sáng. Phải chăng đó là nhờ làng quê ấy có con sông êm đềm, tuơi tắn, lại gần biển tự do, phóng khoáng và nhất là nhờ trái tim tuổi trẻ khoẻ khoắn ? Mặt khác, cùng tình cảm đằm thắm, kỉ niệm sâu lắng, đẹp đẽ, lời kể theo lối giãi bày, thủ thỉ chân thật và khả năng miêu tả những cảm giác bên trong chân thành, mộc mạc, nên ở thơ Tế Hanh, con sông trở thành một hình tượng thẩm mĩ, gợi cảm, đầy chất trữ tình.
Đối với Tế Hanh, quê hương luôn là bông hoa đẹp nhất trong vườn hoa. Ca dao, dân ca dường như cũng đã ngấm sâu vào hồn thơ Tế Hanh. Dù ở phương trời nào lòng ông vẫn nhớ quê hương, nó luôn dạt dào, cháy bỏng trong ông khiến nhà thơ thấy được hình ảnh quê hương liên tục hiện ra. Quê hương chính là sức sống của ông, ở một khía cạnh nào đó, ta lại thấy tình yêu quê hương của Tế Hanh rất đa chiều và phức tạp. Lúc da diết, ngập tràn với “Nhớ con sông quê hương”, nhưng lúc khác lại cho người đọc thấy một hồn thơ trẻ trung phơi phới của “Quê hương”. Nhưng dù ở góc độ, khía cạnh nào thì nó đều ẩn chứa một tình yêu, nỗi khát khao đoàn tụ, bày tỏ khát vọng gặp gỡ cụ thể. Không như thơ Huy Cận, Lưu Trọng Lư đầy chất mộng ảo, không như thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên hun hút sầu thương, thơ Tế Hanh trong sáng, khoẻ mạnh, đắm đuối rất thực. Bởi ông có một vùng quê bằng xương, bằng thịt, mà ông luôn dõi theo bằng đôi mắt rất thực, bằng trái tim có địa chỉ rõ ràng.
Suốt nửa đời người, do thời thế, Tế Hanh phải xa quê, khi trở lại sau mùa hè đại thắng, thống nhất đất nước - 1975, con sông và làng quê đã đổi thay nhiều :
Tôi nhìn sông bên lở bên bồi
Tre thưa thớt ngập tràn lau cỏ
Trong ánh sáng ngả nghiêng theo chiều gió
Thuyền máy dọc ngang tỏ trắng lòng sông
Nhà dân chài giăng những lưới ni lông
Màu xanh đỏ ngời ngời ánh nước
Kìa bãi sú nơi sáu năm về trước
Giặc Mĩ bao vây sát hai mốt trung đội dàn quân
Cây mù u không còn ngả bóng bên cồn
Cây xanh trước đình thân chỉ còn một nửa
Tác giả thật sự ngỡ ngàng :
Tôi đi học bờ sông bỡ ngỡ
Quên cả khúc quanh rẽ lối vào nhà
Quê hương đẹp đẽ thơ mộng trong tâm trí tác giả nay trần trụi những vết thương chiến tranh, vết thương do chia cắt đất nước. Tác giả vừa vui vừa đau buồn một nỗi "hồi hương".
Trở về, gặp lại, tuổi cũng đã cao, quê hương thì đổi thay như thế, nên sau này, dẫu quê nhà vẫn mến yêu, thổn thức trong trái tim nhà thơ, nhưng thơ về quê hương của Tế Hanh thì đã khác. Không còn cái sức hấp dẫn của vẻ đẹp trai tráng. Cho nên, có thể nói, người ta chỉ còn nhớ đến những bài thơ về quê hương, con sông quê của ông mấy mươi năm về trước. Dù sao thế cũng là quá đủ với một đời thơ.
Có thể nói những bài thơ về quê hương trước và hai mươi năm sau Cách mạng Tháng Tám của Tế Hanh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn, thơ mộng về con sông hiền hòa đã “tắm cả đời tôi”, về cái làng vạn chài từng ôm ấp, ru vỗ tuổi thơ ông. Mỗi chúng ta một lần nữa vui mừng khi được giao tiếp với một hồn thơ khoẻ mạnh, trong sáng song lại rất đỗi bình dị mà sâu sắc. Nó không hề làm nặng đầu ta với những bóng dáng siêu hình hay những vô thức u minh, nó chấp cánh mộng mơ, bồi đắp cho mỗi chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết, là điểm trở về bình yên của ta trong cuộc đời nhiều bươn trải, cũng là sự thôi thúc ta vươn lên.
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.
Từ nhiều đời nay, trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, đã luôn hướng tới một điểm tựa của tinh thần văn hoá – đó là lễ hội Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương, được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hàng năm, lễ hội Giỗ Tổ vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hoá của dân tộc. Vào những năm chẵn (5 năm một lần), Giỗ Tổ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Việc tổ chức lễ hội Giỗ Tổ rất chặt chẽ, bao gồm hai phần: lễ và hội.
Lễ hội Rước Kiệu được duy trì trang nghiêm trong các đền, chùa trên núi Hùng. Nghi thức dâng hương hoa của các đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ, các địa phương trong toàn quốc,… được tổ chức long trọng tại đền Thượng. Từ chiều ngày mồng 9, làng nào được Ban tổ chức lễ hội cho phép rước kiệu dâng lễ đã tập trung tại nhà bảo tàng dưới chân núi, trên kiệu đặt lễ vật. Sáng sớm ngày mồng 10, các đoàn đại biểu tập trung ở một địa điểm tại thành phố Việt Trì, có xe tiêu binh rước vòng hoa dẫn đầu, diễu hành tới chân núi Hùng. Các đoàn đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau kiệu lễ, lần lượt lên đền theo tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước thềm của “Điện Kính Thiên”, đoàn dừng lại, kính cẩn dâng lễ vào thượng cung đền Thượng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh (năm chẵn là nguyên thủ quốc gia hoặc đại biểu đại diện Bộ Văn hoá), thay mặt cho tỉnh và nhân dân cả nước đọc chúc căn lễ Tổ. Toàn bộ nghi thức hành lễ được hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin hoặc tường thuật trực tiếp để đồng bào cả nước có thể theo dõi lễ hội. Đồng bào dâng lễ trong các đền, chùa trên núi, ai cũng có tâm nguyện cầu mong tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho con cháu.
Lễ Dâng Hương sẽ được diễn ra tưng bừng, náo nhiệt xung quanh các đền, chùa và dưới chân núi Hùng. Lễ hội ngày nay có nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá hơn xưa. Các hình thức văn hoá truyền thống và hiện đại được đan xen nhau. Trong khu vực của hội, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, văn hoá phẩm, các cửa hàng dịch vụ ăn uống, các khu văn thể,… được tổ chức và duy trì một cách trật tự, quy củ. Tại khu văn thể, các trò chơi văn hoá dân gian được bảo lưu có chọn lọc như: đu quay, đấu vật, chọi gà, bắn nỏ, rước kiệu, kéo lửa nấu cơm thi, đánh cờ tướng (cờ người)…. Có năm còn diễn trò “Bách nghệ khôi hài”, “Rước chúa gái”, “Rước lúa thần” và trò “Trám” tại khu vực hội. Cạnh đó là sân khấu của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Hội ngày nay chính là nơi để thi tuyển và giao lưu văn hoá giữa các vùng. các nghệ nhân người Mường mang đến lễ hội thanh âm của tiếng trống đồng một thời đóng trên đỉnh núi Hùng, gọi mặt trời làm mưa, làm nắng thuận hoà, cho mùa màng tốt tươi, muôn dân hạnh phúc. Những làn điệu Xoan – Ghẹo với lời ca tinh tế, mượt mà đã đem tới cho lễ hội đền Hùng một nét đặc trưng, thấm đượm văn hoá vùng Trung du Đất Tổ. Một điểm quan trọng nằm ở giữa trung tâm lễ hội là nhà bảo tàng Hùng Vương, ở đây lưu giữ vô số những cổ vật đích thực của thời đại các Vua Hùng.
Thời đại của chúng ta ngày nay đang ngày càng góp sức tô điểm và phát huy sự cao đẹp của lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương. Hàng năm, ý nghĩa tâm linh của cuộc trẩy hội về Đền Hùng đã trở thành nếp nghĩ, nếp sinh hoạt truyền thống không thể thiếu trong đời sống văn hoá tinh thần tín ngưỡng của người Việt Nam. Không phân biệt già trẻ, không phân biệt tuổi tác, không phân biệt tôn giáo…. Tất cả những người con đang sống trên mọi miền Tổ quốc, những người con xa xứ đều bình đẳng về mộ Tổ, thăm đền và dự lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương.
* Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm; giới thiệu khái quát bài thơ
* Thân bài:
– Xuất xứ bài thơ; thể loại; phương thức biểu đạt.
– Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ:
+ Giá trị nội dung: Tình yêu quê hương, lòng thương nhớ quê hương của đứa con xa quê được thể hiện qua những vần thơ đậm đà, ý vị;
+ Giá trị nghệ thuật: Bài thơ có 20 câu, sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, lời thơ trong sáng, hình ảnh thơ sáng tạo, cảm xúc nồng hậu thiết tha.
– Chứng minh nhận định: Bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã tái hiện vẻ đẹp tươi sáng của bức tranh làng quê vùng biển:
+ Hai câu đầu: Giới thiệu về làng quê đầy thương nhớ, tự hào (dẫn chứng, phân tích);
+ Sáu câu tiếp theo: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi của trai làng (dẫn chứng, phân tích);
+ Tám câu tiếp theo: Cảnh đoàn thuyền đánh cá khi trở về (dẫn chứng, phân tích);
– Vai trò của bài thơ trong nền văn học nước nhà:
+ Bài thơ là những câu hát yêu thương về cảnh sắc, bầu trời, dòng sông, con thuyền, cánh buồm…;
+ Bài thơ khiến ta cảm nhận được hồn thơ Tế Hanh, một tình yêu quê hương trong sáng, đằm thắm.
* Kết bài: Suy nghĩ và đánh giá của bản thân về nhận định của bài thơ Quê hương; liên hệ với bản thân về vị trí của bài thơ trong nền Văn học của dân tộc
Bài làm:
Quê hương - đó là một chủ đề vĩ đại và thú vị, luôn đọng mãi trong tâm hồn của con người. Bài thơ "Quê hương" của Đỗ Trung Quân với những dòng thơ đơn giản nhưng sâu sắc đã khiến tôi suy ngẫm về ý nghĩa và giá trị đặc biệt của quê hương. Từ hai dòng thơ trên, tôi muốn chia sẻ những suy nghĩ của mình về quê hương, một khái niệm có sức mạnh kỳ diệu đối với con người.
Dòng thơ đầu tiên bài thơ này đã nhấn mạnh sự độc đáo và quý báu của quê hương. "Quê hương mỗi người chỉ một" - điều này cho chúng ta thấy rằng không có hai người có cùng một quê hương, và quê hương của mỗi người đều có giá trị riêng biệt. Mỗi vùng đất, mỗi làng quê đều mang trong mình một phần của lịch sử, văn hóa và ký ức của người dân. Quê hương là nơi mà con người lớn lên, nơi mà họ gắn kết với gia đình, bạn bè và cộng đồng. Quê hương không chỉ đơn thuần là một địa điểm, mà còn là một phần tinh thần, một trạng thái tinh thần, và một hình ảnh thân thương.
Dòng thơ tiếp theo "Như là chỉ một mẹ thôi" đã nêu bật vai trò to lớn của quê hương trong cuộc sống của con người. Mẹ, trong tâm hồn của mỗi người, là người mà chúng ta yêu quý và trân trọng nhất. Quê hương cũng như một người mẹ đối với mỗi cá nhân. Nó nuôi dưỡng, bảo vệ và mang lại cho chúng ta sự an toàn và ấm áp. Quê hương là nguồn cảm hứng, là nơi chúng ta học hỏi và phát triển. Nó là nơi chúng ta tìm thấy sự tự hào và danh dự, là nơi chúng ta gắn kết với người khác để xây dựng và bảo vệ cộng đồng.
Từ bài thơ này, tôi chắc chắn rằng quê hương không chỉ là một địa điểm, mà còn là một phần quan trọng trong danh tính của chúng ta. Nó là nguồn cảm hứng, là nguồn sức mạnh để chúng ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Quê hương là nơi chúng ta trở về sau mỗi hành trình, là nơi chúng ta tìm thấy niềm hạnh phúc và sự hài lòng. Chính vì vậy, chúng ta cần trân trọng và bảo vệ quê hương của mình, để nó luôn tồn tại và phát triển để thế hệ sau cũng có thể tận hưởng vẻ đẹp và giá trị của nó.
Cuối cùng, bài thơ "Quê hương" của Đỗ Trung Quân đã thúc đẩy tôi suy nghĩ về quê hương như một phần không thể thiếu của cuộc sống và tình yêu của chúng ta. Chúng ta cần hãy trân trọng và yêu quê hương, bảo vệ và gìn giữ những giá trị văn hóa, lịch sử và tình thân thuộc mà nó mang lại. Quê hương không chỉ là nơi ở, mà còn là trái tim và linh hồn của chúng ta.
1. Mở bài: Giới thiệu vê tình yêu quê hương, ý nghĩa của nó trong đời sống con người.
2. Thân bài:
- Giải thích:
Tình yêu quê hương: là tình cảm gắn bó sâu sắc đối với những sự vật và con người tại nơi ta được sinh ra và lớn lên.
- Bàn luận: Tình yêu quê hương là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi con người dù ở bất kỳ đất nước nào.
+ Động lực phấn đấu hoàn thiện bản thân
+ Bồi dưỡng tinh thần cống hiến giúp đỡ cộng đồng của mỗi cá nhân.
+ Giúp mỗi con người sống luôn hướng về nguồn cội
+ Gắn kết cộng đồng trong mối quan hệ thân hữu tốt đẹp.
- Mở rộng: Mỗi cá nhân nên xây dựng, bồi dưỡng cho mình tình yêu quê hương đất nước và có những hành động cụ thể để góp phần bảo vệ, xây dựng, làm đẹp cho quê hương đồng thời phê phán những người sống thiếu trách nghiệm và tình yêu đối với quê hương
=> Liên hệ bản thân: Cần làm gì để nuôi dưỡng tình yêu quê hương trong mỗi con người
3. Kết bài:
- Thể hiện tình cảm và khát vọng được cống hiến cho quê hương
- Đưa ra lời nhắc nhở tới mọi người
Tết Nguyên Đán, còn gọi Tết Ta, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Cả hay chỉ đơn giản Tết, là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hoá của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác. Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương Lịch hay Tết Tây, thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch và nói chung kéo dài khoảng 5–6 ngày, tạo điều kiện cho những thành viên gia đình sinh sống làm ăn ở nơi xa có thể về quê vui cảnh đoàn viên ít ngày. Nhưng ý nghĩa thiêng liêng nhất của Tết ở chỗ nó là dịp để người Việt nhớ về cội nguồn, ông bà tổ tiên. Ngày tết đem lại một sự khởi đầu mới, rũ bỏ những gì không hay đẹp của năm qua nên mọi người đều cố gắng vui vẻ độ lượng với nhau, bỏ qua hiềm khích cũ. Lòng người nào cũng tràn đầy hoài bão về hạnh phúc và thịnh vượng cho năm mới.
Hai chữ "Nguyên Đán" (元旦) có gốc chữ Hán; "Nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "Đán" là buổi sáng sớm. Tết Nguyên Đán được người Trung Quốc ngày nay gọi là Xuân Tiết (春節, chữ Tết là từ chữ Tiết), Tân Niên (新年) hoặc Nông Lịch Tân Niên (農曆新年).
Ngày đầu năm này cũng gọi là ngày Mồng Một Tết, ngày bắt đầu của một dịp lễ cổ truyền long trọng nhất trong năm của người Việt. Có những thời điểm trước đây chuỗi ngày Tết được kéo dài hơn hiện nay, người ta "ăn Tết" (tận hưởng Tết) đến Mồng Tám, Mồng Chín tháng giêng (tháng một Âm lịch); nói chung khi nào những công sở, trường học còn nghỉ thì còn Tết. Tết là dịp hội hè vui chơi sau một năm lao động vất vả, và là dịp để những người tha phương tìm về sum họp với gia đình, cùng nhau tưởng nhớ đến tổ tiên, cội nguồn. Người Việt Nam tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết họ thường sơn, quét vôi nhà cửa lại. Họ cũng tất bật đi sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết họ kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là dịp để chuộc lỗi. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Trẻ em sau khi chúc Tết người lớn còn được lì xì bằng một phong bì đỏ thắm có đựng ít tiền dành cho chúng tiêu xài ngày Tết.
Cứ mỗi mùa xuân về, bao trái tim con người lại háo hức đón chờ. Tết cổ truyền từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt.
Nó không chỉ là ngày chào mừng năm mới mà còn là dịp để con người xum họp. Vì vậy không chỉ Việt Nam mới có ngày Tết mà nó còn được phổ biến rộng rãi ở một số nước thuộc châu Á.
Tết Nguyên đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, năm mới hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác. Vì Trung Quốc và một số nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc dùng lịch pháp theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây).Tết Nguyên Đán chia làm ba giai đoạn.Đầu tiên là thời gian giáp Tết,thường từ 23 tháng Chạp(ngày ông câu ông Táo).Gần đến Tết,mọi đơn vị đều được nghỉ làm, học sinh đựơc nghỉ từ 27-28 âm lịch.Tiếp theo là ngày 30 hay còn gọi là Tất Niên.Ngày này mọi người tảo mộ ông bà hay những người thân trong gia đình đã khuất.Quan trọng nhất,vào tối 30,mọi người đều chuẩn bị đón giao thừa-thời khắc đặc biệt chuyển từ năm cũ sang năm mới-đón một khởi đầu mới.Từ xưa,phong tục của người dân Việt là đêm Tất Niên phải ở nhà làm mâm cơm cúng trời đất,ông bà tổ tiên và có tục lệ xông đất-tức người đầu tiên bước vào nhà sau 12 giờ đêm sẽ là người mang lại may mắn hay xui xẻo cho năm sau.Nhưng ngày nay,tục lệ đó đã phần nào bị lu mờ.Mọi người thường ra ngoài đón giao thừa:ở công viên hay nơi công cộng có thể ngăm pháo hoa rõ nhất.Quan niệm người xông đất cũng đã không còn nguyên vẹn.Theo tục xưa người xông đất phải là người không ở trong gia đình nhưng ngày nay khi người ta đi chơi đêm tất niên về đều tự coi là xông đất cho nhà mình.Ngày mùng 1 là ngày đầu tiên của năm mới,là ngày bắt đầu dịp lễ cổ truyền long trọng nhất của người Việt.Đây là dịp hội hè,vui chơi và là thời điêmr cho những người tha hương tìm về với quê hương,gia đình,tưởng nhớ tổ tiên.Tết đến,mọi người kiêng kị nóng giận,cãi cọ,quét nhà sợ mang lại điềm gở,mất tài mất lộc vào năm mới.Đây là dịp để mọi người tha thứ,hàn gắn,chuộc lỗi cho những điều không may đã xảy ra vào năm cũ
Người Việt tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết họ thường sơn, quét vôi nhà cửa lại. Họ cũng tất bật đi sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết họ kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là dịp để chuộc lỗi. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Trẻ em sau khi chúc Tết người lớn còn được lì xì bằng một phong bì đỏ thắm có đựng ít tiền dành cho chúng tiêu xài ngày Tết. Tết ở 3 miền Bắc, Trung, Nam ở Việt Nam cũng có những điều khác nhau.
Phong tục của ngày tết cổ truyền ở Việt Nam vô cùng phong phú. Nào là chúc Tết, lì xì, bày mâm ngũ quả, trồng cây nêu, gói bánh chưng, treo câu đố,….Tất cả tạo thành nét đẹp văn hóa ngày tết của người Việt.
Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân "tồn cổ" vẫn còn trọng tục treo "câu đối đỏ" nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên còn được gọi là câu đối đỏ.
Bản thân chữ "câu đối đỏ" cũng xuất hiện trong câu đối Tết sau:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.
Câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nên lưu ý là từ đối ở đây có nghĩa là ngang nhau, hợp nhau thành một đôi. Câu đối là một trong những thể loại của Văn học Trung Quốc và Việt Nam
Câu đối có nguồn gốc từ người Trung Quốc. Người Trung Quốc gọi câu đối là đối liên nhưng tên gọi xưa của nó là đào phù.
Câu đối được xem là tinh hoa của văn hóa chữ Hán, người Trung Quốc quan niệm: "nếu thơ văn là tinh hoa của chữ nghĩa thì câu đối là tinh hoa của tinh hoa".
Đối liên có lịch sử ra đời cách đây khoảng 3000 năm, nhưng theo Tống sử Thục thế gia, câu đối đầu tiên được ghi lại do chính chúa nhà Hậu Thục (934-965) là Mạnh Sưởng viết trên tấm gỗ đào vào năm 959.
Khi viết câu đối, nếu chọn được câu chữ tuân theo nguyên tắc sau thì đôi câu đối được gọi là chỉnh đối hay đối cân.
Ngày Tết thiếu câu đối Tết là chưa đủ Tết. Trong nhà dù tranh hoàng thế nào mà thiếu câu đối đỏ, Tết vẫn phảng phất thiếu một cái gì đó thiêng liêng. Câu đối xưa được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm bởi những người có học hành, chữ nghĩa giỏi mà dân gian gọi là Ông Đồ nhưng ngày nay thì câu đối tết còn được viết bằng chữ quốc ngữ với những nội dung phong phú và rất đẹp. Làm câu đối, thách họa đối, chơi câu đối,…vốm là hinh thức sinh hoạt độc đáo và tao nhã của người Việt Nam. Nó thể hiện trí thông minh sắc sảo, cách sử sự linh động và cao thượng, thế giới quan lành mạnh cũng như những monh ước tốt đẹp trong cuộc sống thường ngày.
Tết đến, câu đối lại càng khó có thể thiếu trong niềm vui đón chào năm mới của mỗi gia đình.
Ngày xưa, câu đối thường treo lên cột, khắc trên khung mái, hoặc viết lên cổng, cửa, tường nhà, đền miếu, đình chùa… Đặc biệt, hai hàng cột gỗ hai bên bàn thờ phải treo câu đối, còn phía trên bàn thờ là hoành phi, cuốn thư. Tất cả làm cho không gian thờ cúng trở nên cân bằng vuông avức như có khuôn phép, tạo cảm giác hài hòa, trang trọng và linh thiêng.
Câu đối được làm từ nhiều chất liệu: có loại sơn son thiếp vàng để dùng lâu dài, có loại làm bằng giấy bồi (gọi là liễn) hoặc cắt bằng giấy màu, viết bằng mực nho… để dễ thay đổi theo từng năm, từng mùa cho mới, cho hợp hoàn cảnh. Ngày thường, câu đối chỉ treo trên bàn thờ. Ngày tết thì treo ở nhiều nơi, thậm chí những người ham mê và muốn giữ tục lệ cũ còn chơi câu đối giấy, dán suốt từ ngoài cổng vào trong nhà! Câu đối có thể mua sẵn hoặc nhờ, thuê người viết, nhưng hay nhất vẫn là do tự chủ nhân làm ra.
Mỗi câu đối gồm hai vế có số chữ bằng nhau, ý nghĩa và luật bằng trắc đối chọi hoặc tương hợp nhau. Câu đối thể hiện những cảm nhận sâu sắc về thiên nhiên và cuộc sống trần thế, về năm mới và mùa xuân, đề cao đạo lý cùng những quan niệm đẹp, cầu mong mọi việc tốt lành… Mơ ước năm mới vui vẻ, hạnh phúc, làm ăn phát đạt và có nhiều bạn bè
Dịp tết, thường phải có câu đối đỏ. Màu đỏ vốn được coi là màu rực rỡ nhất và theo quan niệm dân gian, là biểu tượng của sức sống mãnh liệt (máu, lửa). Nó vừa nổi trội vừa hài hòa với màu xanh của bánh chưng, màu vàng của hoa mai… làm tươi sáng thêm không khí tết, tạo cảm giác ấm áp trong mùa xuân mới.
Từ xa xưa, Tết Nguyên Đán đã trở thành một bộ phận hợp thành nét văn hóa đặc sắc của người dân Việt Nam. Nó là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt. Nó được thể hiện trên nhiều phương diện, như: chúc tuổi, lì xì,….và đặc biệt qua phong tục dán câu đối Tết. Đó là nét văn hóa cần được duy trì và phát triển.
của Tế Hanh à bạn
Quê hương là nguồn cảm hứng lớn suốt đời thơ của Tế Hanh. Dưới ngòi bút của ông, nguồn cảm hứng này đã tạo thành một dòng chảy tâm tình với nhiều bài thơ nổi tiếng. Bài thơ "Quê hương" được sáng tác năm 1939, in trong tập thơ "Hoa Niên", là tác phẩm mở đầu cho mạch cảm hứng viết về đề tài này của ông. Gói ghém trong bài thơ là lời yêu, nỗi nhớ và niềm tự hào tha thiết chân thành của Tế Hanh về sông nước quê hương mình. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh quê hương hiện lên trong nỗi nhớ của người con xa quê. Nổi bật trong bức tranh quê hương là làng chài ven biển tươi sáng, đẹp đẽ, sống động, cùng với hình ảnh những người ngư dân lao động khỏe khoắn tươi vui trong công việc của chính mình.
Trước hết, hai câu thơ mở đầu là lời giới thiệu về quê hương của nhà thơ:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.
Lời thơ ngắn gọn, tự nhiên như một câu văn xuôi thông thường nhưng đã giới thiệu một cách đầy đủ từ công việc thường làm đến vị trí của "làng tôi". Đó là một làng nghề chài lưới ven biển xinh xắn với con sông Trà Bồng thơ mộng uốn khúc, bao quanh. Người đọc nhận ra trong lời kể hàm chứa một nỗi xúc động nghẹn ngào và nỗi nhớ nhung da diết của một người con xa xứ. Và từ đó, hình ảnh làng chài quê hương cứ lần lượt hiện lên như một thước phim quay chậm trong tâm trí, chiếm lĩnh tâm hồn của nhà thơ.
Nhớ về quê hương, ấn tượng đẹp và in sâu đậm nhất trong lòng Tế Hanh đó là hình ảnh về những con người lao động đang dong thuyền ra khơi đánh bắt cá:
Khi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Khung cảnh của biển cả thiên nhiên hiện lên thật nhẹ nhàng, thơ mộng. Ánh mặt trời mới nhu lên khỏi mặt biển, ánh nắng hồng dịu nhẹ trải khắp muôn nơi. Và khi ấy, những người ngư dân lại bắt đầu cuộc hành trình lao động của chính mình. Họ bắt đầu nhổ neo, đẩy thuyền tiến ra khơi xa. Nghệ thuật so sánh, kết hợp với những động từ mạnh như "hăng", "phăng", "vượt" không chỉ cho thấy sức mạnh khỏe khoắn, đầy tự tin của chiếc thuyền khi ra khơi mà còn thể hiện khí thế hăng hái, căng tràn sinh lực và cả sự hăng say trong lao động của những con người làm chủ vũ trụ, làm chủ biển lớn đại dương mênh mông. Khi ấy, con thuyền hiện lên thật chứa chan sức sống, tâm hồn của làng chài ven sông:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
Cánh buồm được gió trời thổi căng như chứa đựng cả hồn thiêng quê hương, ẩn chứa trong đó biết bao nhiêu là niềm tin, sự hi vọng của những người ngư dân về một cuộc thủy trình đánh bắt cá bình yên và thu được những mẻ lưới bội thu. Động từ "rướn" vừa cho thấy sự khéo léo, uyển chuyển linh hoạt; lại vừa cho thấy sức mạnh vươn lên, rướn cao lên cùng mây gió của con thuyền khi ra khơi. Vì thế, con thuyền như càng trở nên kì vĩ hơn, lớn lao hơn và hùng tráng hơn trước vụ trụ thiên nhiên. Chắc hẳn phải có một tâm hồn lãng mạn, sức liên tưởng dồi dào cùng với tình yêu quê hương sâu sắc thì Tế Hanh mới có được những cảm nhận độc đáo về "mảnh hồn làng" trên "cánh buồm giương to" đến như vậy.
Đến khổ ba, cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong niềm náo nức, phấn khởi, tấp nập, đông vui:
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhớ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dưới ngòi bút tài hoa của Tế Hanh, bức tranh lao động hiện lên thật chân thực, khỏe khoắn, náo nhiệt, đầy ắp tiếng cười nói của con người. Và người ngư dân hiện lên thật hồn hậu, chất phác khi gửi lời biết ơn chân thành tới người mẹ biển khơi đã che chắn, bảo vệ và cho họ một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lời thơ như thể hiện niềm vui tràn đầy, ngây ngất của Tế Hanh như đang cùng với ngư dân quê mình hát lên bài ca lao động. Trong niềm phấn khởi, say mê và niềm tự hào về người lao động, nhà thơ đã viết lên hai câu thơ thật đẹp về người ngư dân:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Vẻ đẹp ngoại hình với làn da ngăm đen rám nắng với những bắp thịt cuồn cuộn, rắn rỏi, mạnh mẽ đã tạo nên một thần thái phong trần, dẻo dai, kiên cường khi làm chủ biển khơi của họ. Chính cái vị mặn mòi của muối biển, nồng đượm đã thấm sâu trong từng thớ thịt, từng hơi thở của người dân chài làng chài. Cụm từ "vị xa xăm" còn gợi lên hơi thở của đại dương mênh mông, của lòng biển sâu, của những chân trời tít tắp, của phong ba dữ dội. Cho nên, người ngư dân hiện lên như những chiến binh, những người anh hùng phi thường, kì diệu.
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Nghệ thuật nhân hóa đã thổi hồn cho con thuyền vô tri, vô giác. Những động từ chỉ trạng thái: "im, mỏi, trở về, nằm, nghe" khiến cho con thuyền hiện lên như con người, biết nghỉ ngơi, thư giãn sau một hành trình ra khơi vất vả. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua động từ "nghe" đã làm cho con thuyền có tâm hồn, có suy nghĩ như đang tự cảm nhận "chất muối" – hương vị biển cả quê hương đang dần thấm vào cơ thể. Phải chăng sự cảm nhận đó của con thuyền cũng chính là sự cảm nhận con người ngư dân nơi đây, đó là vẻ đẹp tâm hồn mặn mà, nồng hậu, chan chứa tình yêu thương luôn tồn tại trong họ. Chắc hẳn Tế Hanh phải là một người con đằm cả hồn mình vào quê hương với tình yêu quê da diết thì mới có thể có được những cảm nhận sâu sắc đến như thế.
Khép lại bài thơ là lời bộc bạch chân thành về nỗi nhớ làng da diết, khôn nguôi:
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Lúc viết bài thơ này, Tế Hanh khi ấy mới 18 tuổi, còn rất trẻ và đang phải xa quê hương – nơi gắn bó với biết bao nhiêu kỉ niệm của tuổi thơ. Có lẽ vì thế mà nỗi nhớ quê luôn trở đi trở lại trong tâm hồn nhạy cảm của ông. Điệp khúc "luôn tưởng nhớ" , "tôi thấy nhớ" đã diễn tả tấm lòng tha thiết, thành thực về làng quê với cả hình ảnh, màu sắc và hương vị của Tế Hanh. Tất cả đều khắc sâu, in đậm mà không bao giờ có thể quên đi được đối với người con xa xứ này.
Về mặt nghệ thuật, bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa miêu tả và biểu cảm. Nếu như miêu tả được thể hiện ở hệ thống hình ảnh, từ ngữ phong phú, gợi hình, với một loạt các nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ... đã góp phần tái hiện một bức tranh rộng lớn về làng chài ven sông: rộn rã, náo nức, khỏe khoắn, lãng mạn thì phương thức biểu cảm lại điễn tả thật cảm động nỗi nhớ, tình yêu và niềm tự hào sâu sắc của nhà thơ đối với quê hương, xứ xở. Đặt bài thơ vào trong dòng chảy của phong trào thơ Mới, chúng ta mới thấy hết được cái độc đáo, cái khác biệt và giá trị của bài thơ. Nếu như các nhà thơ mới cùng thời đang say sưa trong tháp ngà cá nhân, bi lụy, trốn tránh thực tại thì Tế Hanh lại hướng hồn thơ của mình đến quê hương, với một tình yêu tha thiết, chân thành. Đó là trái tim thổn thức của một người con xa quê, luôn một lòng thủy chung, như nhất tới quê hương xứ xở.
Tóm lại, với vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
hok tốt