K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 1 2020

MB::

Giới thiệu chung về Hồ Chủ tịch:

– Chủ tịch Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng vô sản kiệt xuất, chiến sĩ hòa bình, danh nhân văn hóa thế giới.

– Với dân tộc Việt Nam: người là Cha, là Bác, là Anh.

– Đất nước ta tự hào về Bác.

TB:

Tinh thần yêu nước nồng nàn của Hồ Chủ tịch:

– Vào đầu thế kỉ XX, thấm thía nỗi nhục nô lệ, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi khắp năm châu bốn biển tìm đường cứu nước.

– Sau ba chục năm bôn ba hoạt động cách mạng nước ngoài, năm 1941, Bác về Việt Nam, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.

– Bác lãnh đạo toàn dân vùng lên làm cách mạng tháng Tám năm 1945, lật đổ chính quyền thực dân, phong kiến, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có chủ quyền, độc lập, tự do. Bác Hồ là vị chủ tịch nước đầu tiên.

– Bác sáng suốt và kiên trì lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ xâm lược.

– Lí tưởng và mục đích phấn đấu cao cả của Bác là vì dân, vì nước.

– Lòng nhân ái của Bác bao trùm khắp non sông, mọi tầng lớp nhân dân.

– Phẩm chất thanh cao, giản dị, đức khiêm tốn của Bác có sức thuyết phục rất lớn.

Sự tôn vinh của dân tộc và nhân loại đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh:

– Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, anh hùng cứu nước mà tên tuổi đời đời sống mãi với lịch sử và trong lòng nhân dân.

– Bác là chiến sĩ hòa bình xuất sắc của thế giới, danh nhân văn hóa của nhân loại.

KB:

– Chúng ta tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh, kết tinh tinh hoa truyền thống bốn ngàn năm của dân tộc Việt Nam.

– Bác Hồ là hình ảnh đẹp nhất về một con người chân chính của mọi thời đại.

3 tháng 1 2020

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Đi bất cứ nơi đâu trên đất nước này, bạn cũng gặp hình ảnh của Người trong cuộc sống cũng như trong tâm hồn của mỗi người dân. Bác đã hiến trọn cuộc đời cho dân tộc. Mấy chục năm gian nan thử thách ở nước ngoài, Bác đã tìm cho dân tộc con đường đi cách mạng đế rồi từ đó, nhân dân ta đòi lại được tự do. Hình ảnh Bác đẹp trong lòng của mỗi người dân Việt không phải chỉ vì Bác đã đem đến cho chúng ta cơm áo tự do mà ngay từ trong cách sống, Bác đã là tấm gương cho tất cả mọi người. Bác sống giản dị và giàu tình cảm. Tôi chưa thấy ở nơi đâu, một vị Chủ tịch nước lại giản dị như thế. Người ăn mặc bình dân, Người sống hòa mình. Người bận trăm công ngàn việc mà vẫn dành thì giờ chăm lo từ những cụ già đến các bé nhi đồng nhỏ tuổi. Người sống trọn mình cho dân tộc chẳng vướng bận chút riêng tư. Tôi xem nhiều và đọc nhiều nhưng tôi chưa thấy ở đâu người ta yêu vị lãnh tụ của mình như thế! Thế mới biết ở giữa cái cuộc sống xô bồ và hỗn độn này muôn đế lại một cái gì, con người ta ngoài tài năng còn cần có thêm một nhân cách. Bác của chúng ta đẹp và trường tồn bởi Người có nhân cách đẹp và tài năng sáng chói. Dù mọi thứ đang liên tục đổi thay nhưng tôi tin khi giang sơn đất nước này còn thì người dân Việt sẽ còn nhớ đến Người và nhắc đến Người bằng cả một niềm kính yêu và trân trọng.

8 tháng 4 2023

? Mình chịubucminh

 

8 tháng 4 2023

thì copy nhưng cần ghi tham khảo

19 tháng 1 2018

Chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỉ nhưng nỗi xót thương và niềm yêu kính của mỗi người dân Việt Nam dành cho Bác Hồ – vị Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam – chưa bao giờ nguôi cạn. Nhớ đến người, những dòng người hướng về lăng Bác tưởng như không bao giờ dừng lại.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và quần thể lăng gồm quảng trường Ba Đình, khu nhà sàn, vườn cây,... sau hai năm xây dựng, ngày 19/8/1975 đã được khánh thành.

Mặt chính của lăng nhìn ra hướng đông là Quảng trường Ba Đình. Lăng gồm ba lớp với chiều cao 21,6 mét. Lớp dưới kết cấu bậc nhiều cấp, có lễ đài dành cho đoàn chủ tịch khi mít tinh. Phần giữa là kết cấu trung tâm của lăng, gồm phòng thi hài, hành lang, cầu thang lên xuống. Phần trên là mái lăng được tạo dáng cách điệu bông sen nở. Mặt chính lăng có dòng chữ "Chủ tịch Hồ Chí Minh" bằng đá hồng ngọc màu mận chín.

Lăng là nơi lưu giữ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, người Cha già dân tộc, người đã được UNESCO tặng danh hiệu Danh nhân Văn hóa thế giới và Anh hùng giải phóng dân tộc nhân kỷ niệm 100 ngày sinh (1890 – 1990).

Công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là kết quả lao động sáng tạo của nhiều nhà khoa học và công nhân hai nước Việt Nam – Liên Xô tỏ lòng tôn kính Chủ tịch Hồ Chí Minh và là sản phẩm của tình hữu nghị Việt – Xô.

Lăng Bác quay về hướng Đông để đón ánh mặt trời, trước cửa lăng là quảng trường Ba Đình lịch sử, nơi đây, ngày 2 tháng 9 năm 1945 đã chứng kiến những giờ phút thiêng liêng nhất của dân tộc khi Hồ Chí Minh đứng trước quốc dân đồng bào đọc "Tuyên ngôn Độc lập" công bố với thế giới nền độc lập lâu bền của dân tộc Việt Nam ta. Quảng trường Ba Đình dài 320m, rộng 100m, chia thành 240 ô cỏ xanh tươi là hình tượng những chiếc chiếu trải trên sân đình ở các làng quê Việt Nam xưa, là nơi nhân dân đến dự các buổi lễ trọng thể. Phía tây của Quảng trường là khu lưu niệm Hồ Chủ tịch. Tại đây còn có Bảo tàng Hồ Chí Minh, ngôi nhà sàn là nơi ở của Người, hồ cá, vườn cày, rặng dừa, những hàng rào dâm bụt. Tất cả đã đi vào thơ ca Việt Nam:

"Anh dẫn em vào cõi Bác xưa
Vườn xoài hoa trắng nắng đu đưa
Có hồ nước lặng sôi tôm cá
Có bưởi cam thơm mát bóng dừa".
(Tố Hữu)

Trong khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch, có một con đường hẹp trải sỏi, hai bên trồng xoài dẫn tới một ngôi nhà sàn nhỏ nhắn bình dị, nằm giữa những vòm cây. Hàng rào dâm bụt bao quanh nhà, cổng vào kết bằng cành cây đan xen nhau. Đó là ngôi nhà Bác Hồ ở và làm việc từ ngày 17-5-1958 cho tới khi Người qua đời. Tầng dưới nhà sàn là nơi Bác thường họp với Bộ Chính trị. Tầng trên là hai phòng nhỏ, nơi Bác làm việc và phòng ngủ với những vật dụng đơn sơ giản dị. Trước nhà là ao cá Bác nuôi, bên bờ ao là các loài hoa phong lan nở quanh năm.

Sau nhà là vườn quả với hàng trăm loài cây quý do các địa phương đưa về trồng, như cây vú sữa của đồng bào miền Nam gửi biếu Bác nàm 1954, bưởi Phúc Trạch, Biên Hòa, Mê Linh; cam Hải Hưng, Xuân Mai, Vần Du, Xã Đoài; quýt Hương Cần, Lý Nhân; táo Thiện Phiến, Ngọc Hồ, song mai Đông Mỹ; hồng Tiên Điền (quê hương nhà thơ Nguyễn Du). Trong vườn còn có cả những loại cây từ nước ngoài như ngàn hoa, cây bụt mọc quanh ao, cây cau vua gốc từ Caribê...

Nhân dân từ mọi miền đất nước cũng như du khách quốc tế đến thủ đô Hà Nội, ai cũng muốn đến viếng lăng, thăm nhà ở của Bác và đi dạo quanh Quảng trường Ba Đình lịch sử. Nhắc đến lăng Bác, lòng người lại rưng rưng trong niềm thương nhớ:

"Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dăng bảy mươi chín mùa xuân"
(Viếng lăng Bác" — Viễn Phương)

19 tháng 1 2018

1. Mở bài: Giới thiệu chung về lăng Bác.

2. Thân bài: Sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả, biện pháp so sánh...

Bài viết cần nêu được các ý cơ bản sau:

* Ý định xây dựng lăng Bác của Đảng và Nhà nước là để Bác mãi còn với nhân dân Việt Nam.

* Quá trình khởi công và xây dựng.

  • Khởi công ngày 2/9/1973.
  • Địa điểm: Ngay quảng trường Ba Đình nơi Người đọc Tuyên ngôn độc lập.
  • Các kiến trúc sư hàng đầu của Liên Xô (cũ) và bạn bè quốc tế đã giúp đỡ nhiệt tình.
  • Nhân dân trong cả nước đều hết lòng đóng góp xây dựng lăng.
  • Ngày khánh thành: 21 - 8 -1976.

* Cấu tạo và kiến trúc lăng.

  • Gồm 3 lớp, chiều cao 21,6 mét. Lớp dưới được tạo dáng bậc thềm tam cấp. Tiếp theo là hàng cột vuông bằng đá hoa cương. Lớp giữa có phòng đặt thi hài Bác và cầu thang lên xuống.
  • Mặt chính có dòng chữ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng đá hồng ngọc màu mận chín.
    • Đường vào lăng có 3 lối: Đường Hùng Vương, đường Ngọc Hà, đường Đội Cấn.
    • Cây và hoa quanh lăng Bác được đem về từ khắp các vùng miền trên cả nước.
    • Lăng Bác trong tình cảm của người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế: Người dân Việt Nam có dịp về Hà Nội đều cố gắng đến viếng lăng Bác; đã có nhiều bài thơ hay, bài hát hay viết về lăng Bác; bạn bè quốc tế đến Việt Nam vào viếng lăng Bác với lòng ngưỡng mộ.

3. Kết bài: Khẳng định tình cảm và ý thức giữ gìn lăng Bác.

Câu 1:50 năm

Câu 2:.........................

3:.....

9 tháng 4 2019

https://vndoc.com/cuoc-thi-suu-tap-va-tim-hieu-tem-buu-chinh/download

1 tháng 5 2022

+ Trên cương vị là lãnh tụ, người đứng đầu nhà nước Việt Nam, Hồ Chủ Tịch không có giây phút nào dành riêng cho bản thân mình. + Lối sống giản dị thanh cao. Tuy là Chủ tịch nước nhưng Người luôn sống bình dị trong nhà sàn đơn sơ, mặc bộ quần áo kaki đã bạc màu, đi đôi dép cao su và ăn uống vài món đạm bạc dưa cà.

1 tháng 5 2022

tham khảo:

+ Trên cương vị là lãnh tụ, người đứng đầu nhà nước Việt Nam, Hồ Chủ Tịch không có giây phút nào dành riêng cho bản thân mình. + Lối sống giản dị thanh cao. Tuy là Chủ tịch nước nhưng Người luôn sống bình dị trong nhà sàn đơn sơ, mặc bộ quần áo kaki đã bạc màu, đi đôi dép cao su và ăn uống vài món đạm bạc dưa cà.  
BÀI TẬP VĂN BẢN “PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH”ĐỀ 1: Trong bài « phong cách Hồ Chí Minh », sau khi nhắc lại việc chủ tịch Hồ Chí Minh  đã tiếp xúc với nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới , tác giả Lê Anh Trà viết :«  .. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân...
Đọc tiếp

BÀI TẬP 
VĂN BẢN “PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH”

ĐỀ 1: Trong bài « phong cách Hồ Chí Minh », sau khi nhắc lại việc chủ tịch Hồ Chí Minh  đã tiếp xúc với nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới , tác giả Lê Anh Trà viết :
«  .. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn
 hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”… 
                                  (Trích Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
Câu hỏi
1. ở phần trích trên, tác gỉa đã cho ta thấy vẻ đẹp của phong cách HCM được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào ? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người ?
2. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn, cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy ?
3. Em hãy suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập và phát triển. 


ĐỀ 2: Đọc kĩ phần trích sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
     Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyên thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
Câu hỏi
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
2. Tìm dẫn chứng cụ thể để chứng tỏ lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông của Hồ Chí Minh?
3. Nêu và phân tích các biện pháp nghệ thuật đã được tác giả sử dụng thành công để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh trong phần trích nói trên.

0
4 tháng 1 2022

Tham khảo

 

Trăng là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao nhiêu thi nhân từ xưa cho đến nay. Ánh trăng không chỉ mang lại vẻ đẹp cho thiên nhiên đất nước mà hơn thế có những lúc ánh trăng còn trở thành người bạn tri kỉ, để mỗi người có thể chia sẻ buồn vui. Hoặc có lúc trăng như dòng suối mát làm tan đi những ưu phiền, mệt mỏi sau những giờ phút căng thẳng. Bác Hồ của chúng ta sau những giờ phút căng thẳng cũng tìm đến trăng để tạm quên đi những vất vả. Biết bao nhiêu công việc bề bộn thế nhưng khi đọc bài thơ cảnh khuya của Bác, ta vẫn thấy hiện lên mội bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Bài thơ cho ta hiểu rõ hơn về Bác – đó là một con người không chỉ có tình yêu đối với nhân loại mà còn có một tình yêu sâu đậm với thiên nhiên. Bài thơ hiện lên như một bức tranh:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cành khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Đọc hai câu thơ mở đầu, ta như cảm nhận được một không gian tĩnh lặng:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Đây là vào một đêm khuya trong khu rừng ở chiến khu Việt Bắc, nơi đang diễn ra một cuộc kháng chiến vô cùng ác liệt của quân và dân ta trong 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược. Giữa bề bộn công việc ấy, Bác Hồ vẫn dành một khoảng thời gian để tìm đến với thiên nhiên, chiêm ngưỡng vẻ đẹp thần bí của nó. Dưới ngòi bút tinh tế, tài ba của Bác, thiên nhiên hiện lên như một bức tranh phong cảnh thật đẹp. Ta có thể thấy tất cả như đang chìm đắm say sưa trong khung cảnh thần tiên cùa đất trời. Cảnh vật như tĩnh lặng, chỉ nghe đâu đây tiếng suối chảy rì rầm và nghe văng vẳng như tiếng hát cất lên nhẹ nhàng trong trẻo, lan toả, ngân vang khắp khắp núi rừng. Âm thanh càng trở nên nhẹ nhàng, ngân vang khi nó được cất lên dưới ánh trăng vàng. Ánh trăng sáng soi rọi khắp núi rừng tạo nên một bức tranh phong cảnh vô cùng hấp dẫn: trăng chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh. Hoa lá nghiêng bóng trên mặt đất tạo nên những bức tranh lấp lóa, lúc ẩn lúc hiện. Hoa lá cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cây cỏ thụ, trăng in bóng vào hoa. Hình ảnh trăng lồng hoa này khiến ta gợi nhớ đên câu thơ trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm,

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng…

Nếu bức tranh của thơ xưa là đượm buồn và không thể hiện được rõ nét vẻ đẹp thơ mộng, trong trẻo của thiên nhiên thì bức tranh trong thơ Bác lại có sức sống hơn khi giữa khung cảnh đó ta còn nghe thấy tiếng suối chày như tiếng hát từ xa vọng lại. Tiếng hát khiến cho không gian của đêm khuya vắng như chợt tỉnh, ở đây, Bác Hồ đã sử dụng nghệ thuật lấy động để tả tĩnh, lấy tiếng suối đề gợi tả sự yên tĩnh, vẳng lặng của đêm khuya ở chiến khu Việt Bắc: Tiếng suối trong như tiếng hát xa. Đọc câu thơ ta nghe văng vẳng như âm vang của tiếng suối chảy ở Côn Sơn mà sáu trăm năm về trước Nguyễn Trãi cũng từng nghe thấy:

Côn Sơn suối chày rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

(Côn Sơn ca)

Chỉ có hai câu thơ ngắn gọn nhưng chúng ta như thấy hiện ra một bức tranh tuyệt đẹp. Ở đó có dòng suối chảy, hơn thế còn có cả tiếng suối chảy róc rách. Và tất cả như đang ẩn hiện dưới bóng cây loang loáng ánh trăng. Ánh trăng trong veo, vàng dịu tỏa khắp cánh rừng tạo nên một khung cảnh đẹp, lung linh huyền bí. Bài thơ gồm bốn câu vậy mà Bác đã dành một nửa để miêu tả vẻ thiên nhiên, nên mới đọc qua ta tưởng Bác đang thả tất cả tâm hồn của mình với thiên nhiên. Hơn nữa, ta có cảm giác như vẻ đẹp thiên nhiên khiến tâm hồn Bác thật sự thanh thản, tạm quên đi những khó khăn vất vả của cuộc chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt.

Nhưng nếu ở hai câu thơ đầu Bác chỉ miêu tả về thiên nhiên thì đến hai câu thơ cuối ta chợt nhận thấy đó là mội tâm hồn đang trằn trọc chưa ngủ vì một lẽ rất cao cả là lo nỗi nước nhà:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Hai câu thơ cuối giúp ta thấy rõ hơn con người cùa Bác: một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước. Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của thi nhân, của vị lãnh tụ. Đồng thời qua đây ta cũng có thể thấy Bác Hồ của chúng ta dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng vẫn dành thời gian để chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên. Có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khoả, làm giảm bớt đi sự vất vả mà hàng giờ, hàng phút Bác phải trăn trở suy tư. Từ đây ta nhận thấy Bác là một người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên. Và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nỗi khao khát về một đất nước thanh bình, để ngày ngày con người được sống tự do, hạnh phúc. Dường như Bác luôn thường trực câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nước mới được tự do để con người thoả sức ngắm trăng? Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước. Vì đất nước Bác có thể hi sinh tất cả.

Sự hi sinh của Bác đã được đền đáp, đất nước chúng ta đã thanh binh, tự do, hạnh phúc. Chúng ta có thể thả sức ngắm trăng và dưới ánh trăng lung linh huyền ảo ấy ta vẫn như thấy đâu đây hình ảnh Bác ung dung, thanh thản, mỉm cười dưới ánh trăng.

4 tháng 1 2022

Tham khảo

Trong tất cả những bài thơ của Bác Hồ giai đoạn kháng chiến thì em thích nhất là bài “Cảnh khuya”. Mặc dù bài thơ chỉ vỏn vẹn 4 câu thơ, nhưng đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ở núi rừng Việt Bắc, có rừng cây, có trăng sáng, có tiếng suối, và đặc biệt có một người đang ở đó thao thức không ngủ được vì lo lắng cho sự an nguy của nước nhà.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".

Ở hai câu thơ đầu, Bác đã dùng tâm hồn của một người thi sĩ để vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp hoàn mỹ. Bức tranh núi rừng hiện ra rất sinh động bởi nó có cả tiếng suối, có trăng, có bóng hoa.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

“Tiếng suối” được ví von với “tiếng hát xa” gợi cho ta một cảm giác thanh bình. Có lẽ không gian đó yên ắng lắm, mọi người, mọi vật đã chìm vào giấc ngủ, thì Bác mới có thể lắng nghe được tiếng suối từ sau khe núi vọng về. Nhưng dưới ngòi bút và tâm hồn lãng mạn của chủ tịch Hồ Chí Minh, thì nó nghe như tiếng hát, lời hát ngọt ngào, quen thuộc gần gũi như ở quê nhà. Bất chợt Bác nhìn lên bầu trời và nhìn thấy được một cảnh tượng thật đẹp.

Trăng “lồng” cổ thụ, bóng “lồng” hoa

Hình ảnh “trăng” xuất hiện không ít ở trong văn thơ, và ngay trong nhiều sáng tác của Hồ Chủ Tịch thì vẫn đã có bóng dáng của trăng, tuy nhiên ở bài thơ này, trăng hiện lên đẹp biết bao. Ánh trăng sáng luồn qua tầng cây cổ thụ, rồi sau đó chiếu xuống mặt đất trông như những bông hoa. Tâm hồn của Bác thật quá đỗi nên thơ, một hình ảnh mà chúng ta nghĩ rằng nó vô cùng quen thuộc, nhưng dưới ngòi bút của thi sĩ, nó được nâng lên một tầm mới, là vẻ đẹp nghệ thuật.

Vâng, chỉ mới hai câu thơ thôi, nhưng Bác Hồ kính yêu đã vẽ nên một bức tranh thơ mộng hữu tình giữa núi rừng hoang vu của Việt Bắc, điều này vừa cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần lạc quan yêu đời của Bác, vừa thể hiện được sự tinh tế, những rung cảm tuyệt vời không phải ai cũng có. Điều đáng nói ở đây là Bác đã dùng những từ ngữ giàu hình ảnh cùng lối gieo vần, chữ như đang tự sự, rất giản đơn, ngắn gọn mà súc tích, ai trong chúng ta đọc lên cũng có thể tưởng tượng ra ngay khung cảnh Tây Bắc lúc đó như thế nào.

 

Tiếp nối những rung cảm về cảnh vật thiên nhiên, Bác nhìn lại sự tồn tại của mình.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Không phải một lời biện minh, nhưng hai câu thơ này Bác như đang tự trả lời cho câu hỏi: “Vì sao người chưa ngủ”. Giữa đêm khuya thanh vắng, chỉ còn văng vẳng tiếng suối, có ánh trăng sáng soi, có bóng cây, có “hoa”, nhưng chỉ khi “người chưa ngủ” mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp đầy huyền bí ở nơi rừng núi như thế này được. Bác bộc bạch: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Đọc câu thơ lên ai nấy đều cảm phục trước một người con vĩ đại của dân tộc, một người tận tâm, hết mực yêu nước thương dân, trong khi mọi vật, mọi người đã nghỉ ngơi thì Bác vẫn đang phải lo lắng, nghĩ suy để đưa ra giải pháp nào tốt nhất cho quân ta giành thắng lợi, đất nước sớm được độc độc lập, tự do.

Con người chiến sĩ hòa quyện với tâm hồn thi sĩ tạo nên một tác phẩm “bất hủ” mà hầu như ai cũng thuộc lòng từng câu từng chữ.

Cảnh khuya không chỉ đẹp vì cảnh, mà nó còn đẹp vì tình, là tình yêu thương mà Bác Hồ dành cho hàng triệu trái tim người dân Việt Nam, là tình yêu dân tộc, yêu quê hương hết thảy. Thiết nghĩ, không biết chỉ một đêm hay biết bao nhiêu đêm Bác thao thức “vì lo nỗi nước nhà”? Càng đọc bài thơ này, em lại càng yêu mến và khâm phục trước tinh thần, nghị lực của Bác Hồ kính yêu.

23 tháng 11 2016

Đêm nay, tôi không ngủ được. Nhìn ánh trăng lung linh, huyền ảo, tôi nhớ lại bài thơ Cảnh khuya của Bác Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Bởi lẽ mỗi khi tôi ngâm bài thơ, một cảnh khuya tuyệt đẹp lại hiện lên trong tâm trí, nhưng đẹp nhất vẫn là hình ảnh của một vị Cha già kính yêu, luôn lo cho "con", luôn lo cho vận mệnh của đất nước.
Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đã cho ta thấy được một cảnh trăng khuya thơ mộng và cũng giúp ta hiểu rõ hơn về con người của Bác.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Mở đầu bài thơ là một tiếng hát làm say mê lòng người và ngân vang khắp núi rừng. Tôi nhớ đến tiếng hát ru dịu dàng, ngọt ngào của mẹ. Hình ảnh của một người phụ nữ thân quen hát dân ca bên dòng suối quê hương.... Ta có thể thấy được tâm hồn của đại thi hào Nguyễn Trãi trong người Bác (Tiếng suối trong như tiếng đàn cầm). Nhưng ta cảm nhận được phong thái của Bác trẻ trung, ung dung và lạc quan hơn.
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Tiếp đến là một ánh trăng sáng tỏ vùng trời lung linh, huyền ảo. Ánh trăng khuất sau cây cổ thụ, rọi sắc sáng xuống hoa lá. Hoa lá nghiêng bóng trên mặt đất. Bóng của hoa lá, cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cây cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Màu đen của bóng vật đan xen vào sắc trắng của ánh trăng tạo nên một bức tranh lấp lóa, lúc ẩn lúc hiện. Tiếng suối chảy nghe nhẹ nhàng, trong trẻo hơn dưới cảnh răng khuya. Một phong cảnh hữu tình, thơ mộng.
Ta có thể thấy được Bác Hồ và Lí Bạch đều rung động trước ánh trăng. Nhưng tình yêu thiên nhiên của Bác lại có vẻ đằm thắm và tha thiết hơn Lí Bạch. Bác đã xem ánh trăng như người bạn tri kỉ, như làn suối mát làm tan đi nỗi ưu phiền....Thiên nhiên cũng như hiểu được tâm sự của Bác, giúp tâm hồn Bác thanh thản, quên đi những khó khăn, vất vả của cuộc kháng chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Hai câu thơ cuối đã cho ta thấy được nỗi lòng khiến Bác Hồ không ngủ được. "Có phải Bác chưa ngủ vì cảnh trăng khuya quá đẹp? Hay thực sự Bác chỉ thao thức vì lo nỗi nước nhà?"- Theo tôi là vì cả hai. Bác rung cảm trước thiên nhiên nhưng lại không thể hưởng thụ trọn vẹn một cảnh khuya lung linh, tuyệt đẹp mà phải lo cho vận mệnh của dân tộc. CHính vì Bác quá yêu thiên nhiên nên phải đứng lên đấu tranh để bảo vệ đất nước; để ngày ngày mọi người được sống tự do, hạnh phúc, thỏa sức ngám trăng; để những cảnh đẹp luôn tồn tại mãi mãi.... Ta có thể thấy được sự hài hòa giữa người thi sĩ và người chiến sĩ vĩ đại. QUa đó cảm nhận được tình yêu thiên nhiên tha thiết hòa vào trong lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ. Một vị lãnh tụ cao cả và vĩ đại.
Sự hi sinh của Bác đã được đền đáp. Đất nước của chúng ta đã dược hòa bình và tự do. Chúng ta có thể thỏa sức ngắm trăng. Dòng chảy thời gian sẽ không bao giờ ngừng lại, nhưng ánh trăng ánh trăng và bài thơ Cảnh khuya sẽ luôn mang theo hình ảnh đẹp nhất của Bác đang thanh thản, mỉm cười dưới ánh trăng. "Người sẽ mãi là vị Cha già kính yêu của dân tộc."

23 tháng 11 2016

Bạn tham khảo nhé

Chiến thắng Việt Bắc, Thu — Đông 1947 đã ghi vào lịch sử bằng những nét vàng son chói lọi của quân và dân ta. Khi chiến dịch đang còn diễn ra vô cùng ác liệt, để thế hiện tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu nước tha thiết, Người đã sáng tác bài thơ Cảnh khuya để tả cảnh suối rừng Việt Bắc vào một đêm trăng đẹp và nỗi lòng thao thức của Người.

Đến với hai câu thơ đầu tiên, nhà thơ như vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo nên thơ, nên họa, nên nhạc. Và hiện lên trên bức tranh đó là hình ảnh người thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống hoà đồng giữa thiên nhiên chan hoà của chiến khu Việt Bắc.

Quả đúng như vậy, núi rừng Việt Bắc với tiếng suối chảy êm đềm như bản nhạc của con người từ xa vọng lại: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”, tác giả so sánh tiếng suối với tiếng hát của con người. Đây là một nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu mang sức sống và hơi ấm của con người. Câu thơ thứ hai với chữ “lồng” thật ấn tượng, chữ “lồng” đã nhân hoá trăng, cổ thụ, hoa làm cho vần thơ dào dạt chất trữ tình. Chữ “lồng” giúp cho sự vật hiện lên sinh động và â'm áp lạ thường: “Trăng lồng cồ thụ bóng lồng hoa”. Câu thơ chỉ bằng ba nét vẽ: tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng cuối cùng là hoa, vần thơ đầy ánh sáng kết hợp với tiểu đối: “trăng lồng cổ thụ >< bóng lồng hoa” tạo nên bức tranh cân xứng, hài hoà với ngôn ngữ trang trọng vừa mang sắc thái cổ điển vừa mang sắc thái hiện đại.

Hai câu thơ cuối cùng “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”, đây chính là “nhãn tự “ của bài thơ vì nó diễn tả sâu sắc tâm tình của người thi sĩ - chiến sĩ. Câu thơ thứ ba mở ra như một cái bản lề vừa khái quát lại bức tranh tuyệt vời của Việt Bắc, vừa mở ra tâm trạng của người thi sĩ, của vị lãnh tụ. Không nhừng thế, câu thơ thứ tư còn lí giải với người đọc về tâm trạng “người chưa ngủ” không chỉ vì xúc động trước cảnh thiên nhiên đẹp mà còn bởi lẽ: “chưa ngủ vì lo nổi nước nhà”. Điệp từ “chưa ngu” được nhắc lại hai lần tạo cho âm điệu bài thơ trở nên nhịp nhàng như dòng cảm xúc tâm tình của Người. Chữ “nỗi” đã nói tới những sự việc ngốn ngang chưa xong xuôi của đất nước đang xâm chiếm hết tâm hồn của Bác.

Bài thơ Cảnh khuya là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác Hồ, ở đó đã có sự kết hợp hài hoà giữa tâm hồn thi sĩ lồng vào cốt cách chiến sĩ; màu sắc cố điển hoà hợp với màu sắc hiện đại. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ với cảm hứng thiên nhiên chan hoà, với cảm hứng yêu nước. Do vậy, đọc thơ Người chúng ta càng thêm kính yêu và tự hào về Bác.