em có suy nghĩ j về tình huống truyện được xây dựng trong đoạn trích ''Tức nước vỡ bờ''
gợi ý: vt thành 3 phần
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngô Tất Tố là một trong những gương mặt tác giả tiêu biểu nhất của nền văn học hiện thực Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với tập tiểu thuyết "Tắt đèn", truyện kể về cuộc đời và số phận chị Dậu, một phụ nữ nông thôn nghèo đói, nạn nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến. "Tức nước vỡ bờ" là một đoạn trích tiêu biểu trong tác phẩm, thể hiện bước ngoặt tâm lý nhân vật chị Dậu, bước đầu dám vùng lên phản kháng, chống lại bọn cường hào lý trưởng. Đặc sắc nghệ thuật nằm ở tình huống truyện, nghệ thuật miêu tả nhân vật với tính cách tương phản đối lập và ngôn ngữ đối thoại chân thực, đặc sắc.
Sau một đêm bị trói, bị đánh ngoài đình, anh Dậu được trả về nhà, rũ rượi như một xác chết, chưa kịp húp bát cháo cho hoàn hồn thì bọn cai lệ và người nhà Lý trưởng lại kéo đến đòi tiền sưu. Chị Dậu bằng mọi cách van xin, lạy lục tên cai lệ đừng vội trói chồng chị đi nhưng hắn thẳng tay đánh đập, chửi bới chị. Bị đẩy vào đường cùng, chị Dậu đứng lên đánh trả tên cai lệ và bọn tay sai mạt hạng.
Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích được thể hiện ở khả năng khắc họa nhân vật đại tài của Ngô Tất Tố. Xây dựng hình tượng nhân vật chị Dậu, tác giả muốn khắc họa chân dung người phụ nữ Việt Nam đức hạnh, biết chịu đựng nhưng vô cùng quyết liệt, giàu sức phản kháng. Khi anh Dậu được trả về nhà, chị lật đật chạy đi nấu cháo cho chồng ăn hồi sức, "rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm", "đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó, như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không". Tình thương chồng, thương con được thể hiện rất kín đáo, sâu sắc, không phô trương hay màu mè. Khi bị tên cai lệ và người nhà lý trưởng áp giải tiền sưu, chị rất nhẹ nhàng, cam chịu, cầu xin bằng giọng "run run", "chạy đến đỡ lấy tay hắn" khi hắn định trói anh Dậu, van xin khẩn thiết: "Cháu van ông". Chị gọi tên cai lệ là ông, xưng cháu, thể hiện sự tôn trọng với thân phận thấp hèn. Trái ngược với sự tha thiết, nhún nhường của chị, tên cai lệ thẳng tay "bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trí anh Dậu". Đến lúc này, sự thay đổi trong cách xưng hô từ "ông - cháu" sang "ông - tôi":" Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ" đã mở ra bước ngoặt tâm lí nhân vật. Bị đánh, bị chửi, sự đức độ và hiền lành bị thách thức. Và cuối cùng, khi bị cai lệ tát vào mặt, chị Dậu "nghiến hai hàm răng", dõng dạc nói: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Con giun xéo lắm cũng quằn, chị Dậu đã vượt qua giới hạn của bản thân, sẵn sàng xưng bà, gọi mày với tên quan mạt rệp, độc ác. Xây dựng nhân vật theo thứ tự tăng cấp của diễn biến tâm lý, tác giả đã khắc họa hình tượng nhân vật chị Dậu, người phụ nữ điển hình trong xã hội xưa, hiền lành, chăm chỉ, nhún nhường nhưng luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, dám đứng lên chống trả ức hiếp, bóc lột.
Trái ngược với hình ảnh chị Dậu, tên cai lệ được tác giả miêu tả đại diện cho tầng lớp thống trị. Chất giọng "khàn khàn của người hút nhiều sái cũ", hình dáng "lẻo khoẻo", ăn nói cục súc, hành động côn đồ, chỉ biết dùng vũ lực, đánh cả đàn bà, con gái,... từng ấy chi tiết miêu tả đã khiến người đọc hình dung ra một tên tay sai mạt hạng. Có ý kiến cho rằng, tên cai lệ chính là hình tượng điển hình cho lớp quan lại phong kiến Việt Nam thời bấy giờ, rỗng tuếch, đểu cáng, tàn ác, giết hại chính đồng bào mình, bợ đỡ thực dân để được sống yên ổn. Sự thảm hại "ngã chổng quèo trên mặt đất" của tên cai lệ đã cho người đọc thấy sự đối lập giữa sức vóc của "người đàn bà lực điền", đại diện cho tầng lớp nông dân và tên nghiện gầy gò cai lệ. Khắc họa nhân vật xuất sắc không chỉ đem lại sự cuốn hút cho người đọc mà còn phản ánh hiện thực xã hội đương thời, một xã hội tối tăm, mục ruỗng, con người tàn sát lẫn nhau để được tồn tại.
Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện lớp lang, có cao trào, kịch tính góp phần làm nên thành công của tác phẩm. Liên kết chặt chẽ giữa xung đột tình huống đốc thúc câu chuyện lên tới cao trào, giải quyết mượt mà và thỏa mãn người đọc. Tác giả mượn lời đối thoại và hành động của nhân vật, gián tiếp dẫn dắt tình huống lên tới đỉnh điểm. Vì bị đánh, bị chửi nên chị Dậu mới có tinh thần phản kháng. Vì hùng hổ xông vào đòi trói anh Dậu nên tên cai lệ và bọn tay sai Lý trưởng mới bị chị Dậu đánh trả. Tác giả để cho nhân vật tự đẩy tình huống lên cao trào và tự giải quyết mâu thuẫn bằng hành động, lời nói và tính cách cá nhân.
Một đặc sắc nghệ thuật điển hình của đoạn trích là ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật. Lấy chất liệu đời sống, khai thác giá trị thực tiễn, lời ăn tiếng nói của nhân vật góp phần định hình thể loại văn chương và ghi dấu cá tính tác giả. Ngôn ngữ thôn quê bình dị, chất phác, điển hình cho từng tuyến nhân vật. Tên cai lệ thì ngang tàng, hống hách, chị Dậu lại thiết tha, lễ độ, đồng thời quật cường, đanh thép, bà cụ hàng xóm xuất hiện với giọng điệu lo âu, cám cảnh. Việc sử dụng ngôn ngữ thuần túy tự nhiên khiến văn của Ngô Tất Tố tự có chiều sâu, tái hiện không khí làng quê đặc trưng thời bây giờ.
Đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích đã khẳng định tài năng của tác giả, góp phần làm nên đại thành công của tập tiểu thuyết. Khả năng xây dựng cốt truyện, khai thác nhân vật và bút pháp tài hoa đã tái hiện bức tranh hiện thực làng quê Việt Nam xưa. Đặt trong hoàn cảnh đất nước ngày ấy, tác phẩm được coi như lời kêu gọi nhân dân đứng dậy chống áp bức đấu tranh, giành lại nhân quyền cho chính bản thân mình.
"Tức nước vỡ bờ" là đoạn trích đặc sắc trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố, cùng tìm hiểu chi tiết về đoạn trích, bên cạnh bài Phân tích nghệ thuật đoạn trích Tức nước vỡ bờ, các em có thể tìm đọc thêm: Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, Chứng minh người nông dân vẫn giữ trọn phẩm chất tốt đẹp qua Lão hạc và Tức nước vỡ bờ, Bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ tôi tớ, tay sai thực dân phong kiến trong Tức nước vỡ bờ.
Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945. Các tác phẩm của ông chủ yếu xoay quanh chủ đề số phận của người nông dân trước Cách mạng. Trong số đó phải kể đến tác phẩm "Tắt đèn" với những kiếp người khốn cùng, tăm tối mà tiêu biểu là nhân vật chị Dậu. Tuy nhiên ở người phụ nữ này luôn tiềm tàng một sức sống, sức phản kháng mãnh liệt đối với xã hội đầy bất công ấy. Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" chính là ví dụ điển hình nhất cho vẻ đẹp của chị Dậu và của người phụ nữ Việt Nam.
Vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu trước hết là vẻ đẹp của một người phụ nữ yêu chồng, thương con. Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa được thả sau những đánh trận đánh nhừ tử vì không đủ tiền nộp sưu thuế. Đón chồng về trong tình trạng đau yếu tưởng như sắp chết mà trong nhà cũng chẳng có gì ngon để tẩm bổ, may thay người hàng xóm thương tình cho vay bát gạo nấu cháo cho chồng ăn lại sức. Cháo chín, chị ngồi quạt đợi cho cháo nguội rồi ân cần nâng chồng dậy, dịu dàng như nịnh nọt nói với chồng: "Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xốt ruột". Chị hãy còn để ý xem chồng ăn có ngon miệng hay không. Chính những hình ảnh, cử chỉ đó đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của một người vợ đối với người chồng dù đang trong cơn khốn khó.
Không những thế, khi anh Dậu vừa mới kề bát cháo lên miệng thì bọn cường hào lại tìm đến nhà lôi ra đánh đập. Thương người chồng ốm yếu, chị không quản ngại mà quý xuống van xin cai lệ: "Cháu xin ông", "Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!". Tuy thế nhưng tiếng kêu van của chị không làm cho đám cường hao có một chút động lòng, chúng cứ thế xông vào trói anh Dậu. Bị dồn vào thế chân tường, không còn con đường nào khác, chị đã tức thì đánh trả lại bọn chúng để bảo vệ người chồng đau yếu không còn chút sức kháng cự. Hành động ấy cũng đã chứng tỏ tình yêu thương của chị đối với chồng bất chấp cả cường quyền bạo ngược.
Yêu chồng, thương con, chị Dậu đau như đứt từng khúc ruột khi phải bán đứa con đầu lòng ngoan ngoãn hiếu thảo. Người đọc có thể thấy rằng chị Dậu là người mẹ tàn nhẫn, vì "hỗ dữ không ăn thịt con" vậy mà ở đây chị Dậu lại nhẫn tâm bán con cho nhà Nghị Quế. Nhưng không phải vậy. Người mẹ như chị phải bán đứa con mình đứt ruột đẻ ra mới biết nó đau đớn thế nào. Chị nghĩ rằng, sau khi chồng chị được tha về, hai vợ chồng sẽ làm ăn rồi chuộc con. Hơn nữa, cái Tí cũng được vào nhà Nghị Quế sang giàu, tuy chẳng mong cao sang tốt đẹp gì nhưng như thế có khi còn hơn ở nhà. Với tất cả tình yêu dành cho chồng, cho con, chị Dậu chính là một người phụ nữ Việt Nam có những phẩm hạnh rất đáng quý và đáng trân trọng.
Ở nhân vật chị Dậu, người đọc còn thấy vẻ đẹp của một người phụ nữ giàu đức hy sinh. Cảnh nhà quẫn bách, chồng bị bắt trói vì không có tiền nộp sưu, chị Dậu phải cáng đáng vai trò là trụ cột trong cái gia đình khốn khổ ấy. Một mình chị phải chạy vạy khắp nơi, phải bán chó, bán con để lấy tiền nộp sưu cứu chồng khỏi vòng lao lý. Chị đã phải tất tả ngược xuôi, đổ bao mồ hôi nước mắt để đón chồng về trong cái tình trạng chỉ như cái xác không hồn. Thế nhưng, du khổ cực hay đau xót, người phụ nữ ấy chỉ rơi những giọt nước mắt lặng lẽ chứ không hề một lời kêu than. Một người phụ nữ Việt Nam thật nhân hậu, giàu đức hạnh và tình yêu!
Nhân hậu, giàu đức hạnh và tình yêu nhưng đó cũng chưa phải là tất cả vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu. Ở người phụ nữ này còn toát lên tinh thần phản kháng mãnh liệt. Chính trong cái tình cảnh chứng kiến người chồng chuẩn bị lôi đi, tình yêu chồng và lòng căm thù bọn ác bá cường hào đã thôi thúc chị vùng lên dữ dội.
Khi chị đã hết lời van xin nhưng tên cai lệ vẫn không tha cho, cố tình sấn đến định bắt anh Dậu thì lúc này chị Dậu đã cảnh cáo: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ". Câu nói đầy cứng rắn, có đủ tình, đủ lí nhưng không ngăn nổi cái ác tiếp diễn. Tên cai lệ sấn tới tát chị và chính cái tát ấy như lửa đổ thêm dầu, làm bùng lên ngọn lửa căm hờn, chị nghiến hai hàm răng: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!". Tên cai lệ chưa kịp làm gì thêm thì đã bị chị "túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng queo trên mặt đất". Còn tên người nhà lí trưởng cũng bị chị Dậu "túm tóc, lẳng cho cho một cái, ngã nhào ra thềm".
Có thể thấy sự chuyển biến tâm lý và hành động rất mạnh mẽ ở nhân vật trong tình cảnh này. Từ một người phụ nữ nông thôn hiền lương, nghèo đói, luôn sợ sệt lũ tay sai thúc thuế, chị đã dám phản kháng chống lại uy quyền. Đến lúc này thì nỗi căm phẫn đã lên đến đỉnh điểm, nỗi sợ hãi cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, thay vào đó là một bản lĩnh quật khởi rất cứng cỏi: "Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được".
Tức nước thì vỡ bỡ, có áp bức thì tất có đấu tranh là một quy luật tất yếu. Tuy vậy, sự đấu tranh của chị Dậu chỉ là hành động mang tính bộc phát chứ không có tính định hướng, cũng chưa có tính tập thể cho nên cuối cùng một mình chị vẫn không thể nào chống đỡ lại được cả một chế độ phong kiến thối nát, độc ác, chuyên quyền. Chị vẫn phải vùng chạy, lao vào màn đêm tăm tối như chính của cuộc đời của mình.
Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" được coi là một trong những đoạn trích hay nhất của tác phẩm "Tắt đèn". Đoạn trích vừa làm nổi bật vẻ đẹp của một người phụ nữ yêu chồng thương con, giàu đức hy sinh và sức phản kháng mãnh liệt, vừa thông qua đó để lên án một xã hội cường quyền, áp bức bất công đẩy người nông dân thấp cổ bé họng vào đường cùng, buộc họ phải vùng lên tranh đấu.
Tham khảo:
Nguyễn Thành Long là một trong những cây bút rất thành công ở thể loại truyện ngắn và bút kí. Các tác phẩm của ông đều nhẹ nhàng gợi cảm đầy chất thơ. Tiêu biểu nhất phải kể đến đó chính là tác phẩm "Lặng lẽ sapa". Tác phẩm đã khắc họa được vẻ đẹp của con người lao động trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc qua nhân vật anh thanh niên. ANh thanh niên hiện lên với một công việc gian khổ và những phẩm chất tốt đẹp. ANh chính là biểu tượng tiêu biểu cho thanh niên thời bấy giờ.
Bài Lặng lẽ sapa được Nguyền Thành Long sáng tác vào năm 1970, in trong tập truyện "Giữa trong xanh". Truyện "Lặng lẽ Sa Pa" kể lại cuộc gặp gỡ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên 27 tuổi trên đỉnh núi sapa. Qua đó, tác giả ca ngợi những con người tuy sống lặng lẽ giữa trong xanh nhưng rất nhân hậu, giàu chí hướng và hết lòng phục vụ đất nước. Anh thanh niên là nhân vật chính trong câu chuyện, qua đoạn trích anh hiện lên với vẻ đẹp của một người yêu công việc, hêt lòng với công việc cùng những phẩm chất tốt đẹp của con người.
Đoạn văn là lời của nhân vật thanh niên, nhân vật chính trong truyện Lặng lẽ Sa Pa. Nhân vật anh thanh niên đó sống một mình trên núi Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng làm việc với cây và mây núi ở Sa Pa. Cuộc sống của anh tách biệt gần như hoàn toàn với cuộc con người. Quanh năm chỉ làm bạn với công việc và sự cô đơn. Thậm chí ngay trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái, bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”. Ngay cái tên gọi ấy thôi cũng đã nói lên được hết sự buồn tẻ và cô độc của anh trên ngọn núi phủ đầy sương mù này. Công việc hàng ngày của anh là “đo gió,đo mưa ,đo chấn động mặt đất” rồi ghi chép, gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm phục vụ cho công việc chiến đấu và sản xuất. Công việc của anh không khó nhưng phải đòi hỏi sự tỉ mỉ, chuẩn xác nhưng rất đơn điệu và nhàm chán. Ngày nào cũng vậy, anh phải đối mặt với các số liệu nhàm chán và vô vị ấy. Nó không những tẻ nhạt mà còn đòi hỏi yêu cầu chuyên môn cao.Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, công việc gian khổ, vất vả. Đó là thử thách rất lớn nhưng anh thiên niên đã vượt qua nó bằng ý chí, nghị lực.
Sống trong hoàn cảnh và công việc gian khổ như vậy thì những phẩm chất đạo đức của anh lại càng sáng ngời hơn bao giờ hết. Trước hết, anh thanh niên rất yêu nghề. Anh giới thiệu chi tiết từng loại máy, từng dụng cụ của mình cho ông họa sĩ và cô kĩ sư. Khi kể chuyện với ông họa sĩ và cô kĩ sư anh nói với một thái độ rất hồ hởi, vui tươi, dường như người thanh niên này rất yêu công việc của mình. Sống trong sự cô đơn nên anh rất hiếu khách và quan tâm đến người khác một cách chu đáo. Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu ,lòng mến khách ,nhiệt tình của anh đã gây được thiện cảm tự nhiên đối với người hoạ sỹ già và cô kỹ sư trẻ. Niềm vui được đón khách dào dạt trong anh,toát lên qua nét mặt,cử chỉ và sự hồn nhiên kể về công việc,đồng nghiệp và cuộc sống của mình nơi Sa pa lặng lẽ. Anh còn là một người có tinh thần trách nhiệm cao, anh luôn hoàn thành công việc một cách chính xác nhất, âm thầm, bền bỉ trong nhiều năm trời. Anh có một phong cách sống khiến mọi người phải nể trọng. Anh thấy công việc của mình vẫn chưa là gì so với những người khác. Anh ước ao được cống hiến sức mình cho đất nước. Tóm lại với những phẩm chất trên, anh thanh niên xứng đáng trở thành biểu tượng tiêu biểu cho thế hệ thanh niên trẻ trong thời kỳ xây dựng XHCN. Họ là những người nhiệt huyết, sẵn sàng cống hiên vì Tổ Quốc tươi đẹp.
Bằng những chi tiết chân thực tinh tế ,ngôn ngữ đối thoại sinh động, giọng văn nhẹ nhàng, tha thiết, Nguyễn Thành Long đã kể lại một cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị nơi Sa pa lặng lẽ. Vẻ đẹp của anh thanh niên hiện lên với những nét đẹp về tinh thần và tình cảm, cách sống để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Qua đo, thế hệ trẻ chúng ta hiện nay hãy ra sức cố gắng học tập, rèn luyện phẩm chất để trở thành một người có ích, góp công xây dựng đất nước.
Truyện được xây dựng trên hai tình huống cơ bản:
● Tình huống 1: Đó là cuộc gặp gỡ của hai cha con ông Sáu sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải lên đường.
● Tình huống 2: Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và lòng mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái.
⇒ Như vậy, nếu ở tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha, thì tình huống thứ hai lại biểu lộ tình cảm sâu sắc, thắm thiết của ông Sáu với con. Tình huống truyện ở đây mang đầy kịch tính chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ. Đó là những tình huống ngẫu nhiên song lại rất phổ biến, những tình huống đầy éo le mà chúng ta thường gặp trong chiến tranh. Song đặt các nhân vật của mình vào các tình huống ấy, nhà văn muốn khẳng định và ngợi ca: tình cha con thiêng liêng, sâu nặng như một giá trị nhân bản sâu sắc. Tình cảm ấy càng cao đẹp trong hoàn cảnh chiến tranh.
“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn viết về tình phụ tử sâu nặng của cha con ông Sáu thời kì chiến tranh. Đây là một truyện ngắn giản dị nhưng chứa đầy sự bất ngờ như ta thường thấy ở văn của Nguyễn Quang Sáng. Đoạn trích trong sách giáo khoa đã cho thấy một khoảnh khắc nhỏ mà trong đó có sự cao cả thiêng liêng của tình phụ tử.
Truyện ngắn này được viết năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Nội dung truyện là tình cha con của cha con ông Sáu và thông qua đó nói lên sự ngặt nghèo, éo le mà chiến tranh đem lại. Tuy đây là một đề tài muôn thuở trong văn chương nhưng chính vìthế giá trị nhân văn của truyện càng trở nên sâu sắc.
Truyện xoay quanh đề tài tình cảm cha con ông Sáu mà tác giả Nguyễn Quang Sáng đã chú trọng đặc biệt đến nhân vật bé Thu - một nhân vật có nội tâm đầy sự mâu thuẫn. Thu là một cô bé phải sống xa cha từ nhỏ. Tuy vậy trong tâm tưởng của Thu, hình ảnh người cha phải xa cách từ lâu luôn luôn tồn tại qua những tấm ảnh. Mặc dù yêu cha là thế nhưng khi gặp cha rồi Thu lại có những hành động mâu thuẫn với suy nghĩ của mình. Khi nghe tiếng ông Sáu gọi con, Thu đã không hề mừng rỡ như ông Sáu vẫn tưởng, nó giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác lạ lùng, chớp mắt nhìn như muốn hỏi, thậm chí mặt nó bỗng tái mét rồi vụt chạy và kêu thét lên. Đều là những cử chỉ mà không ai ngời tới - những cử chỉ thể hiện sự sợ hãi khác thường giữa cha và con. Không chỉ có thế, hành động của Thu còn chứa đầy sự lạnh nhạt và lảng tránh. Kịch tính câu chuyện được đẩy lên cao khi bé Thu nấu cơm. Nó góp phần tạo nên độ căng của mạch kể. Cái nồi cơm quá to, con bé cần có sự giúp đỡ của người lớn nhưng nó đã nhất quyết không chịu gọi ba, không chịunhờ vả. Đỉnh điểm nữa là khi bé Thu hất cái trứng cá mà anh Sáu đã gắp cho. Đây là một hành động rất tự nhiên và hợp lí của Thu để qua đó, cá tính mạnh mẽ của cô bé dần được biểu lộ. Thương con là thế nhưng ông Sáu vẫn không giữ nổi bình tĩnh, ông vung tay đánh vào mông nó và hét lên sao mày cứng đầu quá vậy hả. Bị ba đánh Thu không khóc như ông Ba tưởng, nó chỉ lặng lẽ đứng dậy và sang nhà bà ngoại. Thì ra nguyên nhân là vết sẹo trên mặt ba nó. Nó không chấp nhận bất cứ lời giải thích nào kể cả lời giải thích của mẹ nó. Quả là những suy nghĩ rất trẻ con nhưng chính điều đó đà làm cho câu chuyện trở nên rất thật. Đến khi nghe ngoại kểvề vết thẹo của ba, nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng thở dài như người lớn, tất cả như giúp Thu giải tỏa nỗi lòng mình nhưng bên cạnh đó, nó cũng rất ân hận và hối tiếc vì những ngày qua đã không chịu nhận ba. Cao trào của câu chuyện lại được đẩy lên khi ông Sáu chia tay vợ con lên đường, bé Thu bỗng thét lên “Ba...a... a... ba!”. Tiếng kêu như xé lòng, xót xa, tiếng kêu bật lên sau bao năm kìm nén, chờ đợi khắc khoải. Cùng với những biểu hiện vội vã, hối hả, tác giả đà để Thu bộc lộ hết những tình cảm, nỗi nhớ thương dành cho ba và trong đó có cả sự hối hận. Đây như một chi tiết biết nói. Không có chi tiết nàycâu chuyện sẽ mất đi hẳn một phần giá trị và sẽ trở nên nhạt nhẽo. Niềm vui sướng khi vừa tìm thấy cha con tưởng như không bao giờ còn thấy nữa, niềm vui sướng vượt ra ngoài sức tưởng tượng đã vượt qua mọi khoảng cách khiến người đọc không thể cầm lòng, về sau, khi dã trưởng thành Thu nối gót cha làm giao liên phục cho kháng chiến cũng là vì cha, vì trả thù cho cha.
Qua nhân vật ông Ba, Nguyễn Quang Sáng đã dành cho Thu bao tình cảm quý mến và trân trọng, ông cảm thông với cái ương bướng, cứng đầu của một cô bé chỉ vì vết sẹo chiến tranh trên mặt người lính từ mặt trận trở về mà một tiếng ba cũng không chịu gọi. Hình ảnh bé Thu hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba, cùng với cử chỉ giang cả hai chân bấu chặt lấy ba nó mãi mãi là hình ảnh rất cảm động của tình cha con giữa thời máu lửa. Giây phút từ biệt ấy đã trở thành vĩnh biệt. Nỗi buồn từ câu chuyện đã làm ta càng thêm thấm thìa sự ác nghiệt của chiến tranh.
Trong truyện, tác giả không chỉ chú ý tới tình cảm của nhân vật bé Thu mà tình cảm yêu thương con sâu nặng của ông Sáu đã nhắc đến rất nhiều. Ngày ông đi bộ đội, Thu còn rất bé, nhưng tình cha con trong ông luôn tồn tại mãnh liệt. Lần nào vợ ông đến thăm, ông cũng hỏi thăm con. Đây chính là sự yêu thương của người cha làm cách mạng xa nhà, không được gặp con. Khi về thăm nhà, những tưởng mong đợi được gặp con, được nghe con gọi ba từng phút đã được thực hiện nhưng không, bom đạn đã làm thay đổi hình hài ông, vết thẹo dài trên má - vết thương chiến tranh đã làm cho đứa con gái thương yêu bé bỏng không nhận ra ngườicha nữa. Khi không được đón nhận tình cảm, ông Sáu trở nên suy sụp, đau đớn và đáng thương. Trước sự ứng xử lạnh nhạt của bé Thu, ông vẫn luôn dành mọi hành động thương yêu cho con, trong ánh mắt của ông luôn tràn đầy tình phụ tử không bờ bến. Ông đã tìm mọi cách để sát lại gần con hơn, ông gắp trứng cá cho con nhưng khi cao trào của câu chuyện là Thu hất cái trứng cá đi thì ông đã không kiềm chế nổi, ông đã đánh con. Đánh con để giải tỏa những bức xúc tinh thần, điều đó càng chứng tỏ ông rất yêu con. Với ông cái khao khát được gặp lại vợ con cũng không được trọn vẹn. Đó là kịch của thời chiến tranh. Lúc chia tay vợ con lên đường, ông mới chỉ nhận được một khoảnh khắc hạnh phúc là khi bé Thu nhận ra ba mình và gọi một tiếng ba. Ông ôm con, rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con. Ông đã ra đi với nỗi thương nhớ vợ con không thể nào kể xiết, với lời hứa mang về cho con chiếc lược ngà và nỗi ân hận ray rứt vì sao mình lại đánh con cứ giày vò ông mãi. Lời dặn dò của đứa con gái bé bỏng “Ba về ba mua cho con một cây lược nghe ba” ông luôn cất kín trong lòng. Tất cả tình thương yêu của ông đã được dồn cả vào cây lược ngà tự làm cho con. Có khúc ngà, ông Sáu hớn hở như bắt được quà. Chính qua chi tiết giàu sức gợi cảm này mà ta thấy được phút giây sung sướng đã khiến người cha như một đứa trẻ. Ông làm cho con chiếc lược ngà rất tỉ mỉ và thận trọng. Ông ngồi cưa từng chiếc răng, khổ công như một người thợ bạc. Làm xong lược, ông lại cẩn thận khắc dòng chữ yêu nhớ tặng Thu con của ba. Tất cả những chi tiết trên đều làm ta vô cùng cảm động nhưng cảm động nhất có lẽ phải là chi tiết anh lấy cây lược ngà mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Mỗi lần anh chải tóc, ta lại liên tưởng đến một lần anh gửi gắm yêu thương vào chiếc lược nhỏ xinh. Nhưng không may là ông Sáu đã hi sinh, nhưng tình phụ tử thì không thể chết. Lúc hấp hối, ông đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho ông Ba, nhìn hồi lâu rồi tắt thở. Tuy không một lời nói nhưng cái nhìn của ông Sáu quả thật đã chứa bao nỗi niềm ở bên trong, những nỗi niềm chưa được nói.
Hình ảnh ông Sáu, hình ảnh người cha trong truyện yêu thương con hết mực sẽ mãi còn. Chiếc lược ngà với dòng chữ sẽ mãi là kỉ vật, là nhân chứng về nỗi đau, bi kịch của thời chiến tranh. Nó buộc người đọc chúng ta phải suy nghĩ về những đau thương, mất mát mà chiến tranh đã đem đến cho con người đang sống trên mảnh đất này. Qua đó tác giả cũng muốn nêu lên thái độ không đồng tình với chiến tranh của chính mình.
Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” đã rất thành công trong việc kết hợp kể với miêu tả nội tâm nhân vật, xây dựng nội tâm mâu thuẫn nhưng rất nhất quán về tính cách. Truyện được kể ở ngôi thứ nhất dưới góc nhìn của ông Ba. Điều đó làm cho sự việc trở nên khách quan, tin cậy và xác thực, tạo điều kiện cho người đọc bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểuvà xúc động trước tâm trạng của từng nhân vật. Hơn nữa truyện lại có sự sắp xếp rất chặt chẽ với nhiều tình huống bất ngờ làm cho người đọc cảm thấy hứng thú và cuốn hút khi đọc.
Truyện đã làm sống lại quãng thời gian đánh giặc giữ nước và thông qua đó tác giả muốn người đọc phải nghĩ và thấm thìa nỗi đau, sự mất mát mà chiến tranh mang đến. Tình cảm cha con sâu sắc của cha con ông Sáu đã vượt qua bom đạn của chiến tranh để ngày càng thiêng liêng, ngời sáng và gắn bó chặt chẽ với tình yêu quê hương, đất nước.