nêu giá trị hiện thực và giá trị tố cáo của văn bản "tức nước vỡ bờ"
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giá trị nhân đạo thể hiện ở tấm lòng đồng cảm với những con người bất hạnh, từ đó lên tiếng tố cáo gay gắt những bất công, những thế lực thống trị, áp bức trong xã hội.
Đồng cảm với những người nông dân.
Đồng cảm với những người nông dân bị áp bức bóc lột bởi chính sách thuế khoá nặng nề.
Giá trị nhân đạo thể hiện ở thái độ ngợi ca, trân trọng những vẻ đẹp ngời sáng của con người trong một thời đau thương của lịch sử dân tộc.
- Giá trị hiện thực: lên án xã hội thực dân nửa phong kiến, thuế khóa nặng nề dồn con người đến bước đường cùng
Tham khảo :
-Giá trị hiện thực:Sự chịu khổ cực của những người nông dân đói nghèo của xã hội thực dân phong kiến đương thời.Mối xung đột gay gắt giữa bọn thống trị và người nông dân lao động trong xã hội ấy.Cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân giàu tình yêu thương và sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
-Giá trị tố cáo:Tố cáo,vạch trần bộ mặt tàn ác,tham lao và vô lương tâm của của bọn phong kiến thống trị đến bọn địa chủ keo kiệt,bọn hào lí,bọn quan lại dâm ô bỉ ổi và bọn tay sai hung hãn...
-GTHT: + hiện thực về đời sống cực khổ của người nông dân , sưu thuế, chèn ép, áp bức
+ bộ mặt giai cấp thống trị của thực dân phong kiến tàn ác, vô trách nhiệm, chà đạp con người.
- GTND: + phát hiện, chân trọng vẻ đẹp , tâm hồn của người phụ nữ
+ tố cáo, phê phán giai cấp thống trị
Tham khảo:
"Tức nước vỡ bờ" là đoạn văn hay và rất tiêu biểu cho bút pháp tiểu thuyết trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Có thể nêu lên mọi khía cạnh nổi bật:
Khắc họa nhân vật: các nhân vật trong đoạn văn đều rõ nét, nhất là hai nhân vật Cai Lệ và chị Dậu. Cai Lệ chỉ là một tên tay sai vô danh, nhưng ở đoạn văn này đã nổi bật lên thật đậm nét. Từ giọng quát mắng thị oai thô lỗ, trắng trợn, đến những hành động hung hãn, tàn ác, cho đến cả "cái giọng khàn khàn vì hút nhiều xái cũ", cái thân hình "lẻo khoèo" vì nghiện ngập, cả cái tư thế thảm hại rất hài hước: "ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói" đều đã tập trung làm nổi bật cái nhân cách vừa tàn ác, vừa đểu cáng, đê tiện của cái hạng "đầu chày đít thớt" đó.
Hình tượng chị Dậu trong đoạn văn được khắc họa thật sinh động. Đặc biệt sự diễn biến tâm lý, thái độ của chị Dậu - từ chỗ lễ phép van xin thiết tha đến chỗ nghiến răng quật ngã bọn lay sai - được thể hiện thật tự nhiên, đúng với lôgic tính cách chị Dậu, tuy dường như rất đột ngột. Như vậy, bản chất tính cách của nhân vật chị Dậu - dịu dàng, chịu đựng mà ngang tàng, bất khuất - được thể hiện vừa đa dạng, vừa thống nhất, nhất quán. Có thể nói mọi lời lẽ, động lực của chị Dậu trong đoạn văn đều đúng là "chị Dậu". Hơn bất cứ chỗ nào khác, đoạn Tức nước vỡ bờ đã cho thấy "sừng sững hiện ra cái chân dung lạc quan của chị Dậu" (Nguyễn Tuân).
Ngòi bút Ngô Tất Tố tả những cảnh hoại động rất hay Vũ Ngọc Phan nhận xét: "Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với Cai Lệ là một đoạn tuyệt khéo, rất đúng với tâm lý của dân quê" (Sđd). Đó là một bức ký họa với những nét bút thật linh hoạt, sắc sảo, pha chút biếm họa tài tình. Cảnh hoạt động dồn dập, rộn rịp mà vẫn rõ nét, không rối mắt, mỗi chi tiết đều đắt. Với vốn sống nông thôn phong phú và với "óc quan sát rất tinh tường, rất chu đáo" (lời Vũ Trọng Phụng trong bài Tắt đèn của Ngô Tất Tố, đăng báo Thời vụ, 1939), ngòi bút Ngô Tất Tô" ở đây vừa giàu chất sống, vừa rất sắc sảo.
Có người nhận xét tiểu thuyết Tắt đèn giàu tính kịch. Hoàn toàn đúng. Tính kịch, đó là "tính hành động chặt chẽ và quán triệt", xung đột thể hiện tập trung là sự căng thẳng đối với nhân vật do tình huống tạo ra. Đồng thời, nếu kịch yêu cầu tính cách nhân vật tự thể hiện bằng lời nói và hành động, "ngôn ngữ của nhân vật đều có tính đặc thù rõ rệt, có sức biểu hiện tối đa" thì đoạn văn Tức nước vỡ bờ, ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật quả là như vậy, Ngô Tất Tố rất thuộc lời ăn tiếng nói của từng hạng người ở nông thôn nên nhân vật nào cũng có "ngôn ngữ" riêng.
Khẩu khí hống hách đểu cáng của cai lệ, giọng điệu và lời lẽ khi thiết tha lễ phép khi đanh đá ngỗ nghịch của chị Dậu, đều rất "hột" đã khiến cho nhân vật "tự thể hiện tính cách" đầy đủ, nổi bật. Khẩu ngữ nông thôn đã vào văn của Ngô Tất Tố thật tự nhiên, nhuần nhuyễn, khiến cho câu văn sinh động, đậm đà, có hơi thở của đời sống và đoạn văn rất có không khí.
Sức mạnh nghệ thuật của Ngô Tất Tố, xét đến cùng là sức mạnh của chủ nghĩa hiện thực, đồng thời là sức mạnh của một ngòi búi gắn bó máu thịt với nông dân, của một trái tim yêu ghét rạch ròi, mãnh liệt và nhất quán.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
có đồng ý vì
Giá trị hiện thực trong tác phẩm " Tắt đèn " nói chung và đoạn trích " Tức nước vỡ bờ " nói riêng trước hết được phản ánh qua bức tranh xã hội của nước ta trước Cách mạng tháng Tám, thời kỳ nửa thực dân phong kiến, một xã hội thối nát đầy rẫy những áp bức bất công với người nông dân. Đó là một bức tranh ở một làng quê Bắc Bộ với vụ thu thuế quen thuộc thời Pháp thuộc. Nó phản ánh lên số phận bi thảm của người nông dân và bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị trong xã hội đương thời. Bằng ngòi bút tả thực sắc sảo, nhà văn đã vẽ lên chân dung sinh động của một loạt nhân vật. Từ vợ chồng lão Nghị Quế keo kiệt, bất nhân đến bọn cường hào địa chủ tham lam, hống hách. Từ quan phụ mẫu oai vệ mà bỉ ổi đến bọn tay sai đầu trâu mặt ngựa… Mỗi đứa một vẻ nhưng đều giống nhau ở bản chất tàn ác và tư cách đê tiện. Đặc biệt, Ngô Tất Tố đã thành công xuất sắc trong việc xây dựng hình tượng điển hình về người phụ nữ nông dân qua nhân vật chị Dậu. Ông đã miêu tả chân thực và cảm động về số phận tủi cực của người nông dân bị áp bức, bóc lột, bị dồn đến bước đường cùng. Qua đó nhà văn cũng chân thành ca ngợi phẩm chất đáng quý của họ trong hoàn cảnh tối tăm, ngột ngạt.
tức nước vỡ bờ Tác phẩm "Tắt đèn" nói chung và đọan trích "tức nước vỡ bờ" nói riêng rất giàu giá trị hiện thực bởi dưới ngòi bút của Ngô Tất Tố, hòan cảnh xã hội, cuộc sống của con người, tâm lý của nhân vật được miêu tả một cách sâu sắc và chân thực. Nó hòan tòan hiện thực, không phải do văn hoa hay trau chuốt mới có được, nó mộc mạc và giản đơn qua những từ ngữ rất "thực". Hình ảnh cùng cực đến thương tâm, sự bế tắc của người dân đựơc cảm nhận sâu sắc.Và tác phẩm mang giá trị nhân đạo cũng là vì nó đã nêu lên đựơc giá trị hiện thực. Tác giả chắc hẳn đã gửi vào đấy sự đồng cảm và xót thương chân thành!
Nhưng giá trị nhân đạo đựơc đưa đến cao trào khi tác giả để cho nhân vật chị Dậu vùng lên, một sự "tức nước vỡ bờ", đó là hy vọng và khát khao được giải thóat của ngừơi dân.
khi bạn đọc tác phẩm, bạn tưởng tượng mình là một nhân vật trong đó, nhìn thấy tòan bộ câu chuyện xảy ra như thế nào , bạn sẽ cảm nhận được rất nhiều và cảm nhận đó tôi bảo đảm là rất sâu sắc. Trong quá trình phân tích bạn hãy sử dụng một số từ ngữ trong tác phẩm để dẫn chứng vào bài làm. Chúc bạn thành công !
1/ Giá trị nhân đạo thể hiện ở tấm lòng đồng cảm với những con người bất hạnh, từ đó lên tiếng tố cáo gay gắt những bất công, những thế lực thống trị, áp bức trong xã hội.
a/ Đồng cảm với những người nông dân.
+ Đồng cảm với những người nông dân bị áp bức bóc lột bởi chính sách thuế khoá nặng nề.
* “ Tắt đèn” xoáy sâu vào nạn thuế thân- một thứ thuế vô nhân đạo của chế độ thực dân phong kiến:
- Làng Đông Xá ngột ngạt, căng thẳng trong hhững ngày sưu thuế.
- Gia đình chị Dậu điều đứng vì thuế, phải nộp cả thuế cho đứa em đã chêt.
* Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” thể hiện rõ nỗi khổ của người nông dân trong vụ sưu thuế.
=> Làng Đông Xá là hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam. Đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” nói riêng, “Tắt đèn” nói chung đã lên tiếng tố cáo gay gắt chính sách thuế má vô nhân đạo, sự đối xử tàn nhẫn của chế độ Thực dân phong kiến đối với người nông dân.
+ Đồng cảm với người nông dân cơ cực, nghèo đói, lay lắt trong kiếp sống mòn, phải tìm đến đến cái chết để tự giải thoát.
- Lão Hạc một đời nghèo khổ: Không có tiền lấy vợ cho con, sống cô quạnh trong nỗi dằn vặt; đói khát vì không có việc làm, ốm đau bệnh tật, thóc cao gạo kém, phải đành lòng bán chó, ăn củ chuối, sung luộc, bữa ốc bữa trai, tự tử bằng bả chó…
- Truyện ngắn “ Lão Hạc” mang đến cho người đọc nỗi buồn, nỗi xót xa trước số phận của người nông dân bần cùng không lối thoát.
+ Đồng cảm với người nông dân bị đày đoạ bởi những hủ tục phong kiến.
- Anh con trai lão Hạc và người con gái không lấy được nhau vì hủ tục cưới xin nặng nề.
+ Đồng cảm với những người dân bị bóc lột bởi những thủ đoạn trắng trợn của bọn quan lại thống trị.
- Chị Dậu bị vợ chồng Nghị Quế ăn bớt tiền bán con.
- Con mẹ Nuôi bị tên quan phủ ăn chặn đồng hào đôi.
=>Người dân luôn bị những “ bóng ma” rình rập xung quanh để bóc lột, bóp nặn…
+ Đồng cảm với người nông dân bị đẩy đến bước đường cùng, bị lưu manh hoá, mất nhân cách.
- Binh Tư sống bằng nghề ăn trộm…
- Các nhân vật trong truyện của Nam Cao : bà lão chết no, anh cu Lộ, Chí Phèo…
=>Tất cả họ đã hợp thành một thế giới những người nông dân nghèo khổ bất hạnh được các nhà văn hiện thực xây dựng với lòng đồng cảm sâu sắc.
b/ Đồng cảm với những người phụ nữ:
Nguyên Hồng đã viết về người phụ nữ với tấm lòng thương cảm thiết tha…Người mẹ bé Hồnglà nhân vật tiêu biểu cho những người phụ nữ bất hạnh trong xã hội cũ.
- Đồng cảm với những số phận trẻ em:
+ Chú bé Hồng mồ côi cha, thiếu vắng tình mẹ, sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng…
+ Cái Tí phải lìa xa bố mẹ, các em đem thân đi làm con ở…
+ Những nhân vật Điền, Hộ, Thứ, Du, “ hắn” “ tôi”… trong tuyện của Nam Cao vốn có khát vọng sống đẹp , nhưng vì phải lo miếng cơm manh áo nên hoài bão tiêu tan…
+ Ông giáo ( Lão Hạc) phải bỏ về quê sống bám vợ, phải bán dần những quyển sách để trang trải cuộc sống…
=> Với tấm lòng đồng cảm sâu sắc, các nhà văn đã dựng lên bao cảnh đời, bao số phận đau thương của nhiều tầng lớp nhân dân trong xã hội cũ. Họ thấu hiểu những nỗi đau tận cùng, nhận thấy những kết cục bi thảm mà xã hội dành cho những con người khốn khổ. Các tác phẩm văn học hiện thực phê phán là những lời tố khổ muôn đời cho những người
2. Giá trị nhân đạo thể hiện ở thái độ ngợi ca, trân trọng những vẻ đẹp ngời sáng của con người trong một thời đau thương của lịch sử dân tộc.
a/ Vẻ đẹp của sự lương thiện, nhân hậu giàu lòng tự trọng.
-Lão Hạc là một chân dung ngời sáng của người nông dân lương thiện, nhân hậu và tự trọng…
b/ Vẻ đẹp của lòng yêu thương và đức hi sinh:
- Lão Hạc yêu thương con tha thiết, cả đời lão sống vì con và chết vì con…
- Người mẹ và bé Hồng ( Trong lòng mẹ) có tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc.
- Ngoài ra còn tình làng nghĩa xóm đẹp đẽ đáng trân trọng: ông giáo đối với lão Hạc, bà láng giềng với gia đình chị Dậu…
c/ Vẻ đẹp của sức sống tiềm tàng mạnh mẽ:
.=> Các nhà văn đã “cố tìm mà hiểu” những con người “ ở xung quanh ta” , nâng niu trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của những người nghèo khổ. Chị Dậu đẹp từ hình thức tới phẩm giá, lão Hạc lương thiện, giàu lòng tự trọng, yêu con tha thiết, Chí Phèo quỷ dữ nhưng vẫ tiềm ẩn bên trong là khát vọng sống lương thiện, chú bé Hồng thương yêu mẹ đến mãnh liệt…Đó là những nhân vật mang vẻ đẹp bản chất của con người Việt Nam tự ngàn đời.
IV/ Kết luận.
- Các nhà văn hiện thực đã hướng ngòi bút về phía “ những tiếng kêu đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than”, tấu lên bản nhạc buồn về cuộc đời của bao người bị áp bức, đồng thời khẳng định những vẻ đẹp phẩm chất không gì có thể làm mất đi ở chính những con người đau khổ ấy. Đó chính là chiều sâu nhân đạo cảu các tác phẩm văn chương chân chính.
- Các tác phẩm văn học hiện thực phê phán 1930 -1945 có giá trị nhân đạo lớn lao, góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền văn học dân tộc.
Bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc với số phận người nông dân trước cách mạng tháng 8. Số phận của gia đình chị chỉ là đại diện của biết bao gia đình người nông dân nghèo đang bị ức hiếp trong hoàn cảnh đó. ...
TK:
*Giá trị nhân đạo:
-Ngô Tất Tố tố cáo bộ mặt của tầng lớp thống trị trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ
-Cảm thông cho những số phận bất hạnh và trân trọng,ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của ng nông dân
-Giá trị hiện thực:Sự chịu khổ cực của những người nông dân đói nghèo của xã hội thực dân phong kiến đương thời.Mối xung đột gay gắt giữa bọn thống trị và người nông dân lao động trong xã hội ấy.Cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân giàu tình yêu thương và sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
-Giá trị tố cáo:Tố cáo,vạch trần bộ mặt tàn ác,tham lao và vô lương tâm của của bọn phong kiến thống trị đến bọn địa chủ keo kiệt,bọn hào lí,bọn quan lại dâm ô bỉ ổi và bọn tay sai hung hãn...
Nhớ ghi tham khảo + in đậm nữa nhé!