Các bạn cho mk một vài đề Sinh Học ôn thi giữa học Kì 1
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nếu bạn muốn có đề ấy, thì lên google mà tìm. mình chưa thi bạn ạ!
Xin lỗi bạn nhé!
NGỮ LIỆU 5: HOÀNG TỬ BÉ
Rồi sau khi đã rã chân lội bộ xuyên qua bao nhiêu là cát, đá và tuyết, cuối cùng hoàng tử bé cũng tìm thấy một con đường. Và mọi con đường đều dẫn về chỗ con người.
- Xin chào! – Cậu nói.
Đó là một khu vườn nở đầy hoa hồng.
– Xin chào! – Các bông hoa nói.
Hoàng tử bé nhìn chúng. Trông chúng rất giống với bông hoa của cậu.
- Các bạn là ai?- Cậu ngơ ngác hỏi chúng.
- Chúng tôi là hoa hồng - các bông hoa trả lời.
- A! – Hoàng tử bé thốt lên...
Và cậu cảm thấy buồn bã. Bông hoa của cậu đã nói rằng nó chỉ có duy nhất trong vũ trụ. Giờ trước mặt cậu là năm ngàn bông hoa như nó, rất giống nhau, chỉ trong một khu vườn.
“Hẳn là bạn ấy sẽ rất lúng túng khi thấy cảnh này... - Hoàng tử bé nghĩ bụng - Bạn ấy sẽ ho khan và làm bộ muốn chết đi cho khỏi ngượng. Rồi mình sẽ phải tỏ vẻ quan tâm an ủi bạn ấy, vì nếu không, có thể bạn ấy sẽ chết đi thật để khiến cho mình đau lòng...”
Rồi cậu tự nhủ: “Mình cứ tưởng là giàu có lắm với một bông hoa duy nhất trên đời, vậy mà chỉ có được một bông hoa tầm thường. Bạn ấy cùng với ba ngọn núi lửa chỉ cao tới đầu gối, mà một ngọn có khi đã tắt vĩnh viễn, chẳng thể giúp mình trở thành một hoàng tử lớn được...” Và nằm dài trên Cỏ, cậu khóc.
(Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri, Hoàng tử bé)
1/ Hoàng tử bé là tác phẩm văn học được bình chọn hay nhất thế kỉ XX của nước nào?
A. Nước Anh B. Nước Mĩ
C. Nước Pháp D. Nước Đức
2/ Đoạn trích “ Nếu cậu muốn có một người bạn” kế về cuộc gặp gỡ của những nhân vật nào?
A.Hoàng tử bé và một con cáo trên Trái đất
B. Hoàng tử bé và người thợ săn
C. Hoàng tử bé và một người phi công
D.Con cáo và người thợ săn.
3/ Hoàng tử bé đến từ đâu?
A.Từ hoàng cung
B.Từ Trái đất
C.Từ hành tinh khác
D. Từ thủy cung
4/ Văn bản để lại những bài học nào?
A. Bài học về cách ứng xử với bạn bè trong tình huống khó khăn
B. Bài học về sự nhìn nhận , đánh giá và trách nhiệm với bạn bè
C. Bài học về kết bạn
D. Bài học về thái độ với những người yếu thế hơn mình.
5/ Phương án nêu đúng nghĩa của từ “cốt lõi”
A. Cái quan trọng nhất
B. Cái chính và quan trọng nhất
C. Cái chính
D. Sự kiện quan trọng nhất.
6/ Hoàng tử bé đi tìm những gì (chọn 2 đáp án )
A. Bạn bè
B. Con gà
C. Con cáo
D. Con ngừoi
E. Thợ săn
7/Muốn gần gũi với một người bạn, cần phải có đức tính nào ?
A. Nhân ái
B. Hoạt ngôn
C. Kiên nhẫn
D. Thông minh
8/ Hoàng tử bé là hình ảnh của con người thuộc lứa tuổi nào ?
A. Trẻ em
B. Người già
C. Người lớn
D. Trưởng thành
9/ Điều gì khiến bông hồng của hoàng tử bé trở nên quan trọng
A. Thời gian cậu bỏ ra chăm sóc, yêu thương bông hồng
B. Giá trị duy nhất của bông hồng trên trái đất
C. Vẻ đẹp mảnh mai , kiêu sa của bông hồng so với các loài hoa khác
10/ Truyện được kể theo ngôi thứ mấy
A. Ngôi thứ 2
B. Ngôi thứ nhất
C. Ngôi thứ 3
11/ Khi mới gặp gỡ , con cáo và hoàng tử bé có điểm gì chung?
A. Cả 2 đều cô đơn, buồn bã
B. Cả 2 đều đi tìm bạn bè
C. Cả 2 đều từ hành tinh khác tới
Câu lạc bộ Radio | Chuyên mục: Radio Văn học| Văn 9 - Mùa xuân nhỏ nhỏ (Thanh Hải) - YouTube
2017 - 2018 đề trờng minh day co the khong chuan dau
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất (mỗi câu đúng được 0,5 điểm):
Câu 1: Thể loại, vấn đề mà văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” đưa ra là:
a. Văn bản nhật dụng viết về quyền trẻ em.
b. Văn bản nhật dụng viết về vai trò của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người.
c. Văn bản nhật dụng viết về vai trò của người mẹ trong cuộc đời của mỗi chúng ta.
d. Là truyện ngắn viết về cuộc chia tay của những con búp bê.
Câu 2: Tại sao bài thơ “Nam quốc sơn hà” (Lí Thường Kiệt) lại được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta?
a. Vì tác phẩm khẳng định được biên giới lãnh thổ và cảnh cáo kẻ thù.
b. Vì tác phẩm khẳng định được biên giới lãnh thổ và chủ quyền bất khả xâm phạm.
c. Nêu vai trò của vua Nam và cảnh cáo kẻ thù.
d. Tuyên bố lãnh thổ của nước Nam được qui định trong sách trời.
Câu 3: Ca dao không có đặc điểm nào trong các đặc điểm sau đây:
a. Diễn tả đời sống tình cảm của nhân dân lao động.
b. Khái quát, đúc kết kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất của nhân dân.
c. Hình thức ngắn gọn và chủ yếu viết theo thể thơ lục bát.
d. Thường nhắc lại các hình ảnh, kết cấu, ngôn ngữ.
Câu 4: Tính đa nghĩa của bài thơ “Bánh trôi nước” (Hồ Xuân Hương) được thể hiện ở ý nào sau đây?
a. Bài thơ miêu tả sinh động hình ảnh chiếc bánh trôi nước.
b. Bài thơ thể hiện sâu sắc vẻ đẹp hình thức và tấm lòng nhân hậu, son sắt, thủy chung của người phụ nữ.
c. Bài thơ mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước để thể hiện vẻ đẹp hình thức, phẩm chất cao quý và số phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
d. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp hình thức của chiếc bánh trôi nước và vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ.
Câu 5: Bài thơ “Phò giá về kinh” (Trần Quang Khải) được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh nào?
a. Khi vua Trần Nhân Tông đánh quân Mông –Nguyên
b. Trước khi đi đón Thượng hoàng và nhà vua về Thăng Long
c. Trước chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử
d. Sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô Thăng Long
Câu 6: Văn bản nào sau đây được viết bằng hình thức của một bức thư?
a. Cổng trường mở ra
b. Mẹ tôi
c. Cuộc chia tay của những con búp bê
d. Buổi học cuối cùng
B/ PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm):
Câu 1 (2.5 điểm): Chép thuộc lòng bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan). Cho biết thể loại và nội dung của bài thơ?
Câu 2 (1.5 điểm): Sự khác nhau của cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan) và bài “Bạn đến chơi nhà” (Nguyễn Khuyến)
Câu 3 (3 điểm): Cuối văn bản “Cổng trường mở ra”,người mẹ nói: “bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra…”.Em hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu cho biết thế giới kì diệu đó là gì?
Đáp án đề kiểm tra 1 tiết Ngữ văn 7
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | A | B | B | C | D | B |
B/ PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1:
- Chép thuộc lòng đúng bài thơ,trình bày sạch sẽ, đúng chính tả: 1 điểm (sai 4 lỗi chính tả trừ 0,5 điểm)
- Nêu đủ nội dung:
- Cảnh Đèo Ngang hoang sơ ,heo hút ,có sự sống con người nhưng còn thưa thớt ,vắng vẻ(0,5 điểm)
- Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan:Nỗi nhớ nước thương nhà và sự cô đơn thầm lặng của tác giả(0,5 điểm)
- Nêu thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật (0,5 điểm)
Câu 2:
Sự khác nhau của cụm từ “ta với ta “trong hai bài thơ là (mỗi ý đạt điểm):
Qua Đèo Ngang | Bạn đến chơi nhà |
Ngôi số 1 số ít (chỉ Bà Huyện Thanh Quan) - Sự cô đơn thầm lặng của tác giả | Ngôi số 1 nhiều (Nguyễn Khuyến và bạn của mình) - Ngôi số 1 số ít (sự gắn bó hòa hợp của tình bạn đẹp) |
Câu 3: Học sinh trình bày được các ý sau:
- Hình thức: Đúng hình thức đoạn văn ( 1 điểm), có sử dụng phương tiện liên kết phù hợp (0,5 điểm)
- Nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải có được các ý sau:
- Về tri thức: Cung cấp và mở rộng tri thức(0,5 điểm)
- Về tình cảm: Bồi đắp tình cảm tốt đẹp về tình bạn bè, tình thầy cô, đạo lí làm người(0,5 điểm)
- Về năng lực, phẩm chất: Rèn cho mỗi người ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống(0,5 điểm)
→ Là môi trường tốt nhất cho sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của mỗi người
Đề bài: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 6
I. Phần trắc nghiệm: (3đ)
Bài 1. Chọn câu trả lời đúng nhất? (2đ)
Câu 1. Tế bào thực vật phân chia như sau:
A. nhân phân chia trước thành 2 nhân con.
B. chất tế bào phân chia nhờ vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào thành 2 tế bào mới.
C. Vách tế bào phân đôi.
D. Cả A và B.
Câu 2. Cây được sử dụng biện pháp bấm ngọn là:
A. Rau muống
B. Rau cải
C. Đu đủ
D. Mướp
Câu 3. Điểm khác nhau cơ bản giữa thực vật và động vật là
A. Là những sinh vật vừa có ích vừa có hại.
B. Có khả năng vận động, lớn lên, sinh sản.
C. Có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.
D. Rất đa dạng phong phú.
Câu 4. Những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào toàn là cây có hoa:
A. Cây bạch đàn, cây chuối, cây rêu.
B. Cây đậu xanh, cây cải, cây rau bợ.
C. Cây khế, cây chanh, cây nhãn
D. Cây dương xỉ, cây xấu hổ, cây súng
Câu 5. Thân cây gồm:
A. Thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách.
B. Thân chính, chồi ngọn, chồi nách.
C. Thân chính, cành, hoa và quả.
D. Thân chính, cành, hoa, chồi nách.
Câu 6. Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ bộ phận:
A. Mạch gỗ.
B. Mạch rây.
C. Vỏ.
D. Trụ giữa.
Câu 7. Bộ phận quan trọng nhất của kính hiển vi có tác dụng phóng to giúp ta nhìn rõ vật mẫu là:
A. Hệ thống ốc điều chỉnh
B. Thân kín
C. Hệ thống ống kính
D. Cả A, B và C
Câu 8. Trụ giữa có chức năng là:
A. Trụ giữa gồm mạch gỗ và mạch rây xếp xen kẽ và ruột.
B.. Trụ giữa có chức năng vận chuyển các chất và chứa chất dự trữ.
C. Trụ giữa có chức năng dự trữ và tham gia quang hợp
D. Trụ giữa có chức năng bảo vệ thân cây
Bài 2: Hãy chọn các từ thích hợp điền vào chỗ trống (…) trong câu sau: (1đ)
- Nước và muối khoáng hoà tan trong đất, được (1)………………. hấp thụ, chuyển qua (2)…………………………. tới (3)……………………
- Rễ mang các (4)……………….. có chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan trong đất.
II. Phần tự luận (7đ):
Câu 3 (3đ): Nêu đặc điểm chung của thực vật?
Câu 4 (1.5đ): Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào? Nêu chức năng của từng thành phần?
Câu 5 (1,5đ): Phân biệt rễ cọc và rễ chùm. Lấy 5 ví dụ về cây có rễ cọc, 5 ví dụ về cây có rễ chùm?
Câu 6 (1đ): Người ta thường lấy phần nào của cây thân gỗ để làm nhà, bàn ghế, giường tủ? Vì sao?
Đáp án: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 6
Trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu 1: (2đ) mỗi câu chọn đúng cho 0,25 đ.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
D
C
C
A
B
C
B
Câu 2: (1đ) Mỗi ý đúng cho 0.25 điểm
(1) Lông hút
(2) Vỏ
(3) Trụ giữa
(4) Lông hút
Tự luận: (7 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
3
3 điểm
Nêu được 3 đặc điểm:
- Tự tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ
- Phần lớn không có khả năng di chuyển
- Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài
1 điểm
1 điểm
1 điểm
4
1.5 điểm
- Vách tế bào: Làm cho tế bào có hình dạng nhất định
- Màng sinh chất: bao bọc ngoài chất tế bào
- Chất tế bào: chứa các bào quan như lục lạp…
- Nhân: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
- Ngoài ra tế bào còn có không bào: chứa dịch tế bào
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.5 điểm
0.25 điểm
5
1.5 điểm
- Rễ cọc: gồm rãi cái to khỏe và các rễ con mọc xiên
- Rễ chùm: gồm những rễ con dài gần bằng nhau mọc từ gốc thân
- Kể tên 5 cây rễ cọc (1đ).
- Kể tên 5 cây rễ chùm (1đ)
0.25 điểm
0.25 điểm
0.5điểm
0.5 điểm
6
1 điểm
- Người ta thường lấy phần ròng của cây thân gỗ để làm nhà, bàn. Vì phần ròng của gỗ có tính chất cứng chắc khi dùng làm nhà cửa, đồ đạc… sẽ không bị mối ghế, giường tủ…
- Mọt mà lại bền chắc
0.5 điểm
0.5 điểm