K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đoạn văn :

Trong nhà, mẹ em là người chăm sóc và nuôi dạy em tỉ mỉ, chu đáo nhất. Mẹ em là người bán hàng. Ngoài một buổi bán hàng, mẹ ở nhà chăm lo việc nhà cửa và chăm sóc bố con em. Mẹ lo cho em từng bát cơm nóng, canh ngọt, từng tấm áo thơm sạch là ủi phẳng phiu. Có bàn tay mẹ, mọi việc trong nhà đâu vào đấy, gọn gàng. Mẹ vẫn hay xoa đầu em và bảo: “Con phải chăm học và ngoan nhé!”. Em dạ vâng và thấy yêu mẹ thật nhiều. Mẹ em vất cả lo toan việc nhà nhưng mẹ chẳng bao giờ than vãn. Mẹ là nơi ấm áp, an toàn để em nương tựa trong tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho em. Em tự hứa phải học thật giỏi để có khả năng giúp mẹ đỡ vất vả hơn.

Sự liên kết và mạch lạc : Đi từ giới thiệu đến miêu tả, nói về phẩm chất cao đẹp của mẹ trong gia đình. Tiếp đến là nói lên sự quan trọng của mẹ và từ đó cố gắng họ tập để không phụ lòng mẹ.

23 tháng 7 2019

Có thể, trên thế giới này, người quan trọng nhất của con là mẹ. Mẹ trong tim của con là một thiên thần tốt bụng. Mẹ vừa làm mẹ, vừa làm cha gánh trên vai mình bao nhiêu là khó khăn nhưng không hề tha thở gì. Tuy mẹ không hền nói cho con biết những điều đó nhưng trên khung mặc mẹ đã nói hết cho con. Mặt đen rạm, hốc hác đi và dáng người ốm o vì mưa nắng chén cơm chiều. Còn con, con thật hư phải không mẹ ? Con không thể phụ giúp gì cho mẹ cả. Con không thể bao đền công ơn của mẹ thì mẹ đã đi xa con rồi. Con không thể cho mẹ một giấc ngủ bình an như mẹ đã cho con. Con không thể cho mẹ cuộc sống an nhàn. Nhưng sao mẹ không trách con, sao vẫn thương con, an ủi con,... mà vẫn nói là con ngoan con giỏi rồi ? Nhưng giờ thì con đã hiểu rồi, con cảm ơn mẹ nhiều lắm ! Thì ra, mẹ chỉ mong rằng con sẽ học thật giỏi để sau này không khổ, không cực như mẹ. Tôi mong, những ai còn mẹ thì ngay bây giờ hãy ôm mẹ và nói cảm ơn vì những gì mẹ đã làm cho ta và xin lỗi khi làm mẹ khóc vì nước mắt người mẹ toàn rơi vì con mình. Mẹ ơi, trên trời mẹ hãy nhìn con, dõi theo con, con sẽ không phụ lòng mẹ đâu, mẹ yêu !

Liên kết mạch lạc : Sự tiếp nối hợp lí giữa các ý thể hiện ra ở sự tiếp nối hợp lí của các câu trong đoạn đều huớng về chủ đề gốc : Tình cảm của em đối với mẹ của mình

23 tháng 7 2019

a. Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê kể về nhiều sự việc; khác nhau: mẹ bắt hai anh em Thành, Thủy rất thương nhau chuyện về hai con búp bê; Thành đưa em đến lớp chào cô giáo và các bạn; hai anh em phải chia tay; Thủy để cả hai con búp bê lại cho Thành. Nhưng không vì thế mà văn bản ấy thiếu mạch lạc, vì toàn bộ các sự việc chính; hai anh em Thành, Thủy buộc phải xa nhau, nhưng các em đã nhất định không chịu để cho tình cảm anh em mình phải chia lìa. Trong đó “sự chia tay “và “những con búp bê" là sự kiện chính, còn hai anh em Thành, Thủy là nhân vật chính của truyện.

b. Các từ ngữ: chia tay, chia đồ chơi, chia ra, chia đi, xa nhau, khóc... cứ lặp đi lặp lại trong bài. Một loạt từ ngữ và chi tiết khác biểu thị ý không muốn phân chia cũng lặp đi lặp lại: anh cho em tất, chẳng muốn chia bôi, chúng lại thân thiết quàng tay lên vai nhau, không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau... Các sự việc nêu trên đã liên kết xoay quanh một chủ đề thống nhất. Đó chính là sự mạch lạc văn bản.

Trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê, có đoạn kể việc hiện tại, có đoạn kể việc quá khứ, có đoạn kể chuyện hôm qua, có đoạn kể chuyện sáng nay. Các đoạn ấy được nối với nhau theo mối liên hệ thời gian.

c. Trong văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê", các đoạn văn được nối với nhau bằng nhiều mối quan hệ:

- Đoạn kể về quá khứ với đoạn kể về hiện tại ⟶ liên hệ tâm lí.

- Đoạn kể về việc ở nhà với đoạn kể về việc ở trường ⟶ liên hệ không gian.

- Đoạn kể chuyện hôm qua với đoạn kể về chuyện sáng nay ⟶ liên hệ thời gian.

- Đoạn kể về tâm trạng của hai an hem với đoạn kể về cảnh vật bên ngoài ⟶ liên hệ tương phản.

- Cảnh chia đồ chơi với cảnh chia tay của hai an hem ⟶ liên hệ tương đồng.

⟹ Những mối liên hệ giữa đoạn là tự nhiên hợp lí.

Đoạn văn :

Trong nhà, mẹ em là người chăm sóc và nuôi dạy em tỉ mỉ, chu đáo nhất. Mẹ em là người bán hàng. Ngoài một buổi bán hàng, mẹ ở nhà chăm lo việc nhà cửa và chăm sóc bố con em. Mẹ lo cho em từng bát cơm nóng, canh ngọt, từng tấm áo thơm sạch là ủi phẳng phiu. Có bàn tay mẹ, mọi việc trong nhà đâu vào đấy, gọn gàng. Mẹ vẫn hay xoa đầu em và bảo: “Con phải chăm học và ngoan nhé!”. Em dạ vâng và thấy yêu mẹ thật nhiều. Mẹ em vất cả lo toan việc nhà nhưng mẹ chẳng bao giờ than vãn. Mẹ là nơi ấm áp, an toàn để em nương tựa trong tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho em. Em tự hứa phải học thật giỏi để có khả năng giúp mẹ đỡ vất vả hơn.

Sự liên kết và mạch lạc : Đi từ giới thiệu đến miêu tả, nói về phẩm chất cao đẹp của mẹ trong gia đình. Tiếp đến là nói lên sự quan trọng của mẹ và từ đó cố gắng họ tập để không phụ lòng mẹ.

23 tháng 7 2019
* Toàn bộ sự việc trong văn bản xoay quanh sự việc chính: Hai anh em Thành và Thủy buộc phải xa nhau , nhưng các em đã nhất định không chịu để cho tình cảm mình phải chia lìa. Trong đó “sự chia tay” và “những con búp bê” là sự kiện chính, còn hai anh em Thành và Thủy là nhân vật chính trong truyện. * Các từ ngữ biểu thị sự chia tay, và một loạt từ ngữ biểu thị ý không muốn phân chia lặp đi lập lại . Các sự việc trên đã liên kết xoay quanh một chủ đề thống nhất. Đó chính là sự mạch lạc của văn bản . * Trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, các đoạn văn được nối với nhau bằng nhiều mối quan hệ: – Đoạn kể về quá khứ với đoạn kể về hiện tại -> liên hệ tâm lí. – Đoạn kể về việc ở nhà với đoạn kể về việc ở trường -> liên hệ không gian. – Đoạn kể chuyện hôm qua với đoạn kể về chuyện sáng nay -> liên hệ thời gian. – Đoạn kể về tâm trạng của hai an hem với đoạn kể về cảnh vật bên ngoài -> liên hệ tương phản. – Cảnh chia đồ chơi với cảnh chia tay của hai an hem -> liên hệ tương đồng. -> Những mối liên hệ giữa đoạn là tự nhiên hợp lí.

* Mạch lạc được thể hiện rõ ràng trong "dòng chảy" ở văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê". Có thể nhận ra các chặng liên tục của nó:
1) Mở đầu là từ lời nói của bà mẹ :chia đồ chơi ra => chuyện chia không xảy ra.
2)Lại thấy mẹ ra lệnh : Đem chia đồ chơi ra đi => hai anh em nhừng nhau không chia.
3) Mẹ lại quát giận dữ :"Lằng nhằng mãi. Chia ra" => Chia Vệ Sĩ cho anh, Em Nhỏ cho em => nhưng rồi lại đặt hai con búp bê về chỗ cũ => không chia.
4) Cuộc chia tay đã diễn ra trong hoàn cảnh : Anh cho cả 2 con búp bê vào hòm của em. Em lại để Vệ Sĩ ở lại với anh.
5) Kết cục, Thủy (em) quay lại :đặt Em Nhỏ ở lại cạnh Vệ Sĩ => không có sự chia tay của búp bê.

12 tháng 10 2021

tham khảo

Trong kho tàng văn học Việt Nam có câu ca dao: “Anh em như thể chân tay, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”. Thật vậy, tình cảm anh em là tình cảm thiêng liêng. Trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài cũng đã ca ngợi tình cảm anh em của Thành và Thủy. Thành và Thủy là anh em ruột thịt. Họ rất yêu thương nhau, luôn nhường nhịn, quan tâm và lo lắng cho nhau. Điều đó khiến người đọc vô cùng cảm động. Nếu như gia đình họ không tan vỡ, hai anh em được sống với nhau thì hạnh phúc biết bao. Thật là đáng thương hai anh em họ đành phải xa lìa nhau. Họ không được ở cùng nhau nhưng tình cảm anh em không gì chia cắt được. Qua đó mỗi người càng biết trân trọng tình cảm thiêng liêng và trong sáng ấy.

2 tháng 10 2023

tham khảo

Bác Hồ -hai tiếng gọi thân thương biết mấy! Người là vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc. Trong cuộc sống cũng như công việc, Người luôn là một hình mẫu về sự giản dị, khiêm tốn. Đó là một đức tính, một phẩm chất đáng quý được Phạm Văn Đồng thể hiện rõ nét trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ. Theo ông, đức tính ấy được thể hiện trong mọi mặt của Bác như bữa cơm hàng ngày chỉ có vài ba món đơn giản, nơi ở của Bác là nhà sàn đơn sơ mộc mạc với vài phòng; trong lời nói bài viết của Người cũng hết sức giản dị “Nước VN là một, dân tộc VN là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lí ấy không hề thay đổi”. Sự giản dị, thanh bạch trong đời sống của Người là một tấm gương sáng cho mọi thế hệ học tập và noi theo. Là học sinh em sẽ cố gắng rèn luyện theo những phẩm chất quý báu ấy để sau này trở thành con người có ích trong gia đình và xã hội.

1 tháng 10 2016

Con không biết hết được những câu thơ, bài hát nói về mẹ, nhưng con vẫn hiểu rằng, mẹ là tất cả. Tình mẹ được so sánh với Biển Thái Bình, nhưng trong tâm trí mỗi người, mẹ còn hom cả biển Thái Bình rộng lớn, bao la, ngút ngàn ấy. Con yêu mẹ nhiêu lắm, nhiều hơn cả chân trời vô tận không biết đâu là bến bờ. Và tình cảm của con sẽ không bao giờ thay đổi, mãi mãi và mãi mãi.

Mẹ tần tảo nuôi con từng ngày từng giờ. Nhớ dáng hôm nào mẹ lặng lẽ đưa theo con ra chợ bán rau, rồi đến tối mịt mới đưa con về nhà. Hay cả những lần mẹ chơi với con vui vẻ, sung sướng biết nhường nào, giờ đây chỉ còn là ký ức. Khi con đã lớn khôn, con đã hiểu được trong niềm vui sướng ấy, mẹ có biết bao nhiêu nhọc nhằn, vất vả hằn trên vầng trán cao cao. Và mẹ đã kìm nén nước mất để cho con được nở nụ cười ngây thơ, tinh nghịch như bao đứa trẻ khác. Mẹ đã che chở cho con đến khi trưởng thành, nuôi con lớn khôn để mong một ngày, con sẽ có ích cho xã hội. Mẹ ơi! Ngày đó không còn xa nữa đâu! Con hứa sẽ không phụ công sinh dưỡng của mẹ.

Con biết mẹ tưởng rằng con đã quên ký ức xa xưa vì con còn bé, nhưng con không hề quên. Người dạy con nói: tiếng đầu tiên là mẹ, người dắt con chập chững bước những bước đi đầu tiên cũng là mẹ. Mẹ sưởi ấm cho con khi gió mùa đông bắc tràn về, quạt mát cho con khi mùa hè nóng nực tràn đến, con đều khắc ghi từng kỷ niệm trong lòng. Lời ru của mẹ êm đềm như dòng suối chảy, thướt tha như gió mùa thu, đưa con đi đến những miền cổ tích xa xưa. Ngay cả đến khi con lớn, mẹ vẫn luôn sát cánh bên con; cùng con đi trên những chặng đường học gian nan. Mẹ là ánh nắng mặt trời lấp lánh rọi sáng cho con trên con đường đầy khoảng trống phía trước, sưởi ấm cho con qua con đường khó khăn ấy.