K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 1 2020

cái này chỉ là 1 số thông tin tham khảo thôi ạ!

hát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam, nhân dịp khai giảng năm học mới và Tết Trung thu, được sự cho phép của Lãnh đạo Cục Năng lượng nguyên tử (NLNT), Chi Đoàn Cục NLNT phối hợp với Công đoàn Cục tổ chức chương trình trung thu kết hợp làm từ thiện với tên gọi “Tết trung thu - Trao yêu thương” tại Trung tâm bảo trợ xã hội III Hà Nội. Chương trình được tổ chức với mục đích tạo không khí vui Tết trung thu cho các em nhỏ tại Trung tâm Bảo trợ xã hội III và con em cán bộ Cục NLNT, đồng thời nhằm chia sẻ, động viên các em nhỏ và người già neo đơn tại Trung tâm.

Tham dự chương trình có bà Hà Thị Hoài, Phó Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Công đoàn Cục NLNT, các đoàn viên, thanh niên, cán bộ của Cục, các cháu là con em của cán bộ Cục, các bạn thanh niên tình nguyện và các nhà hảo tâm. Về phía Trung tâm có bà Trần Thị Hải, Giám đốc Trung tâm, các cán bộ, nhân viên tại Trung tâm và hơn 70 người già, trẻ em được nuôi dưỡng tại Trung tâm.

Chia sẻ tại chương trình, bà Hà Thị Hoài cho biết, qua tìm hiểu và khảo sát thực tế về nhu cầu thiết yếu của các cụ già và em nhỏ và tại Trung tâm, Chi đoàn Cục NLNTvà Công đoàn Cục đã lập kế hoạch tổ chức chương trình và tổ chức quyên góp, ủng hộ từ cán bộ của Cục và các nhà hảo tâm. Những món quà của đoàn thiện nguyện Cục NLNT tuy nhỏ bé nhưng mang nhiều ý nghĩa, là mong muốn góp một phần nhỏ để cải thiện cuộc sống cho các cụ, các cháu nhỏ nơi đây. Bà Hoài đã cảm ơn các cán bộ Cục, thanh niên tình nguyện và các nhà hảo tâm đã cùng chung tay góp sức để tổ chức chương trình.
 


 

Bà Trần Thị Hải, Giám đốc Trung tâm đã cảm ơn tấm lòng của Công đoàn, Đoàn thanh niên Cục NLNT và chia sẻ về tình hình hoạt động của Trung tâm. Dịp Trung thu năm nay, các cụ và các em nhỏ tại Trung tâm đã nhận được sự quan tâm của các cấp và các nhà hảo tâm. Nhờ sự giúp đỡ, sẻ chia của các nhà hảo tâm và các đoàn thiện nguyện mà đời sống tinh thần và sinh hoạt của các cụ, các em nhỏ ở đây đã được cải thiện hơn rất nhiều.

Đoàn thanh niên và Công đoàn Cục NLNT đã trao tặng cho Trung tâm các đồ dùng thiết thực như: 02 máy vắt cam, 01 nồi hầm điện tử, 15 thùng sữa chua, bánh, kẹo, hoa quả, …

Đoàn đã có thời gian trò chuyện và chia sẻ với những hoàn cảnh kém may mắn, trực tiếp đến thăm nơi sinh hoạt của các cụ già, em nhỏ tại Trung tâm để động viên tinh thần giúp họ có thêm động lực vào cuộc sống.

Đoàn cũng tổ chức hoạt động giao lưu văn nghệ, các trò chơi tập thể sôi động và bổ ích cho các em nhỏ tại trung tâm, con em cán bộ Cục và Đoàn viên thanh niên tham gia.
 


 

“Tết Trung thu – Trao yêu thương” là hoạt động mang ý nghĩa nhân văn, bên cạnh mục đích thiện nguyện còn tạo cơ hội trải nghiệm cho con em cán bộ Cục NLNT thông qua qua việc chia sẻ, giúp đỡ các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn tại Trung tâm. Chương trình cũng nhằm mục đích tạo điều kiện cho các Công đoàn, Đoàn viên Cục NLNT có cơ hội chung tay làm các chương trình tình nguyện ý nghĩa, phát huy tinh thần tình nguyện vì cộng đồng. Chi đoàn và Công đoàn Cục dự kiến sẽ duy trì tổ chức chương trình trong các năm tiếp theo với các hình thức khác nhau và mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các cán bộ Cục và các nhà hảo tâm.

Trung tâm bảo trợ xã hội III Hà Nội được thành lập năm 1992 theo Quyết định số1515/QĐ-UB ngày 15/7/1992 của UBND thành phố Hà Nội, đến nay Trung tâm đã tiếp nhận, chăm sóc nuôi dưỡng hơn 1000 lượt đối tượng người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa và trẻ em mồ côi, bỏ rơi, có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn TP. Hà Nội. Trung tâm hiện đang chăm sóc và nuôi dưỡng hơn 200 người già và trẻ em, các em được nuôi dưỡng có độ tuổi từ sơ sinh đến 18 tuổi.

#Châu's ngốc

7 tháng 11 2019

tham khảo

Ngày Chủ nhật xanh - Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm Xanh - Sạch - Sáng-Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế

vào thống kê 

hc tốt 

1. Mở bài

- Giới thiệu về hoạt động ấy mà em định kể: đó là chuyến đi đến các bản làng 8 Không 

2. Thân bài

- Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện, nhân vật có liên quan: Mùa đông năm 2022, em theo đoàn thiện nguyện của trường đi thăm các bản làng tại vùng núi hẻo lánh còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống để giúp đỡ họ

- Kể lại các sự việc trong câu chuyện theo một trình tự hợp lí (thời gian, không gian, nguyên nhân - kết quả, mức độ quan trọng của sự việc…)

+ Để lên được bản làng phải đi qua những con đường gập ghềnh nguy hiểm. Chắc chắn đường đi học của các em cũng không mấy an toàn khi hàng ngay phải đi qua con đường này rồi chèo đèo lội suối.

+ Đến bản làng là mùa đông mà các em chỉ mặc một lớp áo đã cũ ngồi co ro trong góc nhà. 

+ Khi được cho đồ ăn bé nào cũng cười rất hạnh phúc và nói lời cảm ơn

+ Dân bản đón tiếp đoàn tình nguyện rất nồng nhiệt

- Thái độ, suy nghĩ sau khi trải nghiệm đó: 

+ Em cảm thấy mình may mắn hơn nhiều người khi có đủ cơm ngon, áo mặc mỗi ngày 

+ Thấy thương cảm cho cuộc sống con người nơi đây nghèo khó, vất vả không biết bao giờ họ có thể thay đổi được cuộc sống của mình

- Bài học rút ra sau trải nghiệm đó: em sẽ tham gia nhiều chuyến đi thiện nguyện hơn nữa để giúp đỡ những bản làng nghèo vùng cao

3. Kết bài

Cảm xúc của người viết và tầm quan trọng của trải nghiệm với bản thân.

28 tháng 2 2021

Một trong những điều mà Bác Hồ căn dặn chúng ta sống ở đời chính là sự “Kiệm”. Kiệm có nghĩa là tiết kiệm và hoang phí chính là sự ngược lại với sự tiết kiệm. Con người sống trong xã hội ngày càng có những chuyển biến mới và dường như cũng không hề lo lắng cho thế hệ sau. Họ như ăn chơi và hoang phí mọi mặt, người ta cho rằng đấ nước ta là “đất nước rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu”. Có lẽ chính vì thế mà lối sống hoang phí, lãng phí là một thực trạng khá báo động của một bộ phận người trong xã hội hiện nay.

 

Lãng phí đó chính là một hiện tượng đang ngày càng diễn ra khá phổ biến hiện nay đối với giới trẻ. Lãng phí chính là một hiện tượng gây nên sự tiêu hao, tốn kém không cần thiết trong cuộc sống của con người chúng ta.

Có thể thấy được rất rõ những biểu hiện của lãng phí trong cuộc sống hiện nay rất đa dạng. Ta như cũng nhận thấy được chính từ cấp độ vi mô (cá nhân, gia đình) đến cấp độ vĩ mô (các cấp, các ngành, toàn xã hội…) cũng có những hiện tượng lãng phí này xảy ra. Từ trong gia đình đơn giản ta cũng thấy được trong căn bếp chẳng hạn việc bạn cứ xả nước rửa rau nhưng khi xong không tắt nước ngay mà do thói quen bạn quên để nước cứ thế chảy. Hay những bóng điện không dùng đến nữa nhưng vẫn cứ bật gây tốn về tiền của cũng như điện năng cho cả gia đình. Mỗi khi bạn hoạt động mệt nhọc bật một lúc quá nhiều quạt xong khi không cần dùng nữa cũng quên không tắt hết đi,… Tất cả những thói quen này gây ra một sự lãng phí không cần thiết.

Có thể nhận thấy được chính thực trạng của việc lãng phí là hiện tượng khá phổ biến trong đời sống hiện nay, đặc biệt là trong giới trẻ bây giờ. Ta như nhận thấy được rằng chính hiện tượng lãng phí không chỉ là những thứ hữu hình như; tiền bạc, của cải, sức lực,…mà dường như nó cũng chính còn là lãng phí những thứ vô hình như: thời gian, tuổi trẻ, cơ hội…Các bạn như mải miết vào các trò chơi như thật vô bổ. Các trò chơi tiêu khiển như game,… không chịu học hành thì các bạn sẽ không tích lũy được một lượng kiến thức cần thiết để có thể trang bị cho mình phát triển hơn nữa. Thế rồi thời gian các bạn tiêu tốn cho nó cũng rất lớn khiến cho sức khỏe của mình cũng bị hao tổn. Không chỉ vậy thời gian đó nếu như các bạn dùng để có thể giúp cho gia đình mình hoặc đọc những cuốn sách hữu ích thì nó lại thiết thực hơn rất nhiều. Giới trẻ hiện nay thực sự như đang tiêu tốn quá nhiều thời gian cũng như sức lực của mình vào những trò thật vô bổ.

Nguyên nhân của sự lãng phí này đó cũng chính là những sự thiếu ý thức, thói quen phô trương, chạy theo hình thức, đua đòi… Khi giới trẻ lại luôn được coi là bộ phận luôn nhạy bén tiếp thu những điều mới lạ, còn một số thì lại chạy theo thị hiếu. Tất cả những điều này cũng chính là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại về tiền bạc, công sức, thời gian,… có lẽ chính vì thế ta sẽ không có điều kiện đầu tư cho những cái cần thiết, cấp bách khác.

Nhận thấy được chính trách nhiệm của thế hệ trẻ trước hiện tượng lãng phí trong cuộc sống hiện nay đó cũng chính là phải cùng chung sức cùng xã hội chống lại hiện tượng lãng phí, ý thức và thực hành tiết kiệm. Thực tế cần phải biết được mỗi người, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi, cần biết đầu tư thời gian, công sức, cũng như tiền bạc vào những việc có ích như học tập, đồng thời cũng phải biết giúp đỡ gia đình, vì cộng đồng…Mọi người chúng ta cũng không nên sống hoài, sống phí những năm tháng tuổi trẻ có ý nghĩa.

Việc con người, đặc biệt là giới trẻ mà có thể chống lãng phí không là chuyện của một cá nhân, một gia đình, một tập thể nào… Ta như biết được đã là vấn đề chống lãng phí chính là vấn đề của toàn xã hội, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. Thực tế cho thấy được rằng, chính việc sống giản dị, tiết kiệm cũng là sống đẹp bởi mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Chúng ta hãy sống thật tiết kiệm và nhớ đến thế hệ sau. Nếu như chúng ta trong xã hội hiện nay mà lại khai thác quá mức thì thế hệ sau không những không có gì để khai thác mà cũng đã làm ảnh hưởng đến chính chất lượng đời sống của thế hệ mai sau. Rừng chúng ta khai thác trắng, khai thác quá mức, khai thác đến mức không cần thiết khiến cho tài nguyên bị cạn kiện, mức độ ô nhiễm môi trường như gia tăng,… Có rất nhiều hệ lụy diễn ra nhưng con người chưa ý thức được. Hãy biết tiết kiệm để tránh lãng phí không cần thiết cho chính bạn và thế hệ sau này.

 

Lãng phí thực sự là một việc làm không nên đối với giới trẻ hiện nay và đồng thời nó cũng chính là một việc sai lầm. Khiến cho xã hội của chúng ta khó có thể phát triển một cách bền vững được

28 tháng 2 2021

Thời gian là vốn quý của con người bởi nó qua đi không thể nào lấy lại. Tuy nhiên, hiện nay một bộ phận không nhỏ của giới trẻ Việt đang lãng phí quá nhiều thời gian vào những việc vô bổ và mang nặng tính giải trí, mà không có sự định hướng nào về công việc, học tập hay tương lai. Không khó để bắt gặp trên giảng đường, giữa hàng chục sinh viên chăm chú nghe giảng bài thì vẫn có nhiều sinh viên đang ngủ gục trên bàn chỉ vì… không có việc gì làm, hoặc mải mê lướt “phây”, trang điểm, thậm chí xem phim ngay trong giờ học.Không chỉ lãng phí thời gian, nhiều bạn còn sẵn sàng bỏ học, bỏ làm, thậm chí là vay mượn, cầm cố đồ đạc để đổ tiền vào game, mong sao có thể “xưng bá” trong thế giới ảo.

Không chỉ game, Facebook cũng đang gây nghiện cực lớn trong giới trẻ. Facebook gây nghiện đã vậy, các diễn đàn hài nhảm cũng mọc lên tràn lan và thu hút sự chú ý của hàng triệu bạn trẻ trong khi nội dung mà những trang web này cung cấp chỉ toàn là những tin tức nhảm nhí, những clip hài hước, hở hang và gây sốc. Tuy nhiên hàng ngày vẫn có hàng triệu bạn trẻ dành 2-3 tiếng đồng hồ chỉ để vào những web này xả stress. Nhưng hậu quả thì không mấy ai ý thức được của việc lãng phí thời gian cho đến khi phải đối mặt với thất bại trong cuộc sống, học tập và làm việc. Vì vậy, chúng ta hãy biết tranh thủ cùng thời gian để làm những việc hữu ích cho mình và đừng lãng phí thời gian để phải chịu lỗi đáng trách nhất.

Bạn tham khảo nhé.

Nguồn: https://doctailieu.com/hien-tuong-lang-phi-thoi-gian-nhan-roi-cua-gioi-tre

19 tháng 4 2022
I.Tình hình Việt Namnửa cuối thế kỉXIX

- Kinh tế:

+ Triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu, khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.

+ Nông nghiệp, thủ công nghiệp bế tắc, tài chính cạn kiệt.

- Chính trị:

+ Thực dân Pháp ráo riết mở cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị đánh chiếm cả nước.

+ Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương mục ruỗng.

- Xã hội:

+ Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc gay gắt thêm.

+ Phong trào khởi nghĩa nông dân bùng lên dữ dội, càng làm cho đất nước lâm vào tình trạng rối ren thêm.

 

=> Trong bối cảnh đó, trào lưu cải cách Duy Tân ra đời.

28 tháng 9 2021

Chúng ta là học sinh , cũng là một con người , chúng ta biết trải nghiệm và cảm nhận. Chúng ta còn có cảm xúc . Cảm xúc của mình,của mn khi bị bắt nạt thật sự rất sỡ hãi và ảnh hưởng đến cả tâm lý . Lúc đó chúng ta như bị bỏ rơi,bị lãng quên. Chính bản thân tôi cũng đã từng trải qua . Lúc đó tôi rất sợ nhưng khi đó tôi mới nhận ra rằng mình cần mạnh mẽ , dũng cảm và tự tin hơn nữa để đối phó với hành động "bắt nạt" của  người khác . Bắt nạt là thử thách, chúng ta hãy cứng rắn hơn nữa để đối phó với vc lm xấu xa ấy . Vì chẳng ai thích và yêu hành động " bắt nạt" đó cả . Vì nó cần loại bỏ khỏi cuộc sống và đừng để cho nó tiếp diễn . Vì đây là hành động ko đáng tôn trọng 

13 tháng 5 2018

Câu 2
Chèo là một trong những loại hình đặc sắc của sân khấu truyền thống Việt Nam, cần được tôn vinh không chỉ như hiện vật tĩnh mà còn cần được bảo tồn, phát triển song song với sự phát triển của xã hội. Cũng như một số loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian độc đáo khác của Việt Nam, nghệ thuật chèo cổ không còn phù hợp với cuộc sống đương đại, nhất là với giới trẻ. Nhằm kéo khán giả đến với nghệ thuật chèo, thời gian qua, các nghệ sĩ đã cố gắng đưa đề tài đương đại vào chèo. Nhưng làm thế nào để đưa vào nghệ thuật chèo những đề tài hiện đại, gần gũi hơn với cuộc sống hiện tại mà vẫn giữ được cốt cách và những nét đẹp truyền thống độc đáo của chèo lại là vấn đề không đơn giản.Chèo là loại hình nghệ thuật gắn bó mật thiết với người dân ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc bộ. Những vở chèo vốn chứa đựng chất trí tuệ, thâm thúy, ý nhị và rất Việt Nam. Chính vì vậy, khi đưa đề tài hiện đại vào chèo, người dàn dựng phải hết sức khéo léo thì mới không làm mất đi bản chất này của chèo. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, từ tác giả kịch bản, đạo diễn đến diễn viên phải nắm được cấu tứ kịch bản và hiểu nguyên tắc của chèo. Một vở chèo khi dàn dựng phải hội tụ được các yếu tố: Tích truyện, tính cách nhân vật và sự kiện có thể sánh ngang với các vở chèo cổ đã từng bám rễ trong tiềm thức của khán giả yêu môn nghệ thuật này.

10 tháng 2 2022

Hiện nay , cụm từ "thế hệ trẻ" là cụm từ được nhắc đến nhiều , và là vấn đề được nhiều người quan tâm . Liệu đây sẽ là một thế hệ giúp đất nước chúng ta phát triển hay thụt lùi ? . Trong mỗi chung ta (ý nói thế hệ trẻ) đều có lòng "nồng nàn yêu nước" , chính tuổi trẻ đã mang lại nhiều lợi ích cho xã hội , như trong mùa dịch này , nhiều thanh thiếu niên đã cống hiến sức mình để bảo vệ bệnh nhân , hay những lần cứu em bé rơi từ tòa nhà cao tầng xuống , ......  Nếu để nhắc đến về sự dâng hiến của tuổi trẻ cho xã hội thì không thể đếm xuể .Những hành động ấy của thế hệ trẻ ngày nay chính là lời khẳng định giá trị bản thân của họ, đồng thời, nó giúp họ phát huy hết khả năng của bản thân, chứng tỏ vai trò, bản lĩnh của những người chủ nhân tương lai của đất nước.