K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 1 2020

Bài dự thi viết thư UPU lần thứ 49
(đề bài: ....viết về cái gì.......)
Họ và tên:....

Sinh ngày:......

Dân tộc:.........

Địa chỉ:........

Trường:..........

Lớp.................

Ngày..... tháng.......năm........

Chú ý: thư UPU phải được viết trên giấy A4

29 tháng 1 2020

Gửi mẹ của con!
Mẹ à, con là Hoàng Anh – con trai của mẹ đây. Hoàng Anh của mẹ năm nay đã học lớp 7 rồi. Con đang cố gắng từng ngày để bố mẹ không buồn lòng vì con. Mẹ ạ, từ ngày sinh con được 2 tuổi, mẹ để con ở nhà với bố và bà nội rồi mẹ đi kiếm tiền ở nước ngoài. Lúc ấy, người ta bảo mẹ đi Đài Loan lắm tiền lắm. Mẹ gọi điện về bảo kiếm tiền về xây nhà, mua quần áo đẹp cho con.

Nhưng hiện nay con vẫn ở căn nhà cũ của bà nội. Mẹ đi Đài Loan 6 năm, khi con học lớp 2 mẹ về nhà. Con được ở với mẹ đúng hai tuần rồi mẹ mang vali về nhà ông bà ngoại. Sau đó, bố mẹ ly hôn. Đã từng đó năm con chẳng được sống cùng mẹ. Thi thoảng đi xa về, mẹ chỉ đến đón con, mẹ mua sữa, mua quần áo cho con rồi mẹ lại vội vàng đi.

Mẹ ạ, có lẽ mẹ không biết được rằng, con ao ước mẹ có thể hỏi con học hành như thế nào. Mẹ có thể đến thăm trường của con, đến hỏi cô giáo của con như biết bao bố mẹ của bạn khác họ vẫn đến gặp cô giáo để hỏi về học tập của con.

Ngày nào thông báo họp phụ huynh con cũng khóc mẹ ạ. Con trai khóc thật là yếu đuối nhưng khi nào họp cô cũng dặn phải bảo bố mẹ đi nhé. Nhiều bạn ông bà già đi rồi cô nói nghe không hiểu về nói lại bố mẹ không rõ lại tranh luận.

Các bạn ồ lên còn con tủi. 7 năm học con chưa bao giờ được bố mẹ đi họp phụ huynh. Bố lúc nào cũng bảo bận đi làm kiếm tiền, còn mẹ đi xa cũng để kiếm tiền. Con biết, bố mẹ không ở với nhau nữa thì con làm gì có quyền đỏi hỏi bố mẹ phải cùng đi họp cho con. Nhưng mẹ ơi, con ước ao một lần được mẹ đi họp phụ huynh cho con.

Con vẫn cố gắng từng ngày, năm nào con cũng được giấy khen. Bà bảo học giỏi sau này đi học đại học để không vất vả như bố phải đi làm cửu vạn. Nhưng bà có đối xử tốt với con như thế nào thì cũng không bằng mẹ. Con xem trên facebook của mẹ rồi, mẹ lại có thêm em bé nữa. Con thật ghen tị với hai em vì được ở bên mẹ suốt ngày, được mẹ cho đi chơi. Giá mà con cũng được ở bên mẹ như thế thì tốt biết bao.

Mẹ ơi, mẹ hạnh phúc lắm phải không. Con chỉ mong mẹ hãy hiểu mẹ vẫn còn một đứa con trai là con đang sống cùng bà nội mẹ nhé. Lần tới mẹ về mẹ không phải mua sữa cho con đâu vì dạo này con không uống sữa nữa. Bố đi làm ăn xa chẳng có thời gian chăm con nhưng mẹ cũng ít về nhỉ. Cô Hà bảo sang năm sẽ sinh em bé cho bố đấy. Con lại có thêm em nữa. Nhưng cứ thêm một em nữa chắc bố sẽ không còn yêu con đâu giống như mẹ ấy.

Con chỉ ước ao được ở bên mẹ, được cảm nhận xem cuộc sống ở cạnh mẹ như thế nào. Mẹ ơi, nếu có thể, lần họp phụ huynh sắp tới, mẹ gửi em và về họp phụ huynh cho con nhé.

Con yêu mẹ. Điều con mong muốn là mẹ luôn hạnh phúc và cũng đừng quên ***** nhé.

Con trai của mẹ Hà Hoàng Anh

~~~Learn Well ĐẶNG PHƯƠNG TRINH~~~

20 tháng 2 2020

ô nhiễm môi trường nha bạn 

 viết tốt

20 tháng 2 2020

về vírus côrona á

5 tháng 3 2020

Kính gửi cô giáo chủ nhiệm
Từ đầu năm học đến nay cũng đã được gần một học kỳ lớp chúng em được cô làm chủ nhiệm, và em luôn cảm phục đặc biệt
về cô như một cô giáo đáng kính, tận tâm với học sinh.
Nhưng chỉ riêng một chuyện mà em cảm thấy hơi e ngại, đó là cô thường rất khắt khe với việc học sinh dùng Facebook. Vì thế
hôm nay em muốn qua những dòng thư này chia sẻ một chút cảm nhận của học sinh bọn em.
Thực ra em có thể hiểu được vì sao cô và rất nhiều người lớn khắt khe và "dị ứng" với Facebook đến vậy. Hiện tượng "nghiện
Facebook" thời đại ngày nay có thể coi là vấn nạn cần phải kiềm chế và điều chỉnh, bởi nó gây ra nhiều hậu quả không đáng có.
Facebook là mạng lưới xã hội, nơi trò chuyện, thư giãn, giải trí, chia sẻ, thổ lộ tâm trạng, cập nhật thông tin. Có thể nói
Facebook chính là một thế giới mới, ở đó chúng ta tha hồ trò chuyện, chát chít, thậm chí cũng có rất nhiều người nổi tiếng
được biết đến thông qua hệ thống mạng lưới này.
Facebook cũng chính là một trong những hình thức giải trí và nhiều bạn trẻ tìm đến để giải tỏa căng thăng, tìm sự đồng cảm,
chia sẻ cảm xúc với những người xung quanh. Nó khiến cho chúng ta có thể biết được tâm trạng, cảm xúc của những người
xung quanh mình mà không cần gặp gỡ. Thật đơn giản và tiện ích.
Tuy nhiên Facebook lại là mạng lưới dễ gây nghiện đối với người dùng nếu như không biết kiểm soát thời gian, kiểm soát bản
thân. Bạn chăm sóc Facebook của mình để những lượt , comment; bạn lướt thông tin liên tục. Như thế cũng khiến cho bản thân
mỗi người thấy vui, tuy nhiên nếu không cẩn thận thì chính những điều này sẽ cuốn n

xem thêm tại https://olm.vn/hoi-dap/detail/242026847544.html

mình thi nek,nhưng ns hết ra,r hỏi ng khác thì thi làm j

16 tháng 1 2022

tui lớp 4 how to answer câu hỏi lớp 9

16 tháng 1 2022
Tui lớp 4 ko bít thông cảm
4 tháng 1 2022

Kính gửi bác ......Chủ tịch UBND thành phố ....!

Cháu tên là....học sinh lớp 7A1 trường THCS......

Thưa bác, với trách nhiệm là một học sinh cũng như một công dân toàn cầu cháu luôn mong muốn góp sức nhỏ bé của mình để xây dựng đất nước phát triển cũng như giữ cho môi trường luôn xanh sạch đẹp. Tuy nhiên những năm gần đây cháu vẫn luôn theo dõi các thông tin về khí hậu và môi trường thì cháu nhận thấy rằng trái đất của chúng ta đang đứng trước những nguy hiểm khó lường trước tình trạng biến đổi khí hậu. Đặc biệt Việt Nam ta là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến du lịch, thương mại, năng lượng…và nhiều hoạt động kinh tế khác trực tiếp hay gián tiếp của đất nước cũng như đời sống người dân.

Theo cháu, để làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu trên trái đất thì mỗi người dân hãy nâng cao ý thước trách nhiệm của mình bằng cách hạn chế sử dụng phương tiện đi lại cá nhân, hạn chế sử dụng hóa chất tổng hợp, ngưng sử dụng các loại túi ni lông trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật, tham gia trồng cây, bảo vệ rừng... Các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm soát tình trạng gia tăng dân số, nạn chặt phá rừng, hạn chế sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng... Như vậy từng bước chúng ta sẽ có thể chung tay đẩy lùi tình trạng biến đổi khí hậu và bảo vệ ngôi nhà xanh của chúng ta.

4 tháng 1 2022

 

 

14 tháng 2 2020

Đừng lấy bài trên mạng nha 

bị trừ điểm đó

11 tháng 2 2022

3 tháng sau cần trả lời

11 tháng 2 2022

Tham khảo

 

..., ngày ... tháng ... năm 2022

Kính gửi bác Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đáng quý!

Cháu sẽ rất vui khi được biết ngài đang đọc lá thư này. Cháu xin tự giới thiệu cháu tên là ..., hiện đang là một học sinh Trung học của tỉnh...

Là một công dân của đất nước Việt Nam nói riêng và công dân toàn cầu nói chung, trước tình hình khủng hoảng khí hậu ngày càng trở nên phức tạp, cháu có niềm tin rằng với sự ảnh hưởng to lớn của ngài sẽ đưa ra được những giải pháp thiết thực cho nhân dân trên cả để góp phần vào việc là giảm quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu.

Khủng hoảng khí hậu đang diễn ra với tốc độ nhanh và gây ra những hậu quả nặng nề.

Nhiệt độ trái đất ngày càng tặng, mùa hè trên trái đất ngày một khắc nghiệt và khô hạn.

Băng ở hai cực đang tan dần, nước biển ngày càng dâng cao, rồi sẽ có rất nhiều quốc gia bị nhất chìm đất đai trong nước biển.

Giông bão diễn ra thường xuyên với mật độ ngày càng cao gây nhiều thiệt hại nặng nề.

Và nguyên nhân của tất cả những điều đó đều dẫn ra từ ý thức của mỗi một người sống trên trái đất này.

 

Chính mỗi công dân trên đất nước nhỏ bé của chúng ta cũng đóng một phần lớn vào quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu ấy.

Nhà máy xí nghiệp phục vụ cho sự phát triển của đất nước là thiết yếu, nhưng việc xử lí khí thải cũng đóng vai trò không nhỏ.

Khói độc từ các nhà máy thải ra gây ô nhiễm nguồn khí quyển. Chất thải ra sông, hồ, ao, biển gây ô nhiễm nguồn nước và các loài sinh vật biển. Rác thải vứt bừa bãi ở khắp mọi nơi.

Bằng chứng cho hậu quả khủng hoảng khí hậu là nhân dân ta phải chịu hậu quả rất nặng nề từ bão lũ hàng năm. Những cơn bão qua đi để lại rất nhiều mất mát về vật chất lẫn tinh thần cho dân tộc ta.

Rất nhiều người trong chúng ta chung tay giúp đỡ đồng bào nhưng họ không biết rằng, điều nhỏ nhất họ phải làm để thay đổi điều đó chính là tự ý thức về việc bảo vệ môi trường.

 

Khí hậu độc hại, mỗi trường thay đổi còn tạo điều kiện cho bệnh dịch phát triển đe doạ tới sự sống con người, tiêu biểu chính là căn bệnh ung thư quái ác mà tới giờ ta vẫn chưa tìm ra hoàn toàn cách chữa trị.

Ngài là Thủ tướng Chính phủ của một quốc gia, cháu tin rằng ngài luôn ý thức và thấu hiểu được vấn đề này.

Vì vậy, qua bức thư này, cháu đề muốn tất cả người dân Việt Nam ta cùng hành động vì môi trường chung của thế giới và vì chính bản thân mỗi người.

Cháu đề xuất rằng mỗi người cần bắt đầu từ những điều nhỏ nhất. Trước hết là cần vứt rác và phân loại rác đúng nơi quy định.

 

Đưa ra các định hướng xử lí chất thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt một cách hợp lí. Đẩy lùi các hủ tục lạc hậu từ việc chôn cất người đã khuất để giảm thiểu ô nhiễm mỗi trường và ủ mầm bệnh gây hại.

Ngài Thủ tướng Chính phủ thân mến, chúng ta cần phải mạnh tay đưa ra những hình phạt cho các cấp độ vi phạm việc phái hoại môi trường sống để mọi người có ý thức hơn.

Ta cần phát động nhiều phong trào “vì môi trường” về từng địa phương, trường học để mọi người cùng hành động. Xây dựng những quỹ vì môi trường. Đưa ra những hình thức khen thưởng danh giá cho những người đứng ra hành động vì môi trường.

Cháu tin rằng khi có dẫn dắt sáng suốt thì thông điệp tốt đẹp sẽ lan tỏa khắp cả nước và rồi một ngày không xa chúng ta sẽ đẩy lùi khủng hoảng khí hậu và có một cuộc sống chan hoà với thiên nhiên.

Ký tên

lớp 5 mình cũng phải viết mà xong rồi. anh hay chị gì đó lên mạng xem cách viết rồi vừa nghĩ vừa sửa, sâu chuỗi các bài lại là xong thôi

Chúc học tốt nha.

14 tháng 2 2020

Có lẽ, chúng ta đều đang nhìn thấy, số lượng người tị nạn buộc phải chạy trốn khỏi các cuộc chiến tranh, xung đột và bức hại trên thế giới đang tăng lên nhanh chóng nhất là tại các quốc gia như: Syria, Iraq và Afghanistan.

Người ta ước tính rằng khoảng một nửa trong số 19,5 triệu người tị nạn đã xác nhận trên toàn cầu là trẻ em và thanh thiếu niên. Đây là những nạn nhân dễ bị tổn thương nhất trong các cuộc xung đột.

Theo tính toán, những cuộc xung đột đã biến Syria thành một trong những nơi nguy hiểm nhất cho trẻ em: Syria có dân số 21,9 triệu người, trong đó hơn 9 triệu là dưới 18 tuổi. Hơn 4,29 triệu trẻ em ở Syria ở trong tình trạng nghèo đói, nay đây mai đó hay bị mắc kẹt giữa làn đạn.

Tất nhiên, số phận của những đứa trẻ này sẽ chẳng ai có thể nói trước được. Nhất là khi có khoảng một triệu trẻ em tại đất nước này vẫn đang sống tại các khu vực mà nhân viên cứu trợ không thể đến thường xuyên, do đó không có được những hỗ trợ thiết yếu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của chúng.

Khi chúng ta đang hưởng một cuộc sống chất lượng, ngủ trên đệm êm, chăn ấm, có một nền giáo dục chất lượng thì tại đất nước Syria hàng triệu người phải sống trong cảnh khổ sở không được hỗ trợ đủ, bị cảm cúm, mắc bệnh dịch, đói khát.

Chúng ta dường như đang quá thờ ơ với số phận của đồng loại và không ai cảm thấy đau xót khi chứng kiến cuộc sống khốn khổ của những người tị nạn mà nhất là trẻ em.

Cho đến khi trên mạng xã hội tràn lan hình ảnh em bé Syria như một thiên thần chết trên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ cũng vì di cư, bức ảnh ấy đã khiến chúng ta phải suy nghĩ lại những gì thế giới đang diễn ra.

Đây là sức lay động từ một cái chết và là cách người ta làm dịu lại nỗi đau. Nhưng dù thế nào đi nữa thì một sự thật vẫn luôn hiện hữu. Một cuộc đời đã chấm dứt. Nhưng dù sao thì cậu bé đó cũng là người may mắn vì sau khi chết vẫn còn được nhiều người biết đến, được an ủi. Còn hàng nghìn, thậm chí hàng triệu cái chết khác không một ai biết đến, thậm chí chết còn không được an táng.

Đó là hàng nghìn người di cư đã bỏ mạng khi vượt Địa Trung Hải, hàng nghìn đứa trẻ đã chết vì đói, vì rét, vì bệnh tật, hàng trăm người đã chếtvì khủng bố. Có những người biết là sẽ chết khi phải vượt biển di cư nhưng không làm khác được, vì sự sống họ buộc phải di cư, phải vượt biển.

Hay theo thông tin trên báo chí, phần lớn những thanh thiếu niên độc hành tới châu Âu là các em trai, nhưng trong hành trình đi từ Rome tới Abruzzo vẫn có nhiều bé gái người Nigeria cũng đang đơn độc tại Ý.

Những vấn đề liên quan tới phụ nữ Nigeria bị bán sang làm gái điếm ở đây đã có từ lâu. Nhưng với việc các tàu thuyền chở di dân vượt Địa Trung Hải nhiều hơn, số phụ nữ người Nigeria bị bắt làm công việc này tại Ý cũng ngày càng tăng, đặc biệt là số bé gái vị thành niên.

Các em gái này bị lừa rằng khi tới châu Âu sẽ làm thợ làm tóc hay chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên khi bị đưa tới Libya, bọn buôn người sẽ nhốt các em lại một thời gian và lạm dụng tình dục trước khi đẩy các em tới Ý. Trong đêm khuya khoắt, các bé gái vẫn vật vờ kiếm khách, những gương mặt trẻ một cách đau lòng, ngay cả dưới lớp trang điểm rất đậm…

Một thế giới tươi đẹp, một thế giới hòa bình phải là thế giới không có chiến tranh, không có xung đột, không có di cư. Ở đó, trẻ em là người được yêu thương, chăm sóc, bảo vệ và hưởng những gì tốt đẹp nhất của Trái Đất này chứ không phải những đứa trẻ vừa sinh ra đang mang kiếp “di cư, tị nạn”. Càng không phải những đứa trẻ ngày ngày chạy theo cha mẹ để tránh khỏi những cuộc chiến tranh, xung đột và sinh mạng chúng có thể bị tước đoạt bất cứ khi nào.

Tôi viết lá thư này với mong muốn những nhà lãnh đạo trên thế giới hãy cùng chung tay giúp đỡ những đứa trẻ tị nạn thông qua các tổ chức thế giới và cùng phản đối những cuộc xung đột, chiến tranh vô nghĩa vì lợi ích của những con người ích kỷ.

Nguồn: gg

Của Hoàng Gia Phú j j đó nha

25 tháng 2 2020

Đại dịch Corona gần đây đã trở thành đại dịch toàn cầu với mức lây lan nhanh đến chóng mặt. Sự bùng phát nguy hiểm của Corona chủng mới này đã là một vấn đề đáng quan ngại. Tính đến ngày 5/2, có 549 ca tử vong và trên hai mươi ngàn ca bệnh được xác nhận trên hai mươi nước. Hầu hết các vụ lây nhiễm xảy ra tại Trung Quốc, chủ yếu ở tỉnh Hồ Bắc. Cho đến nay, không có ca nào được xác định tại Châu Phi hay Châu Mỹ Latinh. Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc nói khoảng 80% những người chết vì virus trên 60 tuổi và 75% những người này có bệnh từ trước.
Theo số liệu của Bộ Y tế Việt Nam đến sáng 1/2, số người nhiễm nCoV ở Việt Nam là 6 trường hợp, 2 người Trung Quốc (1 người đã được chữa khỏi) và 4 người Việt Nam đang được chữ trị và cách ly.
Đứng trước sự nguy hiểm của loại vius này, người dân cảm thấy vô cùng lo lắng, bộ y tế khuyến cáo nên đeo khẩu trang để phòng ngừa vì vậy mọi người đã đổ xô tìm mua khẩu trang khiến mặt hàng này bỗng chốc trở nên khan hiếm hơn.
Ấy vậy mà khi nhìn thấy sự lo ngại của người dân về đại dịch, nhiều người đã lợi dụng nhu cầu người dân để tăng giá bán mặt hàng khẩu trang và thuốc men hòng trục lợi. Đây là hành động không thể chấp nhận được.
Khi con virus Corona chủng mới chưa kịp bùng phát thành đại dịch ở Việt Nam thì những con người ở đây đã được nhìn thấy một con virus nguy hiểm hơn đã và đang tồn tại từ lâu. Nó không cướp đi tính mạng của con người nhưng ăn mòn cái quan trọng nhất của con người đó là "Lương tâm". Con virus đó chính là "tham lam". Tiền không làm được tất cả nhưng có những người sẵn sàng làm tất cả vì tiền. Tăng giá bán sản phẩm chưa bao giờ nằm trong phạm trù đạo đức như lúc này, những gian thương đã tăng giá bán của các loại khẩu trang gấp 5, gấp 6 lần giá bình thường thực sự là quá mức tưởng tượng.

Tính mạng là quan trọng nên nhiều người vẫn sẵn lòng bỏ ra chừng ấy tiền để bảo vệ chính bản thân mình nhưng đâu phải ai cũng có đủ dư giả để cảm thấy một hộp khẩu trang 300, 500 ngàn là một cái giá trả được. Lấy ví dụ như những người nghèo, mỗi ngày họ làm việc cật lực chỉ kiếm được 50 - 60 ngàn, vậy là một hộp khẩu trang có giá tới hơn 5 ngày mồ hôi sôi nước mắt của họ. Khẩu trang không đáng mấy với tính mạng con người nhưng cũng không đáng với cái giá đó. Rồi có khi những người nghèo ấy, họ không đủ nhận thức và hiều biết để thấu hết sự nguy hiểm của sự lây lan của virus này nên khi biết giá đã quay đầu ra về rồi sau này họ lây phải dịch bệnh, lây cho xã hội, liệu có phải những gian thương kia phải chịu một phần trách nhiệm?

Đáng nói hơn những nơi bán khẩu trang y tế thường là các tiệm thuốc. Người ta nói "lương y như từ mẫu" nhưng có "từ mẫu" nào lại đi kiếm lợi trên mạng sống của con mình hay không? Những người bán các loại thuốc được làm ra để chữa bệnh ấy đáng ra phải là những người đi tuyên truyền dịch bệnh cho người dân thêm hiểu biết vậy mà họ đã làm gì? Một câu hỏi xin phép được đặt ra ở đây đó chính là liệu bình thường họ bán thuốc có đúng với lương tâm đạo đức hay không? Không phải đánh đồng tất cả mọi hiệu thuốc hay những điểm bán khẩu trang nhưng hiện trạng số đông người đang tăng giá khẩu trang đúng vào mùa dịch thực sự là một hành vi đáng lên án. Hành vi đó của họ có thể biến một cơn dịch bệnh nằm trong tầm kiểm soát trở nên mất kiểm soát. Chính họ sẽ ra sao khi kiếm được thêm vài đồng bạc trên xương máu đồng bào để rồi chính mình cũng sẽ bị mắc căn bệnh đó? Gia đình, người thân cũng mắc phải? Lúc đó hối hận cũng đã quá muộn màng. Không thể biện minh rằng họ thiếu nhận thức về tai hoạ hoàn toàn có thể xảy ra này bởi vì họ đều là những con người có kiến thức về y học, biết mà vẫn làm mới đáng để vạch tội. Biết mà vẫn làm mới thấy được lòng tham lấn át lương tâm con người đến mức nào.

Chưa dừng lại ở đó, trong cơn sốt tăng giá khẩu trang này, khi bị dư luận chỉ trích một số chủ hiệu thuốc đã quyết định không bán mặt hàng khẩu trang và còn kêu gọi những nơi khác làm như vậy. So với việc tăng giá, đây mới là hành động cần được lên án nặng nề. Họ cho rằng bị nói như vậy là quá lời trong khi chẳng chịu nhìn lại xem vì sao dư luận lại chỉ trích? Tưởng tượng xem một ngày bạn nhận ra mình hết khẩu trang và muốn mua, các hiệu thuốc không chịu nhập bán mặt hàng này, bạn đi ra đường với gương mặt không chút che chắn, virus sẽ tấn công bạn bất cứ lúc nào. Liệu khi các chủ hiệu thuốc hành xử như vậy có nghĩ đến hậu quả cho xã hội và chính bản thân mình. Những hành động như thế không chỉ phản ánh vấn đề về đạo đức mà còn là về cả giáo dục. Họ đã học được những gì về sự nguy hại của bệnh tật để rồi mở các hiệu thuốc, để rồi hành xử thiếu nhân đạo đến vậy sao?

Việc tăng giá bán khẩu trang đã khiến làn sóng dư luận phẫn nộ, cơ quan các ngành liên quan vào cuộc để ngăn chặn tình trạng này một cách thẳng tay. Dù giá khẩu trang đang dần ổn định trở lại nhưng trong mắt người dân, hình tượng về nhưng "lương y" bán thuốc đó hẳn là chưa thể trở về như ban đầu nhanh đến thế được. Không chỉ khẩu trang, thậm chí trong tình thế này thuốc men cũng là một mặt hàng bị một số nơi đẩy giá. 

Xin đừng hỏi những người dân vì sao có cái nhìn lệch lạc về các chủ tiệm thuốc như hiện nay, hãy hỏi chính bản thân mình đã làm gì với người dân trong tình thế dầu sôi lửa bỏng.

Tuy vậy, bên cạnh những người trục lợi trên mồ hôi nước mắt của người dân vẫn có những lương y thực thụ đang ngày đêm giúp người dân hiểu thêm về bệnh dịch, thậm chí có những người đã bỏ tiền túi ra để phát khẩu trang miễn phí nhằm mở rộng hiểu biết cho mọi người về đại dịch.

 Hãy nhớ tới một đại dịch khác bùng nổ năm 2003 có tên SARS còn được biết đến với tên Hội chứng hô hấp cấp tính nặng. Dịch này bùng phát đầu tiên cũng ở Trung Quốc sau đó lan ra 37 quốc gia khác nhau khiến 8422 ca nhiễm bệnh và 915 trường hợp được ghi nhận tử vong. Bệnh viện Việt Pháp năm ấy được xem là nơi có con quỷ SARS đang trú ngụ nhưng những nhân viên y tế và bác sĩ ở đây bằng y đức của mình đã nỗ lực hết sức, tự cách ly bản thân không được phép về nhà và rồi đặt mình vào vòng nguy hiểm bất chấp có thể chết vì căn bệnh ấy bất cứ lúc nào. Việt Nam được biết đến là một trong những nơi ngăn chặn được sự bùng phát của SARS đầu tiên đó là nhờ những anh hùng mang áo bloues trắng, người dân Việt Nam đã ngậm ngùi đau xót khi phải nhìn 6 người hùng bị con quỷ SARS đưa đi mãi mãi. Điều đó giờ đây cũng đang diễn ra tương tự ở Trung Quốc khi một bác sĩ trẻ đã đột quỵ do làm việc tới lao lực. Nhìn vào vấn đề nào cũng nên xét vào nhiều khía cạnh khác nhau, đại dịch bùng phát, chúng ta đừng chỉ nhìn vào cái xấu của xã hội để lên án mà quên đi công lao của những người hùng không mặc áo choàng ấy. Xã hội này, trong những vệt đen của đạo đức vẫn có những người mang đến vệt nắng ấm áp đến với chúng ta.

Cùng làm trong một ngành hay ít nhất cũng là đồng bào, là nhân loại với nhau thì cần phải biết nhìn người khác rồi xem lại chính mình. Hãy xem xem mình làm được cái gì và người khác cũng máu thịt như mình đã làm được những việc gì. Con người hơn động vật ở chỗ có tình cảm, lý trí, đạo đức. Đừng tự đánh mất phần người chỉ vì vài đồng bạc như vậy. Hành động thất đức nào rồi cũng sẽ nhận lấy hậu quả xứng đáng bởi con người ta luôn tin rằng luật nhân quả là có thật. Gieo nhân nào rồi sẽ gặp quả ấy mà thôi.

Bên cạnh đó, người dân cũng không nên quá lo lắng về dịch này bởi vius Corona chủng mới chưa được xem là đại dịch thế giới. Tỷ lệ tử vong do vius cũng không cao và hoàn toàn có khả năng chữa trị. Thay vì tranh nhau khẩu trang y tế, tạo điều kiện cho người không tốt trục lợi chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng khẩu trang vải bởi bộ y tế Việt Nam đã khuyến cáo có thể dùng để tránh lây bệnh. Mất thời gian để giặt và dùng lại một chút nhưng khẩu trang vải tiết kiệm được rất nhiều tiền bạc. Không nên vì những thông tin sai lệch trên mạng xã hội mà hoang mang, mua phải các loại khẩu trang không có tác dụng tránh vius hay dùng các loại thuốc lung tung không đúng liều lượng và không đưa lại tác dụng. Hãy là một người dân hiểu biết, một người tiêu dùng thông minh, cùng nhau chung tay chúng ta sẽ sớm vượt qua đại dịch này.

Đợi mình một chút nha Nga