K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

b) Đoạn văn :

Tình phụ tử trong câu chuyện Lão Hạc nói riêng và trong cuộc đời của mỗi con người nói chung thật thiêng liêng, cao quý. Người cha có thể không mang nặng đẻ đau, không chăm sóc con gái nhiều như người mẹ nhưng tình yêu thương của người cha thì vô bờ bến. Nếu tình mẹ bao la như biển cả không bao giờ cạn thì tình cha sừng sững như núi Thái Sơn không bao giờ bị mai một, hay bị mòn đi bởi thời gian, mãi mãi đứng đó che chở cho con cái kể cả khi chính bản thân mình cũng không đủ cơm ăn áo mặc, người cha vẫn luôn hy sinh cuộc đời mình để lo cho con cái được bằng bạn bằng bè. Người cha ít khi thể hiện tình cảm của mình nhưng trong sâu thẳm luôn muốn con mình được hạnh phúc. Cả cha và mẹ đều yêu thương con hết mực không có gì có thể sánh được với công cha nghĩa mẹ. Để đổi lấy hạnh phúc và cuộc sống yên bình cho các con, những người làm cha làm mẹ luôn trăn trở, đau đáu một nỗi lòng mà những người con không gì có thể hiểu được.

9 tháng 8 2019

b)Nam Cao đã cho ta thấy tình phụ tử cao đẹp.Minh chứng chính là''Lão Hạc''.Lão Hạc trước hết là câu chuyện cảm động về tình phụ tử thiêng liêng cảm động. Số phận đau thương của một lão nông – lão Hạc một người cha không đủ tiền để cưới vợ cho con. Lão đã phải khóc vì con trai, khi phải xa con, cảm thấy như mất con. Ngày đêm lão mong nhớ đến con, lão ân hận, day dứt, buồn bã, đau đớn tuyệt vọng bởi lão không lo được hạnh phúc cho con để con lão phải phẫn chí đi làm đồn điền cao xu. Và không muốn lạm dụng tiền của con trai thì lão đã chọn đến cái chết, Lão đã chọn cái chết đau đớn, dữ dội, ghê gớm như cái chết của con vật – cậu Vàng – kỉ vật của người con trai. Qua đó ta càng thấm thía lòng thương yêu con sâu sắc của người bố nghèo khổ, xuất phát từ tình yêu thương con âm thầm tha thiết, mãnh liệt mà lớn lao của Lão Hạc, một tình thương đầy lòng vị tha, của đức tính cao cả, giàu lòng tự trọng đáng kính.

b) Đoạn văn:

Tình phụ tử trong câu chuyện Lão Hạc nói riêng và trong cuộc đời của mỗi con người nói chung thật thiêng liêng, cao quý. Người cha có thể không mang nặng đẻ đau, không chăm sóc con gái nhiều như người mẹ nhưng tình yêu thương của người cha thì vô bờ bến. Nếu tình mẹ bao la như biển cả không bao giờ cạn thì tình cha sừng sững như núi Thái Sơn không bao giờ bị mai một, hay bị mòn đi bởi thời gian, mãi mãi đứng đó che chở cho con cái kể cả khi chính bản thân mình cũng không đủ cơm ăn áo mặc, người cha vẫn luôn hy sinh cuộc đời mình để lo cho con cái được bằng bạn bằng bè. Người cha ít khi thể hiện tình cảm của mình nhưng trong sâu thẳm luôn muốn con mình được hạnh phúc. Cả cha và mẹ đều yêu thương con hết mực không có gì có thể sánh được với công cha nghĩa mẹ. Để đổi lấy hạnh phúc và cuộc sống yên bình cho các con, những người làm cha làm mẹ luôn trăn trở, đau đáu một nỗi lòng mà những người con không gì có thể hiểu được.

7 tháng 8 2019

b)Nam Cao đã cho ta thấy tình phụ tử cao đẹp.Minh chứng chính là''Lão Hạc''.Lão Hạc trước hết là câu chuyện cảm động về tình phụ tử thiêng liêng cảm động. Số phận đau thương của một lão nông – lão Hạc một người cha không đủ tiền để cưới vợ cho con. Lão đã phải khóc vì con trai, khi phải xa con, cảm thấy như mất con. Ngày đêm lão mong nhớ đến con, lão ân hận, day dứt, buồn bã, đau đớn tuyệt vọng bởi lão không lo được hạnh phúc cho con để con lão phải phẫn chí đi làm đồn điền cao xu. Và không muốn lạm dụng tiền của con trai thì lão đã chọn đến cái chết, Lão đã chọn cái chết đau đớn, dữ dội, ghê gớm như cái chết của con vật – cậu Vàng – kỉ vật của người con trai. Qua đó ta càng thấm thía lòng thương yêu con sâu sắc của người bố nghèo khổ, xuất phát từ tình yêu thương con âm thầm tha thiết, mãnh liệt mà lớn lao của Lão Hạc, một tình thương đầy lòng vị tha, của đức tính cao cả, giàu lòng tự trọng đáng kính.

5 tháng 2 2022

Tham khảo:

Trên đời này ai mà chẳng có bạn, nhưng để có một người bạn tốt và hiểu mình thì thật là khó. Có tình bạn chỉ thoáng qua như hương thơm của mùa hạ, nhưng cũng có tình bạn lâu bền gắn bó với nhau suốt đời. Tình bạn đẹp khi những người bạn hiểu nhau. Người bạn tốt là người mà bạn không ngại ngùng khi biểu lộ cảm xúc trước mặt ta. Là người dù ở xa, vẫn luôn gởi đến một lá thư, một bưu thiếp để mừng sinh nhật ta, hay chỉ đơn giản để cho ta biết ta đang hiện diện trong lòng họ. Tình bạn mang nhiều vẻ đẹp, đặc biệt là về tinh thần. Tình bạn cho ta một sức mạnh thần kì. Khó có thể dùng lời để diễn tả cái sự thần kì đó, nhưng nói chung, tình bạn đã giúp đỡ ta rất nhiều rất nhiều...Tình bạn cũng giống như một mầm non, nếu ta biêt nâng niu, mầm non - tình bạn sẽ vươn lên một tầng cao mới. Và ngược lại, mầm non đó sẽ luôn tàn úa, sẽ không bao giờ đẹp được. Tình bạn là một trong những tình cảm cao đẹp của mỗi chúng ta. Nếu ta đang có một tình bạn, xin hãy giữ lấy nó và đừng để tuột mất tình bạn cao quý, tiêng liêng đó!

5 tháng 2 2022

giúp mik vs ạk                    

1. Đọc đoạn văn dưới đây, xác định đề tài và vẽ sơ đồ lập luận của đoạn văn:“(1) Tình làng nghĩa xóm ở làng quê Việt Nam là tình cảm rất đáng trân trọng. (2)Ngô Tất Tố đã thể hiện điều đó rất đẹp và cụ thể trong “Tức nước vỡ bờ”. (3) Gia cảnhchị Dậu ở mức khốn cùng: chồng bị trói, bị đánh đập, con nhỏnheo nhóc, món nợ nhànước chưa trả được, không có gì để ăn. (4)Thậm chí anh...
Đọc tiếp

1. Đọc đoạn văn dưới đây, xác định đề tài và vẽ sơ đồ lập luận của đoạn văn:
“(1) Tình làng nghĩa xóm ở làng quê Việt Nam là tình cảm rất đáng trân trọng. (2)
Ngô Tất Tố đã thể hiện điều đó rất đẹp và cụ thể trong “Tức nước vỡ bờ”. (3) Gia cảnh
chị Dậu ở mức khốn cùng: chồng bị trói, bị đánh đập, con nhỏnheo nhóc, món nợ nhà
nước chưa trả được, không có gì để ăn. (4)Thậm chí anh Dậu bị đánh thập tử nhất
sinh được chúng thả về nhà. (5) Bà con hàng xóm xung quanh đến cứu giúp, anh mới
tỉnh lại.(6) Một bà hàng xóm ái ngại, đem cho bát gạo để nấu cháo. (6) Bà vẫn lo lắng
cho cảnh nhà chị Dậu lại chạy sang hỏi thăm, chia sẻ suy nghĩ, giúp chị Dậu tìm ra
cách giải quyết.”

0
9 tháng 8 2019

a)Cụ Bơ men trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" đã thể hiện 1 tình cảm rất cao đẹp: tình người."Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Qua đó, ta thấy được, kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kể cả cái chết. Ta phải biết trân trọng những gì xung quanh ta, trân trọng những tình yêu nghệ thuật chân chính.

b)Chị Dậu là một người yêu thương chồng con tha thiết, đảm đang, hiền dịu và tháo vát nhưng có sức sống mạnh mẽ, có tinh thần phản kháng tiềm tàng. Sau khi a Dậu bị trói và cùm kẹp ở ngoài đình làng , bị bọn người nhà Hào Lí khiêng về. Chị đã nấu cháo, quạt cho nguội cháo rồi đi rón rén, ngồi xem chồng ăn có ngon miệng không. Qua đó, thể hiện chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, dịu dàng và tận tụy hết lòng yêu thương chăm sóc chồng. Anh Dậu vừa được cứu, chưa tỉnh lại, bưng bát cháo được đưa lên miệng chưa kịp húp thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng từ ngoài sầm sập xông vào. Lúc đầu chị đã hết sức lễ phép, nhã nhặn vì chị biết chúng là “người nhà nước” còn chồng chị là kẻ cung đinh có tội. Chị ” run run” xin khất rồi vẫn tha thiết van nài. Đến lúc cai lệ sầm sập đến chỗ anh Dậu định trói, chị xám mặt chạy đến đỡ tay hắn và năn nỉ ” cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc ông tha cho”, nhưng đến khi chính mình bị đánh , chị Dậu tức quá không thể chịu được, liều mạng cự lại bằng lí xưng hô ngang hàng, chị đứng lên và nói: ” chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Cai lệ tát vào mặt chị rồi hắn cứ nhảy vào chói anh Dậu, chị nghiền hai hàm răng: ” mày trói ngay chồng bà đi, mà cho mày xem”. chị đã đứng lên với niềm căm phẫn ngùn ngụt tư thế đứng trên đầu kẻ thù đè bẹp đối phương đấu lực với chúng, bằng tất cả sức mạnh của lòng căm thù tức giận ấy, chị Dậu đã túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa, lần lượt, người đàn bà lực điền này đã quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng. Trước những hành động hung bạo, độc ác, đểu cáng của bọn hào lý tham lam hống hách chị Dậu đã vùng dậy đứng lên đấu tranh để bảo vệ mạng sống cho chồng. Chị Dậu mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, tiêu biểu cho tầng lớp phụ nữ nông dân giàu sức sống dưới ách áp bức của chếđộ nửa thực dân nửa phong kiến khi chưa bắt gặp ánh sáng Đảng.

a)

''Tình yêu thương trong chiếc lá cuối là một truyện ngắn chứa chan tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu người cùng kiệt khổ, rất cảm động giữa những họa sĩ nghèo''. Tuy không phải máu mủ ruột rà nhưng Xiu vẫn chăm sóc Giôn-xi ân cần, chu đáo. Cả cụ già Bơ-men nữa. Cụ cũng là đồng nghiệp của họ, nhưng hình ảnh cụ trong Xiu và Giôn- xi lại giống hình ảnh của người ông tốt với hai cô cháu gái nhỏ. Chắc hẳn vì tình cảm này mà cụ Bơ-men đã vẽ lên kiệt tác "chiếc lá cuối cùng". Tuy nó không hẳn là kiệt tác về phương diện nghệ thuật nhưng nó là bức tranh đã cứu sống một con người, bức tranh gieo vào lòng người niềm tin và hi vọng để vượt qua lưỡi hái tử thần. Có thể nói, bằng tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo với kết cấu đảo ngược tình huống hai lần, O Hen-ri đã thể hiện được vẻ đẹp cao cả của tình người, của tấm lòng đồng cam cộng khổ giữa những lúc nguy nan thật độc đáo, hài hoà. b) Đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã khắc họa thành công hình ảnh người phụ nữ nhân dân với tinh thần phản kháng mãnh liệt. Thật vậy, ở cj Dậu ko chỉ toát lên vẻ đẹp của 1 tính cách thẳng thắn, cứng cỏi, 1 tư thế hiên ngang, dũng cảm và đặc biệt là 1 sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ. Một mk cj, với sức vóc của 1 người đàn bà chân yếu tay mềm, với thân phận của 1 kẻ thấp cổ bé họng, phải đối phó lại với 2 tên tay sai hung hãn của chính quyền thực dân phong kiến thống trị, trang bị cả roi song, tay thước và dây thừng, đc nhà nước bảo hộ, thi hành việc công đánh trói kẻ thiếu sưu. Dù đã khẩn thiết van xin, vừa có tình, vừa có lí nhưng vẫn ko kết quả gì. Ngược lại, cj đc đáp trả bằng những lời chửi rủa tục tĩu, bằng những nắm đấm vào ngực. Lòng căm giận và khinh bỉ đã biến thành sức mạnh ghê gớm và tư thế hiên ngang của cj trong cuộc đọ sức với kẻ thù của mk. Cj túm cổ tên cai lệ, ấn dúi ra cửa, khiến hắn ngã chổng quèo ra mặt đất. Tiếp đó, 2 người giằng co nhau, du đẩy nhau rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Ngọn lửa căm hờn ngùn ngụt bốc lên trong lòng cj, hẳn là sức mạnh của lòng yêu thương-tình yêu tha thiết của cj dành cho gia đình, chồng con. Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ của nhà văn Ngô Tất Tố cho ta thấy đc người phụ nữ nhân dân trước cách mạng tháng 8 luôn tiềm tàng 1 tinh thần phản kháng mãnh liệt.