K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài làm

1. Mở bài:

- Không khí tưng bừng đón chào ngày 20 - 11 ở trong trường lớp, ngoài xã hội.
- Bản thân mình: nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên.

2. Thân bài:

- Giới thiệu về kỉ niệm (câu chuyện):

+ Đó là kỉ niệm gì,buồn hay vui,xảy ra trong hoàn cảnh nào,thời gian nào?...

- Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm):

+ Kỉ niệm đó liên quan đến thầy(cô) giáo nào?

+ Đó là người thầy(cô) như thế nào?

+ Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô).

+ Tình cảm,thái độ của học sinh đối với thầy cô.

- Diễn biến của câu chuyện:

+ Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?...

+ Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc.

- Câu chuyện kết thúc như thế nào? Suy nghĩ sau câu chuyện:Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn,trong suy nghĩ: tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (cô).

3.Kết bài:

Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò.

# Học tốt #

Bài làm

Nếu có ai hỏi: “Người thầy, cô giáo em quý mến nhất trong suốt năm năm học tiểu học của em là ai ?” Thì em sẽ không ngần ngại mà trả lời ngay: “Đó là thầy Nha”. Người thầy giáo đã tận tình dạy dỗ em năm lớp một. Và với em đó cũng là người cha thứ hai của mình.
Mặc dù bấy giờ thầy trò đã xa nhau. Nhưng những kỉ niệm sâu sắc năm em còn học lớp 1C của thầy thì không thể nào quên được. Ở lớp, em là đứa duy nhất viết tay trái nên thầy vẫn phải thường cầm bàn tay em nắn nót từng nét chữ. Và mặc dù thầy hết lòng dạy dỗ mà các ngón tay của em cứ nhất quyết không chịu nghe lời. Các chữ cái a, ă, â,… chẳng bao giờ ngay hàng thẳng lối và lúc nào cũng méo mó như bị ai nện một cây gậy vào. Ấy vậy mà bàn tay trái tuy không có ai dạy dỗ cả mà lại viết đẹp hơn nhiều. Khiến cho thầy phải thốt lên: “Thật là ngược đời”. Một hôm, khi tới giờ tập viết – tiết học căng thẳng nhất của em lúc ấy khi thấy thầy ra ngoài lớp nghe điện thoại. Thầy vừa bước ra khỏi cửa là em vội vàng đổi sang viết tay trái. Đến cuối giờ, thầy bảo em đưa vở lên chấm. Em hồi hộp đưa mắt nhìn thầy, bỗng thầy ngồi dậy, xoa đầu em:
- Hôm nay Thăng giỏi quá! Viết đẹp ghê ta! Có s ự tiến bộ vượt bậc đấy.
Rồi thầy quay xuống lớp kêu to:
- Để mừng sự tiến bộ của bạn, các em cho một tràng pháo tay nào!
Nhìn sự mừng rỡ không một chút nghi ngờ trong đôi mắt thầy mà trong lòng em thấy hổ thẹn vô cùng. Tối hôm đó, em trằn trọc không ngủ. Đến sáng hôm sau, em quyết định sẽ nói hết sự thật với thầy. Nhưng ngồi trong lớp, em không đủ can đảm để nói ra sự thật với tất cả các bạn và thầy. Mãi đến lúc tan trường, khi các bạn đã về hết và thầy cũng định đi về thì em mới nói với thầy:
- Thầy ơi, em có chuyện muốn nói.
Thầy đưa mắt nhìn em, hỏi:
- Thăng em, em có chuyện gì thế?
Nghe thầy hỏi, mặc dù đã chuẩn bị kĩ cho giờ phút này nhưng em vẫn thấy chột dạ. Ấp a, ấp úng mãi, em mới nói được một câu:
- Thưa th…â…ầy, chuyện ngày hôm qua em…
- Chuyện ngày hôm qua nó làm sao?
Em bật khóc:
- Thưa thầy, hôm qua em đã nói dối thầy. Bài tập viết đó không phải do em nắn nót bàn tay phải như thầy đã dạy mà đó là thành quả của … bàn tay trái ạ.
Nghe em nói, khuôn mặt thầy lộ vẻ buồn phiền và hơi giận dữ, nhưng chỉ một lát sau, khuôn mặt ấy là trở về vẻ hiền từ. Thầy lấy tay gạt nước mắt của em bảo:
- Nín đi, con trai mà khóc nhè thì xấu lắm đấy. Chuyện lầm lỗi ai chẳng có một lần mắc phải. Nhưng quan trọng là người đó có biết nhận lỗi như em hay không? Thôi, em về đi, chuyện lần này thầy có thể bỏ qua, nhưng lần sau không được phạm phải nữa đâu nhé! Về đi.
Em mừng rỡ cảm ơn thầy rồi ôm cặp, nhanh chân bước về nhà và thầm hứa với lòng mình từ nay sẽ chuyên tâm học hành nghiêm chỉnh để không phụ lòng thầy.
Bấy giờ, khi đã rời xa mái trường tiểu học mến yêu, thời gian có thể trôi qua, mọi thứ có thể phai nhoà theo năm tháng. Nhưng hình ảnh người thầy đáng kính sẽ mãi mãi theo em đến suốt cuộc đời.

# Học tốt #

30 tháng 11 2021

Tham Khảo:

   Tuổi học sinh, là tuổi đẹp đẽ, hồn nhiên nhất. Chúng ta được vui chơi, được học tập và trong quãng thời gian ấy cũng có biết bao kỉ niệm đẹp đẽ với thầy cô và bè bạn. Và trong chuỗi những kỉ niệm ấy, kỉ niệm khiến tôi không thể nào quên chính là kỉ niệm với cô Trang, tấm lòng, sự tận tâm cô dành cho tôi khiến tôi mãi khắc ghi trong tim.

   Tôi còn nhớ đó là giữa học kì I năm lớp tám, thầy giáo chủ nhiệm của chúng tôi nghỉ việc tại trường để cùng gia đình chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Thầy không còn chủ nhiệm lớp là niềm thất vọng lớn nhất với chúng tôi. Thầy là người hóm hỉnh, dạy rất giỏi lại luôn ân cần, quan tâm đến học sinh. Lúc chia tay thầy ai cũng tiếc nuối, mấy bạn gái mau nước mắt còn túm tụm một chỗ khóc thút thít với nhau.

   Sau ngày thầy chuyển công tác, điều băn khoăn lớn nhất với chúng tôi chính là ai sẽ làm chủ nhiệm lớp. Chúng tôi đoán già, đoán non người thì cho rằng thầy Cường phát-xit, người lại cho rằng cô Loan hiền thục,… Nhưng tất cả mọi dự đoán của chúng tôi đều chệch hướng, giáo viên chủ nhiệm mới của chúng tôi là một cô giáo hoàn toàn mới, cô vừa vào trường năm nay, nên vẫn chưa ai quen mặt.

   Sáng thứ hai, sau tiết chào cờ, cô vào chào và làm quen với cả lớp. Cô người dong dỏng cao, khuôn mặt thanh tú, ưa nhìn, mái tóc được nhuộm màu nâu hạt dẻ, bồng bềnh, lượn sóng trông rất đẹp mắt. Giọng cô ấm nhưng rất âm vang và có uy lực. Cô tự giới thiệu cô tên Trang và sẽ là chủ nhiệm lớp tôi hai năm học còn lại, cô là giáo viên dạy bộ môn Toán.

   Tiết học đầu tiên của cô chúng tôi đã bày đủ trò để cô không thể dạy học, đứa nói chuyện, đứa ngủ gục,… chúng tôi làm như vậy như là một cách phản ứng lại khi cô làm chủ nhiệm lớp. Vì cái bóng của thầy giáo cũ quá lớn, sự xuất hiện của cô dù biết đó là cô được phân công công tác nhưng tôi vẫn cảm tưởng như cô là người đã đẩy người thầy yêu quý của chúng tôi đi. Đó quả là một suy nghĩ ích kỉ và nhỏ nhen. Bao nhiêu cố gắng, nỗ lực và nhiệt huyết cô dành cho chúng tôi đều đổ xuống sông xuống biển, tôi thấy hiện lên trong sâu thẳm mắt cô là nỗi buồn và sự thất vọng. Là một giáo viên mới vào nghề lại gặp phải ngay những học trò nghịch ngợm như chúng tôi có lẽ cô cảm thấy chán nản nhiều lắm. Nhưng cô vẫn hết sức cương quyết, với những bạn không chú ý, mất trật tự cô lập tức yêu cầu lên bảng trả lời câu hỏi, hoặc có những hình phạt công ích như dọn vệ sinh cho cả lớp,… còn với những bạn chăm chỉ học hành cô luôn có phần thưởng để động viên, khuyến khích. Nhưng có lẽ như vậy vẫn là chưa đủ, chỉ đến khi có một biến cố xảy ra thì mọi suy nghĩ của chúng tôi mới thay đổi.

   Sáng hôm ấy, sau tiết thể dục, chúng tôi vào học tiết cuối cô dạy, ai nấy đều mệt bải hoải và không còn tinh thần học tập. Vừa bắt đầu tiết học chưa lâu thì tôi - cô gái khỏe mạnh nhất lớp bỗng thấy đầu óc choáng váng, mọi thứ xung quanh tôi nhòe dần đi, đầu tôi nặng trĩu, tôi gục xuống bàn ngất đi. Khuôn mặt tôi như được các bạn kể lại thì tái mẹt không còn giọt máu, mô hôi rịn ra trên khắp mặt và tay. Ai cũng vô cùng sợ hãi, cô đang giảng bài vội vã chạy xuống với tôi. Cô để tôi nằm thẳng và lấy ngón trỏ day vào nhân trung, một lúc sau thì tôi tỉnh. Người đầu tiên tôi thấy là cô, khuôn mặt cô lo lắng, mắt đã ngân ngấn nước, cô liên tục hỏi tôi có sao không. Và dường như vẫn chưa yên tâm, cô vội vàng bế thốc tôi xuống phòng y tế. Tôi không thể ngờ rằng người có vóc dáng nhỏ bé, gầy gò như vậy lại có thể bế được tôi lên, bởi tôi không hề nhỏ bé. Có lẽ là sức mạnh của tình yêu thương và trách nhiệm đã giúp cô có sức khỏe phi thường như vậy. Thì ra tôi ngất đi là do không ăn sáng, trong tiết thể dục lại chạy nhiều thành ra quá sức mà hạ đường huyết nên ngất đi. Cô ở bên cạnh tôi đến tận lúc cha mẹ tôi đến thì cô mới trở về. Sáng hôm sau đến lớp tôi đã thấy hộp sữa và cái bánh để trên bàn với lời dặn: “Nhớ ăn sáng đầy đủ và hăng say học tập em nhé”. Nét chữ ấy chỉ có cô Trang chứ không còn của ai khác nữa. Sau ngày hôm ấy, chúng tôi đã có cái nhìn về cô, chúng tôi học tập chăm chỉ và ngoan ngoãn. Từ đó cho đến giờ, tình cảm của chúng tôi dành cho cô ngày càng lớn hơn, đó là sự kính trọng, lòng biết ơn với một cô giáo trẻ nhiệt huyết, tận tâm.

   Năm nay đã học lớp 9 thời gian tôi còn được học cô không còn nhiều. Tôi tự hứa sẽ học tập thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của cô. Cô sẽ là một kỉ niệm đẹp đẽ, một tấm gương về sự kiền trì, bền bỉ để tôi học tập và noi theo.

30 tháng 11 2021

TK dàn bài!

1. Mở bài:

Không khí tưng bừng đón chào ngày 20 - 11 ở trong trường lớp, ngoài xã hội.Bản thân mình: nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên.

2. Thân bài:

- Giới thiệu về kỉ niệm (câu chuyện): Đó là kỉ niệm gì,buồn hay vui,xảy ra trong hoàn cảnh nào,thời gian nào?...

- Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm):

Kỉ niệm đó liên quan đến thầy(cô) giáo nào?Đó là người thầy(cô) như thế nào?Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô).Tình cảm,thái độ của học sinh đối với thầy cô.

- Diễn biến của câu chuyện:

Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?...Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc.

- Câu chuyện kết thúc như thế nào? Suy nghĩ sau câu chuyện:Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn,trong suy nghĩ: tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (cô).

3. Kết bài:

 

Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò.

24 tháng 3 2024

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những trò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: “Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo.... thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

26 tháng 10 2018

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”

Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất với tôi và cũng là người tôi quí nhất – thầy giáo dạy tôi hồi lớp 5.

Tôi thấy rất ít người lựa chọn nghề làm thầy giáo. Thế mà thầy giáo tôi lại rất say mê với sự nghiệp trồng người này. Thầy tâm sự với chúng tôi, thầy muốn làm thầy giáo từ khi học cấp 2. Mỗi lần ngồi nghe thầy giáo giảng bài thích lắm. Trông thầy đứng trên bục giảng chững chạc, tự tin và được học trò yêu mến, thầy đã nuôi ước mơ từ đó. Về nhà, thầy bắt tụi em nhỏ ngồi sắp hàng ngay ngắn và thầy giả làm thầy giáo. Lạ lùng thay, bọn trẻ lại ngồi nghe đến say mê. Không biết chúng hiểu mấy phần “thầy” giảng nhưng đứa nào mặt mũi cũng ngơ ngẩn, say sưa. Có khi “thầy” nói xong rồi mà chúng vẫn ngồi bần thần, lúc đó phải gọi lớn chúng mới như sực tỉnh. Đó là động lực đầu tiên giúp cho ước mơ của thầy thành hiện thực

Có một lần thầy ốm. Không thấy thầy đến lớp cả lớp nhốn nháo hẳn lên. Cuối giờ học chúng tôi đến nhà tìm thầy. Thấy chúng tôi đến, thầy xúc động lắm. Thầy bắt tay từng đứa một, rồi giữ ở lại ăn cơm. Bữa cơm mẹ thầy nấu hôm đó thật ngon và ấm cúng. Thầy trò vừa ăn vừa nói chuyện rôm rả. Dường như cũng nhờ đó mà gia đình hiểu hơn quyết định của thầy.

Bây giờ thật khó để tìm thấy một người con trai Hà thành nào như thầy – thầy giáo dạy Tiểu học của chúng tôi. Với học trò, thầy vừa là thầy giáo nhưng hơn thế – thầy còn là một người bạn lớn.

26 tháng 10 2018

Cô Minh Nguyệt là người luôn chỉ bảo, giảng dạy cho chúng tôi từng li từng tí. Cô là người mẹ hiền thứ hai của tôi, người đã mở ra cho tôi kho tàng tri thức của tuổi học trò.

Năm nay, cô Nguyệt đã ngoài ba mươi tuổi. Cô có dáng người thon thả, mái tóc mượt mà, đen nhánh xõa ngang vai. Bàn tay thon thon như búp măng của cô viết nên những dòng chữ thật đẹp. Khuôn mặt của cô hình trái xoan. Trên đôi môi của cô lúc nào cũng nở một nụ cười tươi rói với học sinh. Đôi mắt của cô luôn nhìn chúng tôi với vẻ hiền từ, trìu mến. Đôi mắt ấy biết cười đùa, biết xoa dịu, biết vỗ về an ủi. Cô là người đã dạy cho tôi bao điều để giờ đây, khi cầm tấm giấy khen trên tay, tôi đã rất xúc động và thầm cảm ơn cô rất nhiều.

Cô là một người rất bao dung, độ lượng và rất mực thương yêu học trò. Khi chúng tôi mắc lỗi, cô không la mắng mà chỉ ân cần, nhẹ nhàng chỉ bảo để chúng tôi hiểu chỗ sai của mình và sửa lỗi. Những hôm tôi bị ốm, cô và các bạn thường đến thăm tôi và động viên tôi.

Người ta thường nói: “Nghề giáo như nghề chèo đò, mỗi năm là một chuyến đò đưa khách qua sông”. Quả đúng như vậy. Cô đã dạy bảo biết bao nhiêu thế hệ học sinh như chúng tôi. Tôi sẽ nhớ mãi về cô, người mẹ thứ hai đã chắp cho tôi đôi cánh để bay cao, bay xa hơn tới tương lai. Sau đó, tôi sẽ phải xa cô, xa các bạn. Cứ nghĩ đến lúc đó, bất chợt, trong tâm trí tôi lại hiện lên những vần thơ của tuổi học trò.

Tôi sợ ngày mai tôi sẽ lớn

Xa cổng trường khép kín với thời gian

Sợ phượng rơi là nỗi nhớ với thời gian

Sẽ phải sống trong muôn vàn nuối tiếc

Rồi mai đây bé làm người lớn

Còn ai đi nhặt cánh phượng hồng

Còn ai làm con thuyền giấy trắng

Mùa hạ về lấp lánh bên sông

Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy

Bầy chim non ríu rít sân trừng

Tôi sẽ mãi giữ những vần thơ ấy như là một kỉ niệm về cô – cô giáo của tuổi thơ tôi.

Bài làm 2

Tuổi thơ em được nuôi lớn trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của những người thân trong gia đình. Tối tối, em được ru bằng những lời ru ngọt ngào của mẹ, những câu chuyện cổ tích thần kì của bà. Khi đến trường, em lại nhận được sự dạy dỗ, dìu dắt, tận tình của các thầy cô giáo. Em yêu quý nhất là cô Thúy – người cô luôn tận tình với chúng em trong suốt hai năm học cuối bậc Tiểu học.

Cô có dáng người cân đối, nước da trắng, khuôn mặt dịu hiền. Đôi mắt cô đen láy với ánh nhìn yêu thường, trìu mến. Mỗi lần cười, cô để lộ hàm răng trắng đều. Cô còn đôi má lúm đồng tiền duyên dáng. Nụ cười của cô như đóa hoa hồng nở trong ánh nắng ban mai. Ngày ngày, cô đến lớp trong tà áo dài màu thiên thanh truyền thống khiến cô đã đẹp lại càng đẹp hơn. Giọng cô dịu dàng, trong trẻo như tiếng hát của chim họa mi, cách giảng bài của cô rất dễ hiểu. Từng bài giảng như in sâu vào tâm trí của mỗi chúng em. Với mỗi bài văn, bài thơ, cô đều thả vào đó tâm hồn của mình giúp chúng em hiểu hơn về bài học. Cô Thúy viết chữ rất đjep và còn có cách rèn chữ hiệu quả nữa. Cả lớp em đều đạt vợ sạch chữ đẹp. Riêng em, nhờ được cô chỉ bảo, chữ viết của em tiến bộ hơn nhiều. Em đã giành giải Nhì cuộc thi viết chữ đẹp của Huyện.

Đối với em, cô giáo như người mẹ hiền thứ hai vậy. Cô luôn quan tâm đến tất cả các bạn học sinh trong lớp. Bạn nào có hoàn cảnh đặc biệt, cô đều nắm bắt được và sẵn sàng động viên, giúp đỡ. Em còn nhớ như in kỉ niệm hồi lớp Năm. Hôm ấy, đúng giờ tan học, bỗng nhiên một cưa mưa bất ngờ ấp tới, quanh cảnh sân trường thật náo loạn. Người thì mặc áo mưa về, người thì chạy đi trú. Em chờ mãi mà không thấy bố mẹ đến đón. Một lúc sau, trường vắng ngắt, chỉ còn một mình em. Vừa lạnh vừa sợ, em bật khóc nức nở. Đúng lúc ấy, cô Thúy đang chuẩn bị ra về. Nhìn thấy em, cô vội tới hỏi han và dỗ dành em. Cô gọi điện thoại cho bố mẹ em nhưng không ai nhấc máy. Cô liền đèo em về nhà. Về đến nhà, thấy cửa vẫn khóa, cô đã cùng em đứng chờ bố mẹ về. Mãi tối muộn thì bố mẹ mới về tới nhà vì tắc đường. Cả nhà em đều cảm ơn cô. Cô chỉ mỉm cười và chào gia đình em để ra về. Lúc đó, trời đã sẩm tối, em rất lo cho cô. Sáng hôm sau, em nghe tin cô bị ốm. Em kể lại câu chuyện chiều hôm trước cho các bạn trong lớp nghe. Chúng em cùng đến thăm cô và chúc cô chóng khỏe. Cô rất xúc động trước tình cảm của cả lớp em.

Kỉ niệm về cô Thúy không bao giờ phai mờ trong tâm trí em. Cô như người lái đò cần mẫn, ngày ngày từng bước đưa chúng em đến gần với ước mơ. Cô dạy chúng em trở thành người có ích cho đất nước như ươm những mầm xanh. Cô sẽ mãi là người mẹ hiền thứ hai của em, em cũng tự hứa sẽ mãi là đứa con ngoan của cô. Mai này, dù cất cánh bay đi khắp phương trời nào, em cũng sẽ tìm về thăm cô.

12 tháng 3 2018

nhanh nhé

13 tháng 3 2018

Viết tên mà cx sai chính tả ngu !!

25 tháng 11 2021

báo cáo,:)))bình luận lung tung

25 tháng 11 2021

cc cờ cờ

13 tháng 10 2021

Tham khảo :

Các bạn thân mến!

Trong đời học sinh, ai cũng có những kỉ niệm vui buồn về thầy cô, bè bạn. Có những kỉ niệm sâu sắc đến mức nó sẽ theo ta suốt cả cuộc đời. Sau đây, tôi sẽ kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm như thế về thầy Đức, chủ nhiệm lớp 8A năm ngoái.

Thú thật với các bạn, tôi chẳng thể nào yêu thích nổi môn Toán. Không phải do thầy dạy dở mà là vì tôi dốt. Cho nên cứ đến giờ Toán là tôi cảm thấy chán ngán, đầu óc vẩn vơ đâu đâu. Lời thầy giảng vào tai nọ ra tai kia, chẳng đọng chút gì trong óc tôi cả. Nhìn các bạn giải bài tập vừa nhanh, vừa đúng, lại trao đổi với nhau hào hứng, sôi nổi, tôi phục lắm!

Ấy thế nhưng tôi lại là “cây Văn” và “cây Anh văn” của lớp đấy nhé! Điểm 8, 9 hai môn này với tôi chỉ là chuyện thường thôi. Tôi tự hào về điều đó nên cũng hơi “kiêu”.

Nhiều lần, thầy Đức khuyên tôi không nên học lệch, phải cố gắng học các môn tự nhiên để đạt kết quả tốt hơn. Nếu không, sang năm lên lớp 9 là gay. Nghe lời thầy, tôi đã nhờ bạn Trí kèm thêm môn Lí và bạn Hùng kèm thêm môn Hoá. Còn thầy Đức, thầy sẵn sàng giảng lại thật kĩ những bài nào tôi chưa hiểu hoặc hiểu lơ mơ. Nhiệt tình của thầy khiến tôi cảm động. Tôi tự nhủ sẽ nghiêm túc và tự giác học tập để thầy vui.

Thế nhưng chuyện buồn lại xảy ra ngay sau đó. Mà nguyên nhân cũng lại do tính chủ quan, lơ là của tôi trong học tập.

Tôi còn nhớ hôm ấy là thứ năm. Đầu tiết 1, thầy Đức cho làm bài kiểm tra 15 phút về lí thuyết của bài Hình học tuần trước. Tôi hoảng sợ và lúng túng mất hồi lâu vì đã quên hết cả. Nhìn sang bên cạnh, các bạn đang chăm chú viết. Tôi loay hoay cô vắt óc nhớ lại nhưng nội dung định lí cứ trốn đâu mất cả. Năm phút trôi qua. Mồ hôi đã bắt đầu rịn ra trên trán và chảy dọc sống lưng tôi.

Bất chợt, trong đầu tôi loé lên một tia sáng và tôi bám chặt lấy nó như người chết đuối vớ được phao: Giờ Hình tuần trước, tôi quên mang theo vở nên đã chép bài vào cuốn nháp, mà cuốn nháp thì tôi đang dùng để kê tờ giấy làm bài kiểm tra. May quá! Nhân lúc thầy nhìn sang dãy bàn bên trái, tôi lật giở rất nhanh, tìm đúng chỗ và cố giữ vẻ mặt thản nhiên, tôi chép lia chép lịa, không sót chữ nào.

Thầy Đức báo đã hết giờ kiểm tra. Bạn Hùng lớp trưởng đi thu bài mang lên nộp cho thầy. Tôi thở phào nhẹ nhõm vì hành động gian dối không bị ai phát hiện. Tuy thế, trong thâm tâm, tôi vẫn lo lắng.

Đúng một tuần sau, thầy Đức trả bài. Tôi đi học muộn, chẳng dám vào, đành ngồi nép dưới chân tường chỗ cửa sổ cuối lớp. Tiếng thầy Đức nói, tôi nghe rõ mồn một:

– Hôm nay, thầy tuyên dương bạn Hải đã có tiến bộ vượt bậc. Hải rất thuộc bài. Thầy cho Hải điểm 10 toán đầu tiên. Rất tiếc, Hải không có mặt ở đây! Các em hãy học tập tinh thần phấn đấu vươn lên của Hải!

Trời ơi! Giá như lúc ấy đất dưới chân tôi nứt ra để tôi chui xuống trốn thì hay biết mấy! Tôi xấu hổ vô cùng và không ngớt thầm mắng nhiếc mình là đồ dối trá vô liêm sỉ. Cũng may mà đi học muộn chứ nếu ở trong lớp lúc này, chỉ cần các bạn nhìn tôi bằng ánh mắt nghi ngờ và giễu cợt thì tôi cũng đủ “chết đứng” rồi!

Tôi lom khom cúi rạp xuống để không ai phát hiện ra rồi len lén vòng qua hồ nước, ngồi ở đó chờ hết tiết Toán mới dám vào. Vừa thấy tôi, đám bạn trai cùng bàn hét tướng lên: Hải được 10 điểm Toán, chuyện lạ thế giới! Tâm đưa bài cho tôi. Tôi giật phắt lấy rồi cất ngay vào cặp, cúi mặt chẳng dám nhìn ai.

Cái điểm 10 không xứng đáng ấy hành hạ tôi đến mức ăn không ngon, ngủ không yên. Nửa tháng sau, tôi đã gặp thầy Đức, trình bày mọi chuyện và thành thật xin lỗi thầy, mong thầy giữ kín. Thầy Đức hứa và đã giữ đúng lời hứa. Thầy tha lỗi cho tôi, khen tôi dám dũng cảm nhận khuyết điểm như vậy là tốt.

Từ đó, tôi đề ra cho bản thân một nội quy học tập khá chặt chẽ, nghiêm túc. Các bạn thấy đấy, học kì I vừa qua, điểm kiểm tra các môn tự nhiên và xã hội của tôi chênh nhau không đáng kể. Được kết quả như vậy, tôi biết ơn thầy Đức rất nhiều bởi thầy đã kiên trì giúp đỡ và động viên tôi học tập. Có được một người thầy tận tụy, hết lòng vì học sinh như thế, quý biết bao, phải không các bạn?!

13 tháng 10 2021

Phải ghi tham khảo + in đậm

7 tháng 3 2019

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm lận đận với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một vài bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn ao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: “Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẽ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo.... thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:

"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

8 tháng 6 2018

“Đại dương lớn bởi dung nạp trăm sông, con người lớn bởi rộng lòng bao dung cả những điều lầm lỗi”. Đó là bài học đầu tiên tôi học được từ cô giáo của mình và cho đến tận bây giờ, những kỉ niệm yêu thương về cô giáo đầu tiên vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi!

Ngày ấy tôi mới vào học lớp 1. Cô giáo của tôi cao, gầy, mái tóc không mướt xanh mà lốm đốm nhiều sợi bạc, cô ăn mặc giản dị nhưng lịch thiệp, ấn tượng nhất ở cô là đôi mắt sáng,nghiêm nghị mà dịu dàng. Cái nhìn vừa yêu thương vừa như dò hỏi của cô cho đến bây giờ tôi vẫn chẳng thể nào quên…

Hôm ấy là ngày thứ 7. Mai có một chiếc bút máy mới màu trắng sọc vàng với hàng chữ “My pen” lấp lánh và những bông hoa nhỏ xíu tinh xảo ẩn nấp kín đáo mà duyên dáng ở cổ bút. Tôi nhìn cây bút một cách thèm thuồng, thầm ao ­ước được cầm nó trong tay…

Đến giờ ra chơi, tôi một mình coi lớp, không thể cưỡng lại ý thích của mình, tôi mở cặp của Mai, ngắm nghía cây bút, đặt vào chỗ cũ rồi chẳng hiểu vì sao tôi bỗng không muốn trả lại nữa. Tôi muốn được nhìn thấy nó hàng ngày, được tự mình sở hữu nó, được thấy nó trong cặp của chính mình…

Hết giờ ra chơi, các bạn chạy vào lớp, Mai lập tức mở cặp và khóc oà lên khi thấy chiếc bút đã không cánh mà bay! Cả lớp xôn xao, bạn thì lục tung sách vở, bạn lục ngăn bàn, có bạn bò cả xuống gầm bàn ngó nghiêng xem chiếc bút có bị rơi xuống đất không…Đúng lúc đó, cô giáo của chúng tôi vào lớp! Sau khi nghe bạn lớp trưởng báo cáo và nghe Mai kể chi tiết về chiếc bút: nào là nó màu gì, có chữ gì, có điểm gì đặc biệt, ai cho, để ở đâu, mất vào lúc nào…Cô yên lặng ngồi xuống ghế. Lớp trưởng nhanh nhảu đề nghị:

-Cô cho xét cặp lớp mình đi cô ạ!

Cô hình như không nghe thấy lời nó nói, chỉ chậm rãi hỏi:

-Ra chơi hôm nay ai ở lại coi lớp?

Cả lớp nhìn tôi, vài giọng nói đề nghị xét cặp của tôi, những cái nhìn dò hỏi, nghi ngờ, tôi thấy tay mình run bắn, mặt nóng ran như có trăm ngàn con kiến đang bò trên má. Cô giáo tôi nổi tiếng là nghiêm khắc nhất trường, chỉ một cái gật đầu của cô lúc này, cái cặp bé nhỏ của tôi sẽ được mở tung ra…Bạn bè sẽ thấy hết, sẽ chê cười, sẽ chẳng còn ai chơi cùng tôi nữa…Tôi sợ hãi, ân hận, xấu hổ, bẽ bàng…Tôi oà khóc, tôi muốn được xin lỗi cô và các bạn…Bỗng cô giáo của tôi yêu cầu cả lớp im lặng, cô hứa thứ hai sẽ giải quyết tiếp, giờ học lặng lẽ trôi qua...

Sáng thứ hai, sau giờ chào cờ, cô bước vào lớp,gật đầu ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống. Cô nhẹ nhàng đến bên Mai và bảo:

-Hôm thứ bảy bác bảo vệ có đưa cho cô cây bút và nói rằng bác nhặt được khi đi đóng khoá cửa lớp mình, có phải là cây bút của em không?

Mai cầm cây bút, nó sung sướng nhận là của mình, cô dặn dò cả lớp phải giữ gìn dụng cụ học tập cẩn thận, giờ học trôi qua êm ả, nhẹ nhàng…Ra chơi hôm ấy, các bạn lại ríu rít bên tôi như muốn bù lại sự lạnh nhạt hôm trước. Chỉ riêng tôi là biết rõ cây bút thật của Mai hiện ở nơi đâu…

Sau đó vài ngày cô có gặp riêng tôi, cô không trách móc cũng không giảng giải gì nhiều. Cô nhìn tôi bằng cái nhìn bao dung và thông cảm, cô biết lỗi lầm của tôi chỉ là sự dại dột nhất thời nên đã có cách ứng xử riêng để giúp tôi không bị bạn bè khinh thường,coi rẻ…

Năm tháng qua đi, bí mật về cây bút vẫn chỉ có mình tôi và cô biết. Nhưng hôm nay, nhân ngày 20/11, tôi tự thấy mình đã đủ can đảm kể lại câu chuyện của chính mình như là một cách thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với người đã dạy tôi bài học về sự bao dung và cách ứng xử tế nhị trong cuộc sống.

Giờ đây tôi đã lớn,đã biết cân nhắc đúng sai trước mỗi việc mình làm, tôi vẫn nhớ về bài học thuở thiếu thời mà cô đã dạy: Bài học về lỗi lầm và sự bao dung! Và có lẽ trong suốt cả cuộc đời mình,tôi sẽ chẳng lúc nào nguôi nỗi nhớ về cô như nhớ về MỘT CON NGƯỜI CÓ TẤM LÒNG CAO CẢ

8 tháng 6 2018

Thầy cô giáo là những người lái chuyến đò sang sông, đưa chúng ta cập bến của tri thức, nuôi dưỡng ở chúng ta, những người học sinh những hiểu biết, những bài học, rèn luyện cho chúng ta những kĩ năng sống, kĩ năng ứng xử. Hơn thế nữa, thầy cô chính là những người cha, người mẹ thứ hai luôn yêu thương chăm sóc, dưỡng dục ở chúng ta những nhân cách, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, giúp chúng ta trở thành những con người có ích cho xã hội. Ngày 20/11 chính là ngày để học sinh chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô, tri ân công lao dưỡng dục cũng như thể hiện tình thương yêu đối với thầy cô.

Ngày 20/11 năm nào trường em cũng tổ chức mitting kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam, là một dịp để học sinh toàn trường tri ân đối với công lao của các thầy cô giáo. Công lao của các thầy cô giáo với chúng ta là vô bờ bến, là người truyền đạt những tri thức, nuôi dưỡng những ước mơ và là người luôn định hướng cho chúng ta những con đường đi đúng đắn, phù hợp nhất với khả năng cũng như sở thích của bản thân. Nhân ngày 20/11 em cũng muốn kể về một kỉ niệm sâu sắc giữa em và cô giáo dạy môn lịch sử của mình, đó là những kí ức mà em sẽ không bao giờ quên, bởi nó là những tình cảm kính yêu chân thành nhất của em với cô giáo của mình.

Đó là khoảng thời gian khi em còn là học sinh lớp chín, giai đoạn cuối của lứa tuổi học sinh trung học. Cũng như bao bạn học sinh khác, thời điểm cuối cấp luôn là những lúc chúng em vui chơi, đùa nghịch thỏa thích, vui vẻ nhất bởi chẳng lâu sau đó chúng em sẽ phải chia tay, mỗi đứa một nơi nên những khoảnh khắc của thực tại chúng em đều vô cùng trân trọng. Trải qua thời gian bốn năm học cùng, chúng em không còn những bỡ ngỡ, xa lạ về nhau nữa mà dần trở nên thân thuộc, gắn bó như những người trong gia đình, bởi vậy mà khi nhận ra thời gian bên nhau không còn nhiều thì chúng em đã chơi hết mình, hay nói cách khác thì chúng em quậy phá như những đứa trẻ mới lớn.

Kể về một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và thầy cô giáo cũ

        Kể về một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và thầy cô giáo cũ

Nhưng vô hình chung, sự vui chơi mà chúng em cho là hết mình, là tận dụng khoảng thời gian quý giá để bên nhau lại làm ảnh hưởng lớn đến việc học hành của chúng em. Sẽ chẳng có gì để nói nếu như chúng em kết hợp vừa chơi, vừa học nhưng chúng em vui chơi mà xao lãng việc học tập, khiến cho thầy cô vô cùng lo lắng và có nhiều lần lên lớp nhắc nhở, bảo ban chúng em. Giai đoạn cuối cấp vô cùng quan trọng, bởi nó đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời của mỗi người, nhưng khi ấy chúng em đã không thể nhận thức được điều ấy, mặc dù được thầy cô nhắc nhở nhưng chúng em vẫn chứng nào tật ấy, liên tục đứng chót về xếp loại học tập. Em thấy những điều đó là bình thường bởi nếu không tạo ra những dấu ấn khó quên thì thật lãng phí cho một tuổi học trò.

Những suy nghĩ sai lầm ấy của em đến khi gặp và tiếp xúc với cô giáo dạy lịch sử của chúng em thì em mới có thể nhận thức và từ đó thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Em còn nhớ rất rõ đó là kì hai của năm học lớp chín, cô giáo dạy môn lịch sử của chúng em mới về hưu, bởi vậy mà sẽ có một giáo viên trẻ khác thay cô phụ trách môn lịch sử ở lớp em. Môn lịch sử là một trong những môn em không thích học nhất, bởi nó nhiều lí thuyết, nhiều sự kiện khó nhớ và em cũng không thê hiểu được học lịch sử thì có thể áp dụng gì cho cuộc sống hiện tại hay không. Lấy lí do không thích học nên em đã không học bài cũ, vả lại em nghĩ cô giáo mới đến thì sẽ không kiểm tra bài cũ đâu.

Cô giáo dạy lịch sử mới của chúng em là một cô giáo trẻ khoảng hai mươi sáu, hai mươi bảy tuổi, cô vô cùng xinh đẹp, dịu dàng. Nhưng trái ngược với vẻ bề ngoài của mình, cô là một người vô cùng nghiêm khắc trong việc dạy học của mình. Ngay buổi học đầu tiên, sau khi giới thiệu với cả lớp, và kiểm tra bài cũ ngay sau đó, câu hỏi mà cô đặt ra là lên bảng viết ra tên các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, lúc ấy em là người nói chuyện rôm nhất nhóm nên cô đã gọi em lên bảng. Em lên bảng loay hoay quay qua quay lại vì em không học bài, em hi vọng các bạn ở dưới có thể nhắc bài cho mình.

Nhưng cô giáo đã thẳng thắn hỏi em “Em đã chuẩn bị bài cũ ở nhà chưa?”, em ấp úng nói “Dạ chưa” thì cô đã nói với em “Học bài về nhà rất quan trọng, nó giúp các em hiểu hơn về bài học cũng như có nền tảng để nắm bài mới. Môn lịch sử không phải môn học chính nhưng nó vô cùng có ích trong cuộc sống. Vì vậy cô hi vọng lần sau em sẽ nghiêm túc hơn trong việc học bài về nhà”. Cô giáo nói tuy rất nhẹ nhàng nhưng em cảm thấy vô cùng xấu hổ với cả lớp, cũng từ đó mà em không có mấy thiện cảm với cô giáo của mình. Em thường xuyên tỏ ra chống đối khi không hăng hái phát biểu như những môn học khác, cũng thường xuyên không học bài về nhà.

Hôm ấy có tiết kiểm tra môn lịch sử bốn mươi lăm phút, lần này cô giáo làm rất chặt, tất cả sách vở đều phải đặt lên mặt bàn, cả lớp đều trật tự làm bài, nhưng em vốn không học gì và cũng không có chút kiến thức nào về môn lịch sử. Bởi vậy mà em cố gắng lấy quyển vở ở đầu bàn lén lút coi. Em cẩn thận mở từng trang vở rất khẽ khàng, cố gắng không phát ra tiếng để tránh sự chú ý của cô giáo. Việc quay cóp của em ngỡ như sẽ thành công như bao lần, bởi vị trí mà em ngồi là cuối lớp, lại bị khuất bóng của bạn Minh lớp trưởng, cô giáo không thể nhìn thấy được. Hí hửng với ý tưởng của mình, em vô tư coi bài mà không để ý xung quanh.

Nhưng lúc đang mải miết coi và chép bài thì cô giáo đã đến chỗ em tự lúc nào, cô không lớn tiếng phát giác em trước cả lớp mà chỉ khẽ gõ nhẹ nhón tay lên mặt bàn để em chú ý. Em giật mình sợ hãi ngước lên nhìn cô, sợ cô sẽ trách phạt và nêu gương xấu cho cả lớp, nhưng trái với suy nghĩ của em, cô giáo không hề làm vậy, cô chỉ nói rất nhẹ “Cuối giờ hãy gặp cô một chút nhé”. Em mang tâm trạng nặng nề và sợ hãi suốt bốn tiết học sau đó, trong đầu em mường tượng ra bao hình phạt mà cô sẽ làm với em, mà đáng sợ nhất chính là mời bố mẹ lên để làm việc. Em không sợ bị cô giáo trừ điểm hay trách phạt mà em sợ hãi nhất chính là việc khiến bố mẹ thất vọng, đau lòng.

Cuối tiết học thứ năm, em xuống phòng chờ giáo viên để gặp cô giáo, nhưng không hề có sự trách phạt nào cả, cô chỉ nhẹ nhàng nói với em “Chỉ có những thứ làm ra mới thực sự có giá trị, điểm số không quan trọng, quan trọng là em nhận được gì sau những bài học ấy”. Nghe cô nói đến đây, em cảm thấy vô cùng hối hận, em cúi sát đầu xuống mặt bàn và nói lời xin lỗi với cô “Em xin lỗi cô”. Cô nắm lấy bàn tay em làm em vô cùng bất ngờ, cô ôn tồn nói “Cô biết em là một học sinh ngoan, hãy cố gắng để tiến bộ hơn nữa, đừng để một môn học em không thích làm ảnh hưởng đến sự tiến bộ ấy. Môn lịch sử khó nhưng cũng không phải không có cách học, có khó khăn gì thì cô có thể giúp em giải đáp”.

Lời nói của cô đầy chân thành khiến cho khóe mắt của em cay cay, em vô cùng cảm động trước tấm lòng nhân hậu đầy yêu thương của cô. Vì không muốn em xấu hổ với lớp mà cô đề nghị gặp riêng, rồi cô không những không trách phạt mà còn hứa giúp em học tốt. Trong lòng em lúc ấy tràn ngập cảm giác hối hận cùng sự biết ơn. Em đã tự hứa với chính mình phải cố gắng, không phụ tấm lòng của cô. Và kết quả cuối kì học em đạt tám phẩy năm điểm môn sử, em cảm thấy vô cùng hạnh phúc và biết ơn cô vô cùng, vì cô không chỉ cho em động lực học môn lịch sử- là môn mà em vốn rất ghét mà còn cho em một bài học sâu sắc, đó là cách nỗ lực vượt qua những khó khăn của cuộc sống, đó là đối mặt và tìm cách vượt qua.