K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 7 2019

Bước vào lớp học mới, bạn bè, thầy cô, chuyện gì cũng mới, đã làm cho bản thân mình cảm thấy lúng túng, rụt rè bối rối... Trong đầu suy nghĩ, bạn bè ở đây sẽ nhìn mình với một ánh mắt khác lạ, không thiện cảm. Nhưng ngược lại các bạn ở đây rất hồn nhiên, giúp đỡ tôi vào lúc khó khăn nhất, các bạn đã đến hỏi thăm, tâm sự, sẻ chia những chuyện trong lớp, tuyệt vời vô cùng. Ngồi trong lớp, những giờ ra chơi nhìn sân trường thấy các bạn đùa vui rất đỗi hồn nhiên và sáng trong như màu áo trắng, các bạn nam thì đá cầu, đuổi bắt; đó đây những tà áo dài bay bay trong gió; và dưới những gốc phượng già nhóm nữ sinh nào đang tụm năm tụm bảy bàn tán chuyện của ngày qua, ngày mai...Tôi yêu ngôi trường và thầy cô giáo, tất cả những kỉ niệm đẹp như một bài ca không thể nào quên.

17 tháng 7 2019

Đoạn văn diễn dịch

Từ cánh cổng trước luôn rộng mở đón trào học sinh, đến bác bảo vệ, và cả đến những nhóm bạn cùng chia sẻ vui buồn,… là bao kí ức, bao kỉ niệm. Ngôi trường chính là dòng sông chi thức, mà trên đó các thầy cô giáo đang tận tụy, cần mẫn ngày đêm lái con đò về đích – nơi mà nó thuộc về: trường như một người mẹ luôn dìu dắt và ngày ngày nói với em rằng: Hãy cố ắng hết sức, con yêu! . Có lẽ chính vì vậy mà các thế hệ học sinh luôn dành cho ngôi trường những tình cảm dạt dào, những tình cảm khó phai để rồi bước qua cánh cổng trường, lòng ai cũng đầy sự lưu luyến, bồn chồn mà không dám quay lại. Trong con tim luôn im đậm những ngày còn vui buồn bên bạn bè, những lúc được nghe những lời giảng sâu lắng của các thầy cô, cho đến những mùa hoa phượng nở rực cháy sân trường, từng bông hoa như từng tấm lòng của học sinh, thật sâu sắc. Dù có rời xa quê hương, xa đất nước, nhưng trong trái tim ta luôn còn hình bóng ngôi trường, vẫn thân quen, vẫn trầm ấm như ngày nào. Liệu mái trường này có phải là người mẹ thứ 2 của tôi?

\(\Rightarrow\) Chuyển sang đoạn văn quy nạp

Từ cánh cổng trước luôn rộng mở đón trào học sinh, đến bác bảo vệ, và cả đến những nhóm bạn cùng chia sẻ vui buồn,… là bao kí ức, bao kỉ niệm. Ngôi trường chính là dòng sông chi thức, mà trên đó các thầy cô giáo đang tận tụy, cần mẫn ngày đêm lái con đò về đích – nơi mà nó thuộc về: trường như một người mẹ luôn dìu dắt và ngày ngày nói với em rằng: Hãy cố ắng hết sức, con yêu! . Có lẽ chính vì vậy mà các thế hệ học sinh luôn dành cho ngôi trường những tình cảm dạt dào, những tình cảm khó phai để rồi bước qua cánh cổng trường, lòng ai cũng đầy sự lưu luyến, bồn chồn mà không dám quay lại. Trong con tim luôn im đậm những ngày còn vui buồn bên bạn bè, những lúc được nghe những lời giảng sâu lắng của các thầy cô, cho đến những mùa hoa phượng nở rực cháy sân trường, từng bông hoa như từng tấm lòng của học sinh, thật sâu sắc. Dù có rời xa quê hương, xa đất nước, nhưng trong trái tim ta luôn còn hình bóng ngôi trường, vẫn thân quen, vẫn trầm ấm như ngày nào. Liệu mái trường này có phải là người mẹ thứ 2 của tôi? Tôi yêu ngôi trường, ngôi trường thân thuộc, ngôi trường giản dị mà mộc mạc chất phác, luôn dang rộng cánh tay ôm ấp những cô cậu học trò vào lòng. Ngôi trường mới đẹp làm sao!

8 tháng 10 2019

Mỗi người đều có một ước mơ của mình, người thì ước làm chú bộ đội, người ước làm cô giáo, người ước làm phi công. Và em cũng có ước mơ của mình. Ước mơ của em chính là trở thành nhà văn. Khi em kể cho mọi người về ước mơ này, nhiều người cho rằng em là người thật lãng mạn. Làm nhà văn thì sẽ phải có tâm hồn lãng mạn, biết quan sát, sống tình cảm, chan hòa với mọi người. Từ bé em đã đọc sách của chú Nguyễn Nhật Ánh, chú ấy viết rất hay, em bị lôi cuốn bởi cách viết giản dị nhưng tình cảm của chú ấy( câu ghép). Sau này em cũng muốn trở thành một nhà văn, có thể được đi đến rất nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, thăm quan nhiều nơi và có thể bắt đầu viết. Có lẽ khi đó cảm xúc sẽ rất nhiều và em sẽ có tác phẩm hay. Nếu được làm nhà văn thì em sẽ thành người nổi tiếng, được nhiều người biết đến, em sẽ có những cuốn sách của riêng mình, có thể mang đi khoe mọi người về sản phẩm của em. Vì ước mơ muốn làm nhà văn nên từ bây giờ em phải đọc thật nhiều, viết thật nhiều thì sau này mới có thể viết tốt được. Em rất ngưỡng mộ những nhà văn, nhà thơ vì họ có một đời sống tinh thần rất phong phú. Họ làm đẹp cho đời bằng những trang viết, và em cũng muốn trở thành những người như vậy.

8 tháng 10 2019

THANK YOU <3

tham khảo:

Trước hết, tình yêu thương chồng của chị thể hiện qua việc chị hết lòng chăm sóc chồng. Chị bằng mọi cách cứu chữa cho chồng trong cơn nguy kịch. Được bà hàng xóm cho vay bát gạo, chị vội vã nấu cháo, múc cháo, quạt cho cháo nguội rồi rón rén bên đến anh Dậu mời: Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột". Chỉ lf bát cháo nhưng nó chất chứa bao tình cảm nồng ấm, sâu nặng của chị với chồng. Không chỉ vậy, việc chị lo lắng bế cái Tỉu cố ý ngồi xuống xem chồng mình ăn có ngon không đã thể hiện sự chăm sóc, yêu thương rất mực của người vợ dành cho chồng mình. Từng lời nói, cử chỉ, hành động với chồng trong cơn hoạn nạn chứa đựng biết bao tình yêu thương, sự an ủi vỗ về, mong chồng sớm bình phục. Không chỉ vậy, tình yêu thương chồng của chị Dậu còn thể hiện qua hành động chị chống lại bọn cường hào để bảo vệ chồng. Tình yêu ấy đã giúp chị có sức mạnh để đương đầu với bọn cai lệ và người nhà lý trưởng. Vì người chồng đau yếu của mình, chị đã hết lòng van xin rồi cự lại bằng lí lẽ. Khi thấy tính mạng của người chồng đang bị đe dọa thì chị đã đánh lại bọn chúng trong sự sợ hãi của anh chồng. Về nghệ thuật, tác giả đã xây dựng tình huống truyện gay cấn, ngôn ngữ đối thoại đặc sắc, miêu tả tâm lí nhân vật, từ tượng hình tượng thanh phong phú và nghệ thuật tương phản tăng cấp. Từ đó ta thấy được nhà văn Ngô Tất Tố đã khắc họa thành công chị Dậu là người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ".

 

Việc nhà vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La quả thực là một quyết định sáng suốt!. Xét thấy mảnh đất cũ không còn phù hợp , nhà vua đã quyết định tìm đến một mảnh đất khác tốt hơn, phù hợp hơn để xây dựng kinh đô và là nơi phát triển cuộc sống ấm lo muôn đời cho nhân dân . Đại La là thắng địa, xứng đáng là kinh đô của đế vương muôn đời. Xét về mặt lịch sử thì Đại La là kinh đô cũ của Cao Vương , là vùng đất thắng địa đã từng được chọn làm kinh đô . Hơn nữa, xét về mặt địa lí thì Đại La nằm ở khu vực trung tâm của trời đất , được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây , lại tiện hướng nhìn sông dựa núi . Mảnh đất này cao mà rộng , bằng phẳng mà thoáng đãng , muôn vật rất mực phong phú , tốt tươi . Người dân cũng từ đó mà khỏi chịu cảnh ngập lụt . Đây quả thực là những yếu tố thuận lợi để mảnh đất ấy trở thành kinh đô muôn đời. Và sự thực lịch sử đã cho thấy việc Lý Công Uẩn dời đô hoàn toàn là hợp lí . Sau khi chuyển đô về Đại La, nhân dân ta đã thoát khỏi cuộc sống lụt lội của vùng đất cũ trước đây , thay vào đó là một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn. Điều này đã được ghi lại trong những câu ca dao và đó là minh chứng rõ nhất về quyết định sáng suốt của một vị vua yêu nước , thương dân như Lý Thái Tổ : 

 

"Đời vua Thái Tổ , Thái Tông

Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn."

13 tháng 9 2021

Em tham khảo:

 Lão Hạc là 1 người giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu và có lòng tự trọng cao. Tuy vậy nhưng lão có cuộc sống nghèo khỗ, cô đơn. Vợ lão mất sớm, con trai duy nhất thì phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su, sống cô đơn với 1 con chó để bầu bạn, tải sản chỉ có 1 mảnh vườn và 1 ít tiền. Sau khi bán cậu Vàng - người bạn duy nhất khi về già, lão thấy hối hận, sống day dứt, dằn vătt, đau xót tột cùng. Lão Hạc là người có ý thức cao về lẽ sống nên sau khi gửi số tiền ít ỏi cho ông giáo thì lạo từ chối tất cả cái gì mà ông giáo cho. Vì là người có lòng tự trọng nên sau khi chết lão ko muốn lảm phiền tới hàng xóm,nhờ ông giáo lấy số tiền đó để làm ma chay. Mọi người trong làng ko ai hiểu nguyên nhân tại sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu. Trong xã hội thực dân phong kiến, lão Hạc như ngọn đèn lay lắt trước gió. Qua văn bản "Lão hạc", tác giả đã cho ta thấy phẩm giá tốt đẹp và nhân cách trong sạch của lão Hạc nói riêng cũng như những người nông dân nói chung.