Em hãy soạn bài : Ếch ngồi đáy giếng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Câu nói: "Anh ta nhận ra mình chỉ là ếch ngồi đáy giếng mà thôi" là câu nói có nội dung chỉ một đối tượng vốn tưởng mình là người hiểu biết, thông minh nhưng người đó đã tự nhận thức được bản thân vẫn còn những hạn chế, hiểu biết và suy nghĩ còn hạn hẹp.
Giống nhau :
Cả 2 truyện đều nêu ra những bài học về nhận thức ( tìm hiểu và đánh giá sự vật, hiện tượng), nhắc người ta không được chủ quan trong việc nhìn sự việc, hiện tượng xung quanh.
Khác nhau
- - “Ếch ngồi đáy giếng”: nhắc nhở con người ta phải biết mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được kiêu ngạo, coi thường những đối tượng xung quanh.
- - “Thầy bói xem voi”: là bài học về phương pháp tìm hiểu sự vật, hiện tượng.
Ngày xưa, có một chú ếch sống trong một cái giếng nhỏ. Vì sống ở đó lâu ngày nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh nó chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên tưởng rằng mình là to là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi nó kêu làm vang động cá cái giếng nhỏ, khiến những con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, nó thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ểch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng nó cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huyênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, nó cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Nó đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng nó thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của nó. Nó đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đã bị giẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.
Tối thứ bảy hàng tuần, tôi đều được bà kể cho nghe truyện ngày xưa. Trong đó có những câu chuyện ngụ ngôn tuy ngắn nhưng thật hay và bổ ích, giúp con người thấy được nhiều bài học trong cuộc sống. Hôm nay, bà đã kể cho tôi chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”.
Bà nội tôi thuộc rất nhiều ca dao, tục ngữ, thành ngữ... Vì thế khi nói chuyện bả hay chêm vào đó những câu tục ngữ lạ mà tôi không hiểu. Những lúc như thế bà lại cặn kẽ giảng giải. Hôm nay, bà nói về câu tục ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” chỉ những kẻ dù hiểu biết rất cạn hẹp nhưng lúc nào cũng huyênh hoang, tự đắc. Rồi để giải thích cho tôi hiểu hơn, bà kể lại cho tôi nguồn gốc câu thành ngữ ấy.
Ngày xưa, có một chú ếch sống trong một cái giếng nhỏ. Vì sống ở đó lâu ngày nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh nó chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên tưởng rằng mình là to là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi nó kêu làm vang động cá cái giếng nhỏ, khiến những con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, nó thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ểch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng nó cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huyênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, nó cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Nó đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng nó thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của nó. Nó đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đã bị giẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.
Nghe câu chuyện bà kể, tôi thấy chú ếch con thật đáng chê trách. Những người trẻ, ít kinh nghiệm, hiểu biết nhưng lại là những người có tính cách hung hăng, huyênh hoang, ngông nghênh nhiều nhất. Có lẽ vì còn chưa hiểu biết nhiều nên họ mới làm những việc kém hiểu biết. Vì thế, những người trẻ tuổi phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa.
Bao giờ kể chuyện xong bà cũng giúp tôi rút ra những bài học quí báu, không cao sang, xa vời mà rất thực tế, gần gũi. Tôi luôn lắng nghe những điều bà dặn để áp dụng vào cuộc sống. Bản thân tôi cũng như tất cả mọi người, không ai là hoàn hảo nên luôn phải học hỏi lẫn nhau, những khiếm khuyết của mình sẽ được tri thức của người khác bổ sung và ngược lại. Do đó, không được giấu điểm yếu kém. Bà còn bảo tôi phải học thật chăm để không bị kém hiểu biết, có như thế mới không suy nghĩ hay hành động thiếu hiểu biết. Quả thực những điều bà dặn dò tôi đòi hỏi một sự cố găng nỗ lực và tự giác rất lớn nhưng dù thế nào tôi cũng không thể để mình như chú ếch ngồi đáy giếng được.
Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng của ông cha ta thật sâu sắc: Nói chuyện của loài vật nhưng mục đích là nói chuỵện loài người. Bất kì ai khi đọc truyện cũng sẽ tự rút ra được cho mình bài học cần thiết và bổ ích.
- Những điều làm cho con ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng cảm thấy sung sướng:
- Có thể ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi lại vô giếng, ngồi nghỉ trong những kẽ gạch của thành giếng;
- Bơi trong nước thì nước đỡ nách và cằm của ếch, nhảy xuống bùn thì bùn lấp chân ếch tới mắt cá;
- Những con lăng quăng, cua, nòng nọc không con nào sung sướng bằng ếch.
- Một mình ếch chiếm một chỗ nước tụ, tự do bơi lội trong một cái giếng sụp.
Ếch ngồi đáy giếng truyện ngụ ngôn hay có ý nghĩa và nhiều bài học, để lại nhiều suy nghĩ về thói hống hách xem thế giới như “một cái giếng” của nó. Sau đây là bài học rút ra đầy sâu sắc về truyện. Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng Ngữ Văn 6 mang lại sự không chỉ là sự giải trí và bài học đích đáng cho những kẻ hống hách “xem trời bằng vung” như là chú ếch. Chú ếch sống lâu ngày trong giếng cứ nghĩ nghĩ bầu trời bé như một cái vung, chú nghĩ rằng những con vật tồn tại xung quanh chỉ có cua, ốc, nhái, bầu trời chỉ nhỏ như cái miệng giếng mà không nghĩ rằng tất cả đó chỉ là một phần rất nhỏ của cuộc sống và môi trường. Nơi chú ếch đang sống có các con vật nhỏ bé mà chỉ cần nghe thấy tiếng kêu chú ếch đã khiếp sợ điều này khiến chú đã trở nên kiêu căng. Tính cách ấy được ếch coi trời bằng vung, khinh đời. Đến một ngày khi trời mưa lớn, đưa ếch ra khỏi cái đáy giếng nhỏ bé đó thì mọi chuyện đảo lộn hết. Môi trường sống thay đổi không còn là phạm vi nhỏ hẹp nữa đòi hỏi ếch phải thay đổi, tuy nhiên ếch vẫn nghĩ rằng mặt đất kia cũng giống như đáy giếng. Câu chuyện về chú ếch cũng nhằm phê phán những người có thói khoác lác, khuyên răn những con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình. Tác giả đặt bối cảnh vào nhân vật để nêu lên ý nghĩa tượng trưng qua những hình ảnh hiện thực. Tiếng kêu của ếch thì âm vang mà giếng lại quá nhỏ không đủ để cho ếch nhận ra sự hống hách và kém hiểu biết thái quá của chính mình. Chính vì vậy cơn mưa không phải là nguyên nhân gây nên cái chết của ếch mà chính và thói chủ quan không coi ai ra gì của nó gây nên.
2 đoạn
đoạn 1 : có một -> một vị chúa tể
ý nghĩa : thời gian ếch ở trng giếng
đoạn 2 : một năm nọ -> giẫm bẹp
ý nghĩa : thời gian ếch ra ngoài
1,
Việt Nam nổi tiếng bởi kho tàng văn học dân gian đồ sộ, phong phú với đầy đủ các thể loại. Đối với trẻ em Việt Nam mà nói những câu chuyện cổ tích dường như đã in sâu vào trong tâm thức tuổi thơ, đó là những câu chuyện mà bà, mẹ kể mỗi khi đêm về, hay khi gia đình cùng tụ tập bên bếp lửa. Cũng giống như Việt Nam, các nước trên thế giới cũng có rất nhiều những câu chuyện cổ tích hay, gắn liền với tuổi thơ của các bạn thiếu nhi và cũng truyền tải được những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Trong chương trình học của sách ngữ văn lớp sáu tập một cũng đã được đưa vào một truyện cổ tích nước ngoài rất hay và ý nghĩa, đó là câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” của A. Pushkin.
Truyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con cá vàng” khai thác xung quanh câu chuyện ông lão đánh cá đã cứu con cá vàng và được con cá này cho những những điều ước. Vốn bản tính thật thà ông lão đánh cá không hề đòi hỏi gì việc trả ơn cả. Nhưng vợ của lão không vậy, mụ ta là một mụ đàn bà tham lam và chính sự tham lam không có bờ bến ấy đã khiến cho mụ ta có một bài hoc đích đáng. Truyện ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu và phê phán đối với những người tham lam, sống bội bạc, vì vật chất mà không màng đến tình nghĩa. Và chính sự tham lam ấy cuối cùng sẽ không nhận được bất kì sự mầu nhiệm nào, cuộc sống trở về xuất phát điểm như ban đầu của mụ ta, đó là bên chiếc máng lợn cũ.
Trong câu chuyện này không chỉ đề cập đến lòng tham không đáy gây phẫn nộ của mụ vợ còn nói về sự nhân hậu, hiền lành của ông lão. Hình ảnh ông lão hiện lên với vẻ chân chất, chịu thương, chịu khó và cũng chính vì quá hiền lành mà luôn bị mụ vợ bắt nạt, miệt thị nguyền rủa bằng những lời lẽ cay độc nhất. Trước hết, nhà văn Pushkin đã xây dựng ông lão đánh cá là một người ngư dân thật thà, nhân hậu. Cuộc sống của ông tuy nghèo nhưng ông không chán nản mà ngược lại có phần hạnh phúc. Nếu theo dõi hết câu chuyện cổ tích này ta có thể thấy giai đoạn đầu khi ông lão còn nghèo khó lại chính là khoảng thời gian mà ông cảm thấy hạnh phúc nhất, ông có cuộc sống nghèo đói, bên một túp lều nát nhưng vợ chồng yên ấm, hòa thuận làm ăn.
Trong khu vườn nọ có một cái giếng. Dưới ấy, một con ếch sống đã lâu ngày. Vì xung quanh nó chỉ là những con vật nhỏ bé, yếu ớt như nhái bén, cua và ốc,... nên nó thấy mình oai phong lẫm liệt làm sao, xứng đáng là chúa tể một vùng.
Mỗi lúc ếch cất tiếng kêu Ồm ộp vang động cả giếng là các con vật kia lại vô cùng hoảng sợ. Ếch ta lại càng vênh váo ra oai. Từ đáy giếng nhìn lên, thấy bầu trời chỉ bé bằng cái vung, ếch cười khẩy tỏ vẻ coi thường.
Ngày tháng cứ thế trôi qua. Một năm nọ, trời mưa to suốt mấy ngày liền, nước giếng dềnh lên tràn bờ, đẩy ếch ra ngoài.
Quen thói cũ tự cho mình là chúa tể, ếch nhảy chồm chồm, nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu Ồm ộp ra oai nhưng chẳng ai coi nó ra gì. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt lồi nhìn lên bầu trời bao la trên đầu và ngạc nhiên thầm nghĩ: “Quái lạ! Mọi khi bầu trời bé tí như cái vung mà sao hôm nay to thế?!”.
Vì chẳng để ý đến xung quanh nên nó đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp. Thế là hết đời con ếch thiển cận mà kiêu căng, ngạo mạn!
I. THỂ LOẠI, TÁC PHẨM
1. Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần. Truyện ngụ ngôn mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
2. Trong lịch sử văn học, truyện ngụ ngôn ra đời từ rất sớm. Từ thời cổ đại đã có Ê-dốp – một nhà thơ Hi Lạp chuyên viết truyện ngụ ngôn bằng thơ. Sau này có La Phông-ten cũng là một tác giả ngụ ngôn nổi tiếng.
3. Tóm tắt truyện Ếch ngồi đáy giếng:
Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
1. Đọc truyện Ếch ngồi đáy giếng và cho biết: Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai phong như một vị chúa tể?
Trả lời:
Ếch tưởng bầu trời trên dầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai phong như một vị chúa tể, bởi vì:
- Ếch sống lâu ngày trong giếng nọ.
- Xung quanh ếch lâu nay cũng chỉ có một vài loài vật bé nhỏ.
- Hằng ngày ếch cất tiếng kêu "Ồm ộp" làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ.
⟹ Hoàn cảnh sống ở nơi nhỏ bé, hạn hẹp, không được tiếp xúc với bên ngoài nên khiến ếch ngạo mạn, chủ quan
2. Do đâu ếch bị con trâu đi qua dẫm bẹp?
Trả lời:
Êch bị con trâu dẫm bẹp vì một lần ra khỏi giếng, quen thói cũ, nó "nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh".
Ếch bị trâu dẫm bẹp vì:
- Ếch vẫn có tư tưởng cũ rằng nó là chúa tể, bầu trời chỉ bé bằng vung
- Nó không chịu quan sát mọi vật xung quanh, không chịu mở rộng tầm nhìn
- Thái độ kiêu ngạo, tự phụ khiến nó chủ quan
⟹ Ếch chết vì sự thiếu hiểu biết, thiếu quan sát, học hỏi
3. Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng nhằm nêu lên bài học gì? Ý nghĩa của bài học?
Trả lời:
Những bài học rút ra từ truyện:
- Dù môi trường, hoàn cảnh sống có giới hạn, khó khăn, vẫn phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình bằng nhiều hình thức khác nhau. Phải biết những hạn chế của mình và phải cố gắng biết nhìn xa trông rộng.
- Không được chủ quan kiêu ngạo, coi thường những đối tượng xung quanh. Kẻ chủ quan, kiêu ngạo thường bị trả giá đắt, thậm chí bằng tính mạng.
* Ý nghĩa của những bài học:
Những bài học trên có ý nghĩa nhắc nhở, khuyên bảo tất cả mọi người, ở mọi lĩnh vực nghề nghiệp không được kiêu ngạo, coi thường người khác mà luôn phải cầu thị trong cuộc sống.
LUYỆN TẬP
1. Hãy tìm và gạch chân hai câu văn trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện.
Trả lời:
Hai câu quan trọng nhất trong văn bản thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện là:
- "Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung còn nó thì oai phong như một vị chúa tể".
- "Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp”.
2. Nêu các hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ "Ếch ngồi đáy giếng”.
Trả lời:
- Một bạn nào đó ở lớp học giỏi nhất nên luôn tự mãn, khi đi thi chủ quan nên đã thua kém những người khác.
- Để nhắc nhở con cháu điều này, cha ông đã có câu: "Ở nhà nhất mẹ, nhì con. Ra đường khối kẻ đẹp giòn hơn ta. ”
Tham khảo:
Câu 1 (trang 101 skg ngữ văn 6 tập 1)
Ếch nghĩ bầu trời bé bằng vung, nó to như chúa tể vì:
- Nó sống lâu năm dưới đáy giếng, nhìn thế giới bên ngoài qua miệng giếng nên nó thấy bầu trời bé bằng chiếc vung.
- Xung quanh nó toàn những con vật nhỏ bé hơn nó
- Khi nó kêu, tiếng kêu vang động khiến mọi vật trong giếng sợ hãi nó.
⇒ Hoàn cảnh sống ở nơi nhỏ bé, hạn hẹp, không được tiếp xúc với bên ngoài nên khiến ếch ngạo mạn, chủ quan
Câu 2 (Trang 101 skg ngữ văn 6 tập 1)
Ếch bị trâu dẫm bẹp vì:
- Ếch vẫn có tư tưởng cũ rằng nó là chúa tể, bầu trời chỉ bé bằng vung
- Nó không chịu quan sát mọi vật xung quanh, không chịu mở rộng tầm nhìn
- Thái độ kiêu ngạo, tự phụ khiến nó chủ quan
→ Ếch chết vì sự thiếu hiểu biết, thiếu quan sát, học hỏi
Câu 3 (trang 101 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Bài học từ truyện:
- Môi trường sống nhỏ hẹp, tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới xung quanh
- Sống lâu trong môi trường nhỏ hẹp sẽ dần hạn chế sự hiểu biết
- Từ những hiểu biết hạn hẹp, dễ trở nên nông cạn, chủ quan, kiêu ngạo sẽ phải trả giá rất đắt
Luyện tập
Bài 1 (Trang 101 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Truyện ngụ ngôn này gồm hai phần:
- Hoàn cảnh sống hạn hẹp là cho ếch chủ quan, kiêu ngạo: “ Ếch cứ tưởng
- Sự trả giá cho lối sống tự phụ, nông cạn
Bài 2 (trang 101 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”
- Một số học sinh có lực học khá giỏi thường tự mãn khi đi thi đấu với các bạn trường khác lại thất bại.
- Một số người thường khiêm tốn và tự nhận sự hạn chế của mình thông qua câu thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng”