Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý cho em các ý:
Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Câu tục ngữ ''Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ'' đã cho thấy vai trò của sự đoàn kết trong xã hội ngày nay...)
Thân đoạn:
Bàn luận:
Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:
Câu tục ngữ cho thấy sự đoàn kết của một tập thể với một cá thể. Khi ''một con ngựa'' bị đau thì ''cả tàu'' cũng thấy buồn theo, bỏ ăn. Câu tục ngữ thể hiện sự đoàn kết từ xưa đến nay.
Vai trò của sự đoàn kết:
+ Tạo nên sức mạnh to lớn để ta hoàn thành công việc nhanh chóng
+ Thể hiện truyền thống từ xa xưa của dân tộc
+ Giúp cho xã hội ngày càng phát triển
...
Dẫn chứng:
Ví dụ: Đoàn kết để chiến thắng quân thù của dân tộc ta...
Bàn luận mở rông:
Trái với đoàn kết là gì?
Bản thân em đã làm gì để thể hiện sự đoàn kết ?
Kết đoạn.
Trình bày 1 lần nữa vai trò của đoàn kết.
_mingnguyet.hoc24_
Tham khảo nha em:
Đoàn kết tương trợ là truyền thống quý báu của dân tộc ta và cần được giữ gìn và phát huy. Truyền thống ấy được lưu truyền từ đời này qua đời khác, trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nhất là khi đấu tranh chống giặc ngoại xâm thì tinh thần đoàn kết lại được dâng cao hơn bao giờ hết để có thể giành được độc lập cho dân tộc, thống nhất đất nước. Như Bác Hồ từng nói: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
Đoàn kết là sự gắn bó, chúng tay để cùng làm một việc gì đó. Nó có thể là sự góp sức của một nhóm người, hay cả một lớp người với số lượng đông đảo vì một mục đích chung nào đó. Mà thành công chính là việc đạt được mục đích mà nhóm người đó hướng tới. Câu nói của Bác đã đưa ra một câu có quan hệ nhân quả giữa đoàn kết và thành công. Bác muốn răn dạy chúng ta rằng có đoàn kết thì mới thành công và khối đoàn kết càng chặt chẽ, càng lớn mạnh thì sẽ gặt hái được càng nhiều thành công. Qua đó có thẻ thấy đoàn kết là yếu tố quan trọng để đưa tới thành công.
Câu nói của Bác là một đạo lý rất đúng đắn, gắn với mọi thời đại. Cuộc đời mỗi người không thể nào mãi là một cá thể đơn lẻ, con đường mỗi người chúng ta bước đi không phải là con đường toàn hoa và trải thảm đỏ. Vì thế trong cuộc sống chúng ta gặp không ít những khó khăn, trắc trở mà một mình sẽ không thể thành công được. Con người là cá thể nhỏ bé trước thiên nhiên và xã hội. Có rất nhiều việc chúng ta không thể nào tự hoàn thành mà cần phải có sự chung tay, giúp sức từ người khác. Chính vì thế ta mới nói rằng không ai mãi là một cá thể hoạt động đơn lẻ được.
Câu nói này đã được minh chứng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đứng trước kẻ thù có sức mạnh lớn hơn ta gấp nhiều lần cả về tài lực và vật lực, hai quốc gia có trang bị vũ khí tân tiến hàng đầu thế giới. Nếu so sánh như vậy thì quân và dân ta sẽ không có phần thắng trong tay. Nhưng trước lời kêu gọi toàn dân kháng chiến cả Bác cùng với lòng yêu nước, quyết tâm đánh giặc ngoại xâm thì quân và dân ta đã anh dũng đứng lên tạo nên những chiến thắng vang rộn năm châu và giành lại nền độc lập, thống nhất đất nước. Trong cuộc chiến ấy đoàn kết đóng vai trò rất to lớn cho chiến thắng của dân tộc. Thử hỏi rằng nếu có đường lối đúng đắn nhưng lòng dân không vững vàng, thiếu sự đoàn kết thì có tạo nên sức mạnh phi thường ấy không? Khi thời chiến sức mạnh tinh thần đoàn kết được đề cao và trong thời bình cũng vậy. Chiến tranh qua đi nhưng nó để lại trên từng mảnh đất của quê hương những tàn tích, những đau thương mất mát. Khi ấy tinh thần đoàn kết không những không đi xuống mà còn nâng lên một tầm mới. Đó là đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau để khắc phục hậu quả của chiến tranh, để xoa dịu những nỗi đau và gầy dựng đất nước.
Trong cuộc sống thường ngày đoàn kết còn được biểu hiện qua sự đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Hằng năm dưới ảnh hưởng của thời tiết ngày một khắc nghiệt khiến đồng bào ta phải chịu rất nhiều những khó khăn, mất mát. Những mùa mưa bão, lũ quét khiến nhân dân bị mất trắng cả nhà cửa, gia súc và hoa màu. Khi ấy những người con của mọi miền Tổ quốc hay ở phương xa đều hướng về đồng bào gặp khó khăn hoạn nạn để có những hành động giúp đỡ họ vượt qua khó khăn. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều kẻ mưu mô, trục lợi, không có tinh thần đoàn kết. Họ luôn có hành động cử chỉ, lời nói nhằm chia rẽ, kích động để phá vỡ khối đoàn kết. Đó là những người cần phải lên án.
Có thể thấy đoàn kết giúp mọi người gần nhau hơn tạo nên sức mạnh để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Đoàn kết còn đem lại cho chúng ta niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống mỗi khi chúng ta cùng với người khác cố gắng thực hiện một điều gì đó và đạt được thành tựu tốt, hay mỗi khi ta làm một việc thiện để giúp đỡ đồng bào. Vì thế mỗi chúng ta cần tiếp nối, giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc để có thể đạt được những thành tựu trong cuộc sống, được mọi người yêu mến.
Tham khảo in đậm
. Mục đích
- Vui chơi, gắn bó thân mật với bạn bè, tập thể.
- Ôn lại truyền thống của Đoàn, của Đội.
Rèn luyện tính hoạt bát, nhanh nhẹn cho chúng em.
II. Phân công chuẩn bị
- Chương trình (lớp trưởng và lớp phó học tập).
- Dụng cụ hội trại (tổ trưởng các tổ và lớp phó lao động, lớp phó văn thể mĩ).
- Chương trình hội trại (lớp trưởng).
- Chuẩn bị nhân sự cho các tiết mục vui chơi toàn trường (lớp phó văn thể mĩ).
- Công tác hậu cần (thức ăn, đồ uống - 4 lớp phó và 4 tổ phó).
III. Chương trình cụ thể
- 6g00: Tập trung tại trường, điểm danh và Ban Tổ chức kiểm tra công tác chuẩn bị.
- 6g30ph - 8g: Tiến hành cắm trại.
- 8g - 9g: Dọn vệ sinh, ăn nhẹ, chuẩn bị thể thao và văn nghệ, dự
khai mạc trại.
- 9g - 9g30ph: Ban Tổ chức chấm giải trại đẹp.
- 9g30ph - 11g30: Dự hội thi thể thao: kéo co, nhảy bao bố.
- 11g30 - 13g00: ăn trưa, nghỉ trưa.
- 13g - 16g30ph: hội thi văn nghệ.
- 16g 30ph - 17g: Tổng kết hội trại, nhố trại kiểm tra sĩ số.
- 17g: tan trại.
Tham khảo chi tiết: Lập chương trình hoạt động hội trại Chúng em tiến bước theo Đoàn
Chương trình 2. Thi nghi thức Đội
CHƯƠNG TRÌNH THI NGHI THỨC ĐỘI
(Chi đội 5A, Trường Lê Hồng Phong)
I. Mục đích
- Kỉ niệm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Động viên các bạn Đội viên tham gia sinh hoạt tập thể.
II. Phân công chuẩn bị
- Ban giám khảo: Cô giáo chủ nhiệm lớp, chi đội trưởng, chi đội phó.
- Dẫn chương trình: bạn Diệu Hiền.
- Phổ biến nội dung cuộc thi: Chi đội trưởng.
- Chọn đội viên tham gia thi: Các phân đội trưởng.
- Chọn người tham gia cuộc thi của liên đội: Ban chỉ huy chi đội.
- Đội trưởng đội tuyển của chi đội: Nguyễn Huy Hoàng (chi đội trưởng)
- Gio kiểm tra đọc bài cho bạn chép
- cùng nhau ôn bài và giải những bài tập khó
- nhắc bạn khi bạn không thuộc bài, không làm được bài
- giúp đỡ người gặp khó khăn,hoạn nạn
- che giấu lỗi của bạn
- đến nhà chở banj đi và về mỗi buổi học
- giúp đỡ các bạn học yếu để cùng nhau tiến bộ
- giảng lại bài cho bạn khi bạn bệnh phải nghỉ học
- yêu mến, gần gũi với tất cả các bạn trong lớp
- sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn
TL
Bạn tham khảo :
“Công trình măng non” là một phong trào có ý nghĩa thiết thực nhằm khơi dậy trong thiếu nhi niềm tự hào truyền thống vẻ vang của Đội; góp phần giáo dục cho đội viên, thiếu niên, nhi đồng ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường, đoàn kết, giúp đỡ nhau vượt khó vươn lên. Từ phong trào thu nhặt phế liệu, phế phẩm, thu nhặt giấy vụn, mảnh chai, túi ni-lông... làm kế hoạch nhỏ, đã góp phần xây dựng hàng nghìn công trình mang tên Đội TNTP Hồ Chí Minh,
Để các em thiếu nhi biết và hiểu về phong trào, bên cạch việc triển khai bằng kế hoạch, Liên đội đã phát huy tốt Đội tuyên truyền măng non của đơn vị. Hàng tuần sau mỗi giờ ra chơi các em được nghe các bài tuyên truyền qua đội tuyên truyền măng non, qua hệ thống phát thanh nhà trường, từ đó tạo cho các em nhận thức, động lực thực hiện tốt phong trào. Từ sự hưởng ứng, nỗ lực của các em thiếu nhi trong các chi đội, Ban Chỉ huy Liên đội đã phát động phong trào “Xây dựng công trình măng non” rộng khắp và có hiệu quả cao.
“Phong trào đã giáo dục cho đội viên, thiếu niên, nhi đồng ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường, đoàn kết, giúp đỡ nhau vượt khó vươn lên, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho thế hệ “măng non” của đất nước. Chất lượng hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi trong trường học ngày càng được nâng cao, góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”.
HT
nhanh nha mn