Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi:Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.Lom khom dưới núi, tiều vài chú,Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,Thương nhà mỏi miệng, cái gia giaDừng chân đứng lại, trời, non, nước,Một mảnh tình riêng, ta với ta.(Ngữ văn 7, tập 1, NXBGD)Câu 1 (1 điểm): Nhan đề của văn bản trên là gì? Tác giả là ai? Văn bản được viết...
Đọc tiếp
Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
(Ngữ văn 7, tập 1, NXBGD)
Câu 1 (1 điểm): Nhan đề của văn bản trên là gì? Tác giả là ai? Văn bản được viết bằng thể thơ gì? Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2 (1 điểm): Khái quát nghệ thuật và nội dung của văn bản?
Câu 3 (0,5 điểm): Cho biết sự cảm nhận của em về cụm từ “ta với ta” trong bài thơ này với cụm từ “ta với ta” trong câu thơ “Bác đến chơi đây, ta với ta” – Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến?
Câu 4 (0,5 điểm): Tìm từ láy trong bài thơ trên. Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật này ?
Em tham khảo:
1. Ba chữ “ta với ta” là tiếng thở dài, tiếng than cực tả nỗi buồn cô đơn của khách ly hương khi một mình đứng trên đỉnh đèo Ngang trong khoảnh khắc hoàng hôn.
2. Em tham khảo các ý này nhé:
Tâm trạng của người lữ khách tha hương trong buổi chiều tà ẩn dấu một nỗi buồn man mác
Mượn cảnh nói tình: thông qua thời gian và không gian của cảnh, đặc biệt qua hai hình tượng tiếng chim quốc quốc và tiếng chim đa đa.
Gia gia: vừa nói đến tiếng chim nhưng “gia” còn có nghĩa là là. Nỗi nhớ nhà của người con xa quê. Khi mặt trời lặn xuống cũng là lúc gia đình đoàn tụ,còn bà lại đang dừng chân chốn hoang sơ hiu quạnh, nỗi nhớ nhà như càng trào dâng tha thiết.
Con quốc quốc: Tiếng chim nhưng “quốc” cũng có nghĩa là đất nước, Tổ quốc. Bà là nho sĩ xứ Bắc Hà quặn lòng nhớ về Thăng Long xưa, nhớ về quá khứ của đất nước lúc còn hưng thịnh, lúc triều Nguyễn chưa dời kinh đô vào Huế.
Trực tiếp tả tình: Thể hiện qua câu cuối của bài thơ: Một mảnh tình riêng ta với ta “Mảnh tình riêng” đó thật sâu sắc, thấm thía. Đây là sự đối diện với chính mình, do đó nỗi cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan nơi đất khách càng được thế hiện chân thật và sâu sắc.