K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 5 2021

-Con trỏ soạn thảo là vệt đứng nhấp nháy cho biết vị trí xuất hiện sắp đc gõ vào.

-Con trỏ chuột là mũi tên trắng cho biết vị trị của chuột trên màn hình và để lựa chọn các lệnh.

20 tháng 5 2021

* Sự giống nhau và khác nhau về ý nghĩa của con trỏ soạn thảo và con trỏ chuột:

-      Giống nhau: Chúng đều là con trỏ trong cửa sổ làm viêc của Word.

-      Khác nhau:

+ Con trỏ soạn thảo là một vạch đứng nhấp nháy trên vùng soạn thảo, cho biết vị trí soạn thảo hiện thời.

+ Con trỏ chuột lại có dạng chữ I trên vùng soạn thảo và hình dáng con trỏ chuột có thể thay đổi thành dạng mũi tên hay mũi tên ngược hoặc các dạng khác nhau khi ta di chuyển con trỏ chuột đến những vùng khác nhau trên màn hình.

* Khi ta di chuyển chuột, con trỏ soạn thảo không di chuyển theo.

30 tháng 9 2017

YÊU ĐƠN PHƯƠNG

Soạn bài: Lời văn, đoạn văn tự sự
I. Lời văn trong đoạn văn tự sự

1. Lời văn giới thiệu nhân vật

- Lời văn trong hai đoạn trên đảm nhiệm chức năng giới thiệu về nhân vật.

- Các nhân vật đã được giới thiệu cụ thể:

(1) Hùng Vương có con gái yêu là Mỵ Nương.

(1) Mỵ Nương: con vua, đẹp người đẹp nết, được vua yêu.

(2) Sơn Tinh: ở Tản Viên, được mọi người gọi Sơn Tinh.

(3) Thủy Tinh: ở biển, được mọi người gọi là Thủy Tinh.

Trong cả hai đoạn văn, lời giới thiệu đều có hàm ý ca ngợi.

- Các đặc điểm của nhân vật được giới thiệu phù hợp với chủ đề của truyện, dự báo những diễn biến tiếp theo của câu chuyện: vẻ đẹp của Mị Nương, nguyện vọng kén rể của Vua Hùng, tài năng của Sơn Tinh và Thuỷ Tinh,...

- Câu văn với chữ "có", "là", "người ta gọi chàng là" là hình thức câu văn hay gặp trong lời kể giới thiệu nhân vật.

2. Lời văn kể tự sự

- Đoạn văn dùng nhiều động từ để kể hành động của nhân vật Thuỷ Tinh: đến, nổi giận, đuổi theo, hô mưa, gọi gió, dâng nước, đánh,...

- Hành động của nhân vật trong lời kể mỗi lúc một căng thẳng, kịch tính được đẩy dần lên, hành động sau là kết quả của hành động trước, cứ thế cho đến cao trào: đến sau → nổi giận → đuổi theo → hô mưa, gọi gió → dâng nước → đánh ... nước ngập...

- Kết quả của hành được diễn tả trong câu văn cuối đoạn: Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

- Hình thức lời văn diễn đạt được độ căng của hành động: các động từ với sắc thái mạnh, dồn dập (đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp, hô mưa gọi gió, rung chuyển cả đất trời,...); đặc biệt là hình thức trùng điệp được sử dụng đã gây được ấn tượng mạnh, dữ dội về kết quả của hành động trả thù của Thuỷ Tinh, về mạch phát triển lên cao trào của câu chuyện (nước ngập..., nước ngập..., nước dâng...).

3. Đoạn văn

Tổng kết phần văn
- Qua đó mối quan hệ giữa các ý phụ với ý chính trong đoạn văn: Các ý phụ có mối quan hệ chặt chẽ với ý chính, từ ý phụ dẫn đến ý chính hoặc giải thích cho ý chính, làm nổi bật ý chính.

Kể hoặc viết một đoạn văn nêu ý chính:

Tuệ Tĩnh là người thầy thuốc luôn hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh, không kể người bệnh đó có địa vị như thế nào, giàu hay nghèo. Một hôm, ông chuẩn bị theo con nhà quý tộc vào tư dinh để xem bệnh cho nhà quý tộc thì bất ngờ có hai vợ chồng người nông dân khiêng đứa con bị gãy đùi đến xin ông chạy chữa. Ông liền xem mạch cho cậu bé rồi bảo con nhà quý tộc là ông phải chữa gấp cho chú bé, để chậm tất có hại. Nói rồi, ông bắt tay ngay vào việc chữa trị cho chú bé.

II. Luyện tập

Câu 1:

a.

- Ý chính: Sọ Dừa chăn bò rất giỏi.

- Câu chủ đề: Cậu chăn bò rất giỏi.

- Các câu văn triển khai theo thứ tự: trước - sau.

b.

- Ý chính: Hai cô chị ác hay hắt hủi Sọ Dừa, cô út hiền lành, đối xử với Sọ Dừa rất tử tế.

- Câu chủ đề: Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.

- Thứ tự : Câu trước nêu ý phụ dẫn dắt đến ý chính ở câu sau.

c.

- Ý chính: Tính cô còn trẻ con lắm.

- Câu chủ đề: Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm.

- Thứ tự: Câu trước nói chung, câu sau cụ thể hoá ý câu trước.

Câu 2:

- Câu (a) sai vì không phản ánh đúng diễn biến trên thực tế của sự việc; phải đóng yên ngựa trước, rồi mới nhảy lên lưng ngựa, rồi mới "lao vào bóng chiều".

- Câu (b) đúng vì các hành động trước và sau hợp lí.

Câu 3: Hãy viết câu giới thiệu các nhân vật Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh.

- Lạc Long Quân: Ngày xưa ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi rồng, tên là Lạc Long Quân, là con trai của thần Long Nữ. Vì nòi rồng nên thần thường sống dưới nước. Thần có sức khỏe rất phi thường và lắm phép lạ. Thần không chỉ giúp dân trừ yêu quái mà còn dạy dân cách chăn nuôi trồng trọt.

- Âu Cơ: Ở vùng núi phía Bắc có một nàng tên là Âu Cơ, xinh đẹp tuyệt trần, nàng dòng họ Thần Nông.

- Thánh Gióng: "Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai ông bà sinh được một cậu bé mặt mũi khôi ngô. Nhưng đứa bé cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười.

- Tuệ Tĩnh: Tuệ Tĩnh Thiền Sư quê ở Cẩm Giàng, Hải Dương, từ nhỏ mồ côi, được nuôi dạy ở chùa, sau tu ở chùa Hộ Xá, Nam Định. Ông là một danh y lỗi lạc đời Trần.



Câu 4: Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gẫy, đã nhổ tre đằng ngà tiếp tục đánh đuổi quăn giặc.

Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận:

Gióng mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa. Ngựa hí vang, phi như bay xông thẳng đến nơi có giặc Ân. Gióng cầm roi sắt vung lên vút vút, roi sắt vung đến đầu quân giặc chồng xếp đến đấy. Ngựa sắt phun lửa đốt cháy quân thù. Thật là một trận đánh hào hùng.

Đoạn Thánh Gióng khi roi sắt gẫy:

Thế trận đang bừng bừng, bỗng roi sắt của Gióng bị gẫy, phía trước quân giặc vẫn cứ ào ạt xông lên. Gióng bèn nhổ những bụi tre làm vũ khí thay roi sắt tấn công vào bọn giặc. Những đứa sống sót hốt hoảng bỏ chạy. Tráng sĩ đuổi quân giặc đến tận chân núi Sóc Sơn.

30 tháng 9 2017

I. Lời văn trong đoạn văn tự sự

1. Lời văn giới thiệu nhân vật

- Lời văn trong hai đoạn trên đảm nhiệm chức năng giới thiệu về nhân vật.

- Các nhân vật đã được giới thiệu cụ thể:

(1) Hùng Vương có con gái yêu là Mỵ Nương.

(1) Mỵ Nương: con vua, đẹp người đẹp nết, được vua yêu.

(2) Sơn Tinh: ở Tản Viên, được mọi người gọi Sơn Tinh.

(3) Thủy Tinh: ở biển, được mọi người gọi là Thủy Tinh.

Trong cả hai đoạn văn, lời giới thiệu đều có hàm ý ca ngợi.

- Các đặc điểm của nhân vật được giới thiệu phù hợp với chủ đề của truyện, dự báo những diễn biến tiếp theo của câu chuyện: vẻ đẹp của Mị Nương, nguyện vọng kén rể của Vua Hùng, tài năng của Sơn Tinh và Thuỷ Tinh,...

- Câu văn với chữ "có", "là", "người ta gọi chàng là" là hình thức câu văn hay gặp trong lời kể giới thiệu nhân vật.

2. Lời văn kể tự sự

- Đoạn văn dùng nhiều động từ để kể hành động của nhân vật Thuỷ Tinh: đến, nổi giận, đuổi theo, hô mưa, gọi gió, dâng nước, đánh,...

- Hành động của nhân vật trong lời kể mỗi lúc một căng thẳng, kịch tính được đẩy dần lên, hành động sau là kết quả của hành động trước, cứ thế cho đến cao trào: đến sau → nổi giận → đuổi theo → hô mưa, gọi gió → dâng nước → đánh ... nước ngập...

- Kết quả của hành được diễn tả trong câu văn cuối đoạn: Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

- Hình thức lời văn diễn đạt được độ căng của hành động: các động từ với sắc thái mạnh, dồn dập (đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp, hô mưa gọi gió, rung chuyển cả đất trời,...); đặc biệt là hình thức trùng điệp được sử dụng đã gây được ấn tượng mạnh, dữ dội về kết quả của hành động trả thù của Thuỷ Tinh, về mạch phát triển lên cao trào của câu chuyện (nước ngập..., nước ngập..., nước dâng...).

3. Đoạn văn

Tổng kết phần văn

- Qua đó mối quan hệ giữa các ý phụ với ý chính trong đoạn văn: Các ý phụ có mối quan hệ chặt chẽ với ý chính, từ ý phụ dẫn đến ý chính hoặc giải thích cho ý chính, làm nổi bật ý chính.

Kể hoặc viết một đoạn văn nêu ý chính:

Tuệ Tĩnh là người thầy thuốc luôn hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh, không kể người bệnh đó có địa vị như thế nào, giàu hay nghèo. Một hôm, ông chuẩn bị theo con nhà quý tộc vào tư dinh để xem bệnh cho nhà quý tộc thì bất ngờ có hai vợ chồng người nông dân khiêng đứa con bị gãy đùi đến xin ông chạy chữa. Ông liền xem mạch cho cậu bé rồi bảo con nhà quý tộc là ông phải chữa gấp cho chú bé, để chậm tất có hại. Nói rồi, ông bắt tay ngay vào việc chữa trị cho chú bé.

II. Luyện tập

Câu 1:

a.

- Ý chính: Sọ Dừa chăn bò rất giỏi.

- Câu chủ đề: Cậu chăn bò rất giỏi.

- Các câu văn triển khai theo thứ tự: trước - sau.

b.

- Ý chính: Hai cô chị ác hay hắt hủi Sọ Dừa, cô út hiền lành, đối xử với Sọ Dừa rất tử tế.

- Câu chủ đề: Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.

- Thứ tự : Câu trước nêu ý phụ dẫn dắt đến ý chính ở câu sau.

c.

- Ý chính: Tính cô còn trẻ con lắm.

- Câu chủ đề: Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm.

- Thứ tự: Câu trước nói chung, câu sau cụ thể hoá ý câu trước.

Câu 2:

- Câu (a) sai vì không phản ánh đúng diễn biến trên thực tế của sự việc; phải đóng yên ngựa trước, rồi mới nhảy lên lưng ngựa, rồi mới "lao vào bóng chiều".

- Câu (b) đúng vì các hành động trước và sau hợp lí.

Câu 3: Hãy viết câu giới thiệu các nhân vật Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh.

- Lạc Long Quân: Ngày xưa ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi rồng, tên là Lạc Long Quân, là con trai của thần Long Nữ. Vì nòi rồng nên thần thường sống dưới nước. Thần có sức khỏe rất phi thường và lắm phép lạ. Thần không chỉ giúp dân trừ yêu quái mà còn dạy dân cách chăn nuôi trồng trọt.

- Âu Cơ: Ở vùng núi phía Bắc có một nàng tên là Âu Cơ, xinh đẹp tuyệt trần, nàng dòng họ Thần Nông.

- Thánh Gióng: "Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai ông bà sinh được một cậu bé mặt mũi khôi ngô. Nhưng đứa bé cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười.

- Tuệ Tĩnh: Tuệ Tĩnh Thiền Sư quê ở Cẩm Giàng, Hải Dương, từ nhỏ mồ côi, được nuôi dạy ở chùa, sau tu ở chùa Hộ Xá, Nam Định. Ông là một danh y lỗi lạc đời Trần.

Câu 4: Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gẫy, đã nhổ tre đằng ngà tiếp tục đánh đuổi quăn giặc.

Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận:

Gióng mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa. Ngựa hí vang, phi như bay xông thẳng đến nơi có giặc Ân. Gióng cầm roi sắt vung lên vút vút, roi sắt vung đến đầu quân giặc chồng xếp đến đấy. Ngựa sắt phun lửa đốt cháy quân thù. Thật là một trận đánh hào hùng.

Đoạn Thánh Gióng khi roi sắt gẫy:

Thế trận đang bừng bừng, bỗng roi sắt của Gióng bị gẫy, phía trước quân giặc vẫn cứ ào ạt xông lên. Gióng bèn nhổ những bụi tre làm vũ khí thay roi sắt tấn công vào bọn giặc. Những đứa sống sót hốt hoảng bỏ chạy. Tráng sĩ đuổi quân giặc đến tận chân núi Sóc Sơn.

11 tháng 9 2021

vở soạn văn chị nhé em mới lớp 5 

em hỏi chị em lớp 12 ý mà

chị nhớ k cho em nha

25 tháng 3 2018

Cái câu văn này hay quá , cho mình xin tên bài văn có câu này nhé

17 tháng 10 2017

Soạn bài : Danh từ (Tiếp theo) | Soạn Bài - Đơn giản wá

17 tháng 10 2017

nhanh nha

29 tháng 10 2017

Soạn văn bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1.   a. Điểm khác biệt trong nhan đề bài thơ:

- Nhan đề dài, tạo sự độc đáo.

- Nhan đề làm nổi bật hình ảnh những chiếc xe không có kính. Đó là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó am hiểu hiện thực khốc liệt của chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn.

- Từ “bài thơ” đặt ở đầu tiên đề nhằm tạo ấn tượng về chất thơ của hiện thực ấy. Cuộc chiến đấu khốc liệt là một bài thơ, cuộc đời người chiến sĩ cũng là một bài thơ.

b. Hình ảnh những chiếc xe không có kính là một sáng tạo độc đáo: Chiếc xe ô tô bình thường phải có kính chắn gió, chắn bụi: có mui che nắng, che mưa; có đèn để soi đường trong đêm tối. Những chiếc xe đưa vào trong thơ thì được “mỹ lệ hóa”. Vậy mà chiếc xe trong bài thơ là chiếc xe không bình thường. Nó là chiếc xe của thời chiến tranh. Nó không chỉ có một cái mà là cả tiểu đội xe không kính. Đó là một hình ảnh rất thực, rất trần trụi của những chiếc x era chiến trường: “khôn có kính”. Cách giải thích nguyên nhân không có kính cũng rất thực như một câu nói thường ngày:

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi.

Chỉ vì bom giật bom rung mà chiếc xe không có kính rồi không có đèn, không có mui xe, thùng xe có nước. Chiến tranh ngày càng khốc liệt thì chiếc xe càng biến dạng trơ trụi. Nhưng thật lạ, những chiếc xe ấy vẫn bon bon vào chiến trường không gì ngăn cản nổi.

Câu 2. Hình ảnh người chiến sĩ lái xe.

a. Qua hình anh những chiếc xe không có kính đang bon bon trên đường ra trận, ta nhận thấy phẩm chất nổi bật ở người chiến sĩ lái xe là tư thê hiên ngang, tinh thần dũng cảm, coi thường gian khổ hiểm nguy. Trong bom đạn các anh vẫn ngẩng cao đầu:

Ung dung buồn lái ta ngồi

Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng.

Thái độ bất chấp khó khăn gian khổ, hiểm nguy đã trở thành một nét đẹp rất độc đáo của người lính thời chống Mỹ. Trong bài thơ cấu trúc lặp lại “không có”, “ừ thì” góp phần khắc tạc chân dung những con người đứng cao hơn hoàn cảnh, đứng trên bom đạn. Coi nguy hiểm là dịp để thử sức, để chứng tỏ bản lĩnh chiến sĩ:

“Không có kính, ừ thì có bụi

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha

Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay lái trăm cây số nữa…”

b. Không phải chỉ có tư thế ung dung lạc quan, thái độ bất chấp khó khăn nguy hiểm mà người lính còn là những chàng trai trẻ, sôi nổi, vui nhộn, lạc quan. Trên con đường vào miền Nam chiến đấu chúng ta đã thấy biết bao gương mặt hồn nhiên của:

“Mấy chàng lính trẻ măng tơ

Nghêu ngao gõ bát hát chờ cơm sôi”

(Tố Hữu – Nước non ngàn dặm)

Hay những chàng trai, cô gái:

“Xôi nắm cơm đùm

Ríu rít theo nhau”

Trong thơ của Chính hữu. Nhưng hình ảnh người lính đầy chất lính và hết sức tinh nghịch thì phải tìm trong thơ Phạm Tiến Duật. Những nụ cười “ha ha”, những cái bắt tay vội vàng qua ô “cửa kinh vỡ”, những bữa cơm “chung bát đũa” giữa trời bom đạn đã gắn kết những người lính lại với nhau, tạo thành một gia đình lớn, gia đình chiến sĩ Trường Sơn thời chống mỹ. Cái gì đã tạo nên sức mạnh để người chiến sĩ coi thường gian khổ, bất chấp nguy nan. Đó chính là vì miền Nam yêu dấu. Khổ thơ cuối bài là linh hồn của bài thơ, nó thể hiện vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn người chiến sĩ:

“Không có kính rồi xe không có đèn

Không có múi xe, thùng xe có nước”

Cuộc chiến ngày càng ác liệt, chiếc xe ngày càng bị tàn phá nhưng:

“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim”.

Nhà thơ đã dùng những hình ảnh hoán dụ để miêu tả vẻ đẹp tâm hôn của người chiến sĩ lái xe. Lấy “trái tim” để nói tình cảm, tình yêu của người chiến sĩ. Tình yêu miền Nam, tình yêu tổ quốc có sức mạnh to lớn giúp họ vượt qua mọi khó khăn tiến về giải phóng miền Nam.

Câu 3. Ngôn ngữ giọng điệu của bài thơ đã góp phần quan trọng trong việc khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Giọng thơ ngang tàng có cả chất nghịch ngợm phù hợp với đối tượng miêu tả là những chàng trai trong chiếc xe không có kính.

“Không có kính không phải vì xe không có kín

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”.

Giọng điệu ấy làm cho lời thơ gần với lời văn xuôi, lời đối thoại, rất tự nhiên nhưng vẫn rất thú vị, rất thơ.

Câu 4. Cảm nghĩ về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ.

- Khâm phục những con người hiên ngang dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, luôn tiến lên phía trước vì mục đích và lý tưởng cao đẹp.

- Yêu mến tính sôi nôi, vui nhộn, tinh nghịch lạc quan, dễ gần, dễ mến, dễ gắn bó giữa những người lính trong chiến tranh.

 

29 tháng 10 2017

Bài thơ có một nhan đề rất độc đáo: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Ngay từ đầu, nhan đề bài thơ đã dự báo một giọng điệu riêng của Phạm Tiến Duật: đề cập đến một đề tài hết sức đời thường, gần gũi với cuộc sống của người lính trên đường ra trận. Đó là chất thơ của hiện thực khắc nghiệt, chất lãng mạn của tuổi trẻ trước vận mệnh vinh qung: chiến đấu để giải phóng quê hương, chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc.

2. Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh đoàn xe nối nhau ra trận. Vào cuộc chiến có nghĩa là mất đi rất nhiều, đến chiếc xe cũng phải mất mát, sẻ chia. Câu mở đầu bài thơ rất giản dị mà bất ngờ:

Không có kính không phải vì xe không có kính

Ba chữ “không” như thể giằng nhau trong một câu thơ, dù chỉ để thông tin về một sự thật “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”. Có vẻ như nhà thơ đang phân bua một cách nghịch ngợm, cho sự hiện diện không trọn vẹn của chiếc xe:

- Không có kính, rồi xe không có đèn,

- Không có mui xe, thùng xe có xước…

Nhưng không phải, bởi bù lại cái “sự thiếu hụt” đáng yêu ấy, người lính lại thoả thuê trong những cảm nhận trên đường:

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái.

…Gặp bạn bè suốt dọc đương đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Đọc đến đây, dường như cảm giác xe “không có kính” bị chìm đi, nhường chỗ cho những thanh âm trong trẻo bình yên ùa vào trong khoảng lặng của cuộc chiến tranh khốc liệt. Cuộc sống của người lính bỗng trở nên thật đẹp. Tâm hồn lãng mạn của họ vẫn dạt dào thăng hoa trong bộn bề gian truân, mất mát. Sao trời vẫn sáng đường chiến dịch, những cánh chim vẫn bền bỉ, “đột ngột” mà không cô đơn. Từ “đột ngột” rất đắt dùng trong câu đảo thành phần này diễn tả một động thái đẹp của thiên nhiên, của cánh chim trời. Cánh chim được tính từ hoá để cuối cùng được người hoá qua hai động từ “ sa, ùa” hết sức tự nhiên. Tất cả những điều ấy đủ nói lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính lái xe, thể hiện qua khát vọng sống cao cả và kiên cường. Mặc dù “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi” nhưng đây là tư thế của họ:

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn  trời, nhìn thẳng.

     Tư thế ung dung, lạc quan yêu đời trước hoàn cảnh gian nguy càng tôn thêm phẩm chất của người lính. Mặc kệ “ gió xoa vào mắt đắng”, mặc kệ “mưa tuân ma xối” người lính vẫn nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim, thấy sao trời và đột ngột cánh chim. Một loạt hình ảnh vụt hiện tạo ra những cảm giác, ấn tượng vừa quen, vừa lạ . Đẹp và hiên ngang. Gian khổ nhường ấy, nhưng tinh thần người lính vẫn vượt lên, vẫn yêu đời:

Không có kính, ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người già.

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Những câu thơ đặ tả thực tế, kể cả những tiếng “ừ” rất đời thường và ngang tàng chất lính ấy như thể thách thức cùng gian khó:

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Con đường ra trận, trong thơ Phạm Tiến Duật thường có nhiều tiếng hát, từ Trường Sơn đông Trường Sơn tây đến Gửi em cô thanh niên xung phong, và trong bài thơ này,Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Đó là con đường “chạy thẳng vào tim”. Trái tim ấy là miền Nam phía trước. Trái tim mang một hàm nghĩa thiêng liêng. Ngay kể cả khái niệm “gia đình” theo cách diễn đạt của Phạm Tiến Duật thể hiện trong bài thơ cũng mang một nét nghĩa rất mới:

- Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

- Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm

Mục tiêu cao cả là miền Nam phía trước, là giải phóng đất nước quê hương. Chính vì thế:

Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Trái tim ấy là trái tim người lính, là sứ mệnh vinh quang của tuổi trẻ thế hệ Hồ Chí Minh tiếp nối các thế hệ cha anh đang trên đường ra trận. Câu thơ cuối mang màu sắc triết lí – một triết lí thật đơn sơ nhưng rất đỗi chân thực và mang tầm thời đại. Bức chân dung của người lính lái xe trong bài thơ là bức chân dung tràn đầy sức sống, bức chân dung của niềm tin thắng lợi.

3. Cùng với Trường Sơn đông Trường Sơn tây, Gửi em cô thanh niên xung phong,Bài thơ về tiểu đội xe không kính góp phần thể hiện vị trí và khẳng định phong cách nghệ thuật của Phạm Tiến Duật trong thơ ca Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Đây là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Phạm Tiến Duật, đồng thời thể hiện nổi bật tinh thần tự tin, tươi trẻ của lớp lớp thanh niên Việt Nam trên tuyến đường Trường Sơn một thời oanh liệt. Khi đọc, cần chú ý:

- Tinh thần ung dung của người lính sẵn sàng ra trận, thể hiện trong tiết tấu các câu thơ:

 Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

- Chất giọng khí khái ngang tàng, bất chấp gian khổ, thể hiện trong các cấu trúc lặp lại:

Không có kính, ừ thì có bụi

                Không có kính, ừ thì ướt áo

Không có kính, rồi xe không có đèn.

2 tháng 1 2020

Câu 1: Phân biệt con trỏ soạn thảo vs con trỏ chuột

*Con trỏ chuột

- Có dạng chữ I trên vùng soạn thảo

- Hình dáng con trỏ chuột có thể thay đổi thành dạng mũi tên hay mũi tên ngược hoặc các dạng khác nhau

- Khi ta di chuyển chuột thì con trỏ chuột di chuyển theo.

*Con trỏ soạn thảo

- Là một vạch đứng nhấp nháy trên vùng soạn thảo, cho biết vị trí soạn thảo hiện thời.

- Có hình dạng không thay đổi

- Khi ta di chuyển chuột, con trỏ soạn thảo không di chuyển theo.

Câu 2:

*Soạn thảo bằng giấy, bút:

- Ưu điểm: Có thể trình bày đúng chữ của mình

- Nhược điểm:

+ Tốn nhiều thời gian hơn.

+ Dễ bị bẩn hơn

*Soạn thảo bằng máy tính:

- Ưu điểm:

+ Giúp soạn thảo nhanh hơn, đỡ tốn thời gian

+ Khi sai thì có thể chỉnh sửa lại, không gây bẩn

+ Có thể trình bày nhiều phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ khác nhau.

+ Có thể lưu lại để sử dụng nhiều lần

+ Có thể gửi đi nhiều người với cùng 1 văn bản.

P/s: Chị nghĩ là đúng nhưng ko chắc lắm! Lâu ngày không học!

12 tháng 5 2020

cảm ơn ạ

1 tháng 7 2018

Công ước quốc tế về quyền trẻ em là do:

D. Liên Hợp Quốc soạn thảo và thông qua