K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 10 2021

Giống nhau:

- Về bản chất đều mang tính giai cấp và đẳng cấp.

- Mục đích chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.

- Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.

* Khác nhau:

- Luật pháp thời Lý - Trần chưa đầy đủ và có một số điểm tiến bộ như luật pháp thời Lê sơ.

- Luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ, nô tì, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc,…

14 tháng 3 2021

Điểm tiến bộ trong luật Hồng Đức là

+nó có một tiến khá căn bản trong việc cải thiện địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

+  hình phạt cho phạm nhân nữ bao giờ cũng thấp hơn so với phạm nhân nam

+ nó thể hiện chính sách trọng nông của triều Lê

+ luật Hồng Đức có nhiều quy định thể hiện tính chất nhân đạo, thể hiện sự quan tâm và bảo vệ dân thường

+, luật Hồng Đức vừa tiếp thu có chọn lọc tư tưởng của Nho giáo vừa phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc

-luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ (về kinh tế, gia đình, xã hội).

30 tháng 5 2018

* Tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh , Tiền Lê:

    - Chính quyền Trung ương có 3 ban: võ ban, văn ban và tăng ban.

    - Chia nước thành 10 đạo.

    - Tổ chức quân đội theo chế độ “ngụ binh ư nông”.

* Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Sơ:

    - Vua trực tiếp quyết định mọi việc.

    - ở Trung ương, có đại thần, quan văn, quan võ.

    - Ở địa phương có lộ, phủ, huyện, hương, xã.

    - Các cơ quan như Ngự sử đài, Hàn lâm viện được duy trì với quyền hành cao hơn.

    - Cả nước chia thành 13 đạo Thừa tuyên. Mỗi đạo đều có 3 ti trông coi các mặt dân sự, quân sự, an ninh. Dưới đạo là các phủ, huyện, châu. Người đứng đầu xã là xã trưởng do dân bầu.

    Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn thời Đinh, Tiền lê.

* Nhận xét chung về sự hoàn thiện của nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê sơ

    - Trong khoảng hơn 70 năm (1428-1503), nhà Lê sơ củng cố bộ máy chính quyền, ổn định tình hình xã hội, ban hành chính sách pháp luật, phát huy vai trò tích cực của giai cấp phong kiến ở thời kỳ đang lên.

    - Nhà Lê chia nước thành 13 đạo. Dưới đạo có lộ, trấn, phủ. Huyện, xã làm cho tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh hơn, dễ cai quản hơn.

    - Triều đình Trung ương gồm các bộ do các chức quan Thượng thư đứng đầu và một số cơ quan chuyên trách đã giúp triều đình hoạt động nhịp nhàng, đồng bộ hơn.

    - Nhà vua bỏ các chức Tể tướng, cấm quan lại lập quân đội riêng nhằm đề cao uy quyền tuyệt đối của nhà vua.

    - Việc ban hành bộ luật Hồng Đức nhằm bảo vệ quyền thống trị của nhà nước phong kiến tập quyền, bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến theo tinh thần Nho giáo.

    - Đối với nước ngoài, Nhà Lê Sơ thực hiện chính sách mềm mỏng nhưng kiến quyết trên lập trường toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của đất nước.

4 tháng 10 2021

Giống nhau:

- Về bản chất đều mang tính giai cấp và đẳng cấp.

- Mục đích chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.

- Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.

* Khác nhau:

- Luật pháp thời Lý - Trần chưa đầy đủ và có một số điểm tiến bộ như luật pháp thời Lê sơ.

- Luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ, nô tì, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc,…

7 tháng 3 2022

Câu 3: Thời Lê sơ các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là gì?

   A. Phường hội.   B. Quan xưởng.  C. Làng nghề.    D. Cục bách tác

Câu 4: Vì sao nói  Đại Việc thời Lê sơ là Quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á:

   A. Do có pháp luật tiến bộ.

   B. Phát triển hoàn chỉnh về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, giáo dục…

   C. Thời Lê sơ lấy được nhiều số lượng trạng nguyên.

   D. Đáp án khác.

 Câu 5. Trong lúc bị quân Minh bao vây, Lê Lai đã làm gì để cứu Lê Lợi.

     A. Thay Lê Lợi lãnh đạo kháng chiến.                      

     B. Giúp Lê Lợi rút quân an toàn.

     C. Đóng giả Lê Lợi và hi sinh thay chủ tướng .  

     D. Đưa quân tới giải vây cho Lê Lợi.

7 tháng 3 2022

D

B

C

5 tháng 4 2022

Tham khảo:

* Nhận xét:

- Nhà nước quan tâm đến vấn đề phục hồi và phát triển nông nghiệp.

- Các chính sách tích cực, phù hợp với hoàn cảnh đất nước, góp phần khôi phục và phát triển trở lại sản xuất nông nghiệp sau chiến tranh.

=> Nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và có bước phát triển.

5 tháng 4 2022

Nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển

19 tháng 10 2021

Luật Hồng Đức là tên gọi thông dụng của bộ Quốc triều hình luật hay Lê triều hình luật, là bộ luật chính thức của nhà nước Đại Việt thời Lê sơ hiện còn được lưu giữ đầy đủ. Do các bộ luật của các triều đại phong kiến Việt Nam đều có tên gọi là Quốc triều hình luật nên ở đây dùng tên gọi Luật Hồng Đức làm tên gọi cho bài mặc dù nó không phải là tên gọi chính thức.

21 tháng 10 2021

Trong lĩnh vực quan hệ gia đình, bộ luật đã điều chỉnh các quan hệ như quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa các thân thuộc khác (vợ cả-vợ lẽ, anh-chị-em, cha mẹ-con nuôi, vai trò của người tôn trưởng tức trưởng họ).

Quan hệ vợ-chồng: Phong tục tập quán và lễ nghĩa Nho giáo đã điều chỉnh quan hệ vợ-chồng, tuy nhiên Quốc triều hình luật cũng có các quy định nhằm điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ nhân thân như: Nghĩa vụ phải chung sống tại một nơi và phải có trách nhiệm với nhau (các điều 321 và 308, 309), không được ngược đãi vợ (điều 482), nghĩa vụ chung thủy (điều 401, 405), nghĩa vụ để tang nhau (các điều 2, 7).Quan hệ cha mẹ-con cái: Đề cập tới các nghĩa vụ và quyền nhân thân của con cái, bao gồm: nghĩa vụ phải vâng lời và phụng dưỡng cha mẹ, ông bà (khoản 7 điều 2), nghĩa vụ chịu tội roi, trượng thay cho ông bà, cha mẹ (điều 38), nghĩa vụ không được kiện cáo ông bà-cha mẹ (điều 511), nghĩa vụ che giấu tội cho ông bà, cha mẹ (các điều 9, 504), ngoại trừ trường hợp cha mẹ hay ông bà phạm các tội mưu phản, mưu đại nghịch, cha mẹ nuôi giết con đẻ hay mẹ đẻ-mẹ kế giết cha thì được phép tố cáo và nghĩa vụ để tang ông bà-cha mẹ (điều 2).Quan hệ nhân thân khác: Đề cập tới quan hệ giữa vợ cả-vợ lẽ (các điều 309, 481, 483, 484) và nhà chồng, anh-chị-em (các điều 487, 512), nuôi con nuôi (các điều 380, 381, 506) và vai trò của người trưởng họ (điều 35).

Trong quan hệ vợ cả-vợ lẽ thì ngoài các quy định về các nghĩa vụ của họ với chồng và nhà chồng thì họ cũng phải tuân thủ trật tự thê thiếp và vợ cả nói chung được ưu tiên hơn. Về quan hệ anh-chị-em thì người anh trưởng có quyền và nghĩa vụ đối với các em, nhất là khi cha mẹ đã chết, đồng thời cũng bảo vệ sự hòa thuận trong gia đình (phạt nặng đánh lộn, kiện cáo nhau). Việc nhận nuôi con nuôi phải được lập thành văn bản và phải đối xử như con đẻ cũng như ngược lại, con nuôi phải có nghĩa vụ như con đẻ đối với cha mẹ nuôi.

24 tháng 3 2022

tham khảo

Em hãy trình bày và vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ. | SGK  Lịch sử lớp 7

24 tháng 3 2022

refer

 

* Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ: được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông là hoàn chỉnh nhất.

- Ở trung ương:

+ Đứng đầu triều đình là vua.

+ Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

+ Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

- Ở địa phương:

+ Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã.

+ Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.

* Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ:

17 tháng 2 2022

Tổ chức quân đội thời Lê sơ:

- Quân đội thời Lê sơ tổ chức theo chế độ "ngụ binh ư nông"

- Phân bố: quân ở triều đình và quân ở các địa phương.

- Các binh chủng: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.

- Vũ khí: đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo.

- Quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận

- Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ, không để xâm lấn.

 Nhận xét:

- Quân đội mạnh thì mới bảo vện được đất nước, không để cho kẻ thù xâm phạm lãnh thổ.

- Bài học cho các thế hệ trong việc giữ gìn biên cương lãnh thổ của đất nước.