Bài 1: Dẫn khí H2 qua ống đựng Fe3O4 nung nóng sau phản ứng thu được 22,4 g Fe và 1 lượng hơi nước
a, Tính thể tích của H2 tham gia phản ứng ở điều kiện tiêu chuẩn
b, Tính khối lượng của H2O thu được sau phản ứng
c, Tính khối lượng của Fe3O4 tham gia phản ứng theo 2 cách
Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 12g Mg và 16g Cu trong O2
a, Tính thể tích của O2 tham gia phản ứng ở điều kiện tiêu chuẩn
b, Tính khối lượng của MgO và CuO thu được sau phản ứng
Bài 1 :
nFe = 22.4/56=0.4 mol
Fe3O4 + 4H2 -to-> 3Fe + 4H2O
2/15_____8/15______0.4____8/15
VH2 = 8/15*22.4= 11.95 (l)
mH2O = 8/15*18=9.6 g
C1:
mFe3O4 = 2/15*232=30.93 g
C2:
Áp dụng ĐLBTKL :
mFe3O4 + mH2 = mFe + mH2O
m + 16/15 = 22.4 + 9.6
=> m = 30.93 g
Bài 2 :
nMg = 12/24=0.5 mol
nCu = 16/64=0.25 mol
Mg + 1/2O2 -to-> MgO
0.5____0.25_______0.5
Cu + 1/2O2 -to-> CuO
0.25___0.125_____0.25
VO2 = ( 0.25 + 0.125) *22.4 = 8.4 (l)
mMgO = 0.5*40=20 g
mCuO = 0.25*80=20 g