K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 12 2021

Cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị là những văn kiện thể hiện đường lối cách mạng của Đảng ta. Tuy nhiên, hai văn kiện này có những điểm giống và khác nhau, cụ thể như sau:

– Điểm giống nhau:

+ Về phương hướng chiến lược của cách mạng, cả 2 văn kiện đều xác định được tích chất của cách mạng Việt Nam là: Cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để đi tới xã hội cộng sản

+ Về nhiệm vụ cách mạng, đều là chống đế quốc, phong kiến để lấy lại ruộng đất và giành độc lập dân tộc.

+ Về lực lượng cách mạng, chủ yếu là công nhân và nông dân. Đây là hai lực lượng nòng cốt và cơ bản đông đảo trong xã hội góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc nước ta.

+ Về phương pháp cách mạng, sử dụng sức mạnh của số đông dân chúng Việt Nam cả về chính trị và vũ trang nhằm đạt mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay công nông.

+ Về vị trí quốc tế, cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít với cách mạng thế giới đã thể hiện sự mở rộng quan hệ bên ngoài, tìm đồng minh cho mình.

+ Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản

– Điểm khác nhau:

+ Cương lĩnh chính trị xây dựng đường lối của cách mạng Việt Nam còn Luận cương chính trị xây dựng đường lối cách mạng cho Việt Nam nói riêng và các nước Đông Dương nói chung.

+ Xác định kẻ thù và nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng:

Cương lĩnh chính trị xác định kẻ thù, nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ giặc Pháp sau đó mới đánh đổ phong kiến và tay sai phản cách mạng(nhiệm vụ dân tộc và dân chủ). Nhiệm vụ dân tộc được coi là nhiệm vụ trọng đại của cách mạng, nhiệm vụ dân chủ cũng dựa vào vấn đề dân tộc để giải quyết. Mục tiêu của cương lĩnh xác định: làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự do, dân chủ, bình đẳng, tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc Việt gian chia cho dân cày nghèo, thành lập chính phủ công nông binh và tổ chức cho quân đội công nông, thi hành chính sách tự do dân chủ bình đẳng phổ thông giáo dục theo hướng công nông hóa.

Luận cương chính trị thì xác định phải “tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bản và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để” và “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập”. Luận cương chưa xác định được kẻ thù, nhiệm vụ hàng đầu ở một nước thuộc địa nửa phong kiến nên không nêu cao vấn đề dân tộc lên hàng đầu đó là nêu cao vấn đề đấu tranh giai cấp, vấn đề cách mạng ruộng đất.

 + Lực lượng cách mạng

Cương lĩnh chính trị xác định lực lượng cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân nhưng bên cạnh đó cũng phải liên minh đoàn kết với tiểu tư sản, lợi dụng hoặc trung lập phú nông, trung nông, tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam chưa rõ mặt phản cách mạng.

Luận cương thì xác định giai cấp vô sản và nông dân là hai động lực chính của cách mạng mạng tư sản dân quyền, trong đó giai cấp vô sản là đông lực chính và mạnh, là giai cấp lãnh đạo cách mạng, nông dân có số lượng đông đảo nhất, là một động lực mạnh của cách mạng, còn những giai cấp và tầng lớp khác ngoài công nông như tư sản thương nghiệp thì đứng về phía đế quốc chống cách mạng, còn tư sản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách mạng phát triển cao thì họ sẽ theo đế quốc.

17 tháng 5 2017

Hỏi đáp Vật lý

17 tháng 5 2017

K2 Đ1 Đ2 K1 A

8 tháng 2 2018

1.

Những điểm giống và khác nhau giữa luật pháp thời Lê sơ và thời Lý - Trần :
- Giống nhau là về bản chất mang tính giai cấp và đẳng cấp. Mục đích chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, cùng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền. Có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.
- Khác nhau, luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ (về kinh tế, gia đình, xã hội).

16 tháng 5 2018

Sơ đồ mạch điện

A + - K A1 A2

29 tháng 8 2020

2.

- Ngay khi bị xâm lược, nhân dân các nước Đông Nam Á đã kiên quyết đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc. Tuy vậy, các cuộc kháng chiến đều thất bại vì lực lượng của bọn xâm lược mạnh, chính quyền phong kiến nhiều nước trở thành tay sai.

- Nguyên nhân: Thiếu tổ chức và thiếu lãnh đạo chặt chẽ.

- Mục đích: Vơ vét tài khoản, không mở mang công nghiệp, tăng thuế, mở đồn điền, bắt lính, đàn áp phong trào yêu nước,...

- Các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á phát triển liên tục, rộng khắp:

Quốc gia

Thời gian

Nội dung

In-đô-nê-xi-a

1905

Nhiều tổ chức công đoàn được thành lập, bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác, Lê-nin.

Phi-líp-pin

1896 - 1898

Nước cộng hòa Phi-líp-pin ra đời, sau đó bị Mỹ thôn tính.

Cam-pu-chia

1863 - 1866

1866 - 1867

Khởi nghĩa A-cha-xoa lãnh đạo ở Ta Keo.

Khởi nghĩa do Pu-côm-bô lãnh đạo ở Cra-chê.

Lào

1901

1907

Đấu tranh của nhân dân Xa-van-na-khét.

Khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven.

Miến Điện

đầu thế kỉ XX

Chống thực dân Anh diễn ra rất anh dũng, nhưng thất bại.

Việt Nam

đầu thế kỉ XX

Phong trào Cần vương, phong trào nông dân yêu nước diễn ra quyết liệt.


30 tháng 4 2016

a)

Bạn tham khảo lời giải của mình nhé:

Giải:

a) 
V Đ1 Đ2 K

b) Trong mạch điện mắc nối tiếp, cường độ của mạch bằng cường độ của các bóng đèn: Ia = I1 = I2 =...

=> cường độ dòng điện chạy qua 2 đèn là như nhau (do 2 đèn mắc nối tiếp).

c) Trong mạch điện mắc nối tiếp, hiệu điện thế của mạch bằng tổng các hiệu điện thế của các bộ phận trong mạch đó: U = U1 + U2 +...

=> Hiệu điện thế giữa 2 đầu đèn 2 là : 6 - 3,5 = 2,5 (V) (Do 2 đèn mắc nối tiếp trong mạch)

Chúc bạn học tốt!hihi

 

30 tháng 4 2016

giup thanh vien moi giai cau nay di