cảm nghĩ về văn bản " Sông núi Nước Nam "
p/s : được dựa mạng but cấm chép mạng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tình bạn rất mỏng manh vì vậy phải nên trân trọng nó vì vậy hãy trân trọng nó và nêu như bạn nghĩa nó rất dày như cái mâm sắt thì bạn ko thể cảm thấy đc điều j đâu ( mượn lời từ sonoko ) tình bạn có thể bền lâu howcj dễ trầy xước vì đó là do bạn và đối phương của bạn .
HT
Hơi ngắn HIHI
Năm 1077, quân Tống sang xâm lược nước ta. Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Vào một đêm nọ, quân sĩ chợt nghe từ trong đền thờ của hai vị tướng giỏi của Trần Quang Phục có tiếng ngâm thơ sang sảng, dõng dạc, đanh thép đã khiến nhuệ khí của quân ta tăng cao. Bài thơ ấy đã được người đời sau lưu truyền lại với tên gọi:"Sông núi nước Nam"."Sông núi nước Nam" là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam.
Ở nứơc ta, thời trung đại đã có một nền thơ văn rất phong phú và hấp dẫn. Thơ trung đại Việt Nam đựơc viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và có nhiều thể như thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu bảy chữ),ngũ ngôn tứ tuyẹt (bốn câu, mỗi câu năm chữ), thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu bảy chữ)… Bài thơ "Sông núi nước Nam" sử dụng thể thất ngôn tứ tuyệt. Tuy bài thơ chỉ vỏn vẻn bốn câu nhưng ẩn chứa những hàm ý sâu sắc. Ngay từ câu đầu tiên, tác giả đã khẳng định:
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư"
(Sông núi nứơc Nam vua Nam ở)
Câu thơ có hai vế là "Nam quốc sơn hà" và "Nam đế cư". Ở vế đâu, tác giả nói về giang sơn đất nước, còn vế sau thì lại nói về chủ quyền của giang sơn đó. Ngay từ đầu, tác giả đã vẽ phong cảnh của nước Nam ta, như một bức tranh sơn thuỷ tuyệt vời sông với núi. Và non sông gấm vóc ấy đã có chủ:"Nam đế cư". Điều đó đã đựơc khẳng định như một chân lý:
"Tiệt nhiên định phận tại thiên thư"
(Vằng vặc sách trời chia xứ sở)
Câu thơ một lần nữa khẳng định rằng lãnh thổ nước Nam ta đã có từ rất lâu và nó là thành quả xương máu của cha ông để lại. Cái đất nước muôn quý ngàn yêu ấy luôn luôn phải đựơc giữ gìn trứơc hoạ ngoại xâm. Chính tấm lòng yêu Tổ quốc thiết tha đã khiến tác giả giận dữ thốt lên:
"Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm"
(Giặc dữ cớ sao phạm đến đây)
Tác giả đã tức giận, căm thù trứơc một điều trái lẽ tự nhiên. Xưa nay, bọn xâm lược chỉ có một lí do lớn nhất khi đi đánh chiếm nước khác là mở rộng lãnh thổ, xoá tên của nước đó ra khỏi bản đồ thế giới. Chính vì điều đó đã gợi lên lòng căm thù sâu sác trong lòng người dân nứơc Việt Nam. Lòng căm thù đựơc dồn nén đã trở thành sức mạnh của một lời thề:
"Nhữ đẳng hành khan thủ bạn hư"
(********* nhất định phải tan vỡ)
Một lời thề mãi mãi khắc sâu trong lòng người dân nứơc Nam. Đó là lời thề sẽ đánh tan tác kẻ thù càn rỡ đê3 giữ yên quê hương xứ sở. Câu thơ chỉ có bản chữ mà có sức gợi rất lớn. Nó khiến ta liên tưởng đến cả một truyền thống bất khuất hào hùng cảu dân tộc. Truyền thống ấy bắt nguồn từ lòng yêu nứơc sâu nặng đã nhấn chìm mọi kẻ thù xâm lược. Lịch sử Việt Nam rạng ngời nhữngchiến công Lý Thường Kiệt thắng Tống, Trần Hưng Đạo với hào khí Đông A phá tan giặc Mông Nguyên, Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi… Và hơn thế nữa, chúng ta đã chiến thắng hai kẻ thù sừng sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để Quốc kỳ mãi kiêu hãnh trên nến trời xanh thẳm. Bài thơ khép lại nhưng ý thơ thì cứ lan toả mãi…
Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc, đanh thép, "Sông núi nước Nam" là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nuớc và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đ1o trứơc mọi kẻ thù xâm lược.
Học xong "Sông núi nước Nam", em càng tự hào khi mình là một công dân Việt Nam. Cảm ơn tiền nhân đã trao cho em bài học hôm nay
Bài văn vừa mới viết, bạn xem thử, đang tính lên hoc24 nhờ m.n nhận xét mà:
Dòng sông trong ký ức của nhiều người là nơi gắn liền với những kỷ niệm vui buồn, và đôi khi chỉ cần nhìn dòng sông là bao nhiêu nỗi buồn chợt tan biến vì nhờ làn gió mát rượi thổi bay đi...Tôi cũng thế. Khi tôi sinh ra trong ngôi nhà nằm cạnh bờ kè Cổ Chiêng, thì 13 năm nay, kỉ niệm và tình cảm của tôi đã gắn bó với sông như bè như bạn. Kỉ niệm sâu sắc, chân thành, không có vật gì thay thế được.
Tôi nhớ mỗi buổi sáng trên bờ kè, khi cơn gió nhẹ nhàng lướt qua con sông, làm dòng nước chao đảo, bay bỗng mái tóc những cô gái xinh xắn dạo trên bờ kè. Buổi sáng nắng sớm, tôi thích ngắm nhìn những tia nắng sáng đầu tiên chiếu nhẹ lấp lánh qua cửa sổ nhà, trên mái nhà, bên hàng cây xanh xanh và luống rau nhà tôi và cả chiếu lấp lánh trên con sông với những cơn sóng nhè nhẹ sáng sớm.
Tia nắng sáng đã lên. Đúng, đã làm cho mọi thứ quanh con sông bừng tỉnh giấc. Những con thuyền đánh cá hàng loạt bắt đầu ra khơi, những chiếc thuyền chở những con cá trắng tinh, tươi sống, đuôi còn vẩy đành đạch trên những con tàu đang tiến về phía bờ kè nơi tôi đang sống. Họ từ phương xa đến, mang những con cá trông thật là ngon, tấp nập bán hàng “mốt” của họ quanh con sông Cổ chiêng. Mỗi sáng thế này mẹ em đều nhờ em lấy xuồng ra sông rồi mua giùm mẹ vài con cá “phương xa” để mẹ bắt tay đổi hương vị cho bữa trưa trước khi em đến trường.
Hằng ngày, tôi đều xoay quanh một cuộc sống, một cái trọng tâm cứ xoay vòng, xoay vòng mỗi ngày. Mỗi buổi sáng đi học, qua con sông ấy, cơn gió mát thổi vào cơ thể giúp tôi tỉnh táo, khích lệ tôi nhanh nhanh tới trường, bước tới tương lai. Khi về ngày với cơn căng thẳng của bài học trong lớp mệt mỏi, tôi chợt nhận ra hạnh phúc nhất chính là cùng gia đình vui vẻ ăn cơm, ăn những con cá do sông nuôi dưỡng lâu nay và trong đó có cả tình yêu mẹ dành cho gia đình, hương vị mặn mà tình quê, vị hương con sông. Mỗi buổi chiều khi hoàng hôn xuống, tôi hay cùng em gái và bạn bè ngắm sông, ngắm cảnh đẹp đất nước ta trên bờ sông. Cảnh sắc hoàng hôn luôn huyền ảo, in bóng xuống nước, sắc cam cam, đỏ đỏ, khi lại có tia sáng nhỏ của mặt trời sắp lặn còn nhớ trời, chiếu xuống sông như để thể hiện nỗi nhớ nhung, không muốn của xa rời thế giới. Những lúc tôi buồn, tôi khóc, hãy rơi nước mắt xuống dòng sông, sông sẽ an ủi cậu bằng cơn gió mát, khích lệ cậu bằng ánh nắng ấm áp của mặt trời. Mỗi ngày mỗi ngày, cho dù xoay quanh chỉ có thế, tôi cũng cảm thấy đủ rồi.
Vào một ngày mùa đông se lạnh, khi đang đến trường. Đi ngang qua con sông ấy, tôi dừng lại, nhắm mắt và khẽ nói nhỏ bên tai sông:
- nè, cảm ơn cậu nhiều lắm, người bạn thân thương, ôm ấp tôi sự hạnh phúc bao ngày qua. Tôi yêu cậu lắm, dòng sông bé nhỏ ủ ấp kỉ niệm thân thương.
100% ko có trên mạng.
Quê em là một ngôi làng nhỏ nằm ven sông Hồng, nhìn từ xa dòng sông như dải lụa mềm mại ôm trọn lấy ngôi làng. Con sông quê em đã trở thành kỉ niệm khó quên đối với những người con được sinh ra và lớn lên bên dòng sông thơ mộng này.
Tuổi thơ em gắn bó với dòng sông ấy, dòng sông đã cho em biết bao nhiêu kỉ niệm êm đẹp.
Buổi sáng vừa thức dậy, em đã nghe thấy âm thanh rộn rã của chiếc thuyền nhỏ đang trao đổi mua bán trên bến sông. Những âm thanh đó đã trở nên quen thuộc và gần gũi đối với người dân nơi đây. Vào thời điểm này, trên bến sông thường tấp nập hơn, họ đi mua cá tôm của những người dân xóm chài đánh bắt.
Dòng sông vào buổi sáng thường cho ta cảm giác bình yên. Những con sóng nhỏ xô vào bờ ì oạp. Gió thổi dìu dịu trên triền đê khiến cho không gian càng trở nôn trong trẻo và thoáng đãng hơn. Gần trưa, mặt sông trở nên sáng bừng bởi những tia nắng chiếu xuống mặt nước, màu nước sông lúc này trở nên lấp lánh hơn. Hai bên bờ sông những hàng cây đung đưa theo gió. Buổi trưa nắng đã lên cao, mặt sông như trải rộng hơn và yên lặng hơn và có điểu gì gì đó như lao xao hơn. Trên bến, từng chiếc thuyền cần mẫn đưa khách qua sông. Buổi chiều thuyền ghe tấp nập qua lại, vang vang tiếng nói cười.
Đối với lũ trẻ con chúng em, dòng sông còn là nơi để cả bọn gặp gỡ và chơi đùa thoả thích. Vào những chiều hè, khi ông mặt trời chiếu những tia nắng dìu dịu trên mặt sông cũng là lúc chúng em rủ nhau ra sông chơi. Mùa hè, nước ở gần bờ không sâu lắm, tắm lại mát. Bọn em chỉ cần bơi một lát là đến bãi bồi. Đó là khoảng đất trống rất rộng, tha hồ cho cả bọn chơi đùa. Từng tốp trẻ con nô đùa ầm ĩ, át cả tiếng sóng ì oạp vỗ bờ. Cát dưới chân chúng em mịn màng như nhung. Phía tây mặt trời đỏ rực, chiếu những tia nắng cuối cùng xuống dòng sông như một bức tranh lửa. Gió từ sông thổi lên mát rượi. Lũ trẻ con chúng em mang bóng ra đá, tiếng reo hò náo động cả bãi sông. Chán đá bóng chúng em lại rủ nhau tắm. Tất cả thi nhau lặn ngụp. Dòng sông hiền hòa êm ả trôi như bàn tay mẹ nhẹ nhàng vỗ về.
Có những ngày mưa, nước dâng lên cao ngập lút bãi bồi. Dòng sông đỏ ngầu oàm oạp vỗ thân đê. Những cành củi to nhỏ lặng lẽ trôi; rồi bỗng nhiên bị lôi tuột vào một cái xoáy nhỏ, cả bọn thấy thế lại reo hò ầm ĩ. Thế rồi chỉ mấy ngày sau, nước rút, dòng sông lại trở về như xưa: hiền hòa, nhẫn nại và lẳng lặng trôi.
Bao năm tháng qua đi, dòng sông vẫn cứ hiền hòa êm đềm chảy. Không biết dòng sông đã lưu giữ những kỷ niệm của chúng em ở đâu mà sao em thấy dòng sông thân quen đến thế. Từng bờ tre, từng ngọn cỏ, dòng sông đã trở thành một phần trong cuộc sống tuổi thơ của em. Sau này, dù đi bất cứ đâu em vẫn luôn nhớ về dòng sông thân yêu của mình.
- Số phận bất hạnh, bi kịch đến bước đường cùng.
- Tâm hồn vẫn giàu tình yêu thương, lòng tự trọng, tinh thần phản kháng.
Hào khí Đông A (chiết tự chữ Trần viết theo Hán tự) khởi phát bởi chiến thắng đế quốc Nguyên - Mông lần thứ nhất - 1258 đã được khẳng định rực rỡ, hùng hồn bằng các chiến công vang dội trong hai lần đại thắng 1285, 1287 sau đó. Con cháu của những “Người lính già đầu bạc, kể mãi chuyện Nguyên Phong” đã làm cho kẻ xâm lược hãi hùng ngay cả khi chúng yên ổn về nước - “Nghe tiếng trống đồng mà tóc trên đầu bạc trắng” (Đồng cổ thanh trung bạch phát sinh). Đó là sức mạnh toàn diện của dân tộc dưới thời nhà Trần trên cơ sở ý thức tự cường, tự chủ.
Khí phách hào hùng ấy đã vang động thành cảm hứng yêu nước được biểu hiện một cách tập trung, đa dạng trong thơ văn. Từ một lời hịch thiết tha trước khi lâm trận, bài phú hào sảng, hồi quang mấy chục năm sau đến những tứ tuyệt, những ngũ ngôn 4 câu, 20 chữ ngay trong cuộc chiến.
Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một trong những bài như thế.
Cuối năm 1284 đầu năm 1285, quân Nguyên- Mông ào ạt tấn công nước ta lần thứ hai. Tình thế đất nước hiểm nghèo, các vua Trần phải dời kinh đô tìm phương kế chống đỡ. Nhưng chỉ qua mùa xuân năm 1285, quân ta đã chuyển thế tấn công. Tháng tư, trong trận đánh tại Hàm Tử, một địa điểm trên sông Hồng tại huyện Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên ngày nay) tướng Trần Nhật Duật đã phá tan đạo quân Thát Đát, bắt sống giặc Ô Mã Nhi. (Trong Đại cáo bình Ngô sau này Nguyễn Trãi nhầm sự việc nên viết “Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô, sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”). Tháng 6, Trần Quang Khải thắng tiếp trận Chương Dương, đuổi đạo quân chủ lực của Thoát Hoan chạy dài lên phía bắc, giải phóng Thăng Long, rước vua Trần trở lại kinh thành. Trong không khí ấy, ông ngẫu hứng cao độ làm nên Tụng giá hoàn kinh sư (Phò xa giá nhà vua về lại kinh đô) danh bất hư truyền. Cùng khoảng thời gian này, vua Trần khi đến tế ở nhà Thái miếu cũng ứng khẩu hai câu : "Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã / Sơn hà thiên cổ điện kim âu". Nghĩa là "Đất nước hai phen bon ngựa đá /Non sông nghìn thủa vững âu vàng", cùng một mạch cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc.
Bài thơ chỉ bốn câu, theo lối năm chữ mạch lạc, gọn gàng. Hai câu đầu kể lại hai chiến công hiển hách vừa mới đó, đang còn tươi nguyên không khí chiến thắng. Có nét đặc biệt là trình tự các chiến công không được nêu theo diễn biến thời gian trước sau. Chiến thắng Chương Dương trước, Hàm Tử sau. Cách trình bày như thế là theo cái lô-gíc của cảm hứng. Trận sau mới hơn và cũng vang dội hơn. Chính nhờ chiến thắng Chương Dương mà Thoát Hoan phải bỏ chạy, Thăng Long được giải phóng. Chính nhờ chiến tháng Chương Dương mà có cái không khí rạo rực phấn chấn trong ngày “về lại thủ đô” này. Lời thơ rất cô đúc, vẻn vẹn mười chữ, nêu hai sự việc là “cướp giáo giặc” và “bắt quân thù”. Song qua hai hình ảnh này người đọc cảm nhận được niềm phấn chấn, hân hoan. Đúng là câu thơ đăng đối bên ngoài đanh chắc, bên trong chứa chan xúc cảm. Cảm xúc theo kiểu cô lại. Sự cô đúc này tạo ra một thế năng, khả năng khơi gợi người đọc suy ngẫm. Một trong những đặc trưng thẩm mĩ của thi pháp cổ là gợi, ít chú trọng kể, tả.
Hai câu thơ sau là lời động viên, quyết tâm xây dựng,bảo vệ nền thái bình của giang sơn, đất nước.
Nguyên văn :
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san
Vẫn trình bày theo lối ngũ ngôn như trước nhưng lại đặt ra một nhiệm vụ, một yêu cầu hoàn toàn mới. Thông thường, sau chiến thắng người ta dễ thoả mãn, dễ say sưa với vinh quang, bỏ lỡ một khoảng thời gian cần thiết chuẩn bị cho tương lai. Trần Quang Khải đã có nhận thức hoàn toàn đúng và đặt vấn đề một cách kịp thời về những công việc thời hậu chiến. Ông hiểu rằng những công việc của một đất nước sau chiến tranh là hết sức bộn bề. Thái độ và hành động ở thời kì thái bình rất cần phải tập trung là “tu trí lực”. “Tu” là học tập, bồiđắp, “trí lực” là trí tuệ, khả năng. Ý thơ vẫn tiếp tục gợi cho người đọc hiểu thêm rằng, đất nước vẫn đang đòi hỏi, còn yêu cầu những con người chiến thắng này nhiều cống hiến hơn nữa. Có như vậy mới có sự yên bình, vững chãi muôn năm. Một ý thơ đầy tinh thần trách nhiệm.
Bài thơ có cái hồ hởi, phấn chấn tột cùng trước những chiến thắng, những chiến công. Niềm tự hào, niềm say mê, tinh thần lạc quan thật bay bổng phù hợp với hào khí Đông A thủa ấy. Nhưng đây cũng là một niềm vui rất lí trí, rất tỉnh táo sáng suốt của con người ý thức được giá trị trọn vẹn của niềm vinh quang. Mặt khác phù hợp với phong cách ngôn ngữ, uy thế của vị tướng quốc đầu triều.
Kết cấu chặt chẽ, có sức khái quát cao, cảm xúc cô đọng lại vừa có khả năng gợi mở ý tưởng đã tạo ra một sự thống nhất nội dung và hình thức theo kiểu tuyên ngôn riêng biệt. Đấy chính là nét đặc sắc của Phò giá về kinh.
Cho đến hôm nay bài thơ vẫn sống trong niềm tự hào dân tộc, vẫn giữ nguyên giá trị thời sự nóng hổi, vẫn là một bài học. Bài học về ý thức, trách nhiệm xây dựng đất nước vững mạnh sau chiển tranh
" Nam quốc sơn hà " là một trong những bài thơ hay viết về chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Đọc bài thơ em vô cùng tự hào về đất nước Nam, chính do vua Nam cai trị. Cũng như phương Bắc, nước Nam đã có địa phận rõ ràng đã ghi ở sách trời. Vì vậy, kẻ thù nào dã tâm xâm lược thì sẽ bị đánh tơi bời. Hai câu thơ cuối đã thể hiện ý chí quyết tâm đánh giặc cứu nước để giữ gìn bờ cõi đất nước. Bài thơ nhắc trong em lòng tự hào, tình yêu quí về đất nước, về truyền thống đánh giặc cứu nước của dân tộc ta.
hai tiếng bà ngoại trong tôi là hai từ vô cùng đẹp và thiêng liêng. Cả tuổi ấu thơ của tui đều gắn liền với những kỉ niệm về bà yêu quý.Những kỉ niệm ấy được bà vun dăắp và gieo trồng t6ạo nên một góc đẹp trong tâm hồn tui. Đó là những lời tự tận đáy lòng mà tui mún nói zới bà ngừi bà tuyệt với nhứt trong trái tim tôi.
Luúcnhỏ khi mới một tủi bố mẹ tui bận đi làm nên tôi lên ở vs ngoại từ đó. Nghe mẹ kể lại tui nhỏ xíu xa bố mẹ tui khóc suốt,bà thì cũng có tủi thế mà ngày nào cũng phải thức để dỗ dành kể chuyện hát ru cho tui ngủ.Cho tới tận bjờ kái mùi trầu thơm đượm bà nhai vẫn còn mơn man trong tâm hồn tôi.
Hồi đó người đầu tiên chứng kiến những bước đi chập chững đầu đời,tiếng nói ngượng nghịu của tui chính là bà.Bà lun kiên nhẫn kầm tay và hướng dẫn tôi đi,luôn chỉnh sửa lời nói cho tui.tui bít chéc chắn rặng ngừi đầu tiên tui gọi sẽ là :''Bà". Bà đã MỪNG LẮM Đấy
Người đầu tiên dạy dạy cho tôi biết yêu thương mọi ngừi khi đỡ bạncùg lớp dậy khi vấp ngã.Người đầu tiên đã mag kả thế giới đến bên tôi. Ngừi đã nâng đỡ chở che cho tôi trong sự bỡ ngỡ lạ lẫmkhi tui tự bước nững bước đi đầu đời. Chính vì lẽ đó hìn ảnh bà đã chiếm chọn trái tim thơ ngây của tôi.
Lớn hơn một chút tui đã biết nói nựng zới bà :"con hông chơi với bà,bà hông mua gấu cho chon". Bà ôm tôi vào lòng thủ thỉ :" COn ak,cố géng ngoan ngoãn và học thật giỏi bà sẽ mua gấu thật to cho con nhaz"., Câu nói ấy của ngoại giừo đây vẫn còn vang vọng trong tôi như một lời nhắc nhở tui phải cố gắng,cố gắng nhìu hon nữa. Bà chính là động lực,là bến bờ sđem đến cho tôi nìm tin và hi vong
tôi còn nhớ rất rõ ngoại và tui sống trong một căn nhà mái ngói ngoài ssan kê một chíc chõg che.Làn gió mát rượi xen lẫn nhưũng kâu chỵn bà kẻvề Tâm Cám Thạch Sanh...........nhẹ nhàg đưa tui vào giấc ngủ.nghe những cây chỵn bf kể tui tròn xoe mắt há hốc mồm như nuốt lấy nững lời bà kể. Bà dặn tui rằg " con phải ngoan ngoãn như tấm cámtốt bụg chăm chỉ như lọ lem....... để lun đk mọi nguùi iu quý và con phải nhớ lun rộg lòng giúp đỡ mọi ngừi như ôg bụt bà tiên" tôi thật sự rất hiểu và kảm ơn những lời bà dạy. Tôi sẽ mãi cố géng để có một tâm hồn đẹp nyư bà vậy. Kảm ơn bà đã đem kả TG đến bên tôi giúp tui làm quen và kảm nhận nó. Ở bên bà tui lun tìm đk sự ấm áp đến lạ kì. Bà như bà tin hìn hậu trong trỵn cổ tích với bao phép lạ kì bín một con bé ko bít j thành con thuộc làu những câu chỵn cổ tích,bín tâm hồn tôi đẹp hơn, tốt hơn. Bà lun là ngưừimừ tui hãnh dịn khoe zới tụi ban. NHìn ánh mắt thán phục của tụi bạn với bà tui hạnh phúc lắm
Tuổi thơ tôi với bao hờn dỗi vui buồn đã qua di, tôi bắt đầu bước chân vào cuộc sống này. Một sự kiện và có lẽ là thử thách đầu tiên đến với tui đó là lúc tui vào lúp 1. Buổi tối đó tui hồi hộp vô cùng đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ rõ kái kảm giác bồn chồn ấy. Chỉ ngày mai thôi tôi ko còn tung tăng đi chơi với lũ bạn nữa mà đã trở thành một bé gái lớp một. Tôi sẽ quen bạn mới, trường mới , thầy cô mới.. Dường như hiểu đc suy nghĩ của tui ngoại ôm tui va nói :" Ngoại tin con sẽ làm đc ,con sẽ học giỏi ngoại lun ở bên và ủng hộ con"
Một con pé ham chơi, ham ăn, ham ngủ như tôi lạ lẫm vô cùng khi kầm bút kiên nhẫn ngồi viết. Thế nhưng bà đã ở bên,uốn nắn cho tui từng chữ. Những nét chữ dần đẹp và thẳng hàng hơn nhiều. Có lúc ham chơi không làn bài bà không đánh mắng mà nhìn bà tôi bít rằng bà đag bùn lắm .Tôi ân hận vô cùng thầm nhắc mình phải thật thật cố gắng để ko làm mẹ p[hiền lòng. Tôi hãnh diện khoe với bà những điểm mười đầu tiên. Đó chính là minh chứng cho sự cố gắng của tui. Bà mỉm cười xoa đầu tui hài lòng. Lại một lần nữa bà giúp tui hoàn thiện hơn bản thân mik, giúp tui vững bước trong cuộc sống. Tất cả những j bà làm, những lời bà nói đều hay vô cùng. Tôi kảm nhận đc sự bình yn bên bà
Không chỉ như một người mẹ, bà còn là người bạn lwojns của tui, bà lun là l;à người tui tìm đến mỗi khi có tâm sự tôi kể cho ba nghe mội chỵn: từ chuyện bị cô mắng, bạn bè chọc tới chỵn có 1 cậu bạn kùng tổ rất quan tâm tui. Bà lun lắng nghe và thấu hiểu long tui.
Khi lớn lên, luk đag học lớp 6 gd tui khá giả hơn, bố mẹ đã xin abf đón tui về nhà. Luk ấy tui giãy nảy ko về nhưg nghĩ đến bà đã có tuổi mà luk nào cũng phải trông nom tui ,tui đành theo bố mẹ về từ đó. Thỉnh thoảng, luk nào có tg là tui lại ghé thăm bà. Mỗi luk vào thăm bà bà mừng lém, bà lại xoa đầu tui,hỏi chỵn học hành. Thế nhưng lần ghé thăm bà ngày kàng thưa dần. Bố mẹ thì bận làm tôi đi hok kả ngày tôi vô tình ko nhận ra bà đã yếu đi nhìu,tóc bạc dần. kàng lớn tui kàng vô tâm, lạnh nhạt vs bà, lé tránh những cử chỉ yêu thương của bà. chắc lukm đó bà bùn lém.Ngày xưa thương tui xa bố mẹ tư nhỏ, bà dành cho tui mọi t/c thế nhưng giờ đây t./c trog lòng tui ngày kàng mờ nhạt. Những trò vui sa hoa của c/s đã kéo tui ra xa kái triét lí của bà mà theo tui là cổ hủ và cứng nhắc. Từ luk nào tui bik kãi lờiu bà . Đáp ;lại hành động đóa của tui chỉ là ánh mắt đượm buồn của bà.
Có lẽ tui sẽ chưa thức tỉnh cho tới khi bà ốm nắm viện. bà gầy đi trông thấy gương mặt xanh xao, nưng luk nào cũng thế ko muốn con kái bận tâm, lo lắng khi thấy bố mẹ tui vào thăm bà lun tươi cười. Nụ cười của bà đẹp lém, phúc hậu,. Nhìn thấy bà tim tôi lại thắt lại, cổ họng nghẹn ứ. Bác sĩ nói những gì bà còn níu giữ đc trong c/s này chỉ còn đc tính từng ngày. Kả đời bà hi sinh tảo tần giờ đây bà đag nghỉ ngơi trong bệnh viện nhưng tui bik rằng tui còn ở bên bà chỉ là một tg ngắn nữa thoy. Khit ui đag hok ở trường mẹ tui điện vào , tui bàng hoàng sững soqwf khi nghe mẹ thôg báo bà đag hấp hối người bà mún gặp nhất là tui. Tui òa khóc nức nở, khóc cho sư vô tâm kủa tui khóc cho những gì tui chưa làm đc với bà. Luk về tới nhà tui òa khóc ôm lấy bà, và nói," Con iu bà nhìu lắm bà ạ, bà đừng đi hãy ở lại bên con đi bà ". Lời nói của tui phải chăG BÂY GIỜ ĐÃ là quá muộn. Phải chăng là khi phải rời xa hay đánh mất kái j đóa ngừi ta mới biết quý và trân tọng nó hơn. Giây phút ấy tôi mới tìm lại đk chính mính, bà nắm tay tôi và nói:" Ở nơi nào đó bà vẫn luôn hướng về con..."
Bà đã ra đi mãi mãi. Người bà tuyệt với của tôi đã rời xa tôi. Đến khi mất đi rồi bà cũng chưa một lời trách cứ, sự vị tha của bà làm tui kàng bùn hơn, miong rằng ở nơi xa bnaf sẽ hạnh phúc như những niếm hạnh phúc mà bà đã mang đến bên tôi. Ngày nào tui cũng nhớ và cầu nguyện cho bà luôn hạnh phúc vui vẻ
Trong trái tim tôi trc đây, bây giờ, và mãi mãi bà sẽ luôn là bà tien đẹp nhất, hiền nhất và đáng kính nhất. Sự yêu thương niềm vui của bà sẽ mãi lan tỏa xung quanh làm rạng ngời tâm hồn tôi. Giwof đây tui muốn hét lên và nói thật to:" Con iu bà". Để mọi ngừoi bik rằng bà quan trọng thế nào trong trái tim tôi.
Bạn tham khao nhé! Chúc bạn hc tốt!