K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của chúng: a. Buồn ơi! Xa vắng mênh mông là buồn. ( Thế Lữ) b. Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh nhũn nhẵn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm, cây tre mang đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của con người Việt Nam. ( Thép Mới) Câu 2: Tìm câu rút gọn, khôi phục lại thành phần bị lược bỏ và nhận xét tác dụng của việc rút gọn ấy...
Đọc tiếp

Câu 1: Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của
chúng:
a. Buồn ơi! Xa vắng mênh mông là buồn.
( Thế Lữ)
b. Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh nhũn nhẵn, ngay thẳng, thủy chung, can
đảm, cây tre mang đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của
con người Việt Nam.
( Thép Mới)
Câu 2: Tìm câu rút gọn, khôi phục lại thành phần bị lược bỏ và nhận xét tác
dụng của việc rút gọn ấy trong đoạn văn sau:
a. Mẹ ơi ! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế! Mãi không về!
( Nguyên Hồng)
b. Mẹ không lo, nhưng vẫ không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như
vang bên tai tiếng đọc bài trầm bỗng…
Câu 3: Nêu đặc điểm khác nhau giữa câu đặc biệt và câu rút gọn.
Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của e về câu tục ngữ: Đói
cho sạch, rách cho thơm. Trong đoạn văn có sử dụng câu rút gọn. ( Gạch chân
và chú thích)
Câu 5: Viết đoạn văn khoảng 10 câu , nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ :
Uống nước nhớ nguồn

1
18 tháng 2 2020

Câu 1

a. Câu đặc biệt : Buồn ơi !

Tác dụng : dùng để gọi và bày tỏ cảm xúc

b.Câu đặc biệt : cây tre Việt Nam !

Tác dụng : Bày tỏ cảm xúc yêu quý của tác giả đối với cây tre Việt Nam

Câu 2

a. Câu rút gọn : Mãi không về!

=> Khôi phục lại : Mẹ mãi không về.

Tác dụng : Làm cho câu văn gắn gọn, thông tin nhanh, tránh lặp lại từ đã có ở câu trước

b. Câu rút gọn : Cứ nhắm mắt lại là dường như lại vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng.

=> Khôi phục lại : Mẹ cứ nhắm mắt lại là dường như lại vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng.

Câu 3.

Khác nhau

Câu rút gọn : Về bản chất, câu rút gọn là câu đơn có đầy đủ thành phần nhưng khi sử dụng, người ta lược bỏ đi một số thành phần như CN, VN hoặc cả CN, cả VN.

- Dựa vào hoàn cảnh sử dụng có thể xác định được từ hoặc cụm từ bị rút gọn làm thành phần gì trong câu

- Có thể khôi phục lại các thành phần bị lược bỏ thành câu đâỳ đủ thành phần.

Câu đặc biệt : là câu không được cấu tạo theo mô hình CN-VN.

- Từ hoặc cụm từ trong câu đặc biệt làm trung tâm cú pháp của câu, không thể xác định được đó là thành phần CN hay VN.

- Không thể khôi phục lại các thành phần được.

Câu 4

Đã từ lâu, ca dao, tục ngữ là kho tàng lưu giữ biết bao kinh nghiệm bổ ích của con người. Và câu tục ngữ " Đói cho sạch, rách cho thơm " chính là một trong những câu tục ngữ hay mang đến cho chúng ta bài học bổ ích về việc phải giữ lấy nhân cách của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. Không thể phủ nhận một điều rằng con người chúng ta sẽ có những lúc này, lúc kia chứ không phải lúc nào cũng bình an được .Rồi sẽ có những lúc chúng ta trở nên nghèo khổ, ốm đau, bệnh tật hay túng thiếu . Trong những hoàn cảnh ấy, con người rất dễ làm liều. Nhưng điều quan trọng là ta luôn phải nhớ cho dù sao đi nữa cũng phải giữ lấy nhân cách trong sạch của mình. Đó chính là cách ta giữ cho mình một cái tâm thanh cao giữa dòng đời biến động.

Câu 5:

Truyền thống uống nước nhờ nguồn là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Mỗi người trong chúng ta cần phải giữ gìn, phát huy mạnh mẽ tinh thần đó. Đây là truyền thống thể hiện sự kính trọng của thế hệ đi sau với thế hệ đi trước để tỏ lòng biết ơn của mình với những người có ơn với mình. Hằng năm, cứ mỗi dịp kỉ niệm ngày thương binh liệt lĩ, đảng và nhà nước lại tổ chức các hoạt động thăm viến mộ liệt sĩ, thăm hỏi gia đình liệt sĩ, tặng quà, tạo điều kiện cho gia đình phát triển. Hiện nay, mọi người trong xã hội đã chú ý hơn đến việc này, không chỉ các cơ quan chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động này mà những đơn vị, tổ chức cá nhân cũng tham gia rất tích cực. Mọi người chung tay nhau, quyên góp, sau đó tổ chức các hoạt động thăm hỏi từng gia đình một, trao quà tặng thưởng. Tuy những món quà đó chưa hẳn đã có nhiều giá trị về vật chất nhưng lại đầy ắp tinh thần của người trao. Đây là các việc làm rất ý nghĩa, cần được mọi người phát huy, giữ gìn để truyền thống uống nước nhớ nguồn mãi là truyền thống quý báu của dân tộc ta, mãi được những dân tộc khác tôn trọng và học hỏi.

Chúc bạn học tốt!

19 tháng 2 2020

câu 4
câu rút gọn và chú thích đâu ạ

22 tháng 2 2021

Tìm câu rút gọn, câu đặc biệt trong các vd sau và nêu tác/d :

a, Buồn ơi! Xa vắng mênh mông là buồn.

b,Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế!Mãi không về!

c, Cây tre Việt Nam! Cây tre nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm, cây tre mang đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của con người VN.

d. Mẹ k lo, nhưng vẫn k ngủ được.Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng...

a, Câu đặc biệt: Buồn ơi!

Tác dụng: bộc lộ cảm xúc của người nói

b,Câu đặc biệt: Mãi không về!

Khôi phục: Mẹ mãi không về!

Tác dụng: truyền đạt thông tin một cách nhanh chóng; tránh lặp thông tin đã có phía trước

c,Câu đặc biệt: Cây tre Việt Nam!

Tác dụng: thông báo sự xuất hiện của sự vật và bộc lộ cảm xúc của người viết

d, Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng...

Khôi phục: Mẹ cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng...

Tác dụng: truyền đạt thông tin một cách nhanh chóng; tránh lặp thông tin đã có phía trước

6 tháng 3 2020

Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của chúng:

a)Buồn lắm! Xa vắng mênh mông là buồn.

=> Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc của tác giả trong khoảng không thiên nhiên rộng lớn mà trống trải.

b)Cây tre Việt Nam! Cấy tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm,cây tre mang đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của con người Việt Nam.

=> Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc tự hào của tác giả nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung về cây tre - một trong những biểu tượng của Việt Nam.

18 tháng 8 2021

Câu đặc biệt là :

- Trưa hè

- Cây tre Việt Nam

 

 

17 tháng 4 2020

a) Câu đặc biệt : cây tre Việt Nam !

cấu tạo : gồm CN

b) câu đặc biệt : Khó lắm

cấu tạo  : gồm VN

1 tháng 8 2021

a, Câu đặc biệt: Cây tre VN!

Cấu tạo: CN

Ý nghĩa: iệt kê thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

b, Câu đặc biệt: Khó lắm

Cấu tạo: VN

Ý nghĩa: Bộc lộ cảm xúc.

c, Câu đặc biệt: Ơi chích chòe ơi!

Cấu tạo: CN

Ý nghĩa: Gọi – đáp.

d, Câu đặc biệt: Đêm!

Cấu tạo: VN

Ý nghĩa: Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn. 

e, Câu đặc biệt: Ôi, đẹp quá!

Cấu tạo: VN

Ý nghĩa: Bộc lộ cảm xúc.

h, Câu đặc biệt: Đêm trăng

Cấu tạo: CN

Ý nghĩa: Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn. 

Biện pháp liệt kê "xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm"

Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc

- Cho thấy những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam thông qua hình ảnh cây tre

- Thể hiện sự trân trọng của tác giả dành cho cây tre Việt Nam

9 tháng 10 2023

Please help me !!bucminhkhocroi

 đề bài Tiếng ViệtCâu 1:Trong đoạn trích sau đây những câu nào là câu đặc biệt, câu nào là câu rút gọn?a."Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc".b) Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:    – Đê vỡ rồi!… Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?… Lính đâu? Sao bay dám để...
Đọc tiếp

 đề bài Tiếng Việt

Câu 1:Trong đoạn trích sau đây những câu nào là câu đặc biệt, câu nào là câu rút gọn?

a."Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc".

b) Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:

    – Đê vỡ rồi!… Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?… Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

(Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn)

Câu 2: Hãy tìm và nêu tác dụng của câu đặc biệt có trong các đoạn trích sau

a) Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục.

(Ca Huế trên sông Hương – Hà Ánh Minh)

b) Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về!

c) Than ôi! Sức người khó địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự được lại với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.

(Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn)

Câu 3. Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của chúng:

a) Buồn ơi! Xa vắng mênh mông là buồn.

b) Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm, cây tre mang đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của con người Việt Nam.

Câu 4: Xác định câu rút gọn trong những trường hợp sau, chỉ rõ những thành phần được rút gọn và khôi phục lại thành phần bị rút gọn?

a. Vệ sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé! ( Khánh Hoài)

b. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. (Tô Hoài)

c. - Những ai ngồi đấy?

- Ông Lí Cựu với ông Chánh hội. ( Ngô Tất Tố)

Câu 5: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Bố em đi cày về.

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa...”

(Mưa – Trần Đăng Khoa)

a, Xác định câu rút gọn có trong đoạn thơ trên?

b, Khôi phục lại thành phần câu được rút gọn?

………..…….Hết……………………

Lưu ý: Các em làm câu hỏi ra giấy kiểm tra. Khi làm các em ghi câu hỏi sau đó ghi câu trả lời, ghi đầy đủ học tên. Nộp bài vào tiết 5 thứ 2 (ngày 14/02/2022). Bạn nào nộp muộn bị trừ điểm. lớp trưởng thu bài và nộp lại cho gv.

1
12 tháng 2 2022

đây là văn chứ có phải vật lí đâu

6 tháng 4 2018

Biện pháp tu từ  : nhân hóa,  liệt kê nhằm làm nổi bật được đức tính tốt đẹp  của cây tre

k mik nhé.  Chúc bn hok tốt