hãy kể về tấm gương lao động
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bác Hồ - một tấm gương sáng
- Ra đi tìm đường cứu nước, Bác đã làm đủ thứ việc và công việc đầu tiên là phụ bếp trên tàu Pháp, Bác đã trải nhiều năm làm việc nặng nhọc, tích luý kinh nghiệm và tìm tòi cơ hội phát triển bản thân.
- Em đã học được tính kiên trì, gan dạ, của Bác.
Nguyễn Phương Anh
- Sinh năm 1996 tại Hà Nội
- Phương Anh mắc bệnh xương thủy tinh từ nhỏ.
- Chị được nhiều người biết đến khi cô tham gia và lọt vào vòng chung kết cuộc thi Tìm kiếm tài năng Việt Nam vào năm 2012.
- Thường xuyên xuất hiện trong các chương trình, sự kiện dành cho cộng đồng người khuyết tật.
- Chị hiện đang làm phát thanh viên, cộng tác viên ở Đài Tiếng nói Việt Nam
- Năm 2013, chị đã được Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) chọn làm một trong những gương mặt tiêu biểu cho trẻ em khuyết tật trên toàn thế giới và thực hiện một Video clip quảng bá về chị.
2/ Võ Thị Ngọc Nữ
- Sinh năm 1988.
- Khi chị mới 3 tuổi, ba đã mất trong 1 vụ tai nạn.
- Thuê trọ trên đường ông ích khiêm tp đà nẵng
- T8/2015, khi mới 26 tuổi, chị phát hiện mình bị ung thư máu.
- Trong thời gian chị đang điều trị bệnh, UBND tp ĐN ký quyết định cấp cho 2 mẹ con chị 1 phòng ở chung cư Vũng Thùng, Quân Sơn Trà.
- Sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh “nhà giàu“ này, ngày 19/9/2015, Nữ đã ra đi.
Hãy viết một đoạn văn ngắn về một tấm gương lao động tiêu biểu mà em biết qua sách, báo, đài, ti vi.
Điểm sáng về giáo dục, đào tạo
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Hiền (sinh năm 1945), nguyên là giảng viên của trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, là một trong những người đặt nền móng đầu tiên xây dựng trường THDL Đoàn Thị Điểm, một điểm sáng về giáo dục đào tạo của Thủ đô.
Với tinh thần dám nghe, dám làm, sáng tạo, bà đã lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng nhà trường phát triển nhanh về số lượng và chất lượng đào tạo. Hiện nay trường đã có 2 cơ sở với 108 lớp, 3.176 học sinh và 374 cán bộ, giáo viên và trở thành một trong những trường dân lập lớn nhất của Thủ đô.
Bà Hồ Hương Nam - Phường Yên Phụ, quận Tây Hồ (sinh năm 1932), nguyên là giáo viên trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám cũng có cách cống hiến thật đáng trân trọng. Sau khi nghỉ hưu, bà tham gia công tác tại phường Yên Phụ (làm Chi hội trưởng Hội phụ nữ khu dân cư 10 năm, tham gia tình nguyện viên công tác xã hội sau cai nghiện tái cộng đồng xã hội, tham gia Hội người cao tuổi, BCH Hội khuyến học phường, Chi hội trưởng Hội khuyến học khu dân cư).
Năm 1997, bà đã mở lớp học tình thương ở khu dân cư số 6. Lúc đầu là dạy cho các cháu trên địa bàn phường sau đó là các cháu trên địa bàn quận. Học sinh của bà đều thuộc dạng khuyết tật như trẻ em câm, điếc bẩm sinh, trẻ em tự kỷ, bệnh down…
Vào đầu năm 1954, tiết trời đã sang xuân, nhưng ở Việt Bắc vẫn còn rét. Gió bấc thổi mạnh, mưa phùn lâm râm gây nên cái lạnh buốt, Bác vẫn làm việc rất khuya. Bác khoác chiếc áo bông đã cũ, miệng ngậm điếu thuốc lá thỉnh thoảng lại hồng lên, tiếng máy chữ lách tách, lách tách đều đều…
Trời lạnh, nhưng được đứng gác bên Bác, tôi thấy lòng mình như được sưởi ấm lên. Tôi nhẹ bước chân đi vòng quanh lán. Một lần vừa đi, vừa nghĩ, tôi bị thụt chân xuống một cái hố tránh máy bay. Tôi đang tìm cách để lên khỏi hố, chợt nghe có tiếng bước chân đi về phía mình. Có tiếng hỏi:
– Chú nào ngã đấy?
Chưa kịp nhận ra ai, thì tôi đã thấy hai tay Bác luồn vào hai nách, chòm râu của Bác chạm vào má tôi. Tôi cố trấn tĩnh lại để nói một lời thì giật mình khi thấy Bác không khoác áo bông, Bác đi tất, một chân có guốc, một chân không, nước mắt tôi trào ra. Vừa kéo, Bác vừa hỏi:
– Chú ngã có đau không?
Bác sờ khắp người tôi, nắn chân, nắn tay tôi. Rồi Bác nói:
– Chú ngã thế đau lắm. Chú cứ ngồi xuống đây bóp chân cho đỡ đau. Ngồi xuống! Ngồi xuống!
Tôi bàng hoàng cả người, không tin ở tai mình nữa. Có thật là Bác nói như vậy không! Bác ơi! Bác thương chúng cháu quá!
Tôi trả lời Bác:
– Thưa Bác, cháu không việc gì ạ. Rồi tôi cố gắng bước đi để Bác yên lòng.
Bác cười hiền hậu và căn dặn: “Bất cứ làm việc gì chú cũng phải cẩn thận”. Rồi Bác quay vào.
Tôi đứng nhìn theo Bác cho đến lúc lại nghe tiếng máy chữ của Bác kêu lên lách tách, đều đều trên nhà sàn giữa đêm Việt Bắc.
Chiều qua trước lúc đi học, em đã thấy bạn Hiền rửa bát giúp bố mẹ
viết đoạn văn 15 câu giới thiệu về lễ hội bạch đằng
Lễ hội truyền thống Bạch Đằng hoạt động văn hóa - tâm linh đặc trưng của Di tích Quốc gia đặc biệt chiến thắng Bạch Đằng, thị xã Quảng Yên diễn ra từ ngày 21 đến ngày 24/ 4, (ngày 6 đến ngày 9/3 âm lịch). Sáng ngày 22/ 4 (ngày 7/ 3 âm lịch) đã diễn ra Lễ rước tượng Trần Hưng Đạo về Đình Yên Giang.Xuất phát từ những chiến công vang dội của các bậc tiền nhân bên dòng sông Bạch Đằng, dòng sông huyền thoại đã ba lần chứng kiến những trận đại chiến chống quân xâm lược phương Bắc, đặc biệt là chiến thắng của nhà Trần vào mùng 8 tháng 3 năm Mậu Tý (1288). Thể hiện lòng biết ơn của nhân dân đối với những vị anh hùng đã có công dẹp giặc, giữ yên bờ cõi, đồng thời khơi gợi hào khí, tinh thần yêu nước và truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của mọi thế hệ .Lễ hội Bạch Đằng với nhiều hoạt động ý nghĩa to lớn, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, uống nước nhớ nguồn và lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ con cháu mai sau, mãi ghi nhớ những chiến thắng vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc ta
Tham khảo
Đặng Minh Đức là học sinh giỏi nhiều năm liền Trường THCS Thác Mơ, TX Phước Long. Bạn được biết đến là thiếu niên năng nổ, hoạt bát và nhiệt tình tham gia các phong trào ở trường lớp và địa phương. Năm 2013, Đức tham gia Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng và đã xuất sắc đoạt giải Ba với mô hình “Máy xúc nông sản bán tự động” rất hữu dụng.
Sáng tạo đó được xuất phát từ việc nhiều lần được cùng ba mẹ đến những xưởng chế biến điều ở địa phương, Đức thấy người lao động rất vất vả khi phải phơi và thu gom hạt điều một cách thủ công trên diện tích sân phơi khá rộng lớn. Từ đó, Đức đã nảy ra ý tưởng làm chiếc máy xúc nông sản bán tự động để hỗ trợ người nông dân, đặc biệt là các cơ sở chế biến điều giải quyết bài toán nhân công và năng suất lao động trong thu gom nông sản chỉ với 1 lao động bằng cách sử dụng chiếc máy thu gom này”. Mô hình sáng tạo này của Đức đã được Ban Giám khảo Cuộc thi đành giá là có tính ứng dụng cao và rất phù hợp với điều kiện ở Bình Phước, nếu được ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn sẽ giúp tiết kiệm đáng kể sức lao động cũng như nhân công trong việc thu gom nông sản. Sản phẩm của Đức được Sở KH&CN lựa chọn là một trong những sản phẩm tiêu biểu gửi tham dự Cuộc thi toàn quốc.
1)Kể tên những tấm gương năng động, sáng tạo mà em biết.
Đặng Minh Đức là học sinh giỏi nhiều năm liền Trường THCS Thác Mơ, TX Phước Long. Bạn được biết đến là thiếu niên năng nổ, hoạt bát và nhiệt tình tham gia các phong trào ở trường lớp và địa phương. Năm 2013, Đức tham gia Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng và đã xuất sắc đoạt giải Ba với mô hình “Máy xúc nông sản bán tự động” rất hữu dụng.
Em học tập những gì từ những tấm gương đó?
Sự năng động sáng tạo, ham tìm tòi, học hỏi
2)Tại sao nói năng động sáng tạo là phẩm chất cần thiết của người lao động? ( nêu dẫn chứng )
- Con người làm nên thành công, kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình, đất nước
lồn to
Năm 1987, ngay từ những ngày đầu vào làm việc, đồng chí Phùng Quang Hải luôn tích cực tham gia lao động sản xuất và học hỏi những người đi trước có tay nghề bậc thợ cao, để trau dồi kỹ năng, kiến thức, tích lũy kinh nghiệm. Bằng sự nỗ lực làm việc và cống hiến, đồng chí được cấp trên tín nhiệm phân công giữ chức vụ Phó quản đốc Phân xưởng Líp. Đến năm 1996, đồng chí được bổ nhiệm chức vụ Trưởng phòng Kỹ thuật sản xuất. Từ năm 1998 đến nay, đồng chí đã kinh qua nhiều cương vị, trải qua nhiều biến cố, thăng trầm của công ty, với tư cách là người định hướng công tác kỹ thuật, đồng chí luôn năng động, sáng tạo, đi sâu sát quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời quan tâm chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho người lao động, thu nhập bình quân năm sau luôn cao hơn năm trước.
Năm 1996, khi Công ty cơ cấu lại bộ máy lãnh đạo, đồng chí được bổ nhiệm giữ chức Trưởng phòng Kỹ thuật sản xuất. Thời gian mới đảm nhiệm chức vụ, đồng chí không khỏi băn khoăn, trăn trở khi nhìn thấy tình hình sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, máy móc kỹ thuật lạc hậu; đời sống công nhân vô cùng khó khăn, vất vả, không yên tâm gắn bó với công việc. Ý thức được tầm quan trọng của khoa học – kỹ thuật đối với một doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, đồng chí đã phải nghiên cứu, tìm hiểu rất nhiều để cho ra đời những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong nước. Bên cạnh đó, bản thân đồng chí luôn tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý điều hành công việc một cách tốt hơn, luôn đi sâu sát quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Năm 1998, thời điểm sau cơ chế mở cửa, nước ta đã kêu gọi được nhiều dự án đầu tư của nước ngoài vào. Các doanh nghiệp xe máy của nước ngoài bắt đầu lắp ráp xe máy tại Việt Nam và tìm kiếm nhà cung cấp. Lúc này, Tổng giám đốc Công ty có chủ trương tăng cường, mở rộng đối ngoại với các công ty, doanh nghiệp nhằm ký kết các hợp đồng kinh tế. Công ty bắt đầu có hợp đồng sản xuất phụ tùng với công ty Honda Việt Nam. Lúc này, gánh nặng đặt lên vai đồng chí Hải: Các công ty Nhật Bản đòi hỏi kỹ thuật rất cao, đúng tiêu chuẩn; trang thiết bị hiện đại, môi trường làm việc sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng, người lao động phải có trình độ, có tác phong công nghiệp, và đặc biệt, họ đòi hỏi chữ tín về thời gian. Đồng chí Phùng Quang Hải mạnh dạn đề xuất với Ban Giám đốc nhiều khâu đột phá: đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại, xen kẽ với công nghệ hiện có vừa để tận dụng hệ thống máy móc cũ, vừa nâng cao năng lực sản xuất phụ tùng xe máy mới, đáp ứng yêu cầu cao của phía đối tác. Cùng với đó, xây dựng bộ quy tắc làm việc mới, tuyển dụng thêm kỹ sư giỏi, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân; xây dựng nhóm cán bộ chuyên nghiên cứu thiết kế… Chỉ trong thời gian ngắn, Công ty đã có thể chế tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng với nhu cầu thị trường. Chính vì đó, công ty bắt đầu có những đơn hàng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Số lượng sản phẩm của công ty rất đã dạng và liên tục thay đổi mẫu theo yêu cầu khách hàng, mỗi sản phẩm gồm nhiều công đoạn khác nhau nên đòi hỏi việc quản lý, điều hành sản xuất chặt chẽ. Với cương vị là Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật, đồng chí luôn tham mưu với Tổng giám đốc thường xuyên đổi mới phương pháp quản lý, xây dựng tiến độ sản xuất cụ thể để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, từ đó năng suất, chất lượng sản phẩm cũng được nâng lên.
Khởi đầu, Công ty sản xuất 8 phụ tùng cung cấp cho Honda. Đến nay, số đầu phụ tùng, linh kiện đã lên đến trên 1.000 chủng loại cung cấp cho các doanh nghiệp lắp ráp xe máy nổi tiếng và mở rộng thêm các mặt hàng khác ngoài xe máy. Từ chỗ chỉ sản xuất các chi tiết, linh kiện đơn giản phục vụ cho hàn dập khung sườn xe máy, đến nay Công ty đã sản xuất thêm các linh kiện phục vụ cho lắp ráp bên trong động cơ, từ 4 phân xưởng ban đầu với 2 dây chuyền sản xuất Xích và Líp, đến nay số phân xưởng đã tăng gấp 3 lần với nhiều máy móc thiết bị công nghệ hiện đại. Chỉ trong 3 năm gần đây, Công ty đã đầu tư hơn 100 tỷ đồng để cải tạo mặt bằng nhà xưởng, mua mới nhiều máy móc thiết bị hiện tại nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng, tạo được sức cạnh tranh trên thị trưởng với những đối thủ cùng ngành nghề. Doanh thu của Công ty từ 20 tỷ đồng đến năm 2018 là trên 1.400 tỷ đồng. Các sản phẩm phụ tùng xe máy của Công ty đã được xuất khẩu sang các nước trong khu vực như: Thái Lan, Indonesia, Philippin, và các nước có công nghệ phát triển như: Italia, Nhật Bản, Ấn Độ. Khách hàng của Công ty có sự chuyển hướng rõ rệt cho thấy thương hiệu và vị thế của Công ty đã được khẳng định trên thị trường và ngành công nghiệp phụ trợ.
Với kinh nghiệm và ý chí học hỏi, đồng chí Phùng Quang Hải đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật được áp dụng trong thực tế sản xuất, nhằm hợp lý hóa sản xuất, tiết kiệm chi phí, làm lợi cho Công ty. Trong 5 năm từ 2010 đến 2014, đồng chí đã có 48 sáng kiến làm lợi cho công ty gần 1 tỷ đồng. “Năm 2019, tôi cùng anh em trong công ty phấn đấu có trên 189 sáng kiến với giá trị làm lợi đạt ≥ 1,1 tỷ đồng; dự kiến chế thử 98 sản phẩm mới, phấn đấu 100% số sản phẩm chế thử đạt chất lượng để đưa vào sản xuất loạt” – đồng chí Phùng Quang Hải chia sẻ. Với việc đi đầu trong phong trào sáng tạo, đồng chí đã động viên, khuyến khích các kỹ sư, công nhân trong Công ty tích cực tìm tòi, sáng tạo, phát huy sáng kiến bản thân để cải tiến sản xuất, giảm cường độ, sức lao động, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
Với cương vị là Chủ tịch công đoàn, đồng chí lãnh đạo đoàn viên công đoàn hưởng ứng các phong trào phát động thi đua lao động sản xuất, phong trào người tốt việc tốt, phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; phong trào xanh-sạch-đẹp của công ty. Đồng chí cũng chú trọng công tác tuyên truyền vận động CBCNV công ty thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước; tương trợ lẫn nhau. Với sự chỉ đạo của đồng chí, 100% CBCNVC được đóng BHXH, 85% CBCNV được đi nghỉ mát hàng năm. Bên cạnh đó, đồng chí còn luôn quan tâm, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của anh em công nhân; chỉ đạo ban chức năng trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, thường xuyên nghiên cứu để thay đổi chủng loại một số loại bảo hộ lao động để phù hợp với điều kiện làm việc. Nhờ đó, cán bộ công nhân yên tâm gắn bó với nghề, đã có hàng trăm sáng kiến cải tiến kỹ thuật được đưa ra, cùng hàng trăm lượt cá nhân xuất sắc được khen thưởng.
Các chương trình thiện nguyện như: “Mùa đông ấm trên quê hương cách mạng Cao Bằng”; “ủng hộ các gia định bị lũ lụt ở tỉnh Quảng Ninh” được đồng chí Hải và cán bộ công ty quan tâm, trong năm 2018 đã ủng hộ 100 triệu đồng xây dựng nhà nhân ái cho 01 CBCNV Công ty có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; ủng hộ các quỹ từ thiện xã hội trên địa bàn huyện Đông Anh và thành phố Hà Nội 537.200.000.
Với cương vị là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra của Đảng bộ Công ty, đồng chí đã chỉ đạo Ban kiểm tra làm tốt công tác kiểm tra Đảng, nhờ đó, toàn Đảng bộ không có đảng viên vi phạm chính sách của Đảng và Nhà nước, không có đơn thư khiếu nại, tố cáo. Nhiều năm liền, tổ chức cơ sở Đảng luôn được công nhận Đảng bộ “trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu”, tổ chức Công đoàn được công nhận danh hiệu “Công đoàn cơ sở vững mạnh, xuất sắc”.
Với những thành tích đã đạt được, đồng chí Phùng Quang Hải đã vinh dự được tặng nhiều bằng khen, giấy khen, danh hiệu cao quý, như: “Vì sự nghiệp xây dựng Thủ đô”; nhiều năm đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở”, Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Chủ tịch Công đoàn giỏi; Chiến sĩ thi đua thành phố Hà Nội, nhiều năm được trao bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động công đoàn; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Giấy khen có đề tài sáng kiến, sáng tạo tiêu biểu huyện Đông Anh…
Với những cống hiến không ngừng nghỉ, đồng chí thực sự là tấm gương sáng về tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước những việc khó để mọi người noi theo.