Câu 1. Hoàn thành bảng sự kiện lịch sử sau.
Thời gian |
Sự kiện |
Đêm mồng 4 – rạng sáng mồng 5/7/1885 |
|
Ngày 13/7/1885 |
|
Năm 1885-1896 |
|
Tháng 11/1888 |
|
Năm 1885-1895 |
|
Ngày 28/12/1895 |
|
Câu 2. Em có nhận xét gì về hành động của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết? Giải thích?
Câu 3. Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
Câu 4. Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX?
Câu 3.
Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương, vì:
- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.
- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương (10 năm từ năm 1885 đến năm 1896)
- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.
Câu 4.
*Nhận xét về phong trào đấu tranh chống Pháp cuối thế kỷ XIX:
- Lãnh đạo phong trào chủ yếu là văn thân sĩ phu.
- Đấu tranh giành độc lập và bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến.
- Lực lượng tham gia đông đảo, quy tụ được quần chúng nhân dân đoàn kết đấu tranh, thể hiện lòng yêu nước của nhân dân ta.
- Các cuộc đấu tranh hầu hết chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong kiến.
- Các cuộc đấu tranh diễn ra lẻ tẻ, phân bố trong nhiều gian đoạn thời gian, không có sự đoàn kết thành một mối.
- Các cuộc đấu tranh này đánh dấu sự thất bại của hệ tư tưởng phong kiến trong việc bảo vệ dân tộc trước một kẻ thù mới.
Câu 2. *Nhận xét:
- Chứng tỏ tinh thần kiên quyết đấu tranh chống xâm lược của những quan lại triều đình tâm huyết, mà tiêu biểu là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
- Từ hành động tự vệ chính đáng chuyển sang phát động cuộc kháng chiến trong toàn quốc. Phong trào cần vương thực chất là phong trào đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân, dưới ngọn cờ của một ông vua yêu nước, trong thời kì này hoàn toàn vắng mặt sự tham gia của quân đội triều đình.