K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 10 2019

1.

Nền kinh tế Hoa Kỳ đã trải qua cuộc khủng hoảng năm 2008 dẫn đầu bởi sự sụp đổ của thị trường phái sinh và thị trường cho vay thế chấp nhà đất, và sự sụt giảm giá đồng đô la.[68] Vào ngày 1 tháng 12 năm 2008, Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) đã tuyên bố Hoa Kỳ đã bước vào giai đoạn suy thoái vào tháng 12 năm 2007, và dẫn ra các chỉ số giảm sút quý 3 về GDP cũng như số liệu về thất nghiệp và sản xuất.[69] Tuy nhiên, giai đoạn suy thoái này đã làm giảm thâm hụt cán cân thương mại Mỹ, từ 840 tỷ đô la 2008-09 xuống còn 500 tỷ đô là năm 2009,[65][70] cũng như làm tăng tỷ lệ tiết kiệm cá nhân từ 1% năm 2008 lên gần 5% năm 2009. Thâm hụt thương mại đã tăng lên 670 tỷ đô la năm 2010; tuy nhiên tỷ lệ tiết kiệm vẫn duy trì mức 5%.[71] Năm 2016, mức thu nhập bình quân đã đạt mức cao kỷ lục.[72]

16 tháng 10 2019

2.

Theo các sự kiện chính thức, sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam được coi là bắt đầu vào năm 1964, khi các nhóm quân viễn chinh Mỹ đầu tiên đổ bộ lên Đà Nẵng. Tuy nhiên thực tế những hạt mầm của sự can thiệp này đã được gieo từ rất lâu trước đó, ngay từ năm 1948 khi Chiến tranh Đông Dương đang diễn ra, và kéo dài tới tận năm 1975, khi chiến tranh Việt Nam kết thúc với sự thất bại của Hoa Kỳ và sự sụp đổ của chính phủ bản xứ thân Mỹ là Việt Nam Cộng hòa.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Tên ngành kinh tế: công nghiệp.

- Tình hình sản xuất hiện nay:

+ Các ngành công nghiệp chính ở Hà Nội là: cơ - kim khí; điện tử; dệt may; chế biến thực phẩm, công nghiệp vật liệu,…

+ Ở Hà Nội có nhiều khu công nghiệp lớn, như: khu công nghiệp Nội Bài; khu công nghệ cao Hòa lạc; khu công nghiệp Thạch Thất; khu công nghiệp Bắc Thường Tín; khu công nghiệp Thăng Long; khu công nghiệp Quang Minh; khu công nghiệp Sài Đồng A; khu công nghiệp Sài Đồng B; khu công nghiệp Phú Nghĩa; khu công nghiệp Đông Anh.

+ Hoạt động công nghiệp phân bố ở hầu khắp các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội.

Ảnh hưởng đến môi trường:

+ Gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí,...

+ Hệ sinh thái bị phá vỡ để phục vụ cho phát triển kinh tế, như: san lấp ao hồ, giảm diện tích cây xanh, công viên,... để phục vụ phát triển hạ tầng.

28 tháng 11 2021

Mọi người giúp mình với ạ

28 tháng 11 2021

Tham khảo

Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) là vùng hội tụ tốt nhất các điều kiện để phát triển, có khả năng tạo lợi thế cạnh tranh, làm đầu tàu tăng trưởng để đẩy mạnh quá trình phát triển cho các vùng đó và tiến tới đảm nhận vai trò chi phối tăng trưởng đối với nền kinh tế cả nước

 

10 tháng 1 2023

Ngành du lịch có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và nâng cao đời sống văn hoá - xã hội:

- Tạo nguồn thu ngoại tệ và thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

- Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương như dẫn du lịch tour cho người nước ngoài, thông dịch viên,..

- Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước; tạo sự gắn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc: khiến nhiều quốc gia dân tộc tới thăm hơn

- Đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khoẻ của người dân.

- Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá địa phương, bảo vệ môi trường.

25 tháng 2 2022

tham khảo

-có 5 khu vực kinh tế

25 tháng 2 2022

n tìm ở phần nào vậy. mik tìm mãi mà ko thấy 

 

30 tháng 12 2023

trái, là cái giá phải trả cho sự tăng trưởng “thần kì” của Nhật Bản thời kì 1951-1973.

 

C. KẾT LUẬN

 

Sau những năm khủng hoảng đầu thế kỉ XXI, hiện nay nền kinh tế Nhật Bản có xu hướng phục hồi, dần thoát khỏi trì trệ và sẽ phát triển bền vững hơn. Nền kinh tế Nhật Bản sớm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới là do có những chính sách kinh tế hợp lí bên cạnh đó nền tảng nền kinh tế cũng đóng vai trò quan trọng và nền tảng đó được hình thành vào giai đoạn phát triển kinh tế “thần kì” năm 1951-1973. Giai đoạn phát triển kinh tế “thần kì” năm 1951-1973 của Nhật Bản đã để lại cho các quốc gia đi sau một bài học kinh nghiệm quý giá về phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, hiện nay Nhật bản là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Dựa vào mối quan hệ đối tác đó chúng ta cần phải học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế để phát triển nền kinh tế thị trường của nước ta.

 

 

17 tháng 11 2021

tham khảo

  là khái niệm dùng để chỉ những biện pháp y khoa dùng để thay đổi giới tính của một người, trong đó bao gồm những công đoạn như kiểm tra tâm lý, phẫu thuật chuyển đổi giới tính, tiêm hoóc-môn, phẫu thuật chỉnh hình...

 

Điều đó ảnh hưởng gì đến sự sinh sản về sau ?

RẤT CÓ THỂ SẼ BỊ RỐI LOẠN SINH DỤC 

Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tương quan cao hơn đối với rối loạn phân định giới tính ở các cặp sinh đôi cùng trứng so với khác trứng, gợi ý có một thành tố di truyền ảnh hưởng tới nhân dạng chuyển giới.

Hiếm khi, chuyển giới có liên quan đến sự không rõ ràng về sinh dục (liên giới [rối loạn phát triển tình dục]) hoặc bất thường di truyền (ví dụ, Hội chứng Turner, Hội chứng klinefelter).

- Sau khi chuyển giới, người ta cần tiêm hoocmon liên tục, điều này dựa trên cơ sở khoa học nào ?

Việc thực hiện chuyển giới thành công mới thực sự là điểm bắt đầu của cuộc đời một người chuyển giới. Vì họ là những người cần được chăm sóc đặc biệt về sức khỏe sau đó. Tất cả những người chuyển giới đều gặp vô số vấn đề liên quan. Đầu tiên là việc tiêm hoóc-môn. Có thể nói, hoóc-môn là thứ bất ly thân, gắn bó với người chuyển giới trong suốt cuộc đời còn lại. 

Phần lớn còn lại người chuyển giới tự sử dụng thuốc và hoóc-môn dựa trên hướng dẫn của người có kinh nghiệm trong cộng đồng, không có sự trợ giúp để theo dõi quá trình ảnh hưởng của việc sử dụng hoóc-môn đối với sức khỏe. Hơn một nửa số người sử dụng hoóc-môn sử dụng nguồn cung cấp trôi nổi, từ người bán hoóc-môn trên mạng Internet hoặc các nguồn tư nhân. 

=> DỰA trên cơ sở khoa hoc thẩm mỹ

 

Ý nghĩa của những tiến bộ về khoa học kĩ thuật đối với đời sống con người ?

 khoa học-kĩ thuật có ý nghĩa to lớn, như cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người, mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu và những thay đổi to lớn trong cuộc sống của con người.

27 tháng 11 2021

- quá nhìu
- ra ngoài đường tưởng gái dắt về nhà khoe ba mẹ mới biết là trai-> ảnh hưởng sâu sắc
-cơ sở khoa học thái lan hả?
-nhìu ý nghĩa

 

29 tháng 1 2016

* Qua phân tích các nguồn lực tự nhiên, kinh tế xã hội ở TN ta thấy TN có những thế mạnh chính trong phát triển kinh tế xã
hội như sau:

-Thế mạnh phát triển cây công nghiệp và chế biến sản phẩm cây công nghiệp

-thế mạnh phát triển lâm nghiệp và công nghiệp khai thác gỗ lâm sản

-thế mạnh phát triển thuỷ điện.

* Thế mạnh phát triển cây công nghiệp (giống như câu 2)
(bổ sung thêm vào ý cuối cùng.)
Các nhà máy chế biến sản phẩm cây công nghiệp :
chế biến cà phê hiện nay mới ở trình độ sơ chế chủ yếu ở Buôn ma Thuật và ngoài ra còn chế biến ở đà lạt, Plây cu.
- Chế biến cao su cũng sơ chế chủ yếu ở Plâycu, Buôn ma Thuật.
- Chế biến chè búp ở Bầu cạn, biển Hồ ở Gia lai và ở Bảo Lộc Lâm đồng.
Chế biến tơ tằm ở Bảo lộc, Lâm đồng, đã hình thành liên hợp chế biến tơ tằm hiện đại nhất Đông nam á.

*Thế mạnh phát triển lâm nghiệp và công nghiệp khai thác gỗ lâm sản.
- phát triển lâm nghiệp ở TN được coi như là một hướng mũi nhọn trong kinh tế TN. Vì phát triển lâmnghiệp ở TN có lien
quan tới hiệu quả kinh tế của nhiều ngành kinh tế khác trong cơ cấu kinh tế TN.

+ trước hết phát triển lâm nghiệp sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế rừng cao: do rừng của Tây nguyên được coi là có S lớn nhất cả
nước- Khoảng 3,3 tr ha rừng trong tổng số hơn 9 tr ha rừng cả nước.

+Rừng ở TN có độ che phủ rừng lớn nhất cả nước 60% trong khi đó ở tây bắc chỉ có dưới 10%.

+S rừng ở TN so với các nước chiếm tới 36% trong khi đó Duyên hải miền Trung có nhiều rừng, nhưng chỉ chiếm 30%.

+Trữ lượng gỗ và sản lượng gỗ của TN hiện nay lớn nhất cả nước: trữ lượng gỗ có khoảng 180 tr m3 với sản lượng gỗ,
chiếm 52% sản lượng gỗ cả nước. Những chỉ tiêu đó khẳng định rằng rừng ở TN được coi là có thế mạnh nhất, có ý nghĩa nhất
trong cơ cấu kinh tế của TN và có S quy mô rừng lớn nhất cả nước.

+Rừng ở TN không những có S và trữ lượng lớn mà có nhiều loại gỗ quý đặc sản không vùng nào trong cả nước có cả (đó là
Cẩm lai, Giáng Hương Kiền, Kiền... ) trong đó nổi tiếng nhất là gỗ Cẩm Lai có giá trị xuất khẩu cao nhất cả nước. Trong rừng còn
có nhiều loại thú quý như Voi, Gấu, Bò tót, Tê Giác... mà các loài thú rừng quí hiếm này đang được bảo tồn ở khu vườn quóc gia
Cát Tiên và OK Đon (Đắc Lác). Như vậy, tài nguyên khoáng sản ở tây nguyên không những có giá trị kinh tế lớn mà còn có giá trị
về sinh thái, môi trường và du lịch.

+phát triển lâm nghiệp ở TN trên cơ sở có trữ lượng gỗ lớn như vậy, nên vùng này đã và đang hình thành nhiều liên hiệp
lâm nghiệp, công nghiệp có quy mô vào loại nhất cả nước, điển hình như liên hiệp EA Súp (Đắc Lắc) Kon Hà Nừng, Buôn Gia vằn
(Gia lai). Những liên hiệp lâm công nghiệp này phải gắn kết chặt chẽ giữa trồng rừng, tu bổ rừng, khoanh nuôi rừng và khai thác gỗ
lâm sản có kế hoạch cùng với các nhà máy chế biến. TN hiện nay vẫn là vùng cho sản lượng khai thác lớn nhất cả nước nhưng
nhiều năm qua sản lượng khai thác gỗ của TN có xu thế giảm dần. Nếu như thời kỳ 90- 95 sản lượng gỗ khai thác TB năm 700.000
m3 gỗ nhưng từ năm 95-99 sản lượng khai thác gỗ trung bình năm chỉ đạt 200- 300000 m3 gỗ, đó là kết quả của việc khai thác rừng
ở TN nhiều năm qua vẫn còn bừa bãi lãng phí.

Việc phát triển lâm nghiệp của TN ngoài ý nghĩa kinh tế to lớn như nêu trên còn có ý nghĩa to lớn là bảo vệ môi trường sinh
thái cho TN và cho DHNTB và ĐNB vì rừng của T N chính là rừng đầu nguồn của các sông Đồng Nai, sông Đà Rằng, sông La
Ngà. Cho nên, việc khai thác và bảo vệ rừng, trồng rừng ở TN có ảnh hưởng lớn tới quá trình sản xuất nông lâm ngư nghiệp ở miền
Trung và ĐNB , Sự ảnh hưởng đó biểu hiện có tác dụng giữ cân bằng sinh thái điều tiết mực nước ngầm hạn chế xói mòn đất, hạn
chế lũ lụt ở Duyên hải NTB và TN cho nên phát triển lâm nghiệp ở TN không những có ý nghĩa kinh tế to lớn mà còn có tầm quan
trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái cho cả NTB và ĐNB. Qua những điều phân tích trên chứng tỏ lâm nghiệp ở TN phải
được coi là mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế .

-Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng ở TN cần phải thực hiện những hướng chính sau:

+ Phải ngăn chặn mọi hình thức khai thác rừng bừa bãi. Vận động dịnh canh định cư chống du canh, du cư, chống đốt rừng
làm rẫy. Phải đẩy mạnh trồng rừng kết hợp tu bổ, khoanh nuôi và tập trung đầu tư xây dựng nhiều lâm trường mới nhiều liên hiệp
lâm công nghiệp mới như Easup, Kon Ha Nừng...

+Qui hoạch mở rộng vườn quốc gia là qui hoạch vùng đệm ở các khu bảo tồn quốc gia này (Cát Tiênvà OKđôn)

+đẩy mạnh thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho từng hộ nông dân, tạo cho đất có chủ.

+đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến gỗ tại chỗ, hạn chế xuất khảu gỗ tròn và tận dung các phế liệu của gỗ để sản
xuất hàng tiêu dùng và dồ mỹ nghệ xuất khẩu có giá trị.

-Thế mạnh phát triển thuỷ điện: do TN có độ cao TB 400- 500 m trở lên mà từ TN, bắt nguồn nhiều sông chảy ra biển Đông
và chảy sang CPC như sông Đà Rằng, sông Đồng Nai, sông Xêxan, sông Xêrêpok... Do các sông này bắt nguồn từ độ cao lớn, nên
tạo ra trữ năng thuỷ điện lớn. Đây là vùng có trữ năng thuỷ điện lớn thứ 2 cả nước sau Tây bắc, chiếm 19% trữ năng cả nước. Vì
vậy, trên địa bàn TN và những vùng phụ cận cho phép xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện lớn và cỡ trung bình:
Thuỷ điện Ialy trên sông Xê san với công suất 700.000 kw;thuỷ điện Đrây H’Linh 12.000 kW trên sông Xêrêpok,thuỷ điện
đa nhim trên sông đa Nhim (Lâm đồng)

- Hiện nay đang chuẩn bị xây dựng 2 nhà mày thuỷ điện là Bonzon và ĐạI Ninh

- Việc đầu tư xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện ở TN sẽ đem lại nhiều ý nghĩa lớn : trước hết là cung cấp nguồn năng
lượng điện cho sự nghiệp công nghiệp hoá TN trong đó gắn chặt với triển vọng khai thác và chế biến quặng bô xít ở Lâm Đồng.
Đồng thời cũng là để điều tiết các nguồn nước tưới trên sông ngòi TN và tạo điều kiện giữ cân bằng hệ sinh thái và giảm sự khắc
nghiệt về thiếu nước vào mùa khô của TN.
 

8 tháng 1 2024
Hiện tại, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều là những quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh. Dưới đây là một số hiểu biết về tình hình phát triển kinh tế của từng quốc gia:
1. Trung Quốc:
- Trung Quốc là quốc gia có dân số đông nhất thế giới và là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.
- Trung Quốc đã trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới trong những năm gần đây. Đất nước này đã chuyển từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp hóa và dịch vụ.
- Trung Quốc có một ngành công nghiệp mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất điện tử, ô tô, hàng tiêu dùng và dệt may.
- Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, với các thị trường xuất khẩu chính là Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á.
- Về mối quan hệ với Việt Nam, Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Hai quốc gia có một quan hệ thương mại mạnh mẽ, với việc trao đổi hàng hóa và đầu tư.
2. Nhật Bản:
- Nhật Bản là một trong những nền kinh tế phát triển nhất thế giới và là quốc gia có mức sống cao.
- Nhật Bản có một ngành công nghiệp công nghệ cao và là một trong những quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ, ô tô, điện tử và máy móc.
- Nền kinh tế Nhật Bản cũng dựa vào xuất khẩu, với các thị trường chính là Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á.
- Nhật Bản có một nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn và đã đầu tư vào nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
- Về mối quan hệ với Việt Nam, Nhật Bản là một trong những đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của Việt Nam. Hai quốc gia có một quan hệ hợp tác mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả kinh tế, công nghệ và văn hóa.
3. Hàn Quốc:
- Hàn Quốc là một quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh và là một trong những nền kinh tế lớn trên thế giới.
- Hàn Quốc có một ngành công nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử, ô tô, hàng tiêu dùng và công nghệ thông tin.
- Hàn Quốc cũng là một quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn, với các thị trường chính là Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á.
- Hàn Quốc có một nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn và đã đầu tư vào nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
- Về mối quan hệ với Việt Nam, Hàn Quốc là một trong những đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của Việt Nam. Hai quốc gia có một quan hệ hợp tác mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả kinh tế, văn hóa và giáo dục.
Tổng quan, cả ba quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều có mối quan hệ thương mại và đầu tư quan trọng với Việt Nam. Việt Nam đã hưởng lợi từ việc hợp tác kinh tế với các quốc gia này, đồng thời cũng đã trở thành một thị trường hấp dẫn cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư từ ba quốc gia này.