Em hiểu trách nhiệm của chúng ta đối với thiên nhiên như thế nào qua câu nói:"
Rừng vàng, biển bạc"
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo
Đất nước Việt Nam ta ngoài những điều đáng tự hào như truyền thống đánh giặc ngoại xâm, truyền thống uống nước nhớ nguồn còn có điều tự hào nữa về vật chất, đó là nước ta đã được mẹ thiên nhiên ưu ái cho nhiều nguồn tài nguyên, khoáng sản phong phú. Việt Nam ta được coi như là “Rừng vàng biển bạc”. Tuy nhiên ngày nay chúng ta có thể làm giàu từ những lĩnh vực khác là một ý kiến cũng không hề sai trong xã hộ ngày một phát triển, nhưng không vì thế mà không coi trọng mẹ thiên nhiên. Quả thật như vậy, câu thành ngữ: “Rừng vàng biển bạc” đã ca ngợi hai tài nguyên của đất nước ta là tài nguyên rừng và tài nguyên biển, thể hiện niềm tự hào của cha ông về tài sản của đất nước. Trước kia, khi quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa chưa phát triển như bây giờ diện tích rừng nước ta rất lớn. Rừng được ví như là phổi xanh của trái đất “Nếu thế giới không có rừng không khác gì con người không có phổi”. Rừng còn cung cấp rất nhiều các loại gỗ quý như đinh, lim, sến, táu, hương… cho ngành công nghiệp khai thác gỗ, chế biến gỗ. Rừng còn là nơi trú ngụ của nhiều động thực vật quý hiếm, giúp bảo vệ và cân bằng hệ sinh thái. Hơn nữa rừng còn cung cấp nhiều loại dược phẩm quý cho ngành y. Hiện nay, ngành du lịch sinh thái rất phát triển nên rừng sinh thái mang lại giá trị lớn cho du lịch… Còn biển thì sao? Biển nước ta đã được khai thác để phát triển dịch vụ du lịch từ lâu mang lại nguồn thu rất lớn. Cùng với đó biển cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản, cung cấp cát cho ngành chế biến thủy tinh. Ở các bãi biển không phát triển du lịch được thì làm bãi nuôi trồng thủy hải sản. Nguồn lợi từ biển mang lại có cả các mỏ dầu khí cho con người khai thác, sử dụng và xuất khẩu. Các nhà máy điện cũng được xây dựng dựa vào tài nguyên biển. Có thể thấy, rừng và biển đã góp phần giúp cho nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và đạt hiệu quả như bây giờ. Tuy nhiên, với thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên rừng và biển như hiện nay thì chẳng mấy chốc tài nguyên thiên nhiên quý giá đó sẽ bị cạn kiệt. Tình trạng phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy vẫn diễn ra, lâm tặc vẫn hoành hành nên nhiều cánh rừng đã bị mất, tỉ lệ đất trống, đồi núi trọc tăng nên. Tuy Nhà nước và cá cơ quan chức năng đã vào cuộc, có chính sách khuyến khích trồng rừng nhưng tỉ lệ khôi phục vẫn chưa cao. Đối với biển, bởi làm du lịch không có quy hoạch, không xử lí tốt vẫn đề rác thải nên biển Việt nam cũng đang chết dần bởi rác. Một số nhà mấy công nghiệp xả nước thải công nghiệp trực tiếp ra biển khiến biển bị nhiễm độc, cá chết hàng loạt. Nhiều tàu thuyền đánh bắt cá bừa bãi, dùng cả bom, mìn để đánh bắt… Chính con người đang đối xử bất công với thiên nhiên, với rừng và biển cả. Nếu không thức tỉnh và hành động chính cuộc sống của con người sẽ bị tổn hại. Có kế hoạch khai thác và sử dụng tài nguyên rừng, biển hợp lí, lâu dài. Tích cực trồng cây gây rừng, dọn rác ở ven biển… Con người cùng nhau tuyên truyền, đấu tranh loại bỏ những mối nguy hiển của rừng và biển. Mỗi người cần tôn trọng pháp luật, tôn trọng tài nguyên như tôn trọng chính cuộc sống của chúng ta. Có như vậy rừng mới có thể vàng, biển mới có thể bạc về lâu về dài. Sau này hãy để cho con cháu chúng ta vẫn tự hào bởi được sống trong một đất nước “Rừng vàng biển bạc” thì ngay bây giờ con người cần có những hành động thiết thực.Cùng chung tay bảo vệ rừng và biển, không xả rác bừa bãi, và yêu thiên nhiên hơn nữa
Dân tộc ta vốn có nghề trồng lúa nước lầu đời. Nghề nông là nghề căn bản của hàng triệu con người Việt Nam. Đồng ruộng, đất đai, vườn tược… gắn liền cuộc sống của mỗi người, mỗi nhà. Đã có biết bao câu ca, bài hát nói về giá trị cũ, đất đai, ruộng vườn… nhưng gắn gọn và sâu sắc nhất là câu tục ngữ: “Tấc đất, tấc vàng”.
“Tấc” là đơn vị đo lường, theo cách nói, cách tính toán, đo đạc của nhân dân ta ngày xưa. Từ “tấc đất” khái niệm về diện tích chuyển sang cách nói tấc vàng. Một diện tích hạn hẹp, so sánh với một khối lượng và giá trị “tấc vàng”. Nhân dân ta đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí: đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa, khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sản xuất.
Câu tục ngũ “tấc đất, tấc vàng” hoàn toàn đúng; ngày xưa, đúng; ngày nay vẫn đúng. Đất rất quý: đất để làm nhà, ruộng đồng, nương rẫy để trồng trọt, gieo cấy cây trái, lúa, hoa màu… Từ cái ăn cái mặc đến hoa thơm quả ngọt bốn mùa đều do đất mà có. Đất để phát triển nghề nông. Đất cho ta bãi lúa nương dâu xanh biếc.
Đất tồn tại với mọi người, mọi nhà. Đất là tài sản vô giá của quốc gia. Hiểu theo nghĩa rộng: đất là giang sơn Tố quốc. Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại. Đất là nguồn sống vô tận của con người, không thể thiếu. Trong lòng đất hàm chứa nguồn nước và bao khoáng sản quý báu. Tóm lại, đất quý như vàng, đất quý hơn vàng.
Đất đai, ruộng vườn chỉ quý và vô giá khi có bàn tay, khối óc của con người tác động vào. Con người chăm bón, vun xới, dẫn thủy nhập điền… làm cho đất thêm màu mỡ. Đất trở thành “bờ xôi ruộng mật” thì lúc ấy mới thật sự là “tấc đất, lấc vàng”.
Qua câu tục ngữ, nhân dân ta khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, không được làm cho ruộng đồng, vườn tược… bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất. Ca dao có câu:
“Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”
Nước ta từ một nền nông nghiệp đi lên, đất là tài sản quốc gia. Chính sách khai hoang, lấn biển giao đất giao rừng, mở mang vùng kinh tế mới của Chính phủ hiện nay đã làm cho nền nông nghiệp nước ta phát triển mạnh, cuộc sống của hàng chục triệu nông dân ngày thêm ấm no, giàu có. Cuộc “cách mạng xanh” với nhiều giống lúa mới cho năng suất cao, chống sâu bệnh… là nhân tố quan trọng làm cho đất thực sự là “tấc đất, tấc vàng”. Nông nghiệp đang trở thành nền sản xuất hàng hóa trong sự phát triển kinh tế thị trường. Nước ta đã xuất khẩu được hơn nhiều triệu tấn gạo đứng thứ hai các nước xuất khẩu gạo trên thế giới. Vấn đề lương thực nuôi sống hơn 80 triệu người đã được giải quyết. Cho nên, mỗi chúng ta càng thêm thấm thía đất quý hơn vàng.
Mồ hôi làm cho đất thêm màu mỡ. Máu đổ xuống mới giữ được “đất”, mới bảo vệ được giang sơn gấm vóc. Trong kháng chiến, Hồ Chủ tịch đã từng dạy:
“Ruộng rẫy là chiến trường,
Cuốc cày là vũ khí,
Nhà nông là chiến sĩ”
Thời nào cũng vậy, tình yêu đất đai, vườn tược, ruộng đồng của con người Việt Nam gắn liền với tình yêu quê hương đất nước.
Tóm lại, câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” đã khẳng định giá trị của đất: đất quý như vàng, đất quý hơn vàng. Nó nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng, giữ gìn, bảo vệ đất đai; không ai được phá hoại đất đai, lãng phí đất đai. Nhà nông phải chăm bón, vun xới cho vườn tược, ruộng rẫy được màu mỡ, tươi tốt.
Sau chiến tranh, đất đai bị tàn phá nặng nề, rừng đầu nguồn bị chặt phá bừa bãi, đất bị xói mòn, bị bạc màu nghiêm trọng. Dân số tăng nhanh, bình quân đất canh tác tính theo đầu người giảm đi nhanh chóng. Vì thế, hơn bao giờ hết, mỗi người công dân phải có nghĩa vụ giữ gìn và bảo vệ đất đai, đồng ruộng. Đất nuôi sống người. Đất là Tổ quốc thiêng liêng mà ta yêu quý: “Tấc đất, tấc vàng”.
Trước tình trạng tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá, lũ lụt xảy ra liên miên, nhiều doanh nghiệp, nhiều địa phương vẫn "thi nhau" phá rừng phòng hộ ven biển để khai thác ti-tan, đẩy mạnh khai thác các loại khoáng sản, lâm sản... xuất khẩu tài nguyên thô ra nước ngoài. Một số người cho rằng, một phần "lớn" là tại chúng ta, đã nhiều năm giáo dục thế hệ trẻ nhận thức không đúng về thực trạng tài nguyên đất nước. Họ dẫn ví dụ: Nước Nhật giáo dục con em họ rằng - đất nước Nhật nghèo tài nguyên, vì vậy mà chuyên cần học tập, khi lớn lên thì cố gắng và sáng tạo trong nghiên cứu đổi mới công nghệ. Còn nước ta thì lại nói với con em rằng - Việt Nam "rừng vàng, biển bạc", làm thế hệ trẻ có tâm lý ỷ lại, thiếu cố gắng.
Khi thành người lớn rồi, mà nhiều người cũng chỉ biết dựa vào "đào bới, chặt hạ" thiên nhiên...
Vịnh Hạ Long. Ảnh minh họa/internet.
Vậy thực chất vấn đề ra sao? Chúng ta đều biết rằng, một trong những nhiệm vụ của người lớn, của các nhà giáo dục là giúp cho thế hệ trẻ có nhận thức đúng đắn về đất nước mình, về cuộc sống. Từ đó hình thành nhân sinh quan, thế giới quan khoa học. "Rừng vàng, biển bạc" là câu nói quen thuộc của người xưa, chỉ sự giàu có, quý giá của thiên nhiên đất nước. Danh nhân Nguyễn Công Trứ đã có dụng ý khi đặt tên hai vùng đất mới do ông tổ chức khai khẩn lập nên là Tiền Hải (Biển Bạc) và Kim Sơn (Núi Vàng). Trong cách gọi ấy đã chất chứa tình yêu, niềm tự hào đối với giang sơn gấm vóc! Chẳng có gì sai khi chúng ta nói với con em mình rằng: Tổ quốc ta "rừng vàng, biển bạc"? Việt Nam có đường bờ biển dài gần 3.500km, hàng triệu km2 thềm lục địa, hàng nghìn con sông lớn nhỏ. Có nhiều sản vật quý. Núi rừng chiếm đến 40% diện tích, với những cánh rừng nguyên sinh, hệ động vật và thực vật vô cùng phong phú. Nguồn tài nguyên khoáng sản của chúng ta cũng rất dồi dào, nhiều chủng loại, trải dài từ Bắc chí Nam...
Cung cấp cho thế hệ trẻ những tri thức đúng đắn về đất nước, để các em yêu quý, tự hào, có ý thức giữ gìn bảo vệ, phát triển là đạo lý, là nhiệm vụ của các nhà giáo dục. Nếu ai đó nói rằng đất nước ta khô cằn, xơ xác hóa ra chẳng là xuyên tạc, thiếu trung thực hay sao?
Xuất phát từ mong muốn giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ và nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần phát biểu về đất nước Việt Nam "rừng vàng, biển bạc". Người nói nước ta "rừng vàng, biển bạc", nhằm khẳng định những điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. "Nước ta có "rừng vàng, biển bạc", nhân dân ta cần cù" (Bài nói tại Hội nghị nghiên cứu lịch sử Đảng của Ban Tuyên giáo Trung ương, ngày 28-11-1959). "Nước ta ở về xứ nóng, khí hậu tốt; Rừng vàng, biển bạc đất phì nhiêu..." (Bài nói chuyện tại Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa 3 ngày 16-4-1962). Đặc biệt, khi nói "rừng vàng, biển bạc", Bác Hồ đã luôn nhấn mạnh nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên quý giá cho thế hệ sau. Người nói: "... Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý" (Bài nói tại Hội nghị Tuyên giáo miền núi, ngày 31-8-1963). Trong bài nói chuyện với nhân dân và cán bộ tỉnh Hà Bắc, ngày 17-10-1963, Người nhấn mạnh: "Tục ngữ ta có câu "rừng vàng, biển bạc". Gây rừng và bảo vệ rừng là rất cần thiết. Hiện nay tỉnh ta còn cái tệ phá rừng, thế thì khác nào đem vàng đổ xuống biển?".
Như vậy, khi nói "rừng vàng, biển bạc", Bác Hồ đã phê phán mạnh mẽ tệ phá rừng, hủy hoại tài nguyên của địa phương. Những ý kiến của Người hôm nay vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự, nhắc nhở chúng ta về ý thức giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá của Tổ quốc.
Ai nói rằng, vì dạy cho thế hệ trẻ về Tổ quốc Việt Nam "rừng vàng, biển bạc" làm phát sinh tư tưởng ỷ lại, thiếu cố gắng, là nguyên nhân gián tiếp gây nên tệ phá rừng, đào bới khoáng sản tứ tung... là hết sức sai lầm.
Nhớ k nha.
REFER
Nhờ có sự tồn tại của rừng xanh mà cân bằng sinh thái của trái đất mới được duy trì. Tiếp đến, rừng còn là lá phổi xanh của trái đất. Cách nói này cho thấy vai trò của rừng cũng giống như một lá phổi, có vai trò thanh lọc môi trường. Những tán lá cản và giữ bụi.
Tham khảo:
Biển, đảo chính là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, được các thế hệ người Việt khai phá, xây dựng, giữ gìn và phát triển góp phần bảo vệ chủ quyền đất nước cho hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, hiện nay tình hình trên biển đông đang có những diễn biến hết sức phức tạp, có ảnh hưởng trực tiếp đến chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Do đó,trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo là trách nhiệm cao cả mà bất cứ con dân người Việt nào cũng cần phải có.
Theo em, thiên nhiên có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Thiên nhiên đem lại cho chúng ta sự sống, nguồn lương thực. Thiên nhiên còn giúp ta chống lại những thiên tai, hiểm họa. Thiên nhiên còn làm cho đời sống của mỗi người trở nên trong mát, phong phú hơn.
Bài làm
~ Tự làm ~
Qua câu " Rừng vàng, biển bạc " thì em thấy rừng và biển rất quý vì tình trạng hiện nay, rừng là thứ đang không còn nhiều ở trái đất, tình trạng khai thác rừng, gỗ trái phép ngày càng nhiều. Còn biển, là thứ mà cho các sinh vật thủy, hải sản sống, thủy, hải sản là thứ kiếm ăn của các ngư dân đánh bắt thuy, hải sản. Vì vậy, chúng ta phải bảo vệ rừng bằng cách tuyên truyền, bảo vệ rừng và biển, làm biển báo cấm khai thác rừng trái phép,.... Do đó, chúng ta có trách nhiệm rất lớn với biển và rừng.
# Học tốt #