nêu các kỉ niệm có thể kể về mái trường
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trường của em vươn cao một góc trời thành phố, trường của em đứng đó miền tự hào quê hương”. Vâng! Ngôi trường vinh dự được nhắc đến trong bài hát trên chính là trường THCS Nông Trang tôi đó. Tôi yêu và tự hào biết bao ề mái trường THCS Nông Trang thân yêu .
Mái trường là ngôi nhà thứ 2 luôn là nơi lưu lại những kỉ niệm, dấu ấn đang nhớ trong tâm hồn mỗi con người. Trường THCS Nông Trang tôi có 3 dãy học đường khang trang khoắc lên mình chiếc áo màu vàng dịu. Sân trường rộng mênh mông, sạch sẽ.Trên sân trường, những bồn hoa đẹp, ầy đủ màu sắc tươi tắn. Vào mỗi giờ ra chơi, còn gì hơn khi bạn được ngắm những bông hoa khoe sắc cùng những tia nắng vàng rực rỡ. Những bồn hoa đầy đủ màu sắc rực rỡ như 1 món quà từ loài hoa của thiên nhiên ban tặng cho con người. Thư viện ngoài trời râm mát. Thư viện ngoài trời sạch sẽ , những quyển sách, báo, truyện được xếp gọn gàng. Những hàng cây xanh mát, cao to như những chàng vệ sĩ đứng xếp hàng chào đón mọi người. Mỗi mùa hè đến những hàng cây xanh như những chiếc ô khổng lồ xan xát như tạo ra những khoảng bóng mát cho sân trường. Mỗi chiếc ghế đá đều in dấu những kỉ niệm đẹp về tình bạn bè. Cây bàng, loại cây đã chứng kiến bao kỉ niệm của học sinh dưới những chiếc bóng của mình thân cây bàng với màu nâu sấm, sần sùi , nhiều vết sẹo. Cây bàng có một điều rất đặc biệt là lá cây có thể thay đổi màu. Màu xuân đến, cây bàng đâm chồi nảy lộc, tràn đầy sức sống sau mùa đông lạnh giá. Mỗi mùa đông đến, cây bàng như phải chống chọi để sống sót với cái lạnh của mùa đông. Mùa đông , cây bàng giơ những cánh tay gầy guộc giữa cái lạnh giá của đông. Mùa đông . mỗi cơn gió nhẹ đi qua, những chiếc lá bàng lại dễ dàng rụng ề để lại thân cây khô khốc, gầy guộc. Cây phượng – loài cây chứng kiến những cuộc chia li của học sinh. Mỗi mùa phượng nở là mùa thi, mùa chia li. Hoa phượng nở đỏ rực báo hiệu mùa nghỉ hè của học sinh đã sắp đến. Những chùm hoa phượng đỏ rực như những đóm lửa, bập bùng mỗi khi có gió đi qua. Hoa phượng còn là hoa học trò bởi nó chứng kiến những cuộc chia li phải xa trường của học sinh
Trong nhịp sống náo nhiệt, mọi thứ sẽ theo dòng thời gian bất tận lui vào dĩ vãng mịt mờ, bỏ lại sau lưng biết bao nỗi niềm hối tiếc. ngậm ngùi 2 tiếng giá như, tôi thật sự cảm thấy hối hận khi nghĩ về một lần lầm lỡ: tôi đã không học bài cũ khiến cô giáo dạy văn buồn. Tôi là 1 HS đc cô tin tưởng và quý mến. Vậy mà...
Sáng sớm, mọi vật bừng tỉnh sau 1 đêm dài. Những tia nắng tinh nghịch nhảy nhót trên những mái nhà. Mấy chú chim chuyền từ cành này sang cành khác. Tất cả đều vui vẻ, khác hẳn vs tâm trạng của tôi lúc này: Vội vàng, hối hả chạy nhanh đến trường. Đến lớp, tôi hấp tấp mở vở ôn lại chồng bài cũ chất cao như núi mà hôm qua tôi đã mải chơi quên chưa học
Trống vào lớp đã điểm. Tôi cố gắng vui vẻ vs mọi người như thường ngày.
Tiết Sử, Toán, Công nghệ trôi qua nhẹ nhàng. Rồi tiết 4, tiết Ngữ Văn...
Cô giáo bước vào lớp, áo trắng giản dị. Mỉm cười đáp lời chào cả lớp, cô ra hiệu cho cả lớp ngồi xuống rồi lấy sổ điểm ra kiểm tra bài cũ. Tiếng tách tách bút căng thẳng. Tiếng lầm rầm học bài cũ của các bạn. Tôi nghe rõ cả tiếng đập trong lồng ngực mình.
- Nguyễn Văn A lên bảng!
Tiếng cô vang lên pha vỡ bầu không khí im lặng để rồi tan loãng trong những tiếng thở phào nhẹ nhõm của các bạn. Tôi chưa kịp sung sướng vì cảm thấy mình thật may mắn thì rủi thay, hôm nay cu cậu lại ko học bài. Thế là cô hạ tay cho điểm rồi kết thúc bằng 4 từ thật ngắn gọn: " Tường Vy lên bảng"
Tim tôi đập rộn lên như sắp chui ra khỏi lồng ngực. Tôi cố làm ra vẻ thản nhiên bước lên bảng. Rồi tôi nhớ gì thì diễn thế. Tôi lặng người đi trong tiếng xì xào của các bạn. Cô-giọng buồn buồn- bảo tôi về chỗ. Yên vị trên chiếc ghế quen thuộc song trong đầu tôi hộc độn bao nhiêu là ý nghĩ. Tôi lo sợ, tự trách bản thân. Tôi ngạc nhiên khi cô nhận xét thôi học bài chưa kĩ, thay vì chưa học bài. Ánh mắt cô nhìn như xoáy sâu vào tâm hồn tôi. Cả giờ học, ánh mắt ấy vẫn hướng về phía tôi như chứa đựng 1 dấu hỏi... Phải chăng sự lười biếng và chủ quan của tôi đã vô tình làm nhòa mờ tình cảm của cô dành cho tôi? Nhưng rồi nét mặt tươi sáng của cô khi gọi tôi đứng dậy và lời khen tôi về bài mới khiến tôi hiểu rằng: cô vẫn đặt niềm tin vào cô trò nhỏ, cô đã tha thứ cho tôi rồi...
Sau buổi học ấy, lòng tôi vẫn muón nói cô 1 lời xin lỗi mà ko dám.
Bây giờ khi nhớ lại chuyện cũ, tôi vẫn cảm thấy xót xa và nuối tiếc nhưng kophair chỉ vs 2 tiếng "giá như..." mà còn là 2 chữ " tôi sẽ..." chứa đầy tự tin và ý nghĩa.
Lop 7 ne kb di
Trong mấy năm đi học, em đã có rất nhiều kỉ niệm buồn vui dưới mái trường thân yêu. Nhưng kỉ niệm mà tôi sẽ chẳng bao giờ quên đó là kỉ niệm hồi lớp 1, khi em tập viết và cô giáo đã tận tình cầm tay tôi viết từng nét.
Tròn 6 tuổi, em bước vào lớp một với tất cả sự háo hức. Em học đọc rất nhanh, chỉ nghe cô giáo đọc một lần, em có thể đọc theo vanh vách. Nhưng viết với em quả là một hành trình gian nan. Em thuận tay trái, từ nhỏ mẹ đã rèn cho em cầm bút tay phải. Nhưng cứ khi nào không có ai nhìn là em lại đổi tay. Cô giáo đầu tiên của em tên là Ngọc. Đúng như cái tên, cô xinh xắn và rạng rỡ, lại trìu mến, hiền dịu. Cô biết em thuận tay trái nên thường xuống bàn quan sát tôi viết. Bước vào học kì hai, chúng tôi tập viết chữ nhỏ, lại viết những bài chính tả dài hơn. Chữ em dần nguệch ngoạc. Trong giờ chính tả hôm đó, cô chép những dòng chữ tròn trịa lên bảng, chúng em chép vào vở của mình. Vì thấy cô không để ý, em lại đổi tay để viết.
Đến cuối buổi học, cô Ngọc trả vở chính tả cho chúng em. Cô bắt đầu nhận xét. Bỗng, cô nhắc tới em: "Bạn Gia Bảo hôm nay viết có tiến bộ. Tuy nhiên, cô nghĩ là con đang quên một điều." Em hoảng hốt cúi mặt xuống. Trong tà áo dài thướt tha, cô bước xuống bàn em và tiếp lời: "Cả lớp nhớ cô dặn khi viết, tay chúng ta cầm bút thế nào không?" Lớp tôi đồng thanh nhắc lại lời cô dặn. Cô lại nói: "Tuy vậy, bạn Gia Bảo vẫn quên. Cô phê bình Gia Bảo trong buổi học ngày hôm nay." Rồi cô nhìn thẳng em và nói: "Cô hi vọng Gia Bảo sẽ nhớ lời cô dặn." Một vài bạn cất tiếng cười chê bai. Nghe thấy vậy, khuôn mặt em nóng bừng, nước mắt ứa ra và bàn tay vò trang vở vừa viết. "Cô thấy hôm nay chữ con viết tròn, đều đúng khoảng cách. Con viết đẹp hơn rất nhiều bạn." - Cô lại nhẹ nhàng nói. Cả lớp im phăng phắc. Em được cô khen lại thấy êm lòng nên trút bỏ được cơn tức giận của một cậu con trai hiếu thắng.
Từ đó, em kiên trì rèn viết bằng tay phải. Lên lớp 2, tôi đã viết được những dòng chữ vô cùng sạch đẹp. Dù bây giờ, em không còn được học cô nữa, nhưng những bài học lí thú hay lời dạy ân cần của cô vẫn còn in đậm trong tâm trí em.
#Châu's ngốc
Thầy Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28/6/1947 tại xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, Nam Định. Mọi thứ chỉ thật sự tràn đầy hi vọng khi những năm đầu đời Nguyễn Ngọc Ký là một đứa trẻ khỏe mạnh. Thế nhưng khi lên bốn, một cơn bạo bệnh bất ngờ, đã cướp đi cả hai bàn tay của ông, kết quả là ông bị liệt cả hai tay mãi mãi không cầm được bút nữa và tất nhiên coi như việt học hành sẽ chấm dứt từ đây.
Sau ngày hôm đó, Nguyễn Ngọc Ký hết sức đau buồn. Thế nhưng nhận ra để thay đổi cuộc sống tồi tệ này không còn cách nào khác là phải học tập. Và sau ngày hôm đó, quyết không đầu hàng số phận Nguyễn Ngọc Ký đã luyện viết bằng bàn chân của chính mình.
Lúc đầu thầy tâm sự, viết bằng chân là một chuyện rất khó khăn, vất vả nhiều khi tức tưởi vì không cầm vững được cây viết đã muốn buông xuôi tất cả. Dần dần bình tâm lại đã viết được chữ O, Chữ A và sau đó còn vẽ được thước, xoay được compa, làm được lồng chim và những thứ đồ chơi để chơi.
Sau đó quay trở lại học hành và học rất giỏi. Năm 1962, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu. Năm 1963, khi đang học lớp 7, ông tham dự kỳ thi sinh giỏi Toán toàn quốc và đứng thứ 5, được Hồ Chủ tịch tặng huy hiệu lần thứ hai và cùng đạt được nhiều giải thưởng toán học. Ông xuất sắc tốt nghiệp ngành Ngữ văn của Đại học Tổng hợp Hà Nội, rồi trở về quê nhà làm thầy giáo. Năm 1994, ông chuyển từ Nam Định vào Thành phố Hồ Chí Minh định cư, làm việc tại Phòng Giáo dục quận Gò Vấp để vừa công tác vừa chữa bệnh.
Với tuổi học trò, ai cũng có cái nao nao của buổi tựu trường. Với tôi thì lần đầu tiên tôi đến với mái trường tiểu học là một kỉ niệm đẹp nhất. Bao niềm vui, sự hãnh diện và cả sự rụt rè bỡ ngỡ cứ xen lẫn trong tôi với nhũng ấn tượng sẽ đọng lại mãi trong lòng.
Ngày đầu tiên đến trường – đó là một ngày nắng ấm, khí trời dìu dịu êm ái , theo sự thông báo của nhà trường , tôi đã chuẩn bị đủ tất cả mọi thứ nào là quần áo, giày dép, tập sách…. Nhưng lòng tôi vẫn cứ xôn xao khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới: bạn bè, thầy cô, trường lớp… đều mới tinh. Trong những năm trước, tôi vẫn là một đứa bé quấn quanh chân mẹ. Giờ đây mái trừơng quá đỗi xa lạ với những hàng cây, ghế đá,.. xa xa những bậc phụ huynh cùng bè bạn đang đứng khắp sân.
Năm nay, tôi đã bước chân vào ngưỡng cửa cấp một - một chân trời hoàn toàn mới lạ. Ngôi trường tôi học năm nay rất khang trang, và không gian thoáng đãng..Từ cổng trường là một hàng cây me già rợp bóng mát dẫn lối vào các dãy phòng học ba tầng uy nghi, đẹp đẽ . Nào là hàng cây, phòng học, cột cờ ….tất cả đều dập vào mắt tôi, khiến lòng không thể nén lại được cảm xúc ngỡ ngàng , bao niềm vui sướng và tôi đã thốt lên: “Ôi! Ngôi trường đẹp quá!”.
Chúng tôi, các em lớp 1 cũng như anh chị lớp lớn hơn được phân công về các lớp. Tôi thầm ước sao cho mình có thể học chung với một số người bạn chung xóm. Tiếc thay, lớp tôi học hoàn toàn là bạn lạ. “Nhưng dần rồi mình cũng sẽ quen với những bạn ấy thôi” - Tôi tự an ủi mình như thế. Sau mấy phút bỡ ngỡ ban đầu, tôi thấy cô giáo chủ nhiệm bước vào. Dáng đi, hình ảnh của cô làm cho tôi gợi nhớ về hình ảnh người mẹ hiền hiện vẫn còn đang đứng ngoài cổng. Vẫn một dáng người thon thả, đôi mắt hìên lành, mái tóc đen dài.. Chính hình ảnh có của cô đã làm cho tôi phần nào bớt đi sự lo lắng vì xung quanh tôi toàn là bạn lạ. Lởi đầu tiên cô nói với chúng tôi là những lời dạy bảo ân cần về ý thức và trách nhiệm đối với bản thân, trường, lớp, trong học tập và rèn luyện trong năm học đầu tiên của ngưỡng cửa cấp một.Tôi nghĩ đó là bài học đầu tiên mà tôi có thể có được ở ngôi trường mới này..
Ấn tượng nhất trong tôi là ngày khai giảng. Trong trang phục là một bộ dòđồng phục áo trắng tinh cùng váy xanh, tôi ra dáng là một học sinh thực sự. Tôi vừa thèn thẹn vừa cảm thấy mình như trưởng thành hơn. Tiếng trống khai trường do thầy hiệu trưởng gióng lên vang xa và âm thanh đó như lưu vào trong tôi một cảm xúc xao xuyến, lạ lùng. Tôi biết là từ hôm nay tôi hoà nhập vào một môi trường mới.
Tôi được học trong một ngôi trường có bề dày thành tích và truyền thống dạy học - Trường Tiểu học Trần Quang Diệu, bản thân tôi có biết bao nhiêu niềm vui sướng và lòng tự hào và có xen lẫn một vài nỗi lo sợ . Nhưng điều quan trọng trong tôi lúc này, tôi hứa sẽ quyết tâm học tập và rèn luyện sao cho xứng đáng với truyền thống của nhà trường.
Với bao nhiêu diều suy nghĩ trong tôi , có cả niềm vui xen lẩn niềm kiêu hảnh và cả sự thẹn thùng bỡ ngỡ và một chút lo lắng…. Bấy nhiêu cảm xúc của những ngày đầu tiên đó dưới mái trường tiểu học chắc chắn sẽ đọng lại mãi trong lòng tôi như một dấu ấn không thể phai mờ …
Thời gian thấm thoắt thoi đưa. Thế là đã 5 năm rồi. Con vẫn nhớ như in, cũng những ngày hè như thế này, lần đầu tiên con được mẹ đưa đến trường Tiểu học Phùng Xá, vào lớp học dành cho những học sinh vừa tốt nghiệp mẫu giáo. Con đã ấn tượng ngay với sân trường rộng và thư viện thật nhiều sách. Chúng con rụt rè, ngơ ngác trong ngày khai giảng đầu tiên giữa ngôi trường rộng lớn, xa lạ. Nhưng cũng chính ngày đầu tiên đó, ánh mắt trìu mến, thân thương của cácthầy các cô làm cho con cảm thấy gần gũi, tự tin. Miệt mài bao tháng ngày, thầy cô đã dìu dắt chúng con qua từng khó khăn, từng thử thách. Thầy cô đã cầm tay chúng con, uốn từng nét chữ nắn nót đầu đời. Lời thầy giảng dễ hiểu, giọng cô đọc ấm áp. Rồi những lần chúng con bị điểm kém, những lần chúng con nô đùa, nghịch dại khiến thầy cô phải phiền lòng, thầy cô vẫn luôn nhẹ nhàng cổ vũ, động viên. Chúng con cảm nhận được từng ngày, trong từng bài giảng của thầy cô, không chỉ là kiến thức, mà là sự tận tụy, hết lòng vì học sinh thân yêu. Những giải thưởng và những thành tích mà chúng con đạt được, trên hết là công sức, là tấm lòng của các thầy các cô. Từ những con chữ đầu tiên thầy cô truyền dạy, giờ đây chúng con đã có một hành trang kiến thức, tự tin bước tiếp chặng đường dài. Chúng con trân trọng cảm ơn và tri ân các thầy các cô! Lúc này, mỗi giây mỗi phút trôi qua, con đều muốn níu giữ. Năm năm học, mái trường Phùng Xá đã trở nên thân thương quá đỗi, chúng con đã có biết bao kỉ niệm ở nơi đây.
Thầy cô ơi! Chúng con phải xa thầy cô thật sao? Hành trang của chúng con khi bước vào trường cấp hai và trên những chặng đường đời, sẽ là hình ảnh thân thương của các thầy cô giáo. Chúng con sẽ nhớ lắm cái xoa đầu của thầy, nhớ giọng nói trìu mến của cô. Chúng con sẽ nhớ lắm bóng dáng thầy cô trên bục giảng. Chúng con quên sao được những lễ khai giảng rộn ràng, náo nức, những hoạt động ngoại khóa lý thú, hứng khởi. Chúng con quên sao được những tiếng cười, những giọt nước mắt, của bạn bè, thầy cô… Chúng con nhớ lắm, không thể nào quên…
Các bạn học sinh ơi! Có bao điều mới lạ và thú vị vẫn đang chờ chúng mình ở phía trước. Nhưng chúng mình sẽ luôn có trong tim hình ảnh thân thương của các thầy cô và những năm tháng đầu tiên của quãng đời học sinh ở Trường Tiểu học Phùng Xá yêu quý, phải không các bạn?
Chúng con cũng xin gửi lời tri ân tới các bậc phụ huynh, bằng yêu thương và tin tưởng, đã dành cho chúng con những gì tốt đẹp nhất!
Khi hoa phượng nở
Ve kêu râm ran
Tiếng trống vang lên
Năm học kết thúc.
Ngày đầu vào lớp
Lạ lẫm, ngỡ ngàng
Giờ lại xốn xang
Xa thầy, xa bạn.
Khi vào trường mới
Con sẽ không quên
Những bài toán hay
Những con chữ đẹp
Nhớ mãi dáng thầy
Nhớ mãi lời cô
Bao kỷ niệm đẹp
Một thời ấu thơ!
Con kính chúc các thầy cô ở lại mạnh khỏe, vững tay chèo lái con thuyền đến những bến bờ tri thức, chúc các em học sinh khối 1, 2, 3, 4 chăm ngoan, học giỏi, làm rạng danh ngôi trường
hehe, đây là online math mà.
gợi ý : - thời gian, địa điểm
- lý do
- điểm nhấn ấn tượng về kỉ niệm đó
- cảm giác của mình
- cảm xúc khi gợi lại kỉ niệm đó.
Cᴀ́ᴄ ʙᴀ̣ɴ ᴛʜᴀᴍ ᴋʜᴀ̉ᴏ:
Hồi đó, em vừa lên lớp 2, đã quen lớp, quen bạn bè rồi nên rất dạn dĩ. Giờ ra chơi nào, em cũng cùng các bạn chạy đi chơi khắp sân trường. Hôm đó, chúng em được nghỉ học sớm không báo trước, nên bố mẹ chưa đến đón kịp. Vì vậy, chúng em đành ngồi lại ở hành lang lớp để chờ người đến đón. Tự nhiên lúc ấy, trời lại đổ mưa rào. Khiến trên sân có đầy những vũng nước to nhỏ. Thế là em cũng các bạn rủ nhau mặc áo mưa rồi ra sân chơi. Dưới cơn mưa chúng em hò reo, rượt đuổi nhau vô cùng vui vẻ. Một lát sau, chúng em rủ nhau thi nhảy qua các vũng nước đọng, xem ai nhảy qua vũng nước to hơn thì sẽ thắng. Trong lúc chơi, vì tính hiếu thắng, em quyết định thử sức với một vũng nước lớn. Và tất nhiên là em không thể nhảy qua được. Em ngã xuống giữa vũng nước, làm nước bắn tung tóe khắp nơi, còn bản thân thì ướt hết cả. Cùng lúc đó, mẹ em đến đón. Thấy em bị ướt hết như vậy, mẹ đã rất tức giận. Về đến nhà, mẹ liền đưa em đi tắm gội thay áo quần khô rồi mới mắng em một trận nên thân. Sau hôm đó, em bị cảm đến gần một tuần mới khỏi. Khiến em từ bỏ hẳn thói nghịch ngợm của mình.Sau sự kiện lần đó, em trở nên ngoan ngoãn và nghe lời mẹ hơn. Không nghịch ngợm lung tung nữa. Và mỗi khi trời đổ mưa, thì em lại bồi hồi mà nhớ về kỉ niệm ngốc nghếch ấy của mình.
Thời cắp sách tới trường là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Ngày bé, cứ ngỡ chỉ có bố, có mẹ là yêu thương ta hết mực. Đến tuổi đi học, ta nhận ra còn có những người cha, người mẹ của hơn 35 đứa con đang đến tuổi ẩm ương. Họ từng bước dạy ta nên người, dạy kiến thức, dạy cuộc sống, dạy ta biết ta phải làm gì trong cuộc đời khó khăn này. Cô Hương Giang - giáo viên chủ nhiệm tôi 3 năm học ấy đã cho tôi biết được những điều quý giá ấy.
Ngày mới vào trường bỡ ngỡ, người đầu tiên tôi được tiếp xúc là cô. Vẻ điềm tĩnh của cô trong lần đầu gặp mặt ấy đến giờ còn nguyên trong tâm trí tôi. Cô cười tươi lắm. Nhận đám học sinh mới mà thấy hình như cô đã coi chúng tôi như con ruột. Là lớp chuyên văn, cô biết và hiểu được tâm lý của những đứa con gái mới lớn: điệu đà. Cô ủng hộ chúng tôi làm đẹp, song lại chỉ trong khuôn khổ cô cho phép. Nghiêm khắc là điều tiếp theo tôi thấy được trong con người cô. Tôi chưa thực sự hiểu thế nào là lo sợ cho đến khi mắc lỗi và đứng trước mặt cô. Cô nghiêm khắc ! Vì hiểu là sai nên cô nghiêm khắc. Chúng tôi không lần nào phạm một lỗi hai lần bởi không ai dám đối diện với sự trừng phạt của cô. Đó là chuyện trên lớp. Trong cuộc sống thường ngày, khi phải đối diện với khó khăn. Điều tôi nghĩ đến đầu tiên là ''Nếu là cô, cô sẽ làm gì'' . Dường như mọi vấn đề đều ổn thỏa khi có cô bên cạnh. Lời khuyên, cách giải quyết hay đơn giản chỉ là lời động viên của cô luôn đem lại kết quả không thể tưởng. Khó khăn không còn là khó khăn, nó trở thành bài học cuộc sống để cô dạy chúng tôi cách đối diện. Dạy cho chúng tôi biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã bởi cuộc sống đâu phải là một chuỗi êm đềm, bằng phẳng mà nó có rất nhiều ngã rẽ
Cô còn dạy cho chúng tôi biết yêu thương, chia sẻ với những người bất hạnh. Biết cảm thông, biết trân trọng những điều quý giá qua từng trang sách,từng bài văn.
Tôi luôn cảm thấy mình may mắn vì được làm học sinh của cô trong suốt những tháng năm cấp ba. Có lẽ cô là báu vật vô giá mà đám học sinh chuyên văn lớp tôi được nhận. Tôi luôn nhớ, luôn trân trọng từng khoảnh khắc đẹp đẽ được bên cô, bên lớp.
Không chỉ cô Giang, mà tất cả thầy cô, họ đều là những điều đẹp nhất làm nên tuổi học trò, làm nên một thời áo trắng tinh khôi đáng nhớ.