hãy viết một đoạn văn nghị luận về tính tự chủ của con người
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Tự lập là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu dẫn đến sự thành công của con người. Tự lập là chúng ta có khả năng tự xây dựng lấy cuộc sống cho mình, không ỉ lại, không nhờ vả người khác. Nó thể hiện sự tự tin của bản thân ta. Tính tự lập còn giúp cho ta rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt đẹp khác nữa như: cần cù, chịu khó, kiên nhẫn,…Giúp cho ta dần dần hoàn thiện trong cuộc sống. Bên cạnh đó, tính tự lập còn tạo cho bản thân những thử thách mới lạ, tạo niềm vui cho cuộc sống. Có tính tự lập thì chúng ta sẽ có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tự lập là một đức tính rất tốt, quý báu. Do đó, chúng ta cần phải rèn luyện, trau dồi, bồi dưỡng đức tính quý báu này, nhất là thế hệ trẻ ngày nay. Để có thể đương đầu một cách tự tin trước cuộc đời đầy bon chen xô bồ này.
Tham khảo :
Dựa vào người khác không bằng dựa vào chính mình. Muốn thành công trong cuộc sống, tự lập là năng lực cần có ở mỗi con người. Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào người khác. Người có tính tự lập là người có bản lĩnh, luôn tự tin trước cuộc sống, có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì bền bỉ, sẵn sàng vượt qua khó khăn, gian khổ để hoàn thành tốt công việc. Người có tính tự lập hường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống và luôn nhận được sự kính trọng của mọi người. Người không biết tự lập thường sống ích kỉ, dựa dẫm vào người khác, lười biếng, ỷ lại trong công việc, bị mọi người khinh ghét và xa lánh. Là học sinh, muốn có tính tự lập, trước hết phải chăm chỉ học tập tốt, biết tự mình hoàn thành tốt mọi công việc được giao, tự chịu trách nhiệm về công việc mình làm, luôn năng động và sáng tạo trong học tập và trong cuộc sống, không bao giờ chán nản hay lùi bước trước khó khăn trở ngại. Có làm được như vậy, học sinh sẽ sớm hình thành được bản lĩnh tự lập, mai này trở thành người hữ ích, đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.
Mỗi người đều có câu chuyện riêng của cuộc đời mình, nó có nhiều đoạn vui cũng lắm đoạn buồn. Tuy nhiên, chính bản thân bạn có trách nhiệm viết nên cuốn sách của đời mình.
Bạn là nhân vật chính, nhưng có lắm lúc bạn muốn một ai đó đồng hành cùng mình qua các chương. Bạn muốn họ thành nhân vật chính cùng bạn. Ước muốn đó nhiều khi mãnh liệt tới mức bạn viết về nó đầy mấy chục trang, hai ba chương liền. Và có khi tự hạ mình thành vai phụ, đẩy người kia thành nhân vật chính.
Đáng buồn là người đó cũng có câu chuyện riêng của họ, và họ không coi bạn như nhân vật chính cùng họ, họ có người khác cho vai đó. Hình ảnh bạn xuất hiện chỉ trong vài dòng ngắn ngủi rải rác khắp chương truyện của họ.
Có thể bạn cũng biết là không đáng, không nên, tại sao lại phải như vậy - nhưng bạn vẫn cứ tiếp tục như thế - hình ảnh 1 người không đáng lại tràn lan qua các chương về đời sống của bạn, át đi những nhân vật khác.
Cuối cùng, bạn vẫn sống cuộc đời của bạn, viết tiếp câu chuyện của đời mình. Hà cớ gì không để nó là một thứ sau này mỗi khi nhìn lại và mỉm cười. Mình có thể có giai đoạn ngu ngốc, mê đắm nhưng chính mình lại vượt qua nó vì mình biết là nó sẽ ít khi như ý của mình, sống cân bằng giữa lý trí và cảm xúc hơn.
Mong cô nhận xét !
em hiểu gì về cố hương hãy viết một đoạn văn nghị luận bàn về tình cảm quê hường trong mỗi con người
Tình yêu thương không chỉ ở lời nói mà còn phải được thể hiện qua hành động cụ thể. Biểu hiện rõ nhất của tình yêu thương là thông qua hành động lời nói, cử chỉ, thái độ ứng xử của ta với mọi người xung quanh. Tình yêu thương ấy không chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình mà còn được mở rộng đối với những người xa lạ hay đối với xã hội. Đó cũng không nhất thiết chỉ là tình cảm cá nhân với cá nhân mà đó còn là tình cảm giữa cá nhân với một tập thể một cộng đồng rộng lớn. Hay đó không nhất thiết chỉ là tình cảm giữa người với người mà đó còn là tình cảm đối với những món đồ vật hay với động vật thế giới xung quanh. Đó là sự rung động xúc cảm, là sự đồng cảm trước mọi sự việc diễn ra trong cuộc sống. Nhìn thấy một cụ già qua đường ta thấy xót thương, rung động và lo lắng. Từ suy nghĩ ấy ta hành động cụ thể bằng việc dắt cụ già qua đường. Nhìn thấy một chú chó bị ai đó vứt bỏ ven đường, ta động lòng và tìm cách giúp đỡ chú. Chỉ vài hành động nhỏ như thế thôi cũng đủ thể hiện tình yêu thương của ta dành cho mọi vật xung quanh. Khi nghị luận xã hội cũng như viết đoạn văn về tình yêu thương con người, ta thấy tình yêu thương được thể hiện trên nhiều phương diện. Đó có thể là tình cảm giữa những thành viên trong gia đình, trong các mối quan hệ như tình yêu thương giữa ông bà, cha mẹ và con cháu, giữa anh chị em, giữa họ hàng thân thiết,… Nhìn thấy mẹ vất vả nấu từng bữa cơm trong gia đình, ta xúc động và tìm cách phụ giúp mẹ. Nhìn thấy bố đi làm vất vả lưng áo đổ đầy mồ hôi, ta cảm thấy xót xa và yêu thương bố nhiều hơn. Thấy tóc của ông bà ngày bạc, lưng càng còng dần xuống, tự nhiên ta thấy lo lắng và quan tâm đến ông bà. Hay đó cũng có thể là tình yêu nam nữ, tình yêu thương giữa thầy cô và học sinh, giữa đồng nghiệp, bè bạn…. Và nó cũng có thể là tình người, tình yêu thương diễn ra đối với những người xa lạ, thoáng lướt qua nhau trên đường. Thấy một cháu bé lạc đường, ta tốt bụng giúp cháu bé tìm về nhà. Hay chỉ đơn giản là một câu chỉ đường với một người xa lạ trên đường. Có thể thấy, tất cả những điều ấy, chính là điển hình cho tình yêu thương. Có thể thấy, tình yêu thương luôn luôn hiện diện trong cuộc sống của mỗi con người bất cứ khi nào và bất cứ đâu. Trong xã hội hiện nay, nếu như nói tình yêu thương dường như đang dần mất đi và con người càng trở nên vô cảm thì có lẽ không hoàn toàn hợp tình hợp lý. Bởi lẽ bởi vì sự đảo lộn trắng đen của những mặt người tồn tại khiến cho tình yêu thương chỉ là ngọn lửa nhỏ bé mong manh. Tình yêu thương có thể dễ tìm thấy hay không thì có lẽ phải đến từ tác động bên ngoài.
Bằng những câu từ, hình ảnh đơn giản gần gũi của tác phầm Mùa xuân nho nhỏ, tác giả Thanh Hải đã gợi lên không chỉ trong bản bẩn mà còn cho mọi người một điều đáng trân quý về lẽ sống cao đẹp
Sống đẹp là sống có mục đích, có ước mơ, lí tưởng. Sống đẹp là sống có chí cầu tiến, biết đứng dậy bằng chính đôi chân của mình khi vấp ngã, biết bền lòng và dũng cảm vượt qua những thử thách, khó khăn để vươn lên, chắp cánh cho ước mơ của mình đưọc bay cao, bay xa. Sống đẹp còn là một lối sống có văn hóa, biết lịch sự; là một cuộc sống có tri thức, có tình người. "Đẹp" không phải chỉ là cái đẹp hình thức. Cái "đẹp" thể hiện từ những hành động cư xử nhỏ nhất trong cuộc sống đến nghị lực vươn lên trong mỗi con người. "Sống đẹp" trước hết phải xuất phát từ lòng nhân ái, từ chính tình yêu trong trái tim để từ đó mà sống hết mình vì người khác, để bao dung, thứ tha ... Xuất phát từ tình yêu thương nên bất cứ hành động nào dù là nhỏ nhất cũng đầy sự quan tâm, chia sẻ giữa những con người. Một sáng đến trường bạn không sợ muộn học mà dừng lại giúp một cụ già qua đường. Mỗi ngày dành dụm tiền để ủng hộ quỹ “vì người nghèo". Những hành động ấy dù nhỏ nhặt nhưng đều là những nghĩa cử cao đẹp. Sống đẹp là sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Trong lịch sử của dân tộc có biết bao tấm gương về sống đẹp: Trần Hưng Đạo, Trưng Nhị, Trưng Trắc, Trần Quốc Toản, chị Võ Thị Sáu, anh Kim Đồng, anh Nguyễn Văn Trỗi,… vĩ đại hơn cả là Bác Hồ kính yêu. Họ là những người sống hết mình vì dân tộc vì cách mạng, vì nền độc lập, tự do của đất nước. Họ đã giành cả cuộc đời mình cho Tổ quốc. Họ là những anh hùng đã có công giữ nước, là những tấm gương sáng cho chúng ta học tập, noi theo. Sẽ sống đẹp nếu con người có mục tiêu, có lý tưởng hợp lý, vừa sức và hài hòa giữa các giá trị. Giá trị vật chất, giá trị nhân văn, giá trị tinh thần, giá trị thẩm mỹ... phải thực sự hài hòa trong quan hệ tương tác sẽ làm cho mỗi người sống đẹp hơn. Thật sự bất hợp lý và thiếu toàn diện nếu như con người thiếu động cơ sống hay thiếu động cơ đích thực và chân chính. Sống đẹp mãi là động lực để mỗi người phấn đấu nếu như mỗi người biết cống hiến, biết hy sinh và có bản lĩnh sống! Hãy mở rộng lòng mình, đem yêu thương sưởi ấm cho những trái tim ướt lạnh trước sóng gió của cuộc đời.
Hãy biết cho đi để được nhận lại: tình yêu thương, niềm tin và hy vọng. Sống đẹp là lối sống mà ai ai cũng muốn có được. Sống phải biết học tập và rèn luyện đúng cách thì lối sống ấy mới tồn tại và phát triển. Không ai sống đẹp ngay từ lúc lọt lòng. Bởi vậy, học tập và rèn luyện đúng cách là con đường duy nhất đưa ta đến với một lối sống văn minh, một lối sống đẹp. Bạn còn chờ gì nữa ?
Xã hội càng phát triển , kéo theo đó là một số tình trạng sống " bình thản" của thế hệ trẻ ngày nay . Họ sống không có lý tưởng , không có ước mơ của riêng mình và theo em , điều đó là không nên bởi nó sẽ đánh mất đi giá trị sống của bản thân ta , của con người .Sống lý tưởng, đó là mục đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng tới. Lý tưởng sống là động lực to lớn giúp con người ta vượt qua những khó khăn, thử thách chông gai trong cuộc sống để thực hiện những ước mơ, hoài bão của mình. Những người sống có lý tưởng sẽ tự nguyện cống hiến cuộc đời mình cho sự nghiệp, cho đời , cho chính bản thân ta. Chúng ta cần sống có lý tưởng , mục đích sống của bản thân bởi điều đó sẽ giúp cho ta nâng cao ý thức, nâng cao giá trị bản thân ngày một tốt đẹp hơn. Để cho xã hội càng phát triển hơn với văn hóa con người cũng càng ngày càng phát triển hơn. Tuổi trẻ học đường hôm nay cần ôm ấp những ước mơ lý tưởng, cao đẹp luôn luôn hướng tới những chân trời rộng mở và khao khát được tiếp bước những thế hệ đi trước, biến ước mơ thành hiện thực. Bản thân em cũng đã có lý tưởng sống của riêng mình . Khép lại đoạn văn trên , mong sao mọi người ai ai cũng sống có lý tưởng để xã hội , đất nước càng ngày càng giàu đẹp hơn .
Nghị luận về lòng tự trọng
Bác hồ từng nới: “Ai cũng có lòng tự trọng, tự tin. Không có lòng tự trọng, tự tin là người vô dụng”. Chính lòng tự trọng và sự khiêm nhường là những viên đá nền cho lòng trắc ẩn. Có thể thấy, lòng tự trọng là một trong trong những phẩm đức quan trọng nhất và cần có ở mỗi con người.
Tự trọng là gì?
Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
Biểu hiện của lòng tự trọng:
Người có lòng tự trọng luôn biết coi trọng phẩm giá đạo đức của mình, luôn tuân thủ luật pháp của nhà nước, các chuẩn mực làm người và các nguyên tác của xã hội, sống gắn kết, vị tha, giúp đỡ người khác mà không cần phải ghi nhận hat báo đáp. Người tự trọng biết coi trọng giá trị nhân cách của mình, có lòng hướng thiện, sống có giá trị, biết quan tâm đến người khác. Người có lòng tự trọng là người có đạo đức, có thiên lương, có tư tưởng nhân nghĩa, không bao giờ làm điều xấu, việc ác với đồng loại và môi trường thiên nhiên. Ngược lại với người tự trọng là người vị kỉ. Họ sống ích ki, chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình.
Vì sao sống phải có lòng tự trọng?
Trong cuộc đời mỗi con người, ít ai có thể sống hạnh phúc mà thiếu lòng tự trọng. Bởi thiếu lòng tự trọng sẽ không còn là một “con người” đúng nghĩa nữa. Biết tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác, con người sẽ sống tốt hơn và được mọi người tôn trọng, mến yêu.
Sống biết tự trọng giúp con người biết điều chỉnh hành vi của mình để tránh làm những việc sai trái. Là kim chỉ nam định hướng để giúp con người tránh xa khỏi cám dỗ. Tự trọng bản thân là động lực để con người nỗ lực hoàn thiện bản thân, giúp con người biết nhận ra lỗi làm của mình và tìm cách khắc phục nó, không đổ lỗi hay trốn tránh trách nhiệm. Nếu không có lòng tự trọng, con người dễ thỏa hiệp với hoàn cảnh, có nguy cơ đánh mất chính mình.
Sống cần phải biết tự trọng. Người không biết tự trọng bản thân thì cũng không thể rèn luyện được một phẩm đức nào khác. Không những bản thân không được tôn trọng mà mối gắn kết với mọi người cũng thật lỏng lẻo.
Rèn luyện lòng tự trọng như thế nào?
Về mặt cá nhân, khi con người còn là một đứa trẻ đã bắt đầu có lòng tự trọng. Một đứa trẻ làm trái lời cha mẹ, thay vì nằm ăn vạ, nó sẽ tự giác nhận lỗi. Đó là biểu hiện của lòng tự trọng. Khi lớn dần lên, đứa trẻ ngày nào đã biết đứng ra, bảo vệ mình trước những lời xúc phạm, dám nhận điểm kém chứ không hề quay cóp, dám nhận tội khi bị cha mẹ thầy cô trách mắng. Hay đơn giản là tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Đó cũng là minh chứng của con người có lòng tự trọng. Khi đã trưởng thành, một người chấp nhận làm việc với khả năng của bản thân chứ không thăng quan tiến chức vì luồn cúi, hay cầu xin. Khi đó, lòng tự trọng đã trở thành phẩm chất và cách ứng xử của con người.
Có nhiều khi lòng tự trọng dễ bị hiểu sai dẫn đến những hành động sai lầm. Có những vụ đánh, chém nhau hoặc chửi bới không nên có đều bắt nguồn từ một lí do: “Nó xúc phạm đến lòng tự trọng của tôi”. Đánh một người chỉ vì một lời nói trêu đùa, một cái nhìn được cho là “nhìn đểu”. Đó có phải là lòng tự trọng? Không. Chính lúc làm như vậy, vồ hình chung bạn đã tự hạ thấp danh dự bản thân. Lòng tư trọng không phải được khẳng định bằng vũ lực, bằng đồng tiền mà bằng chính nhân cách của con người.
Mỗi người cần nhận thức rõ giá trị của lòng tự trọng, rèn luyện bản thân từng ngày để sống đúng với những giá trị chuẩn mực. Việc sẵn sàng nhận lấy trách nhiệm của cuộc đời mình chính là điểm xuất phát của lòng tự trọng. Hào phóng là cho đi nhiều hơn những gì bạn có thể cho. Tự trọng là lấy ít hơn những gì bạn cần lấy.
Xã hội cần đề cao những người có lòng tự trọng vì họ góp phần làm cho xã hội tốt đẹp. Đồng thời phê phán một bộ phận những kẻ ích kỉ, hám lợi, chỉ vì bản thân mà bất chấp pháp luật, đạo lí làm người, gây ra những việc làm tổn hại đến mọi người.
Có thể ánh sáng của lòng tự trọng không rực rỡ nhưng nó lấp lánh, sáng mãi nếu con người biết giữ gìn, vun đắp. Chỉ có ý thức độc lập và lòng tự trọng mới nâng chúng ta lên trên những nhỏ nhen của cuộc sống và những bão táp của số phận. Ai cũng sống với lòng tự trọng tốt đẹp sẽ giúp xã hội phát triển tốt đẹp hơn, thân thiện hơn. Hãy đừng để một toà tháp đẹp đẽ sụp đổ chỉ vì thiếu viên gạch “lòng tự trọng”