K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 10 2021

Tham khảo:

I. Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945

- Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của đế quốc thực dân phương Tây.

- Tháng 8-1945, khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, các nước Đông Nam Á đã nổi dậy chống ách thống trị thực dân, giành chính quyền.

- Ngay sau đó, Đông Nam Á lại bị thực dân phương Tây xâm lược trở lại. Các nước này phải tiếp tục tiến hành kháng chiến giành độc lập dân tộc như ở Inđônêxia, Việt Nam,… đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX mới lần lượt giành được độc lập.

 

Lược đồ khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai

- Nét nổi bật của Đông Nam Á thời kì Chiến tranh lạnh là:

+ Mĩ đã can thiệp vào Đông Nam Á.

+ Mĩ cùng Anh, Pháp lập nên khối quân sự Đông Nam Á (SEATO), nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực.

+ Mĩ tiến hành xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia => Tình hình Đông Nam Á trở nên đối đầu căng thẳng.

+ Inđônêxia, Miến Điện thi hành chính sách hòa bình, trung lập, không tham gia vào khối quân sự xâm lược của các nước đế quốc.

24 tháng 7 2019

- Ngay khi Nhật đầu hàng, các dân tộc Đông Nam Á nổi dậy giành độc lập.

- Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt, các nước đế quốc trở lại xâm lược, nhân dân các nước Đông Nam Á tiến hành kháng chiến chống xâm lược, đến giữa những năm 50 , các nước Đông Nam Á lần lượt giành độc lập dân tộc.

- Cũng từ giữa những năm 50, đế quốc Mĩ can thiệp vào khu vực Đông Nam Á và tiến hành xâm lược Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

- Từ những năm 50, cấc nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại: một số nước tham gia khối quân sự SEATO trở thành đồng minh của Mĩ (như Thái Lan, Phi-lip-pin), một số nước thi hành chính sách hòa bình trung lập (In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma).

14 tháng 3 2021

- Tháng 8 - 1945, Nhật đầu hàng đồng minh, các dân tộc Đông Nam Á nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền, lật đổ ách thống trị của thực dân.

- Sau năm 1945, nhiều nước Đông Nam Á lại phải tiến hành kháng chiến chống chiến tranh xâm lược trở lại của các nước đế quốc như: In-đô-nê-xi-a, Việt Nam,...

- Từ những năm 50 của thế kỉ XX:

+ Lần lượt các nước giành được độc lập.

+ Tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.

+ Các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại: một số nước tham gia khối quân sự SEATO trở thành đồng minh của Mĩ (như Thái Lan, Phi-lip-pin), một số nước thi hành chính sách hòa bình trung lập (In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma).

8 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Từ cuối thập kỉ 80, đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á tiến hành đổi mới kinh tế, nền kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và ngày càng có vị thế trong nền kinh tế châu Á và thế giới.
- GDP của khu vực Đông Nam Á tăng khá nhanh.
Năm 2015, GDP của khu vực là 2 527 tỉ USD, đến năm 2020 đạt 3 083,3 tỉ USD.In-đô-nê-xi-a là nước có GDP cao nhất khu vực.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế có sự khác nhau giữa các giai đoạn và giữa các nước. Giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ tăng trưởng tăng trưởng kinh tế trung bình của khu vực đạt khoảng 5,5%; giai đoạn 2015 - 2020 đạt khoảng 4 - 5%.
- Cơ cấu kinh tế ở phần lớn các nước Đông Nam Á có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

 

Các nước Đông Nam Á từng là các nước thuộc địa, kinh tế lạc hậu, nghèo nàn.

 

- Kinh tế phát triển dựa vào sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu, tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài…

- Tăng trưởng kinh tế nhanh, nhiều thời kì cao hơn mức trung bình thế giới và châu Á song chưa ổn định, gặp phải các thời kì suy thoái kinh tế.

 

- Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch rõ rệt, chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. 

- Đông Nam Á có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn. Có các ngành công nghiệp trọng điểm như Điện tử - tin học, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm,..

Em có nhận xét gì về những biến đổi của Đông Nam Á trước và sau năm 1945? *1 điểmA.Các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập, sau khi giành độc lập bắt tay xây dựng phát triển đạt được nhiều thành tựu và đều gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).B. Các nước Đông Nam Á thành lập tổ chức ASEAN và gia nhập tổ chức thương mai thế giới (WTO), nhiều nước phát triển...
Đọc tiếp

Em có nhận xét gì về những biến đổi của Đông Nam Á trước và sau năm 1945? *

1 điểm

A.Các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập, sau khi giành độc lập bắt tay xây dựng phát triển đạt được nhiều thành tựu và đều gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).

B. Các nước Đông Nam Á thành lập tổ chức ASEAN và gia nhập tổ chức thương mai thế giới (WTO), nhiều nước phát triển mạnh như Sin-ga-po.

C.Trước và sau năm 1945 nhiều nước Đông Nam Á phải đấu tranh để giành độc lập và đấu tranh thoát khỏi sự cấm vận của đế quốc Mĩ.

D. Các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập, sau khi giành độc lập bắt tay xây dựng phát triển đạt được nhiều thành tựu và đều gia nhập tổ chức thương mai thế giới (WTO).

3
19 tháng 11 2021

C

24 tháng 12 2020

Châu Á:

- Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc vùng nổ mạnh mẽ, đến những năm 50, phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập.

Gần suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á không ổn định bởi các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là khu vực Đông Nam Á và Tây Á (còn gọi là Trung Đông).

Sau “chiến tranh lạnh”, ở một số nước châu Á đã xảy ra cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man.

Nhiều nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Sin – ga – po, Ma – lai – xi – a và Thái Lan

Đông Nam Á:

- Ngay khi Nhật đầu hàng, các dân tộc Đông Nam Á nổi dậy giành độc lập.

- Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt, các nước đế quốc trở lại xâm lược, nhân dân các nước Đông Nam Á tiến hành kháng chiến chống xâm lược, đến giữa những năm 50 , các nước Đông Nam Á lần lượt giành độc lập dân tộc.

- Cũng từ giữa những năm 50, đế quốc Mĩ can thiệp vào khu vực Đông Nam Á và tiến hành xâm lược Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

- Từ những năm 50, cấc nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại: một số nước tham gia khối quân sự SEATO trở thành đồng minh của Mĩ (như Thái Lan, Phi-lip-pin), một số nước thi hành chính sách hòa bình trung lập (In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma).

Châu Phi

- Sau Chiến tranh, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập diễn ra sôi nổi.

+ Diễn ra sớm nhất ở vùng Bắc Phi. Khởi đầu là cuộc binh biến ở Ai Cập (7-1952), cuộc dấu tranh vũ trang kéo dài 8 năm của nhân dân An- giê-ri (1954-1962).

 

+ Tiếp theo, phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ở khắp châu Phi diễn ra mạnh mẽ.

- Năm 1960 được gọi là "Năm châu Phi" với 17 nước tuyên bố dộc lập.

- Năm 1975, hệ thống thuộc địa cùa Bồ Đào Nha tan rã, ra đời các quốc gia độc lập: Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích... và xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) ở cộng hoà Nam Phi (1993).

- Sau khi giành độc lập, các nước châu Phi bẳt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, nhưng chưa thay đổi được tình trạng đói nghèo, lạc hậu.

- Từ cuối những năm 80, tình hình châu Phi ngày càng khó khăn và không ổn định như:

+ Xung đột, nội chiến, đói nghèo, nợ nần vả bệnh tật...

+ Chia rẽ và xung đột, nội chiến đã và đang làm cho các nước châu Phi ngày càng khó khăn, lâm vào những thảm hoạ đau.

- Đã hình thành tổ chức khu vực - tổ chức thống nhất châu Phi, nay gọi là Liên minh châu Phi (AU).

19 tháng 11 2021

Hầu hết các nước ĐNA đều giành đc độc lập!

19 tháng 11 2021

Tham khảo:

Tháng 8 - 1945, Nhật đầu hàng đồng minh, các dân tộc Đông Nam Á nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền, lật đổ ách thống trị của thực dân. - Sau năm 1945, nhiều nước Đông Nam Á lại phải tiến hành kháng chiến chống chiến tranh xâm lược trở lại của các nước đế quốc như: In-đô-nê-xi-a, Việt Nam,...

20 tháng 7 2023

Tham Khảo : 

 

- Tình hình chính trị:

+ Chính quyền và tầng lớp trên ở các nước đã đầu hàng, phụ thuộc hoặc làm tay sai cho thực dân.

+ Bộ máy ở trung ương và cấp tỉnh đều do các quan chức thực dân điều hành.

- Tình hình kinh tế:

+ Thực dân phương Tây đẩy mạnh vơ vét, bóc lột người dân bản xứ, không chú trọng mở mang công nghiệp nặng, chủ yếu xây dựng những ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng.

+ Mở rộng hệ thống đường giao thông để phục vụ cho công cuộc khai thác kinh tế hoặc đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

+ Cướp đoạt ruộng đất đề lập đồn điền, ép chính quyền bản xứ nhượng quyền khai khẩn đất hoang,..

- Tình hình văn hoá:

+ Du nhập của văn hoá phương Tây làm xói mòn những giá trị văn hoá truyền thống ở các nước trong khu vực, gây ra sự xung đột văn hoá, tôn giáo ở nhiều nước.

+ Thực hiện chính sách nô dịch nhằm đồng hoá và ngu dân để dễ bề cai trị.

- Tình hình xã hội: có sự phân hoá sâu sắc:

+ Một bộ phận quý tộc, lãnh chúa phong kiến giàu có, câu kết với thực dân bóc lột nông dân.

+ Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, phải chịu mọi thứ thuế, lao dịch nặng nề. Nhiều người phải rời bỏ ruộng đất để bán sức lao động cho địa chủ hay tư bản nước ngoài.

+ Giai cấp tư sản dân tộc, giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản trí thức hình thành và phát triển, bắt đầu tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.