Chất trữ tình thẫm đẫm trong văn bản "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chất trữ tình trong văn bản trên là:
- Toàn bộ tác phẩm được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi với những tình cảm, cảm xúc, tâm trạng khác nhau.
- Khung cảnh thiên nhiên và cảnh vật trong kỷ niệm về mùa phơi sân trước:
+ Mở đầu văn bản là là khung cảnh thiên nhiên quanh con đường quê.
+ Khung cảnh thiên nhiên của Mùa Chạp.
+ Khung cảnh giàn phơi, ép chuối,....
+ Khung cảnh nhớ lại những món ăn ngon.
- Con người được đặt trong mối quan hệ bình dị, thân thương, đẹp đẽ.
- Ngôn từ giàu cảm xúc, giàu tính tạo hình kết hợp cùng giọng điệu tâm tình, thủ thỉ
Nhà văn Nguyên Hồng tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5/11/1918 tại thành phố Nam Định. Ông sinh trưởng trong một gia đình nghèo, mồ côi cha từ nhỏ, rồi theo mẹ ra Hải Phòng kiếm sống trong các xóm thợ nghèo. Hơn 20 năm cuối đời ông đã về ở xóm Cầu Đen, xã Quang Tiến, Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Nguyên Hồng là nhà văn thành danh khá sớm và suốt đời ông chỉ kiên trì với một quan niệm văn chương là phải đứng về phía những người lao động bình thường, nhưng đầy rủi ro và bất hạnh, mà văn giới thường gọi đấy là những con người nhỏ bé, dưới đáy xã hội. Một trong những đối tượng xuất hiện nhiều trong văn ông đó là phụ nữ và trẻ em. Viết về tình cảm thiêng liêng này, văn bản Trong lòng mẹ, một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyên Hồng, được mệnh danh là “bài ca bất hủ về tình mẫu tử”.
Truyện viết về một người đàn bà dũng cảm đối mặt với xã hội phong kiến thối nát với những lời đàm tiếu, sỉ nhục chỉ để được gặp và ở bên con mình. Một đứa trẻ mồ côi cha, xa mẹ và luôn phải sống trong cái cảnh lẻ loi, cô đơn giữa gia đình nhà nội cay nghiệt, độc ác. Qua hai nhân vật này, nhà văn Nguyên Hồng đã thể hiện vô cùng xúc động tình mẫu tử.
Tình mẫu tử thiêng liêng trong tác phẩm Trong lòng mẹ được xuất phát từ hai phía, đó là tình cảm của con dành cho mẹ và ngược lại là những yêu thương, quan tâm, chăm sóc của mẹ dành cho con. Thế nhưng, với tác phẩm này, nhà văn đặc biệt muốn nhấn mạnh tình cảm chân thành, ấm áp của một đứa trẻ dành cho người mẹ tội nghiệp của nó.
Nhà văn Nguyên Hồng đã từng trải qua một tuổi thơ đầy cay đắng và tủi nhục nên điều đó đã ám ảnh vào nhân vật chính : chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ. Xã hội phong kiến xưa đã đày đoạ hai mẹ cọn chú bé, đẩy hai người vào tình cảnh trớ trêu : mẹ phải bỏ con mà đi tha phương cầu thực, để rồi chú bẹ trở thành tiêu điểm của những lời dị nghị, chê trách, mỉa mai, đay nghiến của mọi người. Điều khiến chú bé tiếp tục sống và chịu đựng chính là hình ảnh người mẹ hiền từ, cái tình mẫu tử thiêng liêng mà chú khao khát có được. Chú bé Hồng muốn tiếp tục sống để bảo vệ mẹ khỏi những người đố kị và ghen ghét của cái xã hội phong kiến thối nát đầy hủ tục.
Tình cảm của chú dành cho mẹ được bộc lộ rõ ở hai khía cạnh: trong đoạn đối thoại giữa cậu với bà cô độc ác và lúc cậu gặp lại mẹ mình.
Trong đoạn đối thoại với bà cô, Hồng hiện lên là một chú bé dễ xúc động, mau nước mắt và giàu tình cảm. Trong lòng chú, hình ảnh người mẹ đáng thương và tình thương mẹ luôn thường trực. Khi bà cô hỏi “Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ?”. Thoạt tiên, cậu toan trả lời có vì muốn được gặp lại mẹ, vì nghĩ đến tình cảnh đáng thương của mình. Nhưng chợt nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười “rất kịch” của bà cô, nhận ra những ý nghĩ thâm độc, nham hiểm của “cô tôi”: “gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi…”. Thế nên cậu đã cười và từ chối vì “đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến”. Qua đây, chứng tỏ, dù bà cô hay họ hàng độc ác có gieo rắc vào đầu cậu bé ngây thơ, non nớt những ý nghĩ xấu về mẹ cậu đi chăng nữa, thì trong lòng Hồng, hình ảnh mẹ luôn luôn đẹp đẽ.
Tiếp tục câu chuyện đà đưa của mình, bà cô tiếp tục với một giọng ngọt ngào, cười cợt, xúc phạm mẹ Hồng: “Mợ mày phát tài lắm”, “Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa và thăm em bé chứ”. Thấy mẹ bị xúc phạm, Hồng không thể kìm nén nổi tủi cực đang dâng lên trong lòng và trào ra nơi khóe mắt. Nước mắt của chú “ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”. Hồng rơi vào trạng thái vừa uất nghẹn vừa căm phẫn khiến chú phải “cười dài trong tiếng khóc”. Cậu biết rằng, khi ngân dài hai chữ em bé, là bà cô độc ác đang cố tình gieo rắc vào lòng cậu bé hình ảnh của một người phụ nữ góa chồng nhưng có con với người khác. Nỗi đau dường như càng cố nén thì lại càng dâng trào lên mãnh liệt, biến thành lòng căm ghét cao độ: “Giá những cổ tục đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát”. Từ lòng căm tức, cậu đã muốn hành động, muốn đứng lên đập tan mọi cổ tục của cái xã hội phong kiến thối nát đang đầy đọa mẹ cô, khiến mẹ phải tha hương cầu thực, khiến mẹ con cậu phải xa nhau. Điều này, cho chúng ta thấy, Hồng rất muốn bảo vệ mẹ khỏi những thị phi của xã hội. Mặc dù là một đứa trẻ, nhưng quả thật, cậu là một cậu bé tinh tế, thông minh và rất hiểu chuyện.
Mặc dù những phản ứng của chú mới chỉ dừng lại trong ý nghĩ, nhưng đã nói lên được bản lĩnh và tình yêu thương mãnh liệt của cậu dành cho mẹ. Chú chẳng những không chút mảy may xấu hổ và dao động trước những lời kết tội mẹ mình của bà cô độc ác mà tình thương mẹ trong lòng chú lại càng dạt dào hơn bao giờ hết.
Hồng đau đớn và tủi cực biết bao nhiêu trong cuộc đối thoại với bà cô thì lại sung sướng và hạnh phúc bấy nhiêu khi gặp lại người mẹ tội nghiệp của mình.
Một chiều tan học về, cậu thấy có bóng người ngồi trên xe kéo. Một cảm giác rất lạ rằng đó chính là mẹ, cậu chạy với theo và gọi : “Mợ ơi ! Mợ ơi !”. Hình ảnh so sánh “khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc” làm ta nhận thấy được sự yêu thương mãnh liệt của chú bé sau những ngày tháng tủi cực vừa qua. cảnh hai mẹ con đoàn tụ thật xúc động. Đối với Hồng, chú thấy mẹ đẹp lạ thường, phải chăng do lâu ngày xa cách mà cảm giác vui mừng đoàn tụ khiến em nhìn mẹ mình yêu thương hơn, đẹp đẽ hơn. Hơi quần áo, hơi thở và đặc biệt là hơi ấm từ lòng mẹ làm Hồng thấy hạnh phúc và sung sướng biết bao, như quên hết tất cả rắp tâm bẩn thỉu của người cô.
Nhà văn Nguyên Hồng viết nhiều về tình cảm của Hồng dành cho mẹ, ngược lại chỉ dành một vài chi tiết để khắc họa tình yêu thương của mẹ dành cho Hồng. Thế nhưng người đọc vẫn có thể cảm nhận được tình cảm ấy thật thiêng liêng, dạt dào. Với thân phận của một người đàn bà “lăng loàn”, để trở về gặp con quả thật là một điều rất khó. Hơn nữa, mẹ Hồng còn rất khó khăn, phải chạy ăn từng bữa. Hơn nữa, trở về quê hương, bà sẽ phải nghe những lời nói dèm pha, độc ác; sẽ bị họ hàng chửi rủa, hắt hủi. Trong hoàn cảnh của Hồng và mẹ của chú thì được đoàn tụ với nhau là vô cùng khó khăn và trắc trở. Cả hai đều phải vượt qua những thử thách riêng để cuối cùng họ được đoàn tụ, gặp nhau trong niềm vui khôn xiết. Người mẹ rối rít hỏi con thời gian qua sống ra sao rồi cứ quấn quýt mãi không rời. Bà đã truyền cho đứa con hơi ấm đích thực từ tình yêu thương của mẹ mà bấy lâu nay đã không thể làm, bà đã ở bên Hồng, ôm chú vào lòng mà mong sao xoá đi những kí ức cô đơn, lẻ loi của cậu bé. Thời gian lúc đó cũng như ngừng trôi để khoảnh khắc hai mẹ con được bên nhau cứ dài thêm, dài thêm. Tình mẫu tử trong đoạn trích về câu chuyện của bé Hồng thật thiêng liêng và quý giá biết bao.
Tình mẫu tử thì dường như ai cũng có nhưng trong hoàn cảnh của bé Hồng ở đoạn trích Trong lòng mẹ, ta mới thấy nó thật đáng trân trọng và quý giá biết bao. Sẽ là chưa muộn cho cả bạn và tôi ngay bây giờ sà vào lòng người mẹ yêu quý để cũng như bé Hồng, cảm thấy được tình yêu thương rạo rực khắp người và làm tất cả để bảo vệ tình cảm thiêng liêng đó.
Mỗi người đều có cho mình những tình cảm thiêng liêng, và với riêng tôi, có lẽ không gì bằng tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp. Đó là tình cảm chảy suốt cuộc đời trong lòng mỗi người, nó dẫn dắt và làm điểm tựa cho ta, cho ta tình yêu và động lực để vững vàng bước tiếp. Nhưng đâu phải ai cũng may mắn được hưởng tình cảm thiêng liêng ấy, cũng có một cậu bé Hông “trong lòng mẹ” đó thôi. Nguyên Hồng với trích đoạn ấy đã khiến ta phải bồi hồi xúc động, suy ngẫm về tình mẫu tử.
Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, cao quý giữa người mẹ và đứa con. Trong tiếng anh, từ đẹp nhất người ta cũng cho rằng đó là từ “mother” (mẹ). vậy đấy, chẳng phân biệt đông tây kim cổ thời đại nào, tình cảm ấy cũng luôn được đề coa, tôn trọng và dành một vị trí riêng trong lòng mỗi người. Nhưng chẳng phải ai trên thế gian này cũng may mắn được nhận suối nguồn yêu thuonge vô gia ấy. dẫu biết rằng tình mẹ bao la, dẫu biết rằng đó là tài sản, là đại dương quý giá mà không bao giờ con người ta có thể cân đong đo đếm cho được. Nhưng vì nó càng quý giá, nên khi đã không được nhận tình cảm ấy thì quả là một bất hạnh. Ta từng găp một cậu bé Hồng như thế trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng.
Do bị đẩy vào một cuộc hôn nhân không tình yêu, người chồng mất sớm, điều kiện kinh tế khó khăn người mẹ cậu bé đã phải bỏ đi tha phương câu thực. Thật tội nghiệp biết bao, chú bé Hồng phải ở nhà với người bà cô ác độc, xấu xa luôn tìm cách soi mói và chỉ trích mẹ cậu. Nhưng cậu bé không bao giờ vào hùa với bà ta, luôn giữ thái độ tôn trọng nhưng cũng luôn tìm cách bảo vệ mẹ trước những lời lẽ ác độc ấy. Cậu biết rằng chính những hủ tục lạc hậu đã đầy đọa mẹ cậu, đã khiến cậu phải xa cách người mẹ đáng kính ấy. vậy nên, tình mẫu tử ở trong cậu bé mà ta có thể cảm nhận đó là lòng căm thù và khinh ghét những hủ tục đã đày đọa mẹ cậu, cậu ước gì nó là hòn đá hay mẩu thủy tinh để nghiền nát, để cắn, nhai cấu xé nó ra thành trăm mảnh.
Tình mẫu tử ấy còn là niềm khát khao mong mỏi được gặp lại người mẹ sau bao năm xa cách. Đến nỗi mà cậu cảm thấy, mình thèm khát tình cảm ấy như người bộ hành đi giữa sa mạc. Và nỗi tình cảm sung sướng, hạnh phúc dâng trào khi hôm đó, sau khit an học cậu được gặp người mẹ bằng xương bằng thịt. cậu ngồi trên đùi mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của mẹ, cảm giác hạnh phúc đến tột cùng khi được sống trong vòng tay yêu thương mà bấy lâu nay cậu vẫn luôn khao khát. Cảm giác mãn nguyện và thanh thản khi biết rằng mẹ cậu vẫn hồng hào, xinh tươi và trọn vẹn chứ không xanh xao như lời bà cô nguyền rủa. Như thế, tình mẫu tử còn là niềm hạnh phúc thiêng liêng vô bờ khi được sống trong vòng tay mẹ, khi được ngắm nhìn mẹ vẫn mạnh khỏe, vẫn phúc hậu như thuở ban đầu. Tình cảm ấy vừa chân thực, vừa cao quý, hồn nhiên mà rất đỗi thiêng liêng.
Như vậy, chỉ với một đoạn trích ngắn, ta có thể cảm nhận tình mẫu tử thiêng liêng của cậu bé Hồng và người mẹ tội nghiệp.Ccòn gì cao quý, thiêng liêng hơn nỗi xúc động nghẹn ngào ấy và người đọc dường như đã rớt nước mắt trên trang sách của Nguyên Hồng. Để qua đấy, nhà văn muốn nói với chúng ta rằng: ai hạnh phúc khi đang còn mẹ, được mẹ bảo bọc yêu thương hãy trân trọng và giữ gìn nó. Đó chính là hạnh phúc lớn lao mà cũng bình dị, gần gũi ngay đây.
Tham khảo:
Trên cuộc đời này, tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng cao quý nhất mà mỗi một người đều có. Là con cái, ai cũng yêu thương mẹ của mình và khát khao tình yêu thương từ mẹ cho dù là ở trong hoàn cảnh nào. Đó là lí Nguyên Hồng vẫn luôn yêu thương mẹ của mình dù ông từng bị bỏ rơi và ngày ngày nghe những lời không hay về mẹ để khi gặp lại mẹ, người đọc không khỏi cảm động trước tình cảm hai mẹ con.
Bé Hồng là một đứa trẻ đặc biệt, cha mất sớm, mẹ phải bỏ đi tha hương cầu thực, phải sống trong cảnh bị họ hàng ghét bỏ. Nhưng có lẽ những nỗi thiếu thốn về vật chất không thể so sánh được với tổn thương tinh thần mà Hồng phải chịu đựng. Bé Hồng bị họ hàn hắt hủi, có lẽ làm em buồn nhưng thiếu đi tình thương yêu che chơ của mẹ có lẽ khiến cho em đau và thậm chí là xót xa tột cùng khi em phải nghe những lời không hay về mẹ. Trong thâm tâm của đứa con nhỏ, mẹ lúc nào cũng hiền từ, độ lượng, tốt đẹp và có lẽ tình mẫu tử trong em không cho phép em nghĩ xấu về mẹ của mình: “đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến....”. Chính vì vậy mà em không những không ghét ***** mình vì những lời mà bà cô nói mà còn khéo léo, khôn ngoan ra sức để ngầm bảo vệ mẹ khỏi những lời công kích ác ý của bà cô.
Bé Hồng thương mẹ, khát khao tình mẹ, hình ảnh mẹ giống như lúc nào cũng thường trực trong tâm trí cậu tuy rằng đã lâu cậu không được gặp mẹ. Vì vậy, khi thoáng thấy bóng người giống mẹ, cậu đã không kìm được lòng mà chạy và gọi theo tuy trong lòng vẫn sợ đó không phải là mẹ và bản thân sẽ bị cười nhạo vì sự lầm lẫn này. Và tình cảnh lúc hai mẹ con gặp nhau thật khiến cho người đọc phải xa xót khôn nguôi. Cái hình ảnh mà mẹ Hồng đối với cậu “lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe” làm dậy lên cái tình mẫu tử từ tận sâu đáy lòng vẫn thường trực của cả hai mẹ con. Mà người mẹ ấy cũng chính vài găp được con mà trở nên hồn hào hơn bao giờ hết. Bé Hồng “ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”. Có lẽ đây là hơ ấm mà bé Hồng đã khát khao từ rất lâu, là hơ mẹ mà bé Hồng tưởng chừng mất đi nay tìm lại được trong niềm vui sướng vô tận. Được mẹ ôm, đươc mẹ yêu thương rõ ràng là chuyện hết sức bình thường đối với bao đứa trẻ đồng trang lứa mà đối với bé Hồng, nó thiêng liêng, xa vời đến thế. Vì vậy khi đạt được ước nguyện, cậu thẩy mình “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người miệng, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.”
Khi ở bên mẹ, hạnh phúc trong vòng tay ôm của mẹ, bé Hồng chỉ còn vẳng xa bên tai những lời bóng gió của bà cô và nó nhanh chóng chìm đi trong niềm hạnh phúc. Không thứ gì trên đời này có thể tách rời được mẹ con, không một hủ tục hay lời bịa đặt ác ý nào có thể phá vỡ tình mẫu tử và không lỗi lầm nào có thể khiến cho hai mẹ con xa nhau!
Đoạn trích "Trong lòng mẹ" đã để lại ấn tượng cảm động về tình mẫu tử của hai mẹ con bé Hồng. Tình mẫu tử thật thiêng liêng, cao quý, có thể vượt qua mọi sóng gió để mãi mãi vững bền.
Những người đã đọc tập truyện "Những tấm lòng cao cả"(1886) của nhà văn nổi tiếng - Ét-môn-đô đơ-A-mi-xi (1846-1908) người I-ta-li-a thì ai mà không chung một ý nghĩ khâm phục nhà văn đa tài với lối viết giản dị, nhưng vô cùng sâu sắc. Trong đó, ấn tượng nhất trong em là văn bản "Mẹ Tôi".
En-ri-cô vì một phút ngông cuồng, khi có mặt của cô giáo đã thốt một lời thiếu lễ độ với mẹ. Hành động đó đã làm cho bố của cậu bé cảm thấy buồn, ông đã viết cho En-ri-cô một bức thư. Những lời bố nói với En-ri-cô về mẹ đã làm En-ri-cô "vô cùng xúc động".
Trong văn bản, mẹ của En-ri-cô là người mà " cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ khi nghĩ rằng mình có thể mất con!" qua lời của bố. Bố En-ri-cô đã khéo léo nhắc lại những kỉ niệm của hai mẹ con. Mẹ En-ri-cô có thể "hi sinh một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con". Người mẹ có tấm lòng yêu thương con hết mực, luôn hướng về con, giành mọi điều tốt lành cho con. Người mẹ sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm của con, mỉm cười với con khi con nhận lỗi. Trong thư, người bố đã nói hết về người mẹ của En-ri-cô. Mẹ không bao giờ than khổ khi nuôi con khôn lớn. Mẹ sẽ luôn dõi theo con dù con ở nơi nào. Ôi! Lòng mẹ bao la biết bao! Những ai đã làm mẹ buồn, họ "sẽ cay đắng khi nghĩ lại nhưng lúc làm cho mẹ đau lòng...". "Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh"... Những lời của bố vừa nghiêm khắc vừa có sức lay động đối với tấm lòng En-ri-cô.
Mẹ En-ri-cô tuy không xuất hiện trực tiếp trong văn bản nhưng qua lời bố, người mẹ đã được thể hiện rất rõ. Tấm lòng bao dung, cao cả của Mẹ!
Ôi! có thể dùng từ ngữ nào để nói về người mẹ nữa đây!
Chất trữ tình thấm đượm trong chuyện Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng):
- Tình huống, nội dung câu chuyện: hoàn cảnh đáng thương của chú bé Hồng; câu chuyện vê một người mẹ phải âm thầm chịu nhiều cay đắng, nhiều thành kiến tàn ác; lòng thương yêu cùng sự tin cậy mà chú bé dành cho người mẹ của mình…
- Dòng cảm xúc phong phú của chú bé Hồng: nỗi xót xa, tủi nhục, lòng căm phẫn sâu sắc quyết liệt, tình yêu thương mẹ nồng nàn thắm thiết.
- Cách thể hiện của tác giả cũng góp phần tạo nên chất trữ tình của chương hồi kí:
+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể, tả, biểu lộ cảm xúc.
+ Các hình ảnh thể hiện tâm trạng, các so sánh gây ấn tượng, đều giàu sức gợi cảm
+ Lời văn nhiều khi say mê khác thường như được viết trong dòng cảm xúc mơn man, dạt dào
#Tham khảo nhâ
Chất trữ tình được thể hiện qua các phương diện sau:
-Dòng tình huống và nội dung câu chuyện xoay quanh hoàn cảnh đáng thương của chú bé Hồng,câu chuyện về một người mẹ phải âm thầm chịu đựng nhiều đắng cay,nhiều thành kiến tàn ác,bà cô nham hiểm,lòng tin yêu và sự cậy mà chú bé dành cho người mẹ của mình.
-Dòng cảm xúc phong phú của bé hồng:nỗi niềm xót xa tủi nhục;lòng căm giận sâu sắc,quyết liệt;tình yêu thương nồng nàn,thắm thiết.
-Các thể hiện của tác giả:kể+tả+bộc lộ cảm xúc rất nhuần nhuyễn,các hình ảnh thể hiện tâm trạng ,so sánh gây án tượng,giàu sức gợi cảm;lời văn nhiều khi say mê khác thường như được viết trong dòng cảm xúc mơn man dạt dào
a-Về phương diện nội dung :
- Tình huống , hoàn cảnh đáng thương của hai mẹ con bé Hồng.
- Dòng cảm xúc tinh tế phong phú của bé Hồng trong cuộc đối thoại với bà cô và khi gặp mẹ trên đường đi học về.
b- Cách kể của tác giả :
-Kết hợp giữa kể và bộc lộ cảm xúc trong quá khứ.
-Xây dựng nhiều hình ảnh so sánh độc đáo đầy ấn tượng.
-Giong văn thiết tha, say mê.