Câu 1: Vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” là gì?
A. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. Tình cảm của nhân dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
D. Trí tuệ tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 2: Trong bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh” tác giả so sánh lối sống của Bác Hồ với lối sống những ai?
A. Những vị lãnh tụ của các dân tộc trên thế giới.
B. Các danh nho Việt Nam thời xưa.
C. Các danh nho Trung Quốc thời xưa.
D. Các vị lãnh tụ nhà nước ta đương thời.
Câu 3: Thành ngữ nào dưới đây vi phạm phương châm về chất trong hội thoại?
A. Dây cà ra dây muống
B. Nói nhăng nói cuội
C. Ông nói gà, bà nói vịt
D. Én là một loài chim có 2 cánh
Câu 4: Thành ngữ nào dưới đây vi phạm phương châm quan hệ trong hội thoại?
A. Dây cà ra dây muống
B. Khua môi, múa mép
C. Nói có sách, mách có chứng
D. Ông nói gà , bà nói vịt
Câu 5: Vì sao văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” của Mác - ket được coi là một văn bản nhật dụng?
A. Vì văn bản thể hiện những suy nghĩ trăn trở về đời sống của tác giả.
B. Vì lời văn của văn bản giàu màu sắc biểu cảm.
C. Vì văn bản bàn về một vấn đề lớn lao luôn được đặt ra ở mọi thời đại.
D. Vì văn bản kể lại một câu chuyện với những tình tiết li kì hấp dẫn.
Câu 6: Nội dung nào không được đặt ra trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” của Mác - ket?
A. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất.
B. Nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó.
C. Cần kích thích khoa học kĩ thuật phát triển nhưng không phải bằng con đường chạy đua vũ trang.
D. Cần chạy đua vũ trang để chống lại chiến tranh hạt nhân.
Câu 7: “- Được ạ! Tôi đã liệu đâu vào đấy… Thế nào rồi cũng xong.” (Lão Hạc - Nam Cao)
Câu nói trên ứng với thành ngữ nào dưới đây?
A. Nói nửa kín nửa hở
B. Nói nước đôi
C. Đánh trống lảng
D. Nói úp nói mở
Câu 8: phương châm về lượng cần đạt những yêu cầu nào?
A. Khi giao tiếp cần nói có nội dung, không thiếu không thừa.
B. Khi giao tiếp đừng nói những điều mình không tin là đúng.
C. Khi giao tiếp cần nói có bằng chứng xác thực.
D. Khi giao tiếp không cần nói có nội dung, không thiếu không thừa.
Câu 9: Câu nào sau đây vi phạm phương châm về lượng?
A. Nói có sách mách có chứng
B. Trâu là một loại gia súc nuôi ở nhà.
C. Lời chào cao hơn mâm cổ.
D. Ông nói gà bà nói vịt.
Câu 10: Thế nào là phương châm quan hệ?
A. Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.
B. Khi giao tiếp đừng nói những điều mình không tin là đúng.
C. Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài, tránh nói lạc đề.
D. Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
Câu 11: Có mấy phương châm hội thoại đã được học?
A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm
Câu 12: Truyền kì mạn lục có nghĩa là gì?
A. Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.
B. Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến.
C. Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nay.
D. Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kì lạ từ trước đến nay.
Câu 13: Câu văn nào khái quát được vẻ đẹp toàn diện của nhân vật Vũ Nương?
A. Vũ Thị Thiết, ngườì con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.
B. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, chưa từng để lúc nào vợ chồng phải thất hòa.
C. Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.
D. Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ của mình.
Câu 14: Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ muốn thể hiện điều gì?
A. Phê phán chế độ nam quyền bất công
B. Niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ
C. Phê phán chiến tranh phong kiến đã gây nên sự đau khổ của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến
D. Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ không được tôn trọng.
Câu 15: Đoạn văn sau sử dụng cách dẫn nào?
Sau khi tắm gội chay sạch, Vũ Nương ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:
- Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.”
(Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ)
A. Cách dẫn gián tiếp
B. Cách dẫn trực tiếp
C. Nửa gián tiếp, nửa trực tiếp
D. Đây không phải là lời dẫn.
Câu 16: Tên tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” có nghĩa là gì?
A. Vua Lê nhất định thống nhất đất nước.
B. Ý chí thống nhất đất nước của vua Lê.
C. Ghi chép lại việc vua Lê thống nhất đất nước.
D. Ý chí trước sau như một của vua Lê.
Câu 17: Chi tiết nào nói lên sự sáng suốt của vua Quan Trung trong việc xét đoán và dùng người?
A. Cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp.
B. Phủ dụ quân lính tại Nghệ An.
C. Thân chinh cầm quân ra trận.
D. Sai mở tiệc khao quân.
Câu 18: Nội dung chính hồi thứ 14 của tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” là gì?
A. Tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh
B. Tái hiện chân thực sự thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh trong cuộc tấn công thần tốc của quân Tây Sơn
C. Tái hiện chân thực sự thất bại thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống trong cuộc tấn công thần tốc của quân Tây Sơn
D. Tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống
Câu 19: Câu thơ “Mai cốt cách tuyết tinh thần” nói lên điều gì?
A. Miêu tả vẻ đẹp của cây mai và tuyết trắng.
B. Gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ.
C. Nói lên cốt cách và tinh thần trong sáng của nhà thơ.
D. Giới thiệu vẻ đẹp chung của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Câu 20: Theo em, vì sao tác giả miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân trước, vẻ đẹp Thúy Kiều sau?
A. Vì Thúy Vân không phải là nhân vật chính.
B. Vì Thúy Vân đẹp hơn Thúy Kiều.
C. Vì tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều.
D. Vì tác giả muốn đề cao vẻ đẹp của Thúy Vân.
Câu 21: Câu thơ “Làn thu thủy nét xuân sơn” miêu tả vẻ đẹp nào của Thúy Kiều?
A. Vẻ đẹp của đôi mắt.
B. Vẻ đẹp của làn da.
C. Vẻ đẹp của mái tóc.
D. Vẻ đẹp của dáng đi.
Câu 22: Qua cung đàn mà Kiều sáng tác, em hiểu thêm điều gì về nhân vật này?
A. Là người luôn vui vẻ, tươi tắn.
B. Là người có trái tim đa sầu, đa cảm.
C. Là người gắn bó với gia đình.
D. Là người có tình yêu chung thủy.
Câu 23. Câu thơ nào trong văn bản Chị em Thuý Kiều (Truyện Kiều – Nguyễn Du) thể hiện vẻ đẹp của Thuý Vân và Thuý Kiều?
A. Mai cốt cách tuyết tinh thần.
B. Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
C. Một hai nghiêng nước nghiêng thành.
D. Thông minh vốn sẵn tính trời.
Câu 24. Trong câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” (Chị em Thuý Kiều – Truyện Kiều – Nguyễn Du) có sử dụng phép tu từ chính nào dưới đây?
A. Nhân hóa và ẩn dụ.
B. Nhân hoá và tượng trưng.
C. Nhân hoá và so sánh.
D. Nhân hoá và cường điệu.
Câu 25. Trong văn bản Chị em Thuý Kiều (Truyện Kiều– Nguyễn Du) chân dung Thuý Vân, Thuý Kiều được thể hiện qua biện pháp nghệ thuật nào?
A. Miêu tả nội tâm nhân vật.
B. Tả cảnh ngụ tình.
C. Lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của nhân vật.
D. Khắc hoạ nhân vật qua hành động.
Câu 26. Trong văn bản Chị em Thúy Kiều (Truyện Kiều – Nguyễn Du) bút pháp ước lệ được tác giả sử dụng ở câu thơ nào dưới đây?
A. Đầu lòng hai ả tố nga. B. Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân.
C. Mai cốt cách tuyết tinh thần. D. Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
Câu 27. Câu thơ nào dự cảm tương lai không mấy tốt đẹp của Thúy Kiều?
A. Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
B. Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
C. Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.
D. Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
Câu 28. Có ý kiến cho rằng, ngay từ những câu thơ đầu tiên, Truyện Kiều đã thể hiện giá trị nhân đạo. Theo em, giá trị nhân đạo trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” thể hiện ở điểm nào?
A. Cảm thương với số phận hồng nhan bạc mệnh.
B. Lên án những bất công trong xã hội phong kiến.
C. Dự đoán tương lai bạch mệnh của kiếp hồng nhan.
D. Trân trọng và đề cao vẻ đẹp toàn vẹn của con người.
Câu 29: Cụm từ “khoá xuân” trong câu “Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân” được hiểu là gì?
A. Mùa xuân đã hết.
B. Khóa kín tuổi xuân.
C. Bỏ phí tuổi xuân.
D. Tuổi xuân đã tàn phai.
Câu 30: Cụm từ “tấm son” trong câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” sử dụng cách nói nào?
A. Ẩn dụ. C. Nhân hoá
B. Hoán dụ. D. So sánh.
Câu 31: Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” thể hiện khát vọng gì của Nguyễn Đình Chiểu?
A. Có một cuộc sống yên ổn
B. Dẹp được bọn cướp lâu la
C. Hành đạo để giúp đời
D. Về chí làm trai
Câu 32: Trong các câu sau, câu nào sai về lỗi dùng từ?
A. Khủng long là loài động vật đã bị tuyệt tự.
B. Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguyễn Du.
C. Ba tôi là người chuyên nghiên cứu những hồ sơ tuyệt mật.
D. Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần.
Câu 33: Dòng nào dưới đây không phải là đối tượng miêu tả trực tiếp nội tâm nhân vật?
A, Ngôn ngữ
B. Suy nghĩ
C. Cảm xúc
D. Tình cảm
Câu 34: Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” nằm ở vị trí nào trong truyện Kiều?
A. Trước khi Kiều gặp Kim Trọng
B. Sau khi Kiều gặp Kim Trọng
C. Sau khi Kiều bán mình chuộc cha
D. Sau khi Kiều gặp Từ Hải
Câu 35: Không gian trước lầu Ngưng Bích gợi cho em cảm nhận về điều gì?
A. Sự mênh mông, hoang vắng
B. Sự bình dị, trong lành
C. Sự nhẹ nhàng, sâu thẳm
D. Sự nhẹ nhàng, bình dị
Câu 36: Nhìn cảnh vật Thúy Kiều nhớ đến ai?
A. Thúy Vân và cha mẹ
B. Kim Trọng và cha mẹ
C. Vương Quan và cha mẹ
D. Kim Trọng và Thúy Vân
Câu 37: Các từ “này”, “kia” trong câu “Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia” nhằm gợi tả về:
A. Thiên nhiên
B. Con người
C. Thân phận
D. Sự suy tư
Câu 38: Câu thơ nào sau đây thể hiện tâm trạng buồn của nàng Kiều cho chính thân phận mình?
A. Buồn trông cửa bể chiều hôm – Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
B. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh - Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
C. Buồn trông ngọn nước mới sa – Hoa trôi man mác biết là về đâu?
D. Buồn trông nội cỏ rầu rầu – Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Câu 39: Nội dung chính của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là gì ?
A. Nỗi đau đớn đến ê chề của Thúy Kiều.
B. Sự thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều
C. Tâm trạng bẽ bàng chua xót của Thúy Kiều.
D. Nỗi buồn nhiều vẻ của Thúy Kiều.
Câu 40: Phương thức biểu đạt chính của phần trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là gì ?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Thuyết minh
Câu 41 : Nhận xét nào sau đây không phải là giá trị nghệ thuật của truyện Kiều ?
A. Là một truyện thơ nôm bình dân.
B. Tiếng Việt trong truyện Kiều hết sức giàu đẹp
C. Đặc sắc về phương diện xây dựng nhân vật
D.Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng
Câu 42: Các câu sau đây liên quan đến phạm phương châm nào?
- Lời chào cao hơn mâm cổ.
- Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
- Kim vàng ai nỡ uốn câu
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.
A. Phương châm về lượng.
B. Phương châm về chất.
C. Phương châm quan hệ.
D. Phương châm lịch sự.
tui tự vẽ vịt và mui nếu xấu mong thông cảm
tui anti vịt x mui bỏ qua lần này
chỉ cần có tranh là được