K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 9 2019

Trong xã hội ngày nay, học sinh là những người tiến bước cho thế hệ tương lai thì cần phải có cách ứng xử tốt lịch sử với mọi người. Bên cạnh đó còn có vài người đi ngược với điều đó. Vậy ứng xử là gì ?
Ứng xử là quá trình giao tiếp, xử lí, giải quyết vấn đề trước mắt mình và nói năng với người khác trong cộng đồng. Ứng xử phải có lòng tự trọng , lịch sự và khiểm tốn để vừa lòng người nghe vừa dễ chịu lời mình nói.
Trong học sinh hiện nay, có một số học sinh ứng xứ rất tốt. Thầy cô đến là các học sinh khoanh tay chào và nói chuyện rất lễ phép. Bạn bè trong trường nói năng hòa đồng, cởi mở lẫn nhau. Thế nhưng trong trường lại có những bạn nói năng, ứng xử khiến chúng ta không hài lòng. Một số bạn dùng những từ nói tục chửi thề, nói như đánh vào tai, ăn nói vô cùng bất lịch sự, gây mất đoàn kết với mọi người xung quanh
Ứng xử chính là thước đo của người học sinh. Người học sinh ứng xử tốt luôn được bạn bè thương yêu, thầy cô trân trọng và mọi người quý trọng. Người không ứng xử tốt sau này sẽ không có ai bên cạnh, trở thành người không có ích cho xã hội.
Vì vậy, chúng ta phải biết cách dùng từ ngữ và xử lí cho tốt và tránh xa những lời nói bất lịch sự, hành động không thể chấp nhận để mọi người có thể gần nhau hơn
Ứng xử của học sinh rất cần cho chúng ta ngay bây giờ. Chúng ta phải ra sức rèn luyện cách ứng xử với mọi người, ăn nói dễ nghe, cùng nhau học tập để trở thành những người công dân có ích cho xã hội.

6 tháng 9 2019

Tham khảo:

Cùng với quá trình dựng nước và giữ nước của người Việt, tiếng mẹ đẻ đã góp phần không nhỏ trong việc giữ gìn bản sắc của dân tộc. Tiếng Việt giàu và đẹp chính là vì nó đã trường tồn sau lũy tre làng suốt 1.000 năm Bắc thuộc, không bị bẻ cong bởi chữ Hán, chữ Pháp và Anh ngữ trong một thời gian khi các thế lực ngoại bang thực hiện sự "đồng hóa" văn hóa. Chính tiếng Việt đã tạo nên sự đậm đà, sâu lắng cho người Việt Nam, một dân tộc yêu thơ, văn và lao động cộng đồng. Cách đây gần trăm năm, Phạm Quỳnh, cố học giả, nhà báo, nhà văn đã viết: "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn..." cũng là bởi tác phẩm này viết bằng chữ Nôm, là thứ chữ do chúng ta sáng tạo ra.
Nhưng hiện nay, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã chỉ ra nhiều biểu hiện sử dụng tiếng Việt một cách tùy tiện, xu hướng lai căng, "lạm phát" sử dụng các yếu tố tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh, sự "sáng tạo" một cách vô nguyên tắc tạo ra xu hướng quái dị, kỳ quặc trong sử dụng ngôn ngữ, thậm chí là đi ngược lại với đạo lý truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc, thể hiện sự sa sút về nhân cách. Không chỉ là các bạn trẻ thế hệ 8X, 9X còn nông nổi, bồng bột, thích cái mới lạ, khác người, thích "cá tính" mà ngay cả các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã góp phần không nhỏ tạo nên sự hỗn loạn, "ô nhiễm" của đời sống ngôn ngữ.
Sự hội nhập sâu rộng quốc tế đã tạo cho Việt Nam nhiều thời cơ và bên cạnh đó, tạo ra nhiều thử thách. Đối với tiếng Việt thì đó là nguy cơ bị hòa tan, trộn lẫn với những ngôn ngữ quốc tế và ngôn ngữ "phá cách". Trong giao tiếp hiện nay, thay vì nói "đồng ý" thì nhiều người lại dùng từ OK. Thậm chí việc sự dụng tiếng Anh thuần nhất trong giao tiếp cũng khiến cho những người Ăng-lê xứ sương mù cũng phải lắc đầu ngao ngán. Chẳng hạn thay vì nhắn tin là Good Night (Chúc buổi tối vui vẻ) thì giới trẻ Việt giờ đây chỉ nhắn là g9. Từ g9 được giới trẻ hiểu ngầm là Good Night. Nhưng nếu phân tích thì nó lại là một từ viết tắt không chính xác và khá... khôi hài. Bởi g thì có thể là good nhưng 9 thì nào có phải là night (bởi 9 là nine).
Chỉ bằng một ví dụ như vậy ta đã thấy được việc sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay rất tùy tiện, tạp nham, cẩu thả. Nhiều người cho rằng ngôn ngữ teen không tác động lớn đến đời sống và sự học hành của thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay. Nhưng sự thực hoàn toàn ngược lại và khá nghiêm trọng. Chẳng hạn, một học sinh đã trả lời email như sau: "><jn lÔo~j méy hem ney 3m b4.n thj wóa, hok kó tjme tr4? loj* em4jl". Nhìn vào đây thì người nhận email không thể hiểu nổi nghĩa của những ký tự bí ẩn này. Và câu giải mã "bí ẩn" này là: "Xin lỗi mấy hôm nay em bận thi quá không có thời gian trả lời email".
Cũng vì hiện tượng này nên Dương Đăng Trúc Khuyên, một nữ sinh Trường THPT Trần Đại Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) đã viết nên phần mềm dịch ngôn ngữ @, đặt tên là V2V (Việt sang Việt). Thế nhưng phần mềm V2V vẫn không theo kịp tốc độ biến dạng của ngôn ngữ teen. Bởi càng về sau, các teen càng có nhiều cách dùng quái đản. V2V phiên bản đầu không dịch chính xác được, buộc tác giả phải tiếp tục nghiên cứu và nâng cấp lên phiên bản... 1.3, đến nay đã là 1.4. Còn đối với ngôn ngữ kiểu "Sát thủ đầu mưng mủ" thì chúng ta sẽ thấy giới trẻ đã bị ảnh hưởng tiêu cực như thế nào. Chẳng hạn, đó là những câu cửa miệng của giới trẻ hiện nay như: "Bộ đội phải chơi trội", "Cái khó ló cái ngu", "Đã ngu còn tỏ ra nguy hiểm", "Một điều nhịn là chín điều nhục", "Yêu nhau trong sáng, phang nhau trong tối"...Trong khi đó, cuốn "Sát thủ đầu mưng mủ" của tác giả Thanh Phong lại được thế giới trẻ tôn lên làm "Thành ngữ sành điệu bằng tranh" (?!).
Theo PGS.TS Đặng Ngọc Lệ, Phó Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học TP Hồ Chí Minh, cho rằng giới trẻ hiện nay thích sử dụng ngôn ngữ chat trong giao tiếp và hành văn là do tâm lý muốn mình phải khác người.
Như vậy liệu có mất gốc? Câu hỏi đó chắc chắn sẽ ám ảnh nhiều nhà ngôn ngữ học Việt Nam có tâm huyết trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong bối cảnh "ngôn ngữ @" bủa vây đời sống xã hội.

23 tháng 1 2022

Tham khảo

Hiện nay, đại đa số các bậc phụ huynh học sinh, những người lớn tuổi thường có phản ánh chung về học sinh rằng "Học sinh bây giờ nói chuyện với nhau người lớn không thể hiểu được". Quả thực, ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay đa dạng và mới mẻ hơn những gì chúng ta được học và được biết trước đó, sự tiếp thu ngôn ngữ của các em hiện nay tuy có phần tích cực nhưng cũng tiềm ẩn những tiêu cực. Cần thiết phải bàn luận về vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay bởi tầm ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản sắc vốn có của tiếng Việt.

Ngôn ngữ nói chung bao gồm cả ngôn ngữ nói và viết, là một trong những phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất giữa con người với con người. Ngôn ngữ giúp con người diễn đạt tâm tư, tình cảm, ý kiến và truyền đạt thông tin với nhau, cách sử dụng ngôn ngữ cũng là một nhân tố quan trọng hình thành nên nhân cách con người. Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt là việc những con người Việt Nam sử dụng tiếng Việt - ngôn ngữ phổ cập của quốc gia để làm phương tiện trao đổi, giao tiếp, truyền đạt thông tin. Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt bao gồm cả việc tuân thủ theo các quy tắc chuẩn mực có tính hệ thống của ngôn ngữ đã được quy định. Vấn đề chúng ta bàn luận chính là liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay có biểu hiện lệch lạc, sai phạm với các quy tắc, chuẩn mực của tiếng Việt. Căn cứ vào đâu chúng ta có thể nhận ra việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay "có vấn đề"? Thực tế, ta dễ bắt gặp những cuộc trò chuyện trên đường, trong trường lớp hay trên các trang mạng xã hội của các học sinh, họ sử dụng ngôn ngữ theo những cách "mới mẻ" mà chỉ có trang lứa học sinh mới có thể hiểu. Đó có thể là một trào lưu dùng từ theo "mốt", sử dụng tiếng lóng, tiếng ngoại ngữ hay ngôn ngữ theo phong cách để giao tiếp với nhau. Những người học sinh thường nắm bắt xu hướng rất nhanh và không ngần ngại chạy đua theo xu hướng vì muốn khẳng định mình không "lạc hậu" so với bạn bè. Việc sử dụng ngôn ngữ của học sinh có phần lệch chuẩn bởi tình trạng lạm dụng quá nhiều từ ngữ vay mượn nước ngoài, từ nước ngoài hay tiếng địa phương dẫn đến việc biến đổi ngôn ngữ tiếng Việt như: gọi đơn vị tiền tệ bằng "cành, củ, lít", biểu thị cảm xúc ngỡ ngàng hay kinh khủng bằng từ "vãi", hay việc ghép chữ cái khác thường với ngôn ngữ chuẩn, thay vì viết là "Chúc mừng sinh nhật" thì lại viết thành "Ckúc mừg sjnk nkat". Ngôn ngữ của giới học sinh nói riêng và giới trẻ nói chung hiện nay khiến người lớn khó hiểu và khó chịu. Đáng nguy hại hơn là tình trạng nói tục chửi bậy, sử dụng ngôn ngữ thiếu văn hoá, các bạn học sinh thường xuyên chửi tục và dùng các từ ngữ thiếu văn hoá để nói chuyện với nhau. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đến từ nhiều phía, trước hết là do sự bùng nổ của công nghệ thông tin, Internet khiến học sinh dễ du nhập trào lưu, lại thêm sự buông lỏng quản lý của gia đình và nhà trường nên các bạn học sinh thỏa sức ăn nói theo cách của mình. Việc tiếp cận những văn hoá phẩm đồi truỵ, lệch lạc cũng là nguyên nhân khiến các em suy đồi văn hoá ngôn ngữ. Việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt không đúng chuẩn mực dẫn đến nhiều hậu quả, làm cho ngôn ngữ của dân tộc bị méo mó, biến chất và mất đi bản sắc vốn có, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, làm giảm giá trị của ngôn ngữ, ảnh hưởng lớn đến việc giao tiếp và văn hoá ứng xử giữa mọi người. Để có thể ngăn chặn vấn nạn này, cần có sự chung tay của gia đình, nhà trường và toàn thể xã hội nhưng quan trọng hơn hết vẫn là chính người học sinh nhận thức những lệch lạc trong sử dụng ngôn ngữ của mình. Gia đình nên kiểm soát và quản lý con cái chặt chẽ, giáo dục nếp ăn nói ứng xử sao cho có văn hóa, đúng chuẩn mực. Nhà trường cần giáo dục học sinh bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, nhận diện và bài trừ những biểu hiện sử dụng ngôn ngữ lệch chuẩn. Xã hội cần quản lý nghiêm ngặt các chương trình quảng bá nội dung không đảm bảo chất lượng, chuẩn mực.

Học sinh chúng ta cần phải trau dồi vốn ngôn ngữ tiếng Việt của mình, phải biết tiếp thu có chọn lọc để sử dụng ngôn ngữ một cách đúng chuẩn mực. Tuyệt đối không nên học đòi, a dua theo những trào lưu tiêu cực, đồng thời khuyên bảo bạn bè tránh xa lối ăn nói vô văn hoá, thiếu đạo đức.

23 tháng 1 2022

Refer:

Hiện nay, nảy sinh vấn đề lệch chuẩn trong giao tiếp của giới trẻ. Xu hướng lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Một thực trang cho thấy ngày nay năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của học sinh rất kém. Tình trạng này còn biểu hiển cả trong học tập. Không những sử dụng không đúng chức năng ngôn ngữ mà lối giao tiếp còn bộ lộ sự thô lỗ, thiếu lịch sự tế nhị. Học sinh ngày nay làm dụng quá nhiều tiếng lóng, tiếng bồi trong giao tiếp. Điều này trước đây ít thấy hoặc không thấy xuất hiện. Việc giao tiếp kém còn thể hiện cả tròn hành vi và lối sống. Không thể đổ lỗi cho quá trình hội nhập quốc tế hay sự phát triển công nghệ thông tin. Trước đây, khi nền văn hóa phương Tây ồ ạt xâm nhập vào nước ta thông qua các nhà truyền giáo, người Pháp hay người Mỹ, có làm cho ngôn ngữ giao tiếp nước ta thay đổi nhưng theo chiều hướng tích cực. Nó bổ sung vào hệ thống từ vựng và làm trong sáng thêm Tiếng Việt dựa trên các nguyên tắc chuẩn mực. Còn ngày nay, với ý thức sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, cẩu thả, thiếu trách nhiệm của giới trẻ làm cho ngôn ngữ giao tiếp bị xáo trộn, tối nghĩa, dung tục. Có thể đưa ra một vài minh chứng rõ ràng về hiện tượng này. Thay vì nói“đồng ý” họ lại dùng “oke”, “tình yêu” thành “tềnh iu”, biến đơn vị ngàn trong tiền tệ thành “k”. Chê bai ai thì gọi là “cùi bắp”, “cục gạch”, “sến”. Lại còn lối bắt chước thành ngữ tạo nên những cụm từ vô nghĩa như: “chán như con gián”, “ghét như con bọ chét”, “nhỏ như con thỏ”, “chán như con gián“… Hay lối chơi chữ dung tục, khiếm nhã như: “tốc độ bàn thờ” (tốc độ chết người), “báo lá cải” (tờ báo tự phát), “tin vịt” (không đáng tin cậy), “óc chó” (ngu ngóc), “hại não” (khó hiểu), “thiếu muối” (ngu dốt),… Lại còn có kiểu ghép từ nửa tây nửa ta hết sức khập khiễng: “Ugly tiger”(xấu hổ), “bye nhé” (tạm biệt), “4U” (For you – cho bạn), “2NT” (Tonight – tối nay), “G92U” (Good night to you). “y2k” (thế hệ năm 2000)… Không những thế, học sinh ngày nay còn nảy sinh lối viết tắt hết sức buồn cười: “dzạy là zui ròi đó”, “bjo mk di dau”, “vk ck vs nhau ko nen to tieng”, “m wen no tu bjo”,…

22 tháng 1 2022

Refer:

Hiện nay, nảy sinh vấn đề lệch chuẩn trong giao tiếp của giới trẻ. Xu hướng lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Một thực trang cho thấy ngày nay năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của học sinh rất kém. Tình trạng này còn biểu hiển cả trong học tập. Không những sử dụng không đúng chức năng ngôn ngữ mà lối giao tiếp còn bộ lộ sự thô lỗ, thiếu lịch sự tế nhị. Học sinh ngày nay làm dụng quá nhiều tiếng lóng, tiếng bồi trong giao tiếp. Điều này trước đây ít thấy hoặc không thấy xuất hiện. Việc giao tiếp kém còn thể hiện cả tròn hành vi và lối sống. Không thể đổ lỗi cho quá trình hội nhập quốc tế hay sự phát triển công nghệ thông tin. Trước đây, khi nền văn hóa phương Tây ồ ạt xâm nhập vào nước ta thông qua các nhà truyền giáo, người Pháp hay người Mỹ, có làm cho ngôn ngữ giao tiếp nước ta thay đổi nhưng theo chiều hướng tích cực. Nó bổ sung vào hệ thống từ vựng và làm trong sáng thêm Tiếng Việt dựa trên các nguyên tắc chuẩn mực. Còn ngày nay, với ý thức sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, cẩu thả, thiếu trách nhiệm của giới trẻ làm cho ngôn ngữ giao tiếp bị xáo trộn, tối nghĩa, dung tục. Có thể đưa ra một vài minh chứng rõ ràng về hiện tượng này. Thay vì nói“đồng ý” họ lại dùng “oke”, “tình yêu” thành “tềnh iu”, biến đơn vị ngàn trong tiền tệ thành “k”. Chê bai ai thì gọi là “cùi bắp”, “cục gạch”, “sến”. Lại còn lối bắt chước thành ngữ tạo nên những cụm từ vô nghĩa như: “chán như con gián”, “ghét như con bọ chét”, “nhỏ như con thỏ”, “chán như con gián“… Hay lối chơi chữ dung tục, khiếm nhã như: “tốc độ bàn thờ” (tốc độ chết người), “báo lá cải” (tờ báo tự phát), “tin vịt” (không đáng tin cậy), “óc chó” (ngu ngóc), “hại não” (khó hiểu), “thiếu muối” (ngu dốt),… Lại còn có kiểu ghép từ nửa tây nửa ta hết sức khập khiễng: “Ugly tiger”(xấu hổ), “bye nhé” (tạm biệt), “4U” (For you – cho bạn), “2NT” (Tonight – tối nay), “G92U” (Good night to you). “y2k” (thế hệ năm 2000)… Không những thế, học sinh ngày nay còn nảy sinh lối viết tắt hết sức buồn cười: “dzạy là zui ròi đó”, “bjo mk di dau”, “vk ck vs nhau ko nen to tieng”, “m wen no tu bjo”,…

  

Trong thời đại hiện nay, giới trẻ đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có sự hủy hoại bản thân. Nhiều người trẻ hiện nay đã quá chú trọng đến việc thể hiện bề ngoài hơn là chăm sóc bản thân từ bên trong. Họ dành quá nhiều thời gian cho việc trang điểm, thời trang, tập thể dục để có một thân hình hoàn hảo, nhưng không quan tâm đến sức khỏe tinh thần của mình.

Thêm vào đó, việc sử dụng các sản phẩm công nghệ như điện thoại di động, máy tính, trò chơi điện tử cũng đang gây ra nhiều hại cho sức khỏe của giới trẻ. Họ dành quá nhiều thời gian cho việc sử dụng các thiết bị này, không chỉ ảnh hưởng đến tầm nhìn và thị lực của họ mà còn gây ra các vấn đề về thần kinh và giấc ngủ.

Sự hủy hoại bản thân của giới trẻ hiện nay là một vấn đề đáng lo ngại và cần được chú ý để giải quyết. Chúng ta cần thay đổi suy nghĩ, tập trung vào việc chăm sóc sức khỏe và tinh thần của mình để có thể sống một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc

14 tháng 5 2021

Ngày nay, vấn đề tinh thần yêu nước của thanh niên trong thời bình là vấn đề đáng được suy ngẫm. Thật vậy, thanh niên là thế hệ trẻ, là lực lượng nòng cốt và tiên phong trong công cuộc xây dựng vào bảo vệ tổ quốc, xã hội ngày càng văn minh, hiện đại, giàu đẹp. Trên phương diện tích cực, tình yêu nước của thanh niên trên khắp đất nước chính là đã tạo được khối đại đoàn kết thống nhất toàn thanh niên xây dựng và bảo vệ tổ quốc trên mọi mặt trận và lĩnh vực. Ngày xưa khi đất nước có chiến tranh, lòng yêu nước của thanh niên được thể hiện bằng việc họ xung phong ra trận cứu nước, không tiếc thanh xuân, tuổi trẻ và sẵn sàng đổ máu vì từng tấc đất quê hương. Ngày nay, chúng ta được sống dưới bầu trời xanh hòa bình, thanh niên Việt Nam vẫn đang cố gắng học tập và rèn luyện theo lời Bác để cống hiến sức trẻ, trí tuệ cho tổ quốc, non sông ngày một giàu đẹp. Đất nước có giàu đẹp được hay không, có trên đà chuyển mình phát triển để hội nhập với thế giới được hay không là nhờ vào công sức học tập của thanh niên. Có biết bao những thanh niên tiêu biểu nổi bật trên một lĩnh vực nào đó, họ là đại diện của thế hệ thanh niên trẻ Việt Nam: trí tuệ, sáng tạo và trách nhiệm xã hội. Mặt khác, có một bộ phận nhỏ thanh niên lại bị những đối tượng xấu nhắm đến xúi giục và lôi kéo phản động, gây hại cho nền chính trị và kinh tế đất nước. Lợi dụng vào sự thiếu hiểu biết và cả tin của thanh niên, những đối tượng xấu này đã dùng mọi thủ đoạn để tiêm nhiễm những thông tin sai lệch vào suy nghĩ của một bộ phận nhỏ những thanh niên này, làm cho họ tin và nghe theo chúng, phản lại tổ quốc, đi ngược lại với lòng yêu nước. Như vậy, lòng yêu nước của người dân phải được đặt đúng chỗ, không được cả tin nhẹ dạ, yêu nước cần phải có lí trí chứ không phải ai cũng nghe, cũng tin.

27 tháng 2 2022

Hiện nay, mạng xã hội ngày càng phát triển, hàng loạt các trang mạng với hàng trăm triệu người dùng như Facebook, wechat, weibo, Instagram,... đã cho thấy sự thu hút cực kì mạnh của loại công cụ này. Đặc biệt, với giới trẻ, những thế hệ nắm bắt tốt xu hướng, tinh nhạy trước những đổi mới của internet thì việc ham mê và sử dụng mạng xã hội là một điều tất yếu. Đa số các bạn trẻ hiện nay, hầu hết đều có cho mình một tài khoản Facebook, weibo, zalo,... chúng ta có thể được tự do bày tỏ những cảm xúc, suy nghĩ của mình, được thể hiện bản thân mình.

Mạng xã hội giúp chúng ta cập nhật được những tin tức hàng ngày, lưu giữ những kỉ niệm đẹp mà được ghi lại bằng những bức ảnh hay video thú vị. Nó cũng là nơi giao lưu kết bạn, trò chuyện học hỏi vô cùng hiệu quả, kết nối những con người chưa từng quen biết nhưng vì cùng chung sở thích, cùng nhau một đam mê nào đó mà rút khoảng cách, mang con người lại gần nhau hơn. Facebook được nhiều bạn trẻ sử dụng để tìm kiếm thông tin học tập với những bài chia sẻ hay, bổ ích, những trích dẫn, kinh nghiệm học tập vô cùng lý thú. Nhiều bạn còn tận dụng tài khoản của mình để tập tành kinh doanh, vừa mang lại nguồn thu nhập khá khá vừa học hỏi được nhiều kinh nghiệm kinh doanh qua mạng. Mạng xã hội với tốc độ truyền tin nhanh chóng, giúp ta nắm bắt được những thông tin nóng đang diễn ra mỗi ngày, giúp ta biết nhiều hơn những hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ để chia sẻ và đồng cảm với họ thông qua các hoạt động từ thiện qua mạng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, ta cũng không thể phủ nhận rằng giới trẻ hiện nay đang nghiện mạng xã hội trầm trọng. Mạng xã hội trở thành một chất gây nghiện lớn mà người tiêu thụ nó lớn nhất phải kể đến nó là những học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Nhiều người xem đó là nguồn sống, dành quá nhiều thời gian vào các trang mạng chỉ để lướt dạo như một thói quen. Đến giảng đường không học bài, hoặc ngủ hoặc chơi facebook, hoặc chụp ảnh đăng. Đi ăn, đi làm, ngủ, nghỉ thậm chí là đi vệ sinh cũng mang theo chiếc điện thoại của mình mà không biết chán. Mạng xã hội đang từng ngày ăn sâu và làm xói mòn đi sức khoẻ, tiền bạc, tình cảm của con người mà ta vô tình không để ý tới. Nhiều người trẻ còn coi đó là nơi để trút những bực tức, giận hờn, ghen tuông, xỉa xói, chửi rủa nhau thậm tệ. Đáng nói hơn, một số còn lan truyền những thông tin không lành mạnh, những tin rác chưa được kiểm chứng gây bức xúc trong dư luận, đồng thời hạ uy tín và danh dự của người khác. Vì thế mà nhiều khi chỉ một vài lời nói thiếu thiện ý, hoặc gây hiểu nhầm nhau trên mạng xã hội mà gây nên những hậu quả nghiêm trọng như đánh nhau. Nhiều học sinh chỉ lao vào thế giới ảo mà trở nên trầm cảm, tự ti, không tham gia giao tiếp với mọi người, mất dần khả năng hợp tác, hoà nhập với đời sống thực tại.

Vậy nguyên nhân nào thu hút các bạn trẻ sử dụng nhiều các trang mạng xã hội như vậy? Đó là do sự mới lạ, hấp dẫn của Facebook, Zalo,... Người trẻ được tự do bày tỏ quan điểm, cách đánh giá, nhìn nhận của mình về một vấn đề nào đó được chia sẻ; được đăng những hình ảnh xinh đẹp của bản thân với hàng ngàn lượt like cùng những bình luận chém gió mang tính giải trí cao. Là những hội nhóm thần tượng được lập, những trang fanpage thu hút hàng triệu lượt like với những câu chuyện hấp dẫn, những bình luận bá đạo, những video đánh thẳng vào tâm lý hài hước, tò mò của giới trẻ khiến các bạn hào hứng và thấy thoải mái khi dùng chúng. Không phải ngẫu nhiên mà các trang mạng được nhiều người quan tâm, bởi bên trong nó chứa đựng những sự lý thú, bổ ích riêng mà cái khác không có. Bởi vậy, việc dùng mạng xã hội phần nào cũng cho thấy được giới trả khá nhanh nhẹn trong việc nắm bắt các trào lưu, xu hướng của thế giới.

Trong cuộc sống ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển, các bạn trẻ nên nhìn nhận đúng về vai trò của nó trong cuộc sống mỗi người. Tức là phải hiểu rằng nó là công cụ phục vụ cho cuộc sống chúng ta, đừng biến nó thành kẻ điều khiển vô hình và để nó chi phối đời sống của mình. Thay vì lên các trang mạng quá nhiều, các bạn hãy dành thời gian cho gia đình, gặp gỡ bạn bè, đọc sách giao lưu hay làm nhiều việc khác. Hãy dành những lúc rảnh rỗi cho các hoạt động xã hội, từ thiện hay tình nguyện hơn là việc nằm nhà đắm mình vào một thế giới ảo không có thực.

Đừng để mạng xã hội biến mình thành một nạn nhân, hãy nhiệt huyết với công việc, cống hiến sức trẻ và thành xuân của mình cho hoạt động cộng đồng, đừng phung phí thời gian cho lướt web, cho việc like hay bình luận dạo mỗi ngày. Đó là những điều vô bổ đang dần giết mòn cuộc sống chúng ta. Cần phân bố thời gian cho công việc, cuộc sống và mạng xã hội hợp lý, đừng để phụ thuộc vào mạng xã hội, biết chắt lọc những thông tin hữu ích trong thế giới ảo phục vụ cho cuộc sống của mình.

Mỗi chúng ta, hãy tự nhìn nhận lại mình, xem thời gian qua mình đã làm được những gì, đã sử dụng mạng xã hội như thế nào? Có quá phung phí nhiều thời gian cho chúng hay không? Hãy đặt chiếc điện thoại xuống, bước ra thế giới thực tại với vô vàn điều lý thú, hấp dẫn đang chờ đón bạn. Ngưng sống ảo đi!

23 tháng 4 2022

hay qu a