viết đoạn văn theo cách diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về sự phản kháng mãnh liệt của chị Dậu
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo nhé (Lần sau muốn nhờ gì ai thì nói năng hẳn hoi nhé!)
Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", chị Dậu là người có tinh thần phản kháng mạnh mẽ. Thật vậy, tinh thần phản kháng mạnh mẽ ấy của chị Dậu xuất phát từ chính tình yêu thương chồng của chị. Từ chỗ nhún nhường, nhẫn nhịu, cam chịu trước cai lệ và người nhà lí trưởng, chị đã chuyển từ đấu lí sang đấu lực. Hơn ai khác, chị hiểu chồng chị đang trong tình cảnh ốm đau thế nào, nếu còn bị đánh trói thì chắc chắn chồng chị sẽ không chịu nổi. Vì vậy, hành động đó của chị chính là xuất phát từ tình yêu thương chồng, từ việc cai lệ và người nhà lí trưởng cứ một mực đòi trói chồng chị đi. Nỗi căm phẫn của chị dồn nén thành sự phản kháng đến bất ngờ ấy. Hơn nữa, với sự hung hăng của bọn cai lệ thì chị không thể dùng cách nhún nhường nhẫn nại mà cầu xin cai lệ, người nhà lí trưởng được. Cách duy nhất chị có thể dùng đó là vùng lên đấu tranh với chúng. Một là do chị buộc phải làm thế để bảo vệ chồng trong khoảnh khắc ấy, và cũng là do chúng dồn chị đến bước đường cùng. Sau tất cả những sự nhún nhường, câu nói "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem" của chị đã thể hiện được chủ đề của toàn bộ đoạn trích. Hành động ấy của chị không phải là hành động ngông cuồng mà nó là đại diện của toàn thể tầng lớp người nông dân bấy giờ muốn phản kháng, muốn đấu tranh đòi lại công bằng từ phía bọn xã hội phong kiến. Hành động đấu lực của chị thể hiện được giá trị nhân văn tốt đẹp, đó là sự phản kháng của người nông dân bị áp bức, cùng khao khát công bằng của họ. Đó chính là thông điệp tức nước vỡ bờ mà đoạn trích muốn thể hiện.
Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ phong kiến xưa. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị không ngại hạ mình van xin, nài nỉ. Để cứu chồng, chị phải bán con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu đau đớn như đứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê" ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cả gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở chị đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng" của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình". Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.
Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", chị Dậu là người có tinh thần phản kháng mạnh mẽ. Thật vậy, tinh thần phản kháng mạnh mẽ ấy của chị Dậu xuất phát từ chính tình yêu thương chồng của chị. Từ chỗ nhún nhường, nhẫn nhịu, cam chịu trước cai lệ và người nhà lí trưởng, chị đã chuyển từ đấu lí sang đấu lực. Hơn ai khác, chị hiểu chồng chị đang trong tình cảnh ốm đau thế nào, nếu còn bị đánh trói thì chắc chắn chồng chị sẽ không chịu nổi. Vì vậy, hành động đó của chị chính là xuất phát từ tình yêu thương chồng, từ việc cai lệ và người nhà lí trưởng cứ một mực đòi trói chồng chị đi. Nỗi căm phẫn của chị dồn nén thành sự phản kháng đến bất ngờ ấy. Hơn nữa, với sự hung hăng của bọn cai lệ thì chị không thể dùng cách nhún nhường nhẫn nại mà cầu xin cai lệ, người nhà lí trưởng được. Cách duy nhất chị có thể dùng đó là vùng lên đấu tranh với chúng. Một là do chị buộc phải làm thế để bảo vệ chồng trong khoảnh khắc ấy, và cũng là do chúng dồn chị đến bước đường cùng. Sau tất cả những sự nhún nhường, câu nói "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem" của chị đã thể hiện được chủ đề của toàn bộ đoạn trích. Hành động ấy của chị không phải là hành động ngông cuồng mà nó là đại diện của toàn thể tầng lớp người nông dân bấy giờ muốn phản kháng, muốn đấu tranh đòi lại công bằng từ phía bọn xã hội phong kiến. Hành động đấu lực của chị thể hiện được giá trị nhân văn tốt đẹp, đó là sự phản kháng của người nông dân bị áp bức, cùng khao khát công bằng của họ. Đó chính là thông điệp tức nước vỡ bờ mà đoạn trích muốn thể hiện.
Gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng với cuộc đời của mỗi con người. Gia đình là nơi sinh thành nuôi dưỡng bồi đắp tâm hồn tình cảm cho con người. Nơi đó có những người thân yêu cha mẹ, ông bà, anh chị em… Hay nói cách khác gia đình là một tế bào của xã hội, những gia đình hạnh phúc mới có một xã hội tốt đẹp. Gia đình là môi trường đầu tiên có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự hình thành và phát triển tính cách của mỗi cá nhân. Và cũng chính trong gia đình, mỗi cá nhân sẽ học được cách đối nhân xử thế bên ngoài xã hội. Có thể nói, gia đình là nền tảng đầu tiên để xây dựng nhân cách của con người. Bên cạnh đó, gia đình còn mang lại giá trị hạnh phúc, là bến đỗ cho những đứa con xa nhà trở về bên những người thân yêu, xoa dịu tâm hồn sau một ngày mệt mỏi. Đặc biệt, gia đình là nguồn động viên, hỗ trợ về tinh thần để mỗi người nỗ lực hơn, mạnh mẽ và vững vàng hơn trong cuộc sống. Điểm tựa tinh thần vững vàng ấy luôn đồng hành cùng ta trên mọi chặng đường đời. Quả đúng như Euripides “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận". Vì vậy mỗi người cần phải tự biết cách vun vén hạnh phúc gia đình của chính mình.