K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 10 2016

Động mạch thì dày hơn, chắc, đàn hồi, thành phần cơ nhiều (cùng tùy đm, có nhiều loại: Đm cơ, đm chun) phù hợp với việc co bóp, đẩy máu đi đến các cơ quan, máu đi liên tục, tốc độ nhanh. 
Tĩnh mạch thành mỏng hơn, cũng có nhiều loại tĩnh mạch, đàn hồi, co dãn; ngoài ra ở 1 số tĩnh mạch còn có van như các t/m ở chi dưới, phù hợp với chức năng dẫn máu từ các tổ chức về tim. Tĩnh mạch không co bóp như động mạch, máu đi liên tục nhưng tốc độ chậm. 
Mao mạch thì thành rất mỏng, nhỏ,tiết diện bé có khi chỉ gồm 1 lớp tế bào, cũng có nhiều loại mao mạch. Với loại mao mạch làm nhiệm vụ dinh dưỡng cho cơ quan thì thành còn có các lỗ, cửa sổ mao mạch để phù hợp trao đổi chất dinh dưỡng, có cơ thắt tiền mao mạch để máu lưu thông chậm, ngắt quãng phù hợp với chức năng trao đổi chất dinh dưỡng. Có loại mao mạch để nối thông giữa các đ/m, đ/m vs tĩnh mạch thì thành kín, không có lỗ, không có cơ thắt tiền mao mạch, máu lưu thông liên tục. 

18 tháng 12 2016

 

Động mạch:

- Thành có 3 lớp cơ với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn tĩnh mạch.

- Lòng hẹp hơn của tĩnh mạch

Thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc và áp lực lớn

Tĩnh mạch

- Thành có 3 lớp nhưng lớp mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn của động mạch

- Lòng mạch rộng hơn động mạch

- Có van 1 chiều ở những nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực

Thích hợp với chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào của cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ.

Mao mạch

- Nhỏ và phân nhánh nhiều

- Thành mỏng chỉ gồm một lớp biểu bì

- Lòng hẹp

Thích hợp với chức năng toả rộng tới từng tế bào của các mô, tạo điều kiện sự trao đổi chất với tế bào.

9 tháng 11 2018

Cấu tạo của tim người:

- Màng tim bao bọc bên ngoài.

- Đỉnh tim quay xuống

- Tim có 4 ngăn.

- Thành cơ tâm thất dày hơn thành cơ tâm nhĩ.

- Thành cơ tâm thất trái dày hơn thành cơ tâm thất phải.

- Trong cùng của tim được bao bọc bởi lớp màng mỏng. Giữa tâm thất với động mạch có van giúp máu lưu thông 1 chiều.

*Tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi vì:

- Tim hoạt động suốt đời mà không biết mệt mởi vì tim làm việc và nghỉ nghơi 1 cách hợp lí, nhịp nhàng. Tim làm việc 0,4s và nghỉ nghơi 0,4s xen kẽ nhau do đó tim làm việc suốt đời mà không mệt mỏi.

học tốt

23 tháng 2 2017

Động mạch : Thành có 3 lớp với mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn của tĩnh mạch. Lòng hẹp hơn của tĩnh mạch

=>Thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn.

Tĩnh mạch : Thành có 3 lớp nhưng lớp có mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn của động mạch.Lòng rộng hơn của động mạch. Có van một chiều ở những nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực.

=> Thích hợp với chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào của cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ.

Mao mạch : Nhỏ và phân nhánh nhiều. Thành mỏng, chỉ gồm một lớp biểu bì. Lòng hẹp

=> Thích hợp với chức năng toả rộng tới từng tế bào của các mô, tạo điều kiện cho trao đổi chất với các tế bào.

15 tháng 1 2017

-Động mạch: không có van đọng mạch đẻ máu luôn lưu thông, cung cấp kịp thời cho các cơ quan khi cần

-Tĩnh mạch: có van tĩnh mạch đẻ máu luôn lưu thông theo một chiều nhất định

-Mao mạch: có thành mỏng để dễ lưu thông qua và dễ trao đổi chất với tế bào.

6 tháng 1 2022
Giải đáp thắc mắc: Hệ tuần hoàn gồm những gì?
6 tháng 1 2022

Tham khảo

 

*Cấu tạo hệ tuần hoàn gồm: tim và hệ mạch

- Tim có 4 ngăn (2 tâm nhĩ ở trên, 2 tâm thất ở dưới), nửa phải chứa máu đỏ thẫm, nửa trái chứa máu đỏ tươi.

- Hệ mạch gồm:

+ Động mạch xuất phát từ tâm thất.

+ Tĩnh mạch trở về tâm nhĩ.

+ Mao mạch nối động mạch và tĩnh mạch.

- Gồm hai vòng tuần hoàn:

+ Vòng tuần hoàn lớn: máu đỏ tươi từ tâm thất trái → động mạch chủ → mao mạch phần trên, dưới cơ thể và đến tận tế bào trao đổi chất thành máu đỏ thẫm → tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới → tâm nhĩ phải.

+ Vòng tuần hoàn nhỏ: máu đỏ thẫm từ tâm nhĩ phải → động mạch phổi →mao mạch phổi (trao đổi khí nhận oxi, thải cacbonic) → máu đỏ tươi theo tĩnh mạch phổi → tâm nhĩ trái.

Các biện pháp phòng tránh các tác nhân có hại cho tim mạch:

- Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn:

+ Cần khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn, tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch, hạn chế các thức ăn có hại cho tim mạch.

+ Không sử dụng các chất kích thích có hại như thuốc lá, hêroin, rượu, doping, ...

+ Cần kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm để nếu phát hiện khuyết tật liên quan đến tim mạch sẽ được chữa trị kịp thời hay có chế độ hoạt dộng và sinh hoạt phù hợp theo lời khuyên của bác sĩ.

+ Khi bị sốc hoặc stress cần điều chỉnh cơ thể kịp theo lời khuyên của bác sĩ

- Cần tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch như thương hàn, bạch hấu, ... và điều trị kịp thời các chứng bệnh khác như cúm, thấp khớp...

- Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch như mỡ động vật...

A. Sai. Hệ tuần hoàn cấu tạo gồm: tim, hệ mạch và dịch tuần hoàn (máu). Ở động vật có hệ tuần hoàn hở, hệ mạch chỉ gồm động mạch, tĩnh mạch; còn ở động vật có hệ tuần hoàn kín, hệ mạch mới gồm đầy đủ động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.

B. Đúng. Trong một chu kì hoạt động của tim, lượng máu đi vào động mạch chủ và động mạch phổi là như nhau nhưng lực co của tâm thất trái lớn hơn lực co của tâm thất phải nên áp lực máu ở động mạch chủ cao hơn động mạch phổi.

C. Đúng. Tim hoạt động tự động do nút xoang nhĩ có khả năng tự động phát xung.

D. Đúng. Cơ tim của vận động viên thể thao khỏe hơn nên thể tích tâm thu tăng, nhờ đó, ở vận động viên thể thao, mặc dù nhịp tim giảm nhưng vẫn đảm bảo được lượng máu cung cấp cho các cơ quan.

Loại mạch

Đặc điểm cấu tạo

Sự phù hợp

giữa đặc điểm cấu tạo với chức năng

Động mạch

Thành động mạch gồm 3 lớp: mô liên kết, cơ trơn, nội mạc. Trong đó, lớp mô liên kết và lớp cơ trơn của động mạch dày hơn; lòng của động mạch hẹp hơn.

Cấu tạo của động mạch phù hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn:

- Động mạch có nhiều sợi đàn hồi giúp chống lại áp lực cao của máu.

- Lớp cơ trơn ở thành động mạch tạo tính co dãn giúp điều hòa lượng máu đến cơ quan.

Tĩnh mạch

Thành tĩnh mạch gồm 3 lớp: mô liên kết, cơ trơn, nội mạc. Trong đó, lớp mô liên kết và lớp cơ trơn của tĩnh mạch mỏng hơn; lòng của tĩnh mạch rộng hơn và ở các tĩnh mạch phía dưới tim có các van.

Cấu tạo của tĩnh mạch phù hợp với chức năng dẫn máu từ các tế bào về tim với vận tốc và áp lực nhỏ hơn động mạch:

- Tĩnh mạch có đường kính lòng mạch lớn nên ít tạo lực cản với dòng máu và tăng khả năng chứa máu.

- Các tĩnh mạch phía dưới tim có các van (van tĩnh mạch) giúp máu chảy một chiều về tim.

Mao mạch

Thành mao mạch chỉ gồm một lớp tế bào nội mạc, giữa các tế bào có vi lỗ (lỗ lọc).

Cấu tạo của mao mạch tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi chất giữa tế bào và máu: Thành mao mạch mỏng và có vi lỗ giúp quá trình trao đổi chất và khí giữa máu và tế bào thông qua dịch mô được thực hiện dễ dàng.

23 tháng 1 2017

Đáp án D

Những đặc điểm về cấu tạo điển hình một hệ tuần hoàn kín là:

- Có hệ thống tim và mạch

- Hệ mạch có đầy đủ ba loại: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.

- Có hệ thống dịch mô quanh tế bào.

6 tháng 9 2017

Chọn đáp án D

Những đặc điểm về cấu tạo điển hình một hệ tuần hoàn kín là:

- Có hệ thống tim và mạch

- Hệ mạch có đầy đủ ba loại: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.

- Có hệ thống dịch mô quanh tế bào.

7 tháng 10 2019

Chọn đáp án D

Những đặc điểm về cấu tạo điển hình một hệ tuần hoàn kín là:

- Có hệ thống tim và mạch

- Hệ mạch có đầy đủ ba loại: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch

- Có hệ thống dịch mô quanh tế bào.