K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Kiên cường vượt qua sóng gió

câu 1

Nhan đề “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh đã gợi nhắc cho người đọc nhớ về những câu chuyện cổ tích mà bà thường kể về một thời đại xa xưa ngày trước. Khi đọc tác phẩm, người đọc cảm thấy cách lý giải nguồn gốc loài người của tác giả thật thú vị. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự, giống như một câu chuyện được kể lại theo trình tự thời gian. Trước hết tác giả khẳng định trời sinh ra trước tiên là trẻ em. Sau đó, để trẻ em có được một môi trường sống thật tốt, mới có sự ra đời của những sự vật khác trên trái đất. Ở đây, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh miêu tả sinh động để giúp người đọc hiểu hơn về sự ra đời của thiên nhiên. Kế tiếp là sự ra đời của mẹ giúp trẻ em cần có tình yêu thương, sự chăm sóc. Bà được sinh ra để giáo dục trẻ em về những giá trị truyền thống, đạo đức tốt đẹp. Còn bố được sinh ra để dạy trẻ em thêm hiểu biết, trưởng thành. Cuối cùng trường lớp là nơi trẻ em đến để học tập, vui chơi còn thấy giáo là người dạy dỗ trẻ em ở đó. Có thể khẳng định, với bài thơ này, Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu thương của Xuân Quỳnh dành cho trẻ em.

câu 2

Trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh, em thích nhất là khổ thơ cuối. Ở đó, em thấy hình ảnh ngôi trường được hiện lên thật mộc mạc và giản dị. Trật tự thông thường đã được xáo trộn lên, tạo cảm giác thú vị khi đọc. Đầu tiên là những con chữ xuất hiện, rồi đến ghế, đến bàn, rồi mới có lớp có trường. Sau cùng, là thầy cô giáo tiến đến, giảng dạy cho em bao điều hay. Em rất ấn tượng với các kể này của tác giả, bởi ở đây, tất cả đều xuất hiện vì trẻ con, vì muốn được dạy cho trẻ con những điều hay lẽ phải, những điều thú vị bổ ích. Từ đó, vai trò và khát vọng học tập của thiếu nhi chúng em được quan tâm và đề cao hơn cả. Đặc biệt, là câu thơ cuối cùng "Chuyện loài người trước nhất". Nó vừa là lời kết cho cả một câu chuyện kể về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh. Nhưng cũng là câu thơ mở ra về những câu chuyện khác về loài người do chính trẻ con chúng em kể. Mỗi người sẽ có những câu chuyện của riêng mình. Điều đó đã khiến cho bài thơ thêm ý nghĩa và truyền cảm hứng cho người đọc.

câu 3

Thế Lữ là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông mà chúng ta phải nhắc đến chính là Nhớ rừng. Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh bức tranh tứ bình hiện lên trong nỗi nhớ của chú hổ. Mở đầu bức tranh là bốn cảnh thiên nhiên hiện lên trong tâm trí chú hổ, đó là: những đêm vàng, những ngày mưa, những bình minh, những chiều lênh láng máu sau rừng, cảnh nào cũng tráng lệ, lần lượt hiện lên trong nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ sa cơ. Đó là cảnh huyền ảo, thơ mộng của những đêm vàng bên bờ suối, chúa sơn lâm say mồi đứng uống ánh trăng tan. Là những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, chúa sơn lâm lặng ngắm giang sơn… đổi mới. Là cảnh bình minh cây xanh nắng gội chan hòa, rộn rã tiếng chim ca. Cuối cùng là cảnh những chiều lênh láng máu sau rừng thật dữ dội, bi tráng. Vị chúa tể đại ngàn đang ung dung đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, để chiếm lấy riêng ta phần bí mật trong vũ trụ bao la. Đại từ ta lặp lại nhiều lần trong bài thơ tạo nên nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng của câu thơ, thể hiện khẩu khí đẩy tự tôn, tự hào của vị chúa tể muôn loài. Nhưng dẫu huy hoàng đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ là hào quang của dĩ vãng hiện ra trong hoài niệm. Những điệp ngữ: nào đâu, đâu những… lặp đi lặp lại nhấn mạnh sự tiếc nuối của con hổ đối với quá khứ vinh quang. Chúa sơn lâm dường như ngơ ngác, chới với trước thực tế phũ phàng mà mình đang phải chịu đựng. Giấc mơ đẹp đẽ đã khép lại trong tiếng thở dài u uất: "Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?" Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã khắc sâu trong tâm trí bạn đọc về một cuộc sống đã từng tươi đẹp của chú hổ. Nhiều năm tháng qua đi nhưng đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho nền văn học Việt Nam.

꧁༺๖ۣ๖ۣۜSkyღ๖ۣۜlạnh☯๖ۣۜlùngɠɠ༻꧂

4 tháng 3 2022

1) Sao chuyện này kỳ thú, huyền ảo thế?

2) Chuyện này xúc động làm sao!

3) Bạn hãy rút ra bài học: Nên biết sẻ chia, giúp đỡ người khác.

23 tháng 6 2018

Hãy tha thứ cho anh em yêu nhé
Ta chẳng còn sang sẽ những buồn vui
Anh không thể bên em nở nụ cười
Hay vươn vai mỗi lần em khóc tựa
Hãy tha thứ cho anh thêm lần nữa
Dẫu mai này sẽ mãi mãi cách xa
Khi nỗi nhớ đôi tim đã nhạt nhòa
Và kỉ niệm làm hồn ta héo úa

Hãy tha thứ bởi anh luôn gìn giữ
Ánh mắt buồn những khao khát tim em
Cả nụ cười với dáng đứng nghiêng nghiêng
Anh không thể lãng quên vào quá khứ

Lần cuối cùng anh xin em tha thứ
Đặt dấu chân lên một đoạn đường đời
Khiến những lúc em cảm thấy chơi vơi
Vì anh đã rẽ sang bên lối khác

Anh hi vọng anh là người đi lạc
Để em tìm được hạnh phúc bao la
Rồi mai này năm tháng có trôi qua
Anh vẫn nhớ em người anh yêu thương nhất.

23 tháng 6 2018

Hạnh phúc vốn ở ngay trước mắt…

Nhưng người ta tự đặt nó ra xa.

Hạnh phúc vốn dĩ chẳng xa hoa…

Nhưng người ta tự biến nhó thành xa xỉ.

Hạnh phúc đơn giản khi ta nghĩ…

Chỉ cần yêu và kiên nhẫn đợi chờ..!

~hok tốt~

Ca dao tục ngữ về mưa nắng bão lụt, thời tiết, dự báo thời tiết

1.

Bao giờ Hòn Đỏ mang tơi
Hòn Hèo đội mũ thì trời sắp mưa


Hòn Đỏ là tên một hòn đảo nhỏ nằm ở phía Đông Bắc thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, cách đất liền khoảng 500m. Đảo này cùng với Hòn Chồng được xem là biểu tượng du lịch của Nha Trang. Đây là câu ca dao dự báo thời tiết ở tỉnh Khánh Hòa.


2.

Bao giờ trời kéo vảy tê
Sắp gồng sắp gánh ta về kẻo mưa


"Vẩy tê"là đám mây có dạng như vẩy con tê tê. Con tê tê. Mây vẩy tê tê. Tua rua: Tên gọi dân dã trong tiếng Việt của cụm sao phân tán M45 trong chòm Kim Ngưu), ở Việt Nam thường thấy được vào lúc sáng sớm đầu tháng 6 dương lịch. Khi người ta thấy đám mây này thì trời sẽ sắp mưa.

3.

Bầu nắng, mướp đắng mưa, dưa đại hạn


Câu tục ngữ ám chỉ những củ quả dự báo được trước thời tiết.

4.

Chớp thừng chớp chảo
Không bão thì mưa


5.

Chóp chài đội mũ, mây phủ đá bia
Ếch nhái kêu lia, trời mưa như trút


Chóp chai là một ngọn núi cao 391 mét, nổi lên giữa đồng bằng Tuy Hòa, thuộc địa phận xã Bình Kiến, ngoại ô thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Núi Chóp Chài có hình dáng khá vuông vức, trông tựa như một kim tự tháp. Đứng trên đỉnh núi sẽ có được tầm nhìn bao quát tới biển và vùng đồng bằng dưới chân núi. Lấy hình ảnh núi Chóp chai và ếch nhái kêu để dự báo được trời mưa ở tỉnh Phú Yên.

7.

Chớp đằng đông, vừa trông vừa chạy



8.

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm


Khi trời nắng, ko khí khô, nên thân và cánh chuồn chuồn rất nhẹ, có thể bay cao đc.Khi trời sắp đổ mưa, độ ẩm ko khí tăng cao, làm đôi cánh của chuồn chuồn trở nên ẩm và nặng. Vì thế lúc này chuồn chuồn bay cao không đc. Nên phải bay là là dưới thấp.Quan sát đc đặc điểm này của chuồn chuồn mà dân gian có thể dự đoán đc khi nào trới sắp mưa.

9.

Cò bay ngược, nước vô nhà
Cò bay xuôi nước lui ra biển


10.

Đêm trời tang, trăng sao không tỏ,
Ấy là điềm mưa gió tới nơi.
Đêm nào sao sáng xanh trời,
Ấy là nắng ráo yên vui suốt ngày.
Những ai chăm việc cấy cầy,
Điềm trời trông đó, liệu xoay việc làm.



11.

Ếch kêu uôm uôm
Ao chuôm đầy nước


Đây là một kinh nghiệm về việc dự đoán trời mưa. Ếch là một loài động vật rất mẫn cảm với việc đổi thay thời tiết, nhất là khi trời trở trời mưa. Khi trời chuẩn bị kéo cơn mưa, ếch thường cất tiếng kêu lên bờ ao, hồ, đồng ruộng. Chính vì thế mà dựa vào tiếng kêu của ếch, dân gian ta có thể biết trước trời sắp có mưa

12.

Kiến đen tha trứng lên cao,
Thế nào cũng có mưa rào rất to.


Loài kiến có khả năng dự đoán trước mưa bão do đó khi thấy kiên tha trứng tức là mưa vì khi cảm nhân nguy hiểm đến tổ thì nó sẻ tìm nơi an toàn cho tổ, còn việc mưa rất to là do kiến cảm thấy mưa to đến mức có thể tiêu diệt hết gióng nòi mình nên phải di chuyển đến cây cao thật cao để có thể tránh dược mưa to

13.

Lập lòe trời chớp Vũng Rô
Mây che Hòn Yến gió vô Chóp Chài


Vũng Rô, Hòn Yến, Chóp Chài là những địa danh nổi tiếng ở Phú Yên, đây là câu ca dao dự báo thời tiết ở vùng đất “Hoa vàng cỏ xanh”.

14.

Mưa tháng bảy gẫy cành trám
Nắng tháng tám rám trái bưởi


Trám gọi là cà na từ cách phát âm của người Triều Châu, âm Hán Việt là cảm lãm, một loại cây thân gỗ thường đươc trồng để lấy gỗ và nhựa. Bưởi thì chắc ai ai cũng biết rồi. Hai câu ca dao dự báo thời tiết về mưa và nắng.

15.

Ông tha mà bà chẳng tha
Làm nên cái lụt hăm ba tháng mười


Câu này là tục ngữ của người dân miền Trung nghĩa là, dù có mưa gió, bão bùng trước đó bao nhiêu trận đi nữa, nhưng người dân vẫn chưa yên tâm nếu như chưa qua ngày 23 tháng 10 âm lịch.

17.

Nồm động đất, Bấc động khơi



18.

Ráng vàng thì nắng ráng trắng thì mưa



19.

Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng
Sao ló trời nắng, sao vắng trời mưa


Đây là 2 câu ca dao ông cha ta đúc kết lại kinh nghiệm dự báo thời tiết bằng cách nhìn sao trên trời.


20.

Tháng ba bà già chết rét



23.

Tháng Giêng động dài
Tháng Hai động tố
Tháng Ba nồm rộ
Tháng Tư nam non
Tháng Sáu nam dòn
Tháng Bảy mưa bãi
Tháng Tám mưa giông
Tháng Chín mưa ròng
Tháng Mười lụt lớn


24.

Tháng giêng rét dài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân


Đó là ba đợt rét đầu năm ở miền Bắc. Rét dài là đợt rét cho cây trổ hoa đấy. Sau đó là rét lộc tức là đợt rét khi cây nẩy mầm non. Rét Nàng Bân hay còn gọi rét muộn.

25.

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối


Đó là một câu ca dao mà ông cha đã truyền lại cho chúng ta rất chính xác nhờ vào những gì mà mình đã đúc kết được trong cuộc sống mà ngày nay nó vẫn rất khả thi. Với ý nghĩa là tháng năm thì thời gian ban ngày dài hơn thời gian ban đêm. Còn vào tháng mười thì thời gian ban ngày ngắn hơn thới gian ban đêm.

26

Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão


Heo may là gió bấc thổi nhẹ đầu thu. Tháng bảy âm lịch sẽ có gió bấc thổi và chuồn chuồn bay ra nhiều là trời sắp có bão.


27.

Tháng bảy kiến đàn đại hàn hồng thuỷ


Vào tháng 7, mùa hè của nửa Cầu Bắc trong đó có Việt Nam nhiệt độ không khí ở trên lục địa cao trở thành khu áp thấp hút gió khối khí ẩm từ Thái Bình dương vào gây nên những trận mưa lớn cùng với sự xuât hiện của các khí áp thấp gây nên mưa bão ở Bắc bộ và Bắc trung Bộ

28.

Tháng bảy mưa gảy cành trám
Tháng tám nắng rám trái bòng



29.

Trời nồm tốt mạ
Trời giá tốt rau


30.

Trời chớp Mũi Nạy, thức dậy mà đi
Trời chớp Đề Di ở nhà mà ngủ


31.

Tháng Năm tháng Sáu, mặt trời đi chệch
Tháng Bảy, tháng Tám mặt trời đi xiên
Em là phận gái thuyền quyên
Đừng cho sóng dợn, đò nghiêng nước vào
Đò nghiêng sóng dợn ba đào
Trong dễ thấy đục, nhưng đục nào thấy trong



32.

Tháng một là tháng trồng khoai,
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà.
Tháng ba cày vỡ ruông ra
Tháng tư làm mạ, mưa sa đầy đồng.



33.

Đầu năm sương muối ,cuối nam gió nồm



34.

Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa



35.

Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa



Trên đây là bài viết về Ca dao tục ngữ về mưa nắng bão lụt, thời tiết, dự báo thời tiết, mong rằng bài viết này sẽ giúp độc giả của vforum hiểu biết thêm nhiều câu ca dao, tục ngữ hay trong kho tàng văn học Việt Nam.

11 tháng 11 2018

THƠ VỀ SỰ THAY ĐỔI KHÍ HẬU THEO ĐỘ CAO CỦA NÚI MÀ 

7 tháng 3 2018

Năng học mới hiểu 
Năng đọc mới nhớ 
Hiểu, nhớ, sẽ giỏi 
Thân, trí nên người 
Hữu dụng cho đời 
Thành công từ đó 
Sự học tuy khó 
Tập mãi thành quen 
Kẻ trí năng rèn .. 
Sắt sẽ thành kim .. 
Sau khi đã quen 
Vượt qua thử thách 
Làu làu kinh sách 
Thành bậc hiền nhân 
Mọi việc cân phân 
Trí thần lấp lánh 
Hóa thành bậc thánh 
Giúp ích cho người 
Môi nở nụ cười 
Tay vung bút thép 
Khổ đau được dẹp 
Hoa lòng trỗ đẹp 
Ruộng phước sanh sôi 
Trên dưới an vui 
Cúi đầu tôn kính

Tích mk nha bạn !!!~~

trong một lần cùng các bn đi bắt cá ngoài đông làng , nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết các câu thơ sau :...bên ruộng lúa xanh nonnhững chị lúa phất phơ bím tócnhững cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học đàn cò trắng khiêng nắng qua sôngcô gió chăn mây trên đồngbác mặt trời đạp xe qua đỉnh núicó vẻ vui tươinhìn chúng em nhăn nhó cười( trích từ bài thơ : em kể chuyện này )a) đoạn thơ...
Đọc tiếp

trong một lần cùng các bn đi bắt cá ngoài đông làng , nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết các câu thơ sau :

...bên ruộng lúa xanh non

những chị lúa phất phơ bím tóc

những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học 

đàn cò trắng 

khiêng nắng 

qua sông

cô gió chăn mây trên đồng

bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi

có vẻ vui tươi

nhìn chúng em nhăn nhó cười

( trích từ bài thơ : em kể chuyện này )

a) đoạn thơ trên dùng phương thức biểu đạt nào chính?

b) cánh đồng quê hương đc tác giả miêu tả theo trình tự nào?

c) đoạn thơ trên dùng biện pháp nghệ thuật tu từ nào chính ?

tại sao khi viết về đàn cò , nhà thơ lại tách câu thơ thành 3 câu tạo thành nhịp thơ ba ba hai ? mục đích diễn tả điều gì ?

d) qua 3 dòng thơ cuối đoạn , em có thể nhận ra thời gian lúc nhà thơ đang ở cánh đồng không ? tại sao ?

e) viết một đoạn văn ngắn phân tích cái hay của nội dung nghệ thuật đoạn thơ 

giúp mk với !!!!! chiều nay mk đi học rồi , ai nhanh và đúng mk tk cho 3 tk , nhanh nha !!!!!!! mk cần gấp lắm !!!!!!!!!

7
19 tháng 10 2017

a, Phương thức biểu đạt chính là : miêu tả .

b, Theo trình tự thời gian .

c, Biện pháp nghệ thuật nhân hóa .

d, Có . Vì ở đầu bài có ghi '' trong 1 lần đi bắt cá ngoài đồng tác giả đã viết bài thơ chứng tỏ tác giả cũng ở đó ''.

e, Đoạn thơ trên của nhà thơ Trần Đăng Khoa đã miêu tả vẻ đẹp đồng quê VN yên bình.dưới con mắt tinh tế của tác giả.Trần Đăng Khoa đã miêu tả một cách thật sinh động và tràn đầy sức sống.Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá và từ ngữ giàu hình ảnh và điêu luyện."Chị lúa phất phơ bím tóc,cậu tre thì học bài,đàn cò khiên nắng và cô gió chăn mây..."tất cả đều gần gũi và gắn bó với con người lao động VN.Tác giả đã biến các sự vật vô tri vô giác như một con người. Cách miêu tả độc đáo tác giả đã đem đến cho người đọc một cảm giác thích thú,và một bức tranh phong cảnh thiên nhiên thật rực rỡ.
Từ đó tình yêu thiên nhiên,yêu Đất nước của tác giả được bộc lộ
Nội dung chính của đoạn thơ là: Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên làng quê qua cái nhìn của trẻ thơ: rất sống động, ngộ nghĩnh, đáng yêu. Bức tranh làng quê trong cảm nhận của nhà thơ hiện lên thật trong sáng, bình yên, tràn đầy sức sống. Tất cả đều rất hồn nhiên, đấng yêu và rất ấn tượng

18 tháng 11 2017

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

17 tháng 1 2021

chỉ có thể thả tim chia buồn cho bạn tui bó tay -_-

18 tháng 1 2021

10 tháng 3 2018

a)Lặng yên bên bếp lửa

Đốt lửa cho anh nằm

Ấm hơn ngọn lửa hồng

Bác nhìn ngọn lửa hồng

b)Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, hình ảnh này có rất nhiều ý nghĩa, trước hết đó là hình ảnh thực rất đẹp, là ngọn lửa tự tay Bác đốtlên, tỏa sáng, tỏa ấm giữa rừng khuya giá lạnh.1 điểm+ Hình ảnh ngọn lửa xuất hiện ở cả phần đầu và cuối bài thơ mangnhiều ý nghĩa sâu xa. Ngọn lửa soi sáng bức chân dung Bác - vị lãnh tụkính yêu của dân tộc với những nét thật gần gũi, giản dị …1 điểm+ Hình ảnh ngọn lửa soi tỏ cả tấm lòng Bác với các chiến sĩ, với nhândân, như tình cảm của người cha dành cho những đứa con yêu (Báckhông ngủ, đốt lửa sưởi ấm cho các anh, đi dém chăn cho từng ngườivới bước chân nhẹ nhàng, trầm ngâm lo nghĩ, ...). Nhờ thế, hình ảnh Bác thật gần gũi.

Chúc học tốt!

10 tháng 3 2018

a) Ghi ra những câu thơ có hình ảnh ngọn lửa.        

Bạn ghi đủ 4 câu thơ có hình ảnh ngọn lửa : 

                        Lặng yên bên bếp lửa          (1)

Đốt lửa cho anh nằm           (2)

                        Ấm hơn ngọn lửa hồng        (3)

Bác nhìn ngọn lửa hồng      (4)

Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ. (2,0 điểm)

+ Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, hình ảnh này có rất nhiều ý nghĩa, trước hết đó là hình ảnh thực rất đẹp, là ngọn lửa tự tay Bác đốt lên, tỏa sáng, tỏa ấm giữa rừng khuya giá lạnh.                   

+ Hình ảnh ngọn lửa xuất hiện ở cả phần đầu và cuối bài thơ mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Ngọn lửa soi sáng bức chân dung Bác - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc với những nét thật gần gũi, giản dị

+ Hình ảnh ngọn lửa soi tỏ cả tấm lòng Bác với các chiến sĩ, với nhân dân, như tình cảm của người cha dành cho những đứa con yêu (Bác không ngủ, đốt lửa sưởi ấm cho các anh, đi dém chăn cho từng người với bước chân nhẹ nhàng, trầm ngâm lo nghĩ,...). Nhờ thế, hình ảnh Bác hiện ra thật thiêng liêng mà cũng thật gần gũi.

+ Nhà thơ còn dùng hình ảnh ngọn lửa để so sánh:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

.

Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ. (2,0 điểm)

+ Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, hình ảnh này có rất nhiều ý nghĩa, trước hết đó là hình ảnh thực rất đẹp, là ngọn lửa tự tay Bác đốt lên, tỏa sáng, tỏa ấm giữa rừng khuya giá lạnh.                   

+ Hình ảnh ngọn lửa xuất hiện ở cả phần đầu và cuối bài thơ mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Ngọn lửa soi sáng bức chân dung Bác - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc với những nét thật gần gũi, giản dị

+ Hình ảnh ngọn lửa soi tỏ cả tấm lòng Bác với các chiến sĩ, với nhân dân, như tình cảm của người cha dành cho những đứa con yêu (Bác không ngủ, đốt lửa sưởi ấm cho các anh, đi dém chăn cho từng người với bước chân nhẹ nhàng, trầm ngâm lo nghĩ,...). Nhờ thế, hình ảnh Bác hiện ra thật thiêng liêng mà cũng thật gần gũi.

+ Nhà thơ còn dùng hình ảnh ngọn lửa để so sánh:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

b) Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ.

+ Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, hình ảnh này có rất nhiều ý nghĩa, trước hết đó là hình ảnh thực rất đẹp, là ngọn lửa tự tay Bác đốt lên, tỏa sáng, tỏa ấm giữa rừng khuya giá lạnh

+ Hình ảnh ngọn lửa xuất hiện ở cả phần đầu và cuối bài thơ mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Ngọn lửa soi sáng bức chân dung Bác - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc với những nét thật gần gũi, giản dị

+ Hình ảnh ngọn lửa soi tỏ cả tấm lòng Bác với các chiến sĩ, với nhân dân, như tình cảm của người cha dành cho những đứa con yêu (Bác không ngủ, đốt lửa sưởi ấm cho các anh, đi dém chăn cho từng người với bước chân nhẹ nhàng, trầm ngâm lo nghĩ,...). Nhờ thế, hình ảnh Bác hiện ra thật thiêng liêng mà cũng thật gần gũi.

+ Nhà thơ còn dùng hình ảnh ngọn lửa để so sánh:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

Hình ảnh “ngọn lửa” ở đây lại gợi tả được sự lớn lao bao trùm cả không gian, ngang tầm trời đất, tôn vinh sự vĩ đại của Bác và ngợi ca tình yêu thương Người dành cho các chiến sĩ ấm áp, mạnh mẽ hơn “ngọn lửa hồng”.