K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 5 2022

Giúp sos

17 tháng 5 2022

Tham Khảo

 

Từ xa xưa ông cha ta đã dạy rằng thiên nhiên là bạn của con người. Chúng ta sống lao động và nghỉ ngơi đều dựa vào thiên nhiên. Nói như vậy để thấy được tầm quan trọng của thiên nhiên mà nhất là cây cối đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày. Cây cối không chỉ mang theo cơn gió mát lành thổi bay cái nóng, điều hòa bầu không khí mà nó còn mang đến cho con người một nguồn sinh thái dồi dào.

 

Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta tự hào là một đất nước “rừng vàng biển bạc, đất phì nhiêu” đó chính là phần quà vô giá mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho con người. Trong thành phần để tạo nên thiên nhiên đó thì rừng chính là một trong những quà tặng vô cùng có ý nghĩa đối với cuộc sống. Vậy thì rừng là gì?

 

Rừng là tập hợp một quần thể sinh địa trong đó có rất nhiều những sinh vật, cây cối, động vật…. Rừng, khí hậu và đất có một mối quan hệ chặt chẽ và tương hỗ với nhau. Chẳng phải thế mà có nhạc sĩ đã từng viết:

 

“Chuyện trăm năm ân tình cây và đất

Cây bám rễ sâu, đất ôm chặt tận đáy lòng”

 

Cây xanh có vai trò to lớn đối với cuộc sống con người, với môi trường sống xung quanh ta. Không chỉ có vai trò tạo bóng mát, làm đẹp môi trường đô thị mà nó còn giúp điều hòa khí hậu khiến cho bầu không khí trở nên thanh sạch, trong lành.

Bạn hãy thử tưởng tượng nếu một ngày cuộc sống của chúng ta không còn cây xanh thì sẽ ra sao? Cả ngày chỉ biết làm việc với máy điều hòa, với sóng wifi, với máy tính…. thử hỏi con người sẽ tồn tại thế nào?

 

Với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa chóng mặt như hiện nay có lẽ sẽ chẳng lâu đâu con người sẽ trở nên mệt mỏi và bệnh tật. Cây xanh mất đi đồng nghĩa với việc sẽ chỉ còn không khí bụi bặm, ô nhiễm, nắng mưa thất thường, hạn hán ngập lụt sẽ giày xéo lên cuộc sống của người dân. Và nói một cách khác đi trực tiếp hơn thì cuộc sống của chúng ta sẽ chấm dứt hoàn toàn.

 

Cuộc sống của con người chưa bao hoàn hảo khi nó chỉ được quyết định bằng yếu tố vật chất mà còn ảnh hưởng bởi những điều kiện khách quan khác. Trong đó cảnh quan môi trường sống chính là một yếu tố cần và đủ. Thế nhưng con người ta chúng ta lại đang tác động nghiêm trọng đến sinh thái mà điển hình là cây cối xung quanh. Khi mà càng ngày số lượng cây xanh chúng ta càng giảm đi rõ rệt do tình trạng chặt phá rừng bừa bãi, do cháy rừng,…. Và chính những việc làm đó đã gây nên hậu quả vô cùng nghiêm trọng mà đồng bào ta đang phải oằn mình chống chọi từng ngày.

 

Chắc hẳn vẫn còn dư âm đâu đó của trận lũ quét lịch sử, của cơn địa chấn xói mòn sạt lở đất đai vùng đầu nguồn… nó không chỉ khiến thiệt hại về vật chất lên tới hàng tỉ đồng mà nó còn mang đến những nỗi đau day dứt về con người. Nguyên nhân là do đâu? Là do việc chặt phá rừng bừa bãi khiến cho đất bị xói mòn, rửa trôi tạo thành khe rãnh khi lũ quét về không có gì chống đỡ mà thành. Những trận bão cát phá hoại mùa màng vì rừng đầu nguồn đã bị chặt phá, đất mặt đã bị rửa trôi khiến cho vùng canh tác trở nên cằn cỗi, khô cằn….

 

Không chỉ có vai trò bảo vệ đất chống lũ quét, sạt lở rừng còn là nơi trú ngụ của rất nhiều loài động vật quý hiếm. Mỗi cánh rừng lại được chia ra rất nhiều tầng độ cao thích hợp với những loài sinh vật khác nhau. Nhưng tựu chung lại những động vật như nai, hươu, sóc, chồn, chim muông, hổ, báo, vượn…. đều chọn rừng là nơi trú ngụ cung cấp nguồn sống cho mình. Rồi những loài thực vật quý hiếm trăm tuổi như đinh, lim, sến, táu… hay các loại thuốc quý đều ở rừng mà ra.

 

Ngoài ra rừng cũng là nơi cung cấp nguồn nhiên liệu dồi dào cho các hoạt động công nghiệp như chế biến gỗ, sản xuất giấy…. Rừng cũng là một trong những khu du lịch sinh thái hấp dẫn mà con người muốn khai thác. Chúng ta tự hào với những cánh rừng U Minh rộng lớn thì giờ đây cả trăm hecta rừng đã bị cháy rụi thiệt hại không chỉ hàng trăm tỉ đồng về của mà hơn thế nó còn khiến cho môi trường sinh thái của chúng ta bị xáo trộn.

 

Hiện nay, tất cả các nước trên thế giới đang kêu gọi bảo vệ rừng nguồn tài nguyên vô giá của sự sống. Bằng chứng là hội nghị chống biến đổi khí hậu COP khuyến khích trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ rừng đầu nguồn. Hay các hội nghị trong nước Đảng và Chính phủ đã có biện pháp quản lý chặt chẽ việc khai thác rừng kết hợp với tái tạo rừng.

 

Hiểu biết về rừng chính là cách nhanh nhất để con người thay đổi hành vi của mình giúp bảo vệ môi trường thiên nhiên một cách tốt nhất. Hãy hành động ngay vì cuộc sống và tương lai thế hệ sau này, bảo vệ rừng chính là bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta.

10 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

Gia đình tôi vốn thuộc dạng cùng đinh nghèo túng nhất cái làng này, đã không có đủ cơm ăn áo mặc, lại thiếu nhà nước một suất sưu…Mấy hôm nay tôi phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp thuế cho chồng – anh Dậu. Đã đến ngày nộp sưu mà tôi vẫn chưa có đủ tiền, thế là cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi nợ và xông vào nhà bắt chồng tôi đang ốm trên giường lôi ra đình…

“Ôi trời ơi!” – tôi thất thần thốt lên một cách đau đớn. Chồng tôi được người ta trả về rũ rượi như một cái xác chết. Tôi hoảng sợ và đau đớn hơn khi gọi mãi nhưng anh ấy chẳng tỉnh, may sao nhờ có bà con xung quanh đến cứu giúp, chồng tôi đã từ từ mở mắt. Nước mắt tôi lăn dài trên má, không hiểu sao người ta lại đối xử với nhau tàn nhẫn như thế.

Bà lão hàng xóm thương tình mang đến cho tôi bát gạo để nấu cháo. Được miếng ăn, tôi luống cuống đi nấu cháo và mang ra cho chồng mình vì anh ấy đã kiệt sức do đòn roi và mấy ngày qua cũng chưa có miếng gì trong bụng. Sức đâu mà chịu nổi. Tôi thầm nghĩ nếu húp xong bát cháo này thì anh Dậu sẽ khỏe lại thôi.

Nhưng cuộc đời quả thật trớ trêu, khi chồng tôi bưng bát cháo lên chưa kịp húp miếng nào thì…”Sầm” – tiếng đập cửa cai lệ và người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào nhà. Trước sự hung hăng và dữ tợn ấy, chồng tôi hoảng quá, để bát cháo xuống và lăn đùng ra phản, không nói được câu gì. Nhìn mà xót cho anh ấy, tôi bỗng cảm thấy mình có lỗi….Che giấu sự hoang mang lo sợ của mình, tôi cố gắng bình tĩnh…run run van xin cho mình được khất nợ:

- Nhà cháu đã túng lại còn phải đóng suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…

Tôi chưa kịp nói hết câu, tên cai lệ đã trợn ngược hai mắt, thật ghê tởm và đáng sợ, hắn quát xối xả vào mặt tôi như để hả giận. Vì chồng mình, tôi vẫn thiết tha cầu xin, chỉ mong cho mình được khất nợ, qua ngày hôm nay thôi đối với tôi lúc bấy giờ cũng thật nhẹ nhõm…Tên cai lệ vẫn bỏ ngoài tai lời van xin cầu khẩn của tôi, giọng hầm hè hù dọa rồi ra lệnh cho tên người nhà lí trưởng :


 
- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!

Tên người nhà lí trưởng hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, hình như ko dám hành hạ một ng` đang đau ốm, sợ xảy ra chuyện gì... Bỗng đùng đùng, tên cai lệ giật phắt cái sợi dây thừng sầm sập chạy ngay đến chỗ chồng tôi đang nằm định trói gô anh Dậu lại. Tôi vô cùng hoảng sợ và xám mặt, vội vàng chạy lại đỡ lấy tay hắn mà cầu xin:

- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

Video Player is loading.
This is a modal window.The media could not be loaded, either because the server or network failed or because the format is not supported.
Play

Bất ngờ hắn bịch vào ngực tôi mấy phát đau đớn và nói như hét:

- Tha này! Tha này!

Dường như chưa đủ để thỏa mãn thói tàn ác,hành hạ người khác, hắn lại sấn đến để trói chồng tôi. Đối với tôi, chồng con là tất cả, tôi có thể chịu đau đớn tủi nhục đến mấy cũng được nhưng không thể đứng nhìn chồng con bị hành hạ tàn nhẫn như thế. Tức quá không thể nhịn được, tôi đành liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Hắn vẫn không vừa, liền tát vào mặt tôi một cái mạnh như búa bổ rồi cứ sấn đến chỗ anh Dậu…Bị dồn nén đến mức đường cùng,đã đến nước này rồi, tôi không thể chịu được nữa, dùng cái tình để van xin cũng không được, dùng cái lý cũng không thể nào khất nợ dù chỉ một ngày…Tôi thấy mình đã quá cam chịu nhẫn nhục, nghiến hai hàm răng, tôi quát:


- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Tên cai lệ vẫn hung hãn bước tới chỗ chồng tôi. Bất giác, tôi túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa, bịch cho mấy phát vào bụng. Tôi vớ được cây gậy của hắn, hai bên giằng co nhau, áp vào vật nhau rồi túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Dường như sức lẻo khoẻo của những người nghiện ngập lại không bằng được với sức của người đàn bà lực điền như tôi, nhất là trong khi lòng ngập nỗi oan ức, căm phẫn.

Tôi vẫn chưa nguôi cơn giận, cứ nghĩ đến cảnh chồng mình sắp bị hành hạ là ruột gan cứ như nóng lên, bất chấp hậu quả ra sau tôi cũng không sợ, lúc này tôi không còn thấy sợ, dẫu tôi cũng thừa biết rằng đụng tới cai lệ và người nhà lí trưởng cứ như đụng với “trời”, sẽ không sống được bình yên nhưng biết làm sao đây! Tôi đã nhịn quá nhiều và đã đến lúc không thể nhịn được nữa…

Chồng tôi thấy vậy cũng sợ, hình như anh ấy đang định nói điều gì với tôi nhưng vì mệt quá, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu:

- U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.

Tôi thẳng thừng và dứt khoát mãnh liệt:

- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.

10 tháng 10 2021

Em tham khảo phần này nhé!

Nhưng khốn nạn thay, chồng tôi chưa kề được bát cháo vào miệng, thì không biết tên cai lệ và người nhà lí trưởng nghe tin từ đâu, hùng hùng hổ hổ xông vào nhà tôi, với những tay thước, dây thừng, roi song trông thật dữ tợn. Tên cai đi với bộ dáng huênh hoang, hách dịch, quất mạnh đầu roi xuống để ra oai. Hắn thét:

 

- Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua rồi, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!

Chồng tôi hoảng quá, vội để bát cháo xuống phản rồi lăn đùng ra đó, chắc vẫn còn bị ám ảnh bởi những trận đòn roi dã man của chúng. Tên người nhà lí trưởng quay sang tên cai lệ, chỉ vào chồng tôi, cười mỉa:

- Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy!

Lúc này, tôi cũng hoảng lắm, nhà thì còn thiếu sưu, tiền gạo còn chả đủ, chồng thì cứ ốm mãi, nhỡ người ta lại lôi ra hành xác tiếp thì sao? Nhỡ chồng mình chết thật thì sao? Nghĩ đến đây, tôi bỗng toát mồ hôi vì lo sợ. Không! Dù thế nào tôi cũng không thể để chồng tôi bị chúng lôi đi lần nào nữa…

Bỗng tên cai chỉ vào mặt tôi:

- Chị khất sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy ra nói với ông cai, để ông ấy ra đình kêu với quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa.

Tôi nói, giọng run rẩy, cố thuyết phục bọn chúng:

- Nhà cháu đã túng lại phải đóng thêm cả suất sưu chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất...

Không để tôi nói được hết câu, tên cai trợn ngược mắt, chống hai tay vào hông, ra vẻ, quát tháo, chửi rủa ầm ĩ:

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!

- Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!

Tên này vẫn hầm hè:

- Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi chứ chỉ mắng thôi à!

Hắn quay phắt ra, lên giọng, ra lệnh cho tên người nhà lí trưởng:

- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!

Tên người nhà lí trưởng cứ lóng nga lóng ngóng, hết nhìn chồng tôi rồi lại nhìn tên cai lệ, dường như hắn không dám hành hạ người ốm thì phải, nhỡ làm sao thì hắn lại chịu tội. Có lẽ hắn vẫn còn một chút tình người. Quá mất kiên nhẫn, tên cai lệ hầm hầm xông đến giật phắt cái dây thừng trong tay tên kia, chạy sầm sập như muốn rung chuyển đất trời đến định trói chồng tôi.

Tôi hoảng quá, đặt ngay cái Tỉu đang bế trên tay xuống, vội chạy ra chỗ chồng. Trong lúc chạy đi tôi thấy thằng Dần nãy giờ vẫn co ro sợ hãi trong một góc nhìn theo tôi, thấy tôi đặt cái Tỉu xuống thì chạy ra bế lấy em nó rồi quay về chỗ cũ. Lòng tôi bỗng nhói lên đau đớn.

Tôi may mắn đỡ được cánh tay của tên cai. Tôi ngẩng đầu, cố gắng thiết tha cầu khẩn:

- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

- Tha này!Tha này!

Vừa nói, hắn vừa bịch vào ngực tôi vài cái, rồi hếch cằm, trợn trừng mắt, tiếp tục định trói chồng tôi. Đau quá! Đau như không thở được nữa!

Cơn đau đó khiến sự nhẫn nhục của tôi đạt gần như đạt đến giới hạn. Không biết lúc ấy, tôi vớ được cái gan hùm ở đâu, liều mạng đấu lí với chúng nó:

- Chồng tôi đang đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Dứt câu. Một cái bạt tai đau điếng giáng xuống mặt tôi. Hắn phủi tay, tiếp tục làm việc hắn cần làm. Cái tát đau điếng, bỏng rát, sao có thể bằng cơn giận của tôi lúc này. Nó đã đẩy sự tức giận của tôi lên đến đỉnh điểm. Tôi nhất định phải bảo vệ được cái gia đình này! Bảo vệ chồng tôi dù ra sao thì ra.

Tôi nghiến chặt hai hàm răng, dằn từng tiếng:

- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi nhanh như cắt, tôi túm lấy cổ tên cai ấn dúi hắn ra cửa. Hắn có vẻ rất bất ngờ khi thấy một con đàn bà như tôi mà dám chống lại hắn. Cái sức lẻo khoẻo của thằng nghiện như hắn sao có thể bằng được tôi. Bị tôi ấn túm bất ngờ, hắn ngã chỏng quèo ra đất. Ngã rồi, mà miệng vẫn còn nham nhảm đòi tiền sưu nhà tôi. Tôi đang định tiến gần hơn chỗ tên cai lệ thì tên người nhà lí trưởng đã sấn sổ tới chỗ tôi, tính cầm gậy đánh tôi, mắt hắn trợn ngược lên, răng nghiến rít từng tiếng, nghe rất kinh khủng. Ngay lập tức, tôi xoay ngang người chộp được cây gậy, cố gắng dùng hết sức để giằng lấy. Rồi không biết cây gậy văng ra từ bao giờ, tôi vội túm lấy tóc hắn, giật mạnh, rồi lẳng hắn ra ngoài thềm nhà. Hai tên lồm cồm bò dậy, bộ dạng vô cùng thảm hại. Nhìn bộ dạng chúng như thế, tôi vô cùng hả dạ. Tôi cũng không ngờ là tôi hạ được bọn chúng nhanh như thế-những kẻ vừa mới đây còn hung hãn, dữ tợn, bất nhân như tưởng mang theo cả trận cuồng phong đến với gia đình nhà tôi.

Đứng dậy nhìn tứ phía không thấy bóng 1 đồng bọn, có lẽ bọn chúng biến mất từ khi tôi đánh 2 tên này. Cai lệ và người nhà lí trưởng dắt díu nhau về đình. Khi rời khỏi nhà tôi, hắn không quên ném cái nhìn căm thù thì và chửi câu đe dọa:

- Con khốn! Rồi mày cứ chờ mà xem!

Tôi thầm nghĩ: “Thật đúng là cái bọn hèn, chỉ biết ức hiếp dân nghèo.”

Anh chồng tôi nãy giờ đã muốn can ngăn, nhưng mệt quá nên chỉ ngồi một chỗ kêu: “U nó không được thế, người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta là mình phải tù, phải tội.”

Tôi vẫn chưa nguôi cơn giận:

-Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.

Chứ cứ mặc kệ thế, để chúng quyết mình sống hay mình chết à?

Bà lão hàng xóm lại lật đật chạy sang hỏi thăm, bế hộ cái Tỉu. Bà vừa ẵm con bé, vừa nhìn tối với vẻ lo lắng, ái ngại nói:

- Sao chị lại thế! Đánh nó chỉ bõ được cơn tức, rồi mình còn gánh hậu quả nặng hơn cả thế nữa ấy chứ! Lại còn là đàn bà...

Nhìn khuôn mặt cụ lộ rõ vẻ sững sờ trước hành động chống trả của tôi khi nãy. Nhìn cụ, tôi đáp:

- Cụ ạ! Cháu cũng biết là mình là dân đen, dân nghèo, chống đối lại các bác ấy đã là quá lắm rồi. Lại còn là đàn bà con gái, thế cũng chẳng hay hớn gì. Nhưng cứ để thế cho chúng nó mặc xác hành hạ, đánh đập, nhỡ chồng con chết hay làm sao thì còn đau khổ hơn thế nữa ấy!

26 tháng 11 2016

"Tôi là một quyển sách cũ, được ra đời vào năm 1966, sau nhiều lần tái bản và chỉnh sửa. Tên tôi là ” Giai thoại làng Nho ” và người cha tinh thần đã sinh ra tôi là học giả Lãng Nhân. Tôi qua tay đến mấy đời chủ. Đầu tiên là một ông bố mua tôi về vì là người ham đọc sách. Khi ông qua đời, các con ông làm kinh doanh bận rộn nên không ngó ngàng gì đến tôi. Tôi bị vứt bỏ lăn lóc, trẻ con trong nhà khi nghịch ngợm đã ném tôi không hề thương tiếc. Tôi bị rách bìa, mất đi một số trang ở phần đầu và từ đó tôi trở thành một phế nhân bị ruồng bỏ. Chủ nhân ra lệnh cho người giúp việc tống tất cả chúng tôi vào kho, những quyển sách cũ chỉ choán vị trí mà không mang lại lợi lộc gì cả. Rồi một thời gian sau, họ cột chúng tôi lại thành từng bó to, chở đến nhà tặng cho một người bạn học cũ cho rảnh nợ.

Chủ nhân mới của tôi là một nhà giáo. Có lẽ vì là nhà giáo nên đã tỏ ra rất thích thú khi đón nhận những kẻ khốn khổ như chúng tôi. Ngôi nhà mới của tôi xem ra rất thanh bạch và giản dị, một giá sách tự đóng bằng bàn tay khéo léo của nữ chủ nhân. Chỉ trong một buổi sáng, người chủ mới đã sắp xếp có trật tự và ngăn nắp tất cả chúng tôi lên cái giá sách tự đóng này. Chúng tôi bắt đầu cuộc sống mới bên cạnh cô chủ nhỏ và bạn bè là những quyển sách được bao bìa kỹ lưỡng và giữ gìn cẩn thận.

Khách mới nên được ưu tiên hơn vì vậy chúng tôi được cô chủ lần lượt mang ra đọc mỗi ngày. Khi đến phiên tôi diện kiến chủ nhân, tôi hồi hộp lắm vì không biết trong ánh mắt của cô chủ , mình sẽ được đánh giá ra sao ? Tôi thật sự sung sướng và hãnh diện vì cảm nhận mình đã mang lại sự thích thú cho cô chủ nhỏ. Khi cầm tôi trên tay, cô chủ nhìn tôi một lượt bằng đôi mắt thật hiền hậu. Sau đó, bàn tay nhỏ nhắn mở từng trang sách, vuốt nhẹ lên những vết cuốn góc cho phẳng phiu khiến cho những thương tích vì bị hành hạ, đối xử tệ bạc của tôi trước đây dường như không còn đau nhức nữa. Tôi suýt rớt nước mắt vì quá đỗi hạnh phúc. Tôi đã thật sự được đổi đời…

Không biết cô chủ nhỏ tìm được điều gì thú vị ở tôi mà ngày nào cũng chọn tôi để đọc và đọc một cách say sưa. Có lúc cô mỉm cười một mình, có lúc lại ngưng đọc, lấy một quyển vở ra và ghi chép vào trong đó. Tôi độ chừng cô chủ tìm ra điều gì đó hay ho và ghi vội lại để sau này khỏi quên. Tôi biết người chủ mới thật sự yêu quý mình nên chưa một lần nào làm cho tôi phải thất vọng hay đau đớn thể xác. Do tôi là một tư liệu tham khảo nên tôi có bề dày gần cả ngàn trang sách. Cô chủ không thể đọc hết trong một ngày nên cô phải đánh dấu trang để còn biết mà đọc tiếp vào ngày hôm sau. Cô không gấp mép trang đọc dở dang như một số người hay làm mà nhẹ nhàng đặt vào đó một tờ lịch được gấp nhỏ theo chiều dọc để làm dấu và đặt tôi trở vào chỗ của mình trên giá sách.

Hơn một năm làm người bạn thân thiết với cô chủ nhỏ, tôi quen thuộc bàn tay gầy nhỏ, ánh mắt ấm áp và nụ cười tươi tắn của cô. Tôi chìm ngợp trong ấm êm và hạnh phúc cho đến một ngày…

Những đồng nghiệp của cô chủ nhỏ đến thăm nhà. Vừa nhìn thấy giá sách, họ đã trầm trồ khen ngợi sự tỉ mỉ và ngăn nắp của chủ nhân. Tất cả họ đều sà đến giá sách để ngắm nghía và luôn miệng xít xoa. Họ tỏ ý muốn mượn những tác phẩm văn học, có lẽ họ đều là giáo viên dạy Văn. Cô chủ nhỏ thật tốt bụng, vui vẻ đồng ý cho mượn và ngay lập tức các bạn của tôi đã được lấy ra khỏi vị trí. Đó là những bạn ” Thành ngữ,Tục ngữ và Ca dao cổ “, ” Thời xa vắng ” và một số tác phẩm Văn học nước ngoài như ” Lâu đài người bán nón “, ” Thành trì “, ” Nữ tu sĩ “, ” Chuỗi hạt “… Tôi mừng vì mình thoát nạn, không phải xa rời cô chủ thân yêu. Thế nhưng đời có ai học được chữ ngờ đâu! Không thấy ai ngó ngàng gì đến tôi, cô chủ mới bảo : ” Có một tư liệu tham khảo rất quý giá mà tiếc là ngày còn đi dạy, mình đã không có được để mở rộng tầm hiểu biết cho học sinh. Nay mình muốn giới thiệu với các bạn để có thể làm được điều đó với học sinh của chúng ta “. Những người bạn của cô chủ rất bất ngờ khi cô rút tôi ra khỏi giá sách và trao vào tận tay họ. Tôi cảm thấy bầu trời quay cuồng vì không biết số phận của mình rồi sẽ đi về đâu thì thời may cô chủ nói tiếp : ” Quyển sách này tuy đã cũ nhưng rất có giá trị và mình vô cùng yêu quý. Mình không vì ích kỷ mà giữ riêng cho mình nhưng mình cũng không muốn mất nó. Mình cho các bạn mượn đọc, nếu thấy có ích cho việc giảng dạy thì sao chép ra, khi nào xong thì gửi lại mình.”

Thế là tôi rời xa cô chủ thân yêu kể từ ngày hôm đó. Trong những ngày rời xa chủ nhân đáng kính của mình, tôi nhớ ánh mắt nhìn tôi trìu mến, nhớ bàn tay gầy xanh và nhỏ nhắn vẫn hằng vuốt những nếp quăn góc của tôi, nhớ nụ cười ngời sáng khi cô chợt khám phá ở tôi một điều gì mới lạ… Một trong những người bạn của cô chủ mượn tôi về chỉ vì tò mò, muốn sử dụng giá trị của tôi chứ không thực sự coi tôi như một người bạn thân thiết. Họ vồ vập tôi rồi ngay sau đó lại vứt tôi lung tung. Họ gấp mép không biết bao nhiêu trang sách để ghi dấu làm cho tôi đau quặn thắt. Và điều tồi tệ nhất, họ không ghi chép lại những điều cần thiết mà xé hẳn mấy chục trang sách mà họ cần dùng rồi ném tôi vào một xó cho đến hơn một năm sau mới trả tôi về cố chủ. Trong những ngày tháng phải xa cách cô chủ nhỏ, tôi lúc nào cũng nhớ thương cô da diết, mong muốn nhanh chóng được trở về nhà, được cô chủ nhỏ vuốt ve trìu mến và đọc chăm chú những tri thức mà tôi luôn muốn tận hiến cho một người biết yêu quý sách một cách thực thụ.

Ngày các bạn đến thăm và trả sách, cô chủ hồn nhiên và tin cậy bạn nên vui vẻ nhận lại tôi mà không kiểm tra hay hỏi han gì hết. Cô cũng đồng ý cho bạn bè khất lần sau sẽ trả những quyển sách đã mượn vì hôm đó đi vội quên mang theo sách hoặc hứa sẽ trả sau vì còn đang cần sử dụng.

Tối đó, cô chủ mang tôi vào giường để đọc. Tôi biết ngoài việc muốn đọc lại tôi, cô chủ nhỏ còn là vì nhớ người bạn đã xa cách quá lâu. Nhìn cách cô mân mê tôi trên tay mà tôi nghẹn ngào vì biết mình đã trở về với cô không trọn vẹn như trước… Tôi nuốt nước mắt khi nhìn thấy cô chủ vô tư không hề hay biết quyển sách mà mình trân quý đã bị lấy cắp mất mấy mươi trang. Tôi cũng thầm mong cô hãy khoan biết sự thật để cô còn được sống trong sự hồn nhiên và tin yêu cuộc đời.

Nhưng điều gì đến tất nhiên phải đến. Một tháng sau, cô chủ đọc đến những trang cuối thì phát hiện tôi không còn lành lặn nữa. Cô thảng thốt, ánh mắt hoảng hốt và khi hiểu ra sự thật, cô nhấc vội ống nghe lên định gọi cho người bạn đã mượn sách. Nhưng rồi cô bỗng buông rơi ống nghe, không gọi nữa, ghì xiết tôi vào lòng và nước mắt từ từ ứa ra trong lặng lẽ…

Cô chủ buồn hẳn đi, thường đứng im lặng bên giá sách hàng giờ như muốn xin lỗi chúng tôi vì đã quá chân thật và tin người. Cũng từ đó, giá sách chúng tôi mất hẳn những người bạn từng quây quần bên nhau vì những người bạn của cô chủ đã quên lãng mà không trả họ về ngôi nhà cũ như lời đã hứa …

Chắc loài người không bao giờ hiểu được những quyển sách như chúng tôi cũng có linh hồn và tình cảm nên mới hành xử như vậy. Nỗi đau mất mát thân xác của tôi xét cho cùng có lẽ không bằng nỗi thất vọng mà cô chủ nhỏ của tôi phải hứng chịu. Ôi! Tôi yêu quý vô cùng cô chủ nhỏ của tôi và không biết phải làm gì để bù đắp cho cô bây giờ?!..

Tham khảo nhé , chúc bn hok tốt !

26 tháng 11 2016

Khi tôi ra đời chỉ được gọi là một tập giấy và sau khi người ta in chử lên người tôi thì họ gọi tôi là một cuốn sách, có hàng trăm cuốn sách như tôi được xếp thành từng chồng cao. Trời tối, chúng tôi được chuyển đến nhà sách, nơi mà có rất nhiều người mang hình dáng như tôi cũng đang tập trung ở đó. Người thì có cái áo sặc sở, người thì đơn giản, bình dị mặc một chiếc áo có in hình một bức tranh thủy mặc, có mấy quyển sách đang tuổi thanh niên vô tư nói cười, trêu ghẹo nhau. Họ thậm chí còn trêu ghẹo cả những cụ sách già, mái đầu bám đầy bụi, vận những chiếc áo cũ nát. Họ chê các cụ ấy đã lỗi thời với nội dung vễ những điều xưa cũ trong khi con người hiện nay yêu mến họ vì nội dung đáp ứng được nhu cầu của thời đại mới. Các cụ ấy chỉ ôn tồn mà bảo rằng chừng nào con ngừoi còn nhớ về lịch sử thì họ còn tìm đến chúng tôi. họ phá lên cười cho xong chuyện.
Bây giờ người ta xếp chúng tôi lên với những anh thanh niên ban nãy và tôi nghe trong số những người bạn của mình bảo là hi vọng mình sẽ không ở lại đây với mấy ông già lẩm cẩm ấy và rồi tôi l
kịp nhận ra mình phải xếp háng sau lưng rất nhiều người.
Sáng hôm sau, khi nhà sách còn chưa mở mọi ngừoi đã đứng chờ rất đông để đón chúng tôi về nhà và khi của mở họ ùa vào như ong vỡ tổ từng ngừoi từng người trong số chúng tôi được họ mang đi, họ thích thú và reo hò còn những người bạn của tôi thì đắc chí. Tôi có liếc nhìn mấy cụ sách tối qua, họ trầm nhâm cùng với một vài người khách, những người khách đó cầm họ lên liếc qua rồi nén họ lại vào giá. Đến tối, khách vẫn còn đông cho đến khi đóng của, có lẽ do tôi nằm sâu quá nên chưa đến lượt đành phải đợi ngày mai ngày kia, tôi nghỉ thế. Thế rồi những ngày sau đó tôi vẫn nằm lại trên giá bởi ngừoi ta cứ chêm thêm sách vào những chổ vừa được lấy đi.Tôi bắt đầu thất vọng và đến ngày thứ năm tôi đã không còn hi vọng mình sẽ được mang đi nữa, tôi bắt đầu chú ý hơn về những cau chuyện ngừoi ta kể cho nhau nghe để quên đi cái buồn vì bị bỏ rơi.
Họ kể về những ngày họ còn trẻ, ngừoi ta cũng háo hức chờ đợi họ, yêu quý họ nhưng ngày tháng qua đi khi những quyến sách trẻ trung hơn đựoc chuyển tới tất cả họ bị dẹp sang một bên và không ai ngó ngàng tới. lại có những ngừoi kể về mấy cụ già chỉ ngồi một chổ, buồn rầu, ngừoi bám đầy bụi và đêm nghe tiếng họ khóc vì bị những con chuột hành hạ và họ kết thúc cuộc đời bằng việc bị nén vào sọt rác. một số ngừoi khác còn kể về chuyện có mấy cậu sách vừa tới đã không ai mua, họ bị nhạo bám và hất hủi.
Tôi bắt đàu thấy lo, lo cho cuộc đời mình sẽ không biết ra sao vì đã qua mất thời kì sung sức đỉnh cao. Ngày thứ sáu tới, nắng vàng hắt nhẹ, khách không còn nhộn nhịp như mấy ngày trước có lẽ họ đã chán và bắt đầu tìm đến niềm vui mới. tôi mới hiểu đựoc rằng số phận của những quyển sách thật bấp bênh chìm nổi theo trào lưu không bao giờ ngừng lại của con người. có lẽ tôi sẽ mãi mãi ở lại đây, chịu bị những con chuột hành hạ từng trang giấy và chết khi bị vất vào sọt rác. Người ta sẽ lại nâng tôi lên tay đọc lấy vài trang và nén lại vào giá, khi những quyển sách mới đến, chúng tôi lại bị dẹp qua một bên và chịu sự nhạo báng của chúng. Những quyển sách như chúng tôi chẳng thể nào biết trước chuyện gì sẽ xảy ra với mình.

12 tháng 9 2021

Tham khảo: 

Tình mẫu tử trong mỗi chúng ta thật thiêng liêng và sâu nặng. Dù trải qua bao bão giông, tình yêu ấy vẫn vẹn nguyên trong trái tim mỗi người con. Cuộc gặp gỡ của cậu bé Hồng và mẹ khiến tôi thật xúc động và nhớ mãi không quên

Tôi và Hồng là bạn thân nên Hồng thường tâm sự với tôi mọi chuyện trong gia đình cậu. Thầy mất, mẹ cậu phải bỏ quê đi tha hương cầu thực. Hồng ở lại sống với gia đình người cô nhưng bà thường xuyên gieo rắc vào đầu cậu những hoài nghi để cậu khinh miệt mẹ mình. Dù vậy cậu vẫn luôn dành tình yêu thương và kính mến mẹ. Tôi thấy thương cho hoàn cảnh của Hồng mà chỉ biết lặng im, lắng nghe những tâm sự của cậu. Sắp đến ngày giỗ đầu của thầy cậu, cậu luôn mong ngóng mẹ về.

Chiều hôm đó, tiếng trống trường vang lên, chúng tôi thu gọn sách vở và cùng nhau ra về. Ra đến cổng trường, tôi thấy Hồng bất chợt nhìn theo chiếc xe kéo đang chở một người phụ nữ. Hồng đuổi theo và gọi:

- Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!..

Tôi thấy vẻ mặt bối rối của Hồng, chắc cậu sợ gọi lầm người khác. Nếu vậy, lũ bạn cùng lớp chúng tôi sẽ coi đó là một trò cười tức bụng, chúng sẽ khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên hè. Cái lầm đó sẽ khiến Hồng thẹn và tủi cực nữa. Nỗi mong ngóng ngày mẹ trở về của cậu khiến tôi thương cậu vô cùng.

Rồi chiếc xe chạy chầm chậm.. Người phụ nữ vẫy chiếc nón, đúng là mẹ của Hồng rồi. Hồng đuổi kịp chiếc xe, cậu thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi. Hồng trèo lên xe, đôi chân của cậu ríu cả lại, có lẽ vì đã quá mệt. Mẹ Hồng kéo lấy tay cậu và xoa đầu. Hồng cứ thế òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Tôi không kìm được giọt nước mắt lăn rơi trên má mình, mừng cho cậu vì đã được ở trong vòng tay mẹ. Mẹ Hồng cũng sụt sùi khóc theo và nói:

- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi đây mà

Mẹ Hồng lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho cậu và xốc nách cậu lên xe. Hồng ngắm nhìn mẹ thật kĩ, mẹ cậu không còm cõi xơ xác mà gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, không giống như những gì như bà cô cậu đã kể. Tôi thấy Hồng ngồi trên đệm xe, đùi cậu áp vào đùi mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ. Cậu cảm giác sự ấm áp đã bao lâu mất đi nay bỗng mơn man khắp da thịt mình. Lâu lắm rồi tôi mới thấy được Hồng vui sướng, hạnh phúc như thế.

Chiếc xe kéo chậm rãi, tôi đi bên cạnh để ngắm nhìn phút giây mong mỏi bấy lâu của cậu. Hồng lăn vào lòng mẹ, bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho cậu. Suốt quãng đường từ ngã tư trường học về đến nhà cậu, tôi thấy mẹ cậu hỏi han nhưng có lẽ cậu chẳng để tâm những câu hỏi đó. Ở bên mẹ là những khoảnh khắc bình yên nhất, Hồng chẳng còn bận tâm những lời nói cay nghiệt hàng ngày của bà cô về mẹ cậu.

Câu chuyện của Hồng khiến tôi cảm nhận được sự ấm áp và hạnh phúc của mỗi người con khi được nằm yên trong vòng tay của mẹ. Hồng đã sống trong bao nỗi tủi hổ, bao mong đợi ngày được gặp lại mẹ. Tôi thấy vui cùng với niềm vui của Hồng và cảm thông sâu sắc vỡi những đau khổ, bất hạnh cậu phải trải qua.

Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa Hồng và mẹ đã để lại trong tôi bao suy ngẫm về tình mẫu tử cao đẹp. Những tổn thương bấy lâu trong tâm hồn cậu bé được xoa dịu bởi tình mẹ ấm áp và chở che. Dù trải qua hoàn cảnh sống vô cùng khó khăn nhưng không gì có thể ngăn cách được tình yêu của những đứa con dành cho mẹ. Tình yêu ấy thật bất tử và vô cùng thiêng liêng.

30 tháng 8 2016

Tôi tên là Ngữ Văn tập một, đã lâu lắm rồi không thấy ai tìm đến tôi nên tôi cứ mãi ở cái xó cặp thế này. Hàng ngày, tôi vẫn cùng cậu chủ đi đến lớp, nhưng cậu chủ chẳng bao giờ giở tôi ra cả mà cứ coi như tôi không có ở trong cặp vậy. Ngày nào đi học về, cậu chủ của tôi cũng vứt cặp sách ném lên giường xong đi chơi đá bóng cùng bạn. Tôi buồn lắm.

Có lúc tôi còn khóc nữa. Chẳng bù cho anh Toán, anh ấy được cậu chủ bọc cẩn thận, ngày nào cũng đem ra làm bài tập. Cũng chẳng bù cho anh Vật Lý, cậu chủ thích trò đu quay nên hay đọc Vật Lý lắm. Cậu chủ giỏi môn tự nhiên nên vậy mà. Có lần tôi tức vì bị bỏ xó tôi còn cãi nhau với anh bút bi, sao anh ấy ích kỷ không cho tôi chút mực, anh ấy cứ tô tô vẽ vẽ lên vở mà lại không viết lên tôi dòng nào, một dòng anh ấy cũng không cho, tôi lại hỏi sang anh bút chì, anh ấy bảo anh ấy chỉ để vẽ thôi chứ không dùng viết vào sách.

Thật may hôm nay có bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân tới thăm trường cậu chủ tôi học.  Mọi người cứ thắc mắc và chê cười môn văn là môn học thuộc chỉ dành cho con gái thôi. Tôi buồn lắm, đồng chí bộ trưởng ân cần bảo: Học ngữ văn là để hiểu về cuộc sống con người, hiểu về quê hương đất nước, từ đó tôn vinh các giá trị dân tộc, giá trị con người, học ngữ văn là để hiểu tiếng mẹ đẻ, giúp nhân dân đoàn kết bảo vệ đất nước suốt bề dầy bốn ngàn năm lịch sử... không những thế môn ngữ văn còn bồi dưỡng cho tình cảm con người, giúp con người yêu thương nhau không chỉ trong biên giới quốc gia mà còn là khắp năm châu bốn biển toàn nhân loại.

Có lẽ nhờ vậy mà cậu chủ đã lục cặp tìm tôi. Tôi thật vui vì cậu chủ đã bọc cho tôi bằng một tớ báo mới cứng, dán nhãn hẳn hoi, trên đó còn ghi tiên học lễ hậu học văn. Giờ đây tôi lúc nào cũng trong cặp cậu chủ, ngày nào cũng trên bàn cậu chủ, thật là vui!

30 tháng 8 2016

   Xin chào tất cả các bạn, như các bạn đã biết tôi là một cái giá sách, chủ nhân của tôi là một cô chủ học ở lớp 7A, trường THCS Võ Thị Sáu.

     Tôi được sinh ra ở một xưởng gỗ ngoài vùng ngoại ô. Nhờ những đôi bàn tay khéo léo của các thợ mộc nên trông tôi rất đẹp. Tôi sống cùng cha mẹ, bác , cô và ông bà. Được sống trong tình yêu thương và tôi ngày càng lớn. Mẹ tôi nói với tôi:

- Con đã lớn và trưởng thành hơn đã đến lúc con nên ra ở riêng rồi.

Tôi chỉ mỉm cười. Hôm ấy, trời nắng đẹp tôi được trưng bày trong một cửa hàng nội thất rất sang trọng, tôi đã gặp một cô bé trông cô có vẻ là một người rất sáng sủa, cô đã thấy tôi và cô reo lên chắc có lẽ do cách trang trí và bộ trang phục tôi đang mạc khiến cho cô thích tôi. Tôi được đưa về gia đình cô và được chăm sóc rất cẩn thận.Tôi được đặt ở cạnh giường ngủ của cô chủ. Tôi khoác trên mình bộ áo màu vàng lấp lánh. Tôi cao 2m, được chưa làm 5 ngăn, Mỗi ngăn cô đều sắp xếp rất gọn gàng. Ngăn cô để những bài tập kiểm tra, quyển vở,...

 Từ khi , tôi về nhà cô mỗi lần đi học về coo đều mang những bài kiểm tra toàn điểm 9, điểm 10 về với khuôn mặt rạng rỡ vui vẻ lúc đó trông cô chủ rất dễ thương. Tôi đưa tay ra và nói:

  - Chúc mừng cô chủ, cô có thể đưa bài đây tôi sẽ giữ giùm cho cô

Nhưng rồi một hôm, tôi thấy cô về nhà với bài kiếm tra chỉ được 7 điểm , cô định xé bài kiểm tra đó đi nhưng may mà tôi đã kịp ngăn cô lại:

- Xin cô đừng xé bài kiểm tra đó đi, hãy giữ lại để lấy nó là nguồn động lực để cô tiến xa hơn nữa. Cô sẽ rút kinh nhiệm cho bài kiểm tra sau. Cô đưa đây tôi giữ cho cô.

  Từ hôm ấy có bài kiểm tra nào là cô đều thức muộn để học bài, mẹ cô đã lên phòng và nhắc nhở cô ngủ sớm những cô vẫn làm bài. Chị đèn, anh quạt thức suốt đêm để giúp cô hoàn thành bài vở cho tốt. Và đến hôm sau, bài kiểm tra với điểm 10 sáng chói với khuôn mặt ngập tràn niềm vui. Hôm nào cũng thế tôi đều được lau dọn một cách sạch sẽ, sắp xếp một cách gọn gàng. Tôi đã từng hi vọng cô sẽ mãi chăm sóc tôi như bây giờ những tôi đã sai.

   Hôm sinh nhật của cô, ai ai cũng đến để tặng cô những món qà và cô đã được bác tặng cho cô một chiếc điện thoại.. Từ hôm ấy cô chỉ suốt ngày điện thoại không màng tới việc học hành gì hết những điểm 9 điểm 10 của cô dần dần tụt xuống chỉ còn 5 với 6 còn tôi thì bị cô chủ bỏ bê, không chăm sóc như trước. Đồ dùng thù bừa bộn. Mỗi khi đi học về chiếc cắp sách của cô ném thẳng vào người tôi. Càng ngày tôi càng đau nhói khắp người, bụi thì bám đầy tôi bị đối sử một cách tệ bạc , ba mẹ cô đã nhắc nhở cô rất nhiều nhưng thói quen xấu của cô vẫn không thể bỏ. Tôi buồn lắm, chỉ mong cô trở về là một cô chủ ngoan ngoãn như ngày xưa., biết cố gắng nỗ lực trong học tập.  

    Là một chiếc giá sách không chỉ làm bạn với chủ nhân mà còn giúp chủ nhân có thêm động lực để bước trên con đường của mình, cô chủ đã từng nói với tôi, sau này cô một làm một cô giáo để đứng trên bục giảng và giảng dạy cho các em học sinh, Cơ hội chỉ đến co một lần, tôi mong cô chủ sẽ luôn học giỏi và trở lại làm một cô chủ chăm ngoan học giỏi như trước. 

   Các bạn đã lắng nghe tâm sự của tôi rồi đó. Các bạn hãy biết quý trọng, trận trọng giữ gìn họ hàng nhà giá sách chúng tôi để chúng tôi có thể mang lại những lợi ích đến các bạn.

Gia đình tôi có bốn người gồm ;bố mẹ, anh trai và tôi . Gia đình tôi là một gia đình vô cùng hạnh phúc đầm ấm ,hàng xóm ,bạn bè cùng lớp không ai là không ngưỡng mộ tình cảm bền chặt của các thành viên trong gia đình tôi ,nhưng biết đâu được hạnh phúc ấy chỉ còn trong khoảng thời gian trước chứ bây giờ nó đã quá xa vời đối với anh em chúng tôi rồi . Giữa bố và mẹ ngày trước thắm thiết như thế nhưng bây giờ còn đâu bằng những lời than trách ,đổ lỗi cho nhau chứ .Cuối cùng họ đã quyết định ...ly hôn . Ngày mà anh em tôi biết chuyện cũng chính là ngày tận thế ,đen đủi nhất trong cuộc đời 2 anh em tôi .Tôi và anh trai không thể nào kìm nét được những giọt nước mắt,nó cứ ứa ra hoài suốt từ ngày hôm đó đến giờ .Trời ơi ! chúng tôi đã làm điều gì sai mà tai họa lại ập đến chúng tôi thế này .Tôi không muốn rời xa mẹ cũng không muốn rời xa ba và tôi càng không nỡ xa anh .Tôi và anh trai yêu thương đùm bọc nhau lắm làm sao chúng tôi có thể rời xa nhau, huống hồ ngày chia tay đã đến còn ngày gặp lại thì bỗng mờ nhạt vô cùng .Nếu bây giờ có một điều ước tôi sẽ ước cho mình và cho tất cả các bạn nhỏ trên thế giới này sẽ mãi mãi được sống trong một gia đình đầm ấm ,hạnh phúc có cha,có mẹ .

               kkk cho mk nha

18 tháng 7 2019

cảm ơn bạn

10 tháng 12 2020

         Giữa sân trường Bình Minh, tôi là một cây bàng non mới nở. Xung quanh tôi có rất nhiều họ hàng nhà cây. Bên trái là chị Bằng lăng, bên phải là bác Phượng vĩ già nua. Đặc biệt tôi còn sống trong không khí học tập, vui chơi của các bạn học sinh. Tuy nhiên, nếu ngày ra đời của tôi vui sướng, hạnh phúc biết bao nhiêu thì giờ đây tôi lại đau đớn, rỉ máu bấy nhiêu. Tôi đã bị bẻ gãy.

Cuộc đời của tôi bắt đầu từ một trái bàng trên cây mẹ bàng ở một vùng núi xa xôi. Nhân một chuyến công tác, thầy hiệu trưởng đã đem tôi về ươm trồng ở trường Bình Minh này. Khi chia tay mẹ và các anh chị, tôi vừa buồn vừa vui. Buồn vì phải xa gia đình thân yêu của mình, vui vì tôi sẽ được khám phá một vùng đất mới. Ngày đầu tiên đến ngôi trường này, tôi được vun vào đất. Lúc đó xung quanh tôi chỉ là một màu tối tăm, không chút ánh sáng, chỉ cảm nhận được sự ấm áp mà đất mẹ truyền sang cho mình. Thời gian trôi qua. Bỗng, một ngày trên đầu tôi le lói một luồng ánh sáng, tôi đã cố vươn mình lên, tách khỏi lớp vỏ xù xì. Giây phút đầu tiên vươn mình ra khỏi mặt đất có lẽ là giây phút hạnh phúc và sung sướng nhất trong cuộc đời của tôi. Tất cả mọi người đều vui mừng khi tôi ra đời. Ông Mặt trời cười rạng rỡ, bác Phượng vĩ rất mừng đung đưa những cánh tay già nua của mình, chị Bằng lăng cười tươi với sắc hoa tím. Tôi cảm thấy mình như được sống trong vòng tay ấm áp của mẹ và anh chị em, không còn cảm giác rụt rè, cô đơn và lạ lẫm. Được sống trong vòng tay yêu thương của mọi người, chẳng mấy chốc tôi đã trở thành một cậu bàng non bụ bẫm với những chiếc lá xanh mơn mởn, đầy sức sống.

      Các bạn học sinh đã biết đến sự hiện diện của tôi. Một cô bạn học sinh đã reo lên sung sướng khi phát hiện ra tôi. Hằng ngày, vào giờ ra chơi, cô thường lấy nước tắm mát và chăm sóc tôi rất ân cần. Cô học sinh đó tên Ịà Mai. Cô và các bạn luôn có những buổi thảo luận sôi nổi bên cạnh tôi. Mặc dù chỉ là cây bàng non nhưng tôi cũng cảm nhận được sự chăm chỉ của các bạn học sinh đó. Tôi ước gì mình sẽ lớn thật nhanh để trở thành một chàng bàng với tán lá rợp mát để Mai và các bạn ngồi học bài được mát mẻ.

        Tuy nhiên, ngoài các bạn học sinh chăm chỉ đó còn nhiều bạn học sinh nghịch ngợm hay chơi những trò đá bóng, đuổi bắt… mà không chú ý gì đến sự non nớt của một cái cây như tôi. Ngày định mệnh trong cuộc đời tôi là ngày bầu trời u ám, tôi thấy lòng bất an nhưng không hiểu là có chuyện gì. Từ sáng, tôi không thấy Mai và các bạn đâu. Bỗng, từ xa, một nhóm học sinh nam hùng dũng tiến về phía tôi. Bạn cao nhất trong số đó nói rằng: “Cái Mai đã không cho chúng ta chép bài trong giờ kiểm tra Toán hôm nay, giờ chúng ta phải tìm cách trả thù”. Cả nhóm xì xào: “Đúng đấy! Đúng đấy!”. Tôi nghe và biết ngay rằng đó là những bạn lười học và nghịch ngợm trong lớp của Mai. Trong khi mọi người đang nghĩ kế thì một bạn nam mặc áo trắng reo lên: “A! Tớ nghĩ ra rồi. Cái Mai rất yêu quý và chăm sóc cây bàng non này. Giờ chúng ta hãy bẻ gãy nó để trả thù”. Nghe đến đây, cả người tôi run lẩy bẩy, tôi không tin được những điều mình vừa nghe thấy: “Bẻ gãy tôi ư? Thật vậy sao? Tôi sẽ chết ư? Chẳng lẽ cuộc đời tôi lại ngắn ngủi như vậy?…Trời ơi!”. Tôi choáng váng. Bác Phượng vĩ, chị Bằng lăng cố gắng can ngăn. Bác Phượng vĩ rung mình đưa những cánh tay già lên che chở cho tôi, chị Bằng lăng cố gắng hét lên. Nhưng dường như các bạn nam không để ý, một bạn nam to béo nhất tiến sát lại tôi, giơ tay lên. Tôi van xin, khóc lóc mà cậu bạn đó vẫn tóm lấy thân tôi, tim tôi đau nhói. Bây giờ một việc duy nhất tôi làm được lúc này là gồng hết sức lực để chống đỡ lại bàn tay to khỏe của cậu bạn kia. Nhưng dù thế nào đi nữa thì tôi cũng chỉ là một cây bàng non, không thể làm gì nổi trước sức mạnh của cậu bạn nam. Cậu bắt đầu bẻ thân làm tôi chảy máu, những giọt nước mắt tuôn trào. Không chỉ dừng lại ở đó, các bạn kia còn xúm lại bứt từng chiếc lá của tôi. Thân thể tôi đau đớn khôn cùng…Từ một cậu bàng non cành lá mơn mởn giờ đây tôi chỉ còn là một cái cây trơ trụi, rướm máu, ngã gục. Bên cạnh nỗi đau thể xác, trong lòng tôi đau đớn vô vàn vì thái độ thờ ơ, tàn nhẫn của các bạn nam kia. Tại sao các bạn lại không nghĩ đến tâm trạng của tôi, nỗi đớn đau của tôi? Các bạn đó đã không nghĩ đến quy định của nhà trường, không chịu học hành, chỉ biết quay cóp bài. Các bạn đó không nghĩ đến lợi ích mà tôi sẽ đem lại đó là bóng mát, bầu không khí trong lành cho ngôi trường này. Nếu mọi người đều như các bạn nam kia thì những cây xanh như tôi sẽ không còn cơ hội để sinh sống. Đến lúc đó, trái đất sẽ là một màu xám của bụi bẩn.

       Tôi cố gắng vươn mình nhưng có lẽ tất cả đã quá muộn, thân thể đau nhói, nhức buốt, tôi không thể sống được nữa. Tôi nhìn lại lần cuối khung cảnh quen thuộc, vĩnh biệt bác Phượng vĩ, chị Bằng lăng, vĩnh biệt các lớp học, vĩnh biệt cô bạn Mai tốt bụng… Hi vọng sau cái chết của tôi, các bạn nam sẽ hiểu ra sai lầm của mình, biết trân trọng loài cây chúng tôi, bảo vệ môi trường và học tập chăm chỉ hơn. Nếu được như thế tôi sẽ thấy được an ủi vì sự ra đi của mình không phải quá vô nghĩa…

10 tháng 12 2020

                                                     Bài làm 

    tôi là một cây cổ thụ sống ở đây cũng đã được 100 năm nhưng do đã già rồi , càng ngày lại càng yếu ớt đi . không còn được bóng bẩy , mạnh khoẻ như trước nữa ! Do vậy , các anh ở bộ phận làm đẹp cho thiên nhiên đã bàn bạc với nhau để loại bỏ tôi ra khỏi nơi  đầy những thôn làng xinh đẹp này vào ngày mai.

     Tôi còn nhớ vài hôm trước , do yếu ớt nên khi trời nổi phong ba , tôi đã bị gãy đi một 'cánh tay ' . Vừa đau nhức lại vừa tê tái , ui da ! đau quá ! nhớ lại mà tôi vẫn còn cảm thấy sót . Máu của tôi chảy dòng dòng ra như suối  khiến cho bất kì ai nhìn đều phải cảm  thấy bi thương . Vừa lúc đó , có một cậu bé đã không kìm được cảm xúc mà lao tới để 'băng bó ' lại vết thương cho tôi .Vậy mà , chỉ sau vụ đó vài ngày mà tôi đã phải rời xa cậu bé ấy và thôn làng này . Nghĩ đến cái cảnh mà tôi bị chày máyu ở ' cánh tay ' là tôi đã xót . Nay lại còn lớn hơn , tôi bị các anh trong bộ phận đó chặt bằng răng cưa sắc nhọn , thì cảm giác nó còn đau đớn như thế nào nữa ? vừa nghĩ tôi vừa khóc , nước mắt xanh biếc chảy  hàng dài trên thẩn mình tôi.Vậy mà tôi chỉ mới nghĩ được một lúc thôi mà cũng đã tới ngỳ hôm sau rồi . Các anh trong bộ phận đó mang xe cẩu , cưa thật lớn để chuần bị chặt tôi . Khi tôi vừa liếc mắt nhìn vào chiếc cưa thì nước mắt tôi lại tràn ra một cách đau dớn . Chiếc răng cưa chạm vào thịt tôi,máu từ từ rỉ ra từng giọt một từ từ rơi xuống .Đau đớn tôi nghĩ thôi giờ là tạm biệt thôi cánh đồng ơi , cậu bé ơi , thôn làng ơi , hẹn gặp lại vào kiếp sau nhé ! ....

      Rồi tôi từ từ lặng lẽ chườn xuóng mặt đất để đi gặp một nơi nào đó rất xa , tự rưng tôi thấy dường như không còn  bất kì nỗi đau nào ...