Trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Sóng, nhân vật trữ tình soi vào sóng để tự nhận thức về tình yêu:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Đến hai khổ thơ cuối, tình yêu tan vào sóng để dâng hiến và bất tử:
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tình yêu trong các khổ thơ trên. Từ đó, rút ra nhận xét về sự vận động của hình tượng Sóng và em.
1. Hai khổ đầu: Diễn tả khát vọng tình yêu và hạnh phúc đích thực:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
...
Bồi hồi trong ngực trẻ”
a. Khổ 1:
* Hai câu đầu:
- Tác giả tạo ra tiểu đổi để diễn tả biến thái phức tạp của sóng cũng là tâm trạng của em bằng 4 tính từ: “Dữ dội/ dịu êm”, “Ồn ào/ lặng lẽ”. Cùng với đó, cách ngắt nhịp 2/3 và sự luân phiên các thanh bằng trắc có sự luân phiên đắc đổi đã tạo nên sự đối nghịch, nhấn mạnh những đối cực trong trạng thái của sóng.
=> Hướng tới nhấn mạnh những đối cực. Đó là những đối cực của những con sóng ngoài biển khơi.
- Điều đặc biệt, cách sử dụng liên từ “và” cho thấy những trạng thái đối cực ấy vẫn song song tồn tại, không mâu thuẫn mà đan xen, vận động và có sự chuyển hóa.
- Vị trí sắp xếp của từ ngữ: “dữ dội”, “ồn ào” được đặt lên trước, còn “dịu êm”, “lặng lẽ”. Điều đó nhấn mạnh trạng thái dịu êm, lặng lẽ mới là trạng thái thường hằng cuối cùng của sóng, cũng như tâm hồn người phụ nữ đang yêu. => Những cung bậc cảm xúc trái ngược mà thống nhất, phức tạp trong tâm hồn người con gái đang yêu.
* Hai câu sau:
- Điều đáng nói nhất ở đây là sự chủ động của người con gái khi yêu, dứt khoát từ bỏ không gian nhỏ bé, chật hẹp để vươn tới cái rộng lớn, cao cả:
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Đó quả thực là một sự táo bạo.
- Sông: không gian hữu hạn > < Bể: không gian vô hạn, lớn rộng.
- Sóng bỏ không gian hữu hạn chật hẹp, chật chội, tầm thường không xứng đáng để tìm đến bể - không gian rộng lớn, bao la, cao thượng, xứng đáng.
Cũng như hình tượng em, em từ bỏ tình yêu nhỏ bé tầm thường, nhỏ nhen để tìm đến tình yêu rộng lớn, cao thượng, giàu đức hi sinh. => Dám đi tìm tình yêu và hạnh phúc đích thực.
- Đặt trong hoàn cảnh đất nước những năm 60, 70 thì đây là hành động, quyết định quá táo bạo, mạnh mẽ.
=> XQ cũng như các nhà thơ hiện đại thì lại hoàn toàn được tự do, rất táo bạo, mạnh mẽ bộc lộc tình yêu, khẳng định chất men của tình yêu của tuổi trẻ.
* Khổ 2:
- Qua 4 câu thơ, Xuân Quỳnh đã dựng lên đối lập:
Ngày xưa > < Ngày sau
Quá khứ > < Tương lai
Thường biến > < Bất biến
=> Đan xen giữa những đối cực đó là từ “vẫn thế” => vĩnh hằng, trường tồn của ty.
- Các từ “ngày xưa”, “ngày sau” khẳng định sự trường tồn vĩnh cửu của sóng cũng như sự trường tồn vĩnh cửu, bất diệt của tình yêu.
- Những con sóng liên hồi như những nhịp đập trên lồng ngực của biển khơi và khát vọng tình yêu là những nhịp đập trong lồng ngực của tuổi trẻ. Hàng triệu năm qua rồi hàng triệu năm sau, khi con người tan biến vào hư vô thì con sóng vẫn thế, vẫn vỗ những nhịp đập của biển khơi. Cũng như con người, dù ngày xưa, ngày sau hay muôn đời, tuổi trẻ tình yêu vẫn luôn nồng nàn, cháy bỏng, chan chứa nhịp đập đầy yêu thương. Sau bn năm tháng thì tình yêu của tuổi trẻ không thay đổi.
“Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
- Từ “bồi hồi” -> Sau bao nhiêu năm khát vọng của tuổi trẻ không hề thay đổi.
=> Xuân Quỳnh đã đưa ra chân lí: Khát vọng tình yêu của con người là mãi mãi.
Chân lí này thường trở đi trở lại trong thơ Xuân Quỳnh:
“Tiếng yêu từ những ngày xưa
Trải bao năm tháng bây giờ đến ta
Tiếng yêu từ những ngày xa
Trải bao cay đắng vẫn là vẹn nguyên”.
=> Con người không thể sống mà không yêu, con người vẫn sẽ yêu chừng nào còn tồn tại.